Đề Xuất 3/2023 # Xét Nghiệm Chức Năng Thận Creatinine + Ure # Top 12 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Xét Nghiệm Chức Năng Thận Creatinine + Ure # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Xét Nghiệm Chức Năng Thận Creatinine + Ure mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thận là bộ phận được mệnh danh là “nhà máy” đào thải chất độc ra ngoài cơ thể, giúp lọc máu, cân bằng điện giải, tái hấp thu, bào tiết ở ống thận, sản xuất một số chất trung gian như renin, erythro, calcitonin.. hỗ trợ chức năng nội tiết. Một khi thân suy yếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của cơ thể do khả năng thanh lọc kém dẫn đến chất độc tích tụ trong người làm ảnh hưởng xấu đến các hệ tuần hoàn của cơ thể như hệ tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp.

Khi nào thì nên đi xét nghiệm chức năng thận:

Bệnh thận hay suy thận là căn bệnh diễn ra âm thầm, các dấu hiệu của bệnh cũng rất khó nhận diện nên người bệnh không để ý. Khi những dấu hiệu thể hiện rõ rệt thì bệnh đã đến mức nặng rồi, vì vậy cần để ý những dấu hiệu thay đổi dù là nhỏ nhất để có thể phát hiện và chữa trị bệnh tốt hơn. Một số dấu hiệu bệnh thận, suy thận thường gặp là:

Phù nề tay chân.

Đi tiểu nhiều hơn.

Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung, ớn lạnh, thở nông hoặc khó thở.

Da nổi mẩn ngứa, hơi thở có mùi amoniac.

Đau lưng/ đau vùng ngang thắt lưng.

Xét nghiệm chức năng thận Creatinine + Ure:

Xét nghiệm chức năng thận là các bước kiểm tra xem chức năng thận có hoạt động bình thường không. Để đánh giá chức năng thận cho hiệu quả toàn diện và chuẩn xác thì sẽ bao gồm các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm nước tiểu:

Mục đích để xác định lượng protein và máu trong nước tiểu. Đa số trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu sau một vài tuần để có kết quả chính xác.

Xét nghiệm Creatinine huyết thanh:

Creatinin trong cơ thể có nguồn gốc ngoại sinh do thức ăn cung cấp, nguồn gốc nội sinh từ gan tổng hợp thành, một phần lớn creatinin được duy trì ổn định trong các cơ. Khi được lọc qua các cầu thận, creatinin không được ống thận tái hấp thu nên phản ánh chính xác chức năng lọc của thận.

Thường thì mức creatinin trong máu dao động trong khoảng 0,6- 1,2mg/dl ở nam và 0,5 – 1,1mg/dl ở nữ. Ở trẻ em, mức creatinin bình thường khoảng 0,2mg/dl hay hơn, tuỳ thuộc vào sự phát triển của khối cơ ở trẻ. Ở những người trẻ hay trung niên, mức creatinin có thể cao hơn còn ở những người lớn tuổi, mức creatinin có thể thấp hơn mức bình thường. Ở người chỉ có một thận thì mức creatinin bình thường khoảng 1,8-1,9 mg/dl.

Khi mức creatinin trên 2mg/dl ở em bé và trên 10mg/dl ở người lớn thì cần phải chạy thận nhân tạo (vì lúc này chức năng lọc của thận không còn hoạt động tốt nữa).

Xét nghiệm ure máu (BUN)

Ure máu có nguồn gốc từ sự phân hủy của protein thực phẩm hàng ngày chúng ta ăn. Sau Ure được lọc qua cầu thận thì 40% sẽ được tái hấp thu ở ống thận. Do đó chỉ số này phụ thuộc vào chế độ ăn uống của chúng ta rất nhiều( ăn nhiều protein thì xét nghiệm Ure sẽ tăng). Nồng độ BUN bình thường trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.. Khi chức năng thận giảm thì đồng nghĩa nồng độ BUN sẽ tăng.

Tóm lại, chỉ số creatinin giúp chẩn đoán chính xác tình trạng hoạt động của thận. Việc xét nghiệm chỉ số này là cơ sở rất đáng tin cậy để xác định bệnh nhân bị suy thận hay không.

Xét nghiệm chức năng thận ở Đà Nẵng:

Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng cung cấp gói xét nghiệm xét nghiệm tổng thể chức năng thận nhằm đánh giá được tình trạng hoạt động của thận. Bên cạnh đó phòng khám còn cung cấp các gói khám xét nghiệm tổng quát từ cơ bản đến nâng cao như : xét nghiệm tổng quát 1, xét nghiệm tổng quát 2, xét nghiệm tổng quát 3, xét nghiệm ADN , chẩn đoàn và sàng lọc trước sinh.

 Uống ít nhất 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

Có chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị béo phì, thừa cân và bị thừa cholesterol.

Hạn chế ăn mặn, giảm thiểu lượng muối trong các bữa ăn.

Bổ sung nhiều rau xanh vào các bữa ăn.

Dừng hút thuốc lá, hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn.

Tập thể dục thể thao mỗi ngày, các bài tập cần phù hợp với thể lực của bản thân, tránh gây quá sức.

Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng.

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.

Hotline: 091.555.1519

Vai Trò Của Xét Nghiệm Ure Trong Việc Đánh Giá Chức Năng Thận

Ure là con đường thoái hóa chính của các protein trong cơ thể và là sản phẩm quan trọng nhất của quá trình chuyển hóa nitơ. Ure nitrogen (BUN) là phần nitrogen của ure vì vậy ở một số phòng xét nghiệm BUN là một tên gọi khác của xét nghiệm ure.

Ure được tổng hợp ở gan. Quá trình tổng hợp này còn được gọi là chu trình Krebs – Henseleit được sơ đồ hóa như sau:

Protein → Acid amin → NH3 → Carbamyl phosphate → Citrulin → Arginin → Ure

Theo sơ đồ trên thì nguồn NH3 và ure đều có xuất xứ chủ yếu từ quá trình thoái hóa protein. Các protein cung cấp cho cơ thể có hai nguồn gốc là từ thức ăn và nội sinh.

Nồng độ ure máu phụ thuộc cùng lúc vào khẩu phần ăn, chức năng thận, quá trình dị hóa protein nội sinh và tình trạng cân bằng điện giải trong cơ thể.

Hình 1: Thức ăn là một nguồn cung cấp protein cho cơ thể

Ure được đào thải qua 2 con đường là đường tiêu hóa và thận:

Tại đường tiêu hóa: Một phần ure được đào thải trong lòng ruột sẽ được chuyển hóa thành NH3 nhờ của enzyme urease của ruột.

Tại thận: Ure sẽ được lọc qua cầu thận và được tái hấp thu thụ động qua ống thận. Quá trình tái hấp thu này phụ thuộc vào lượng nước tiểu.

2. Xét nghiệm ure nên được thực hiện như thế nào và với mục đích gì?

Xét nghiệm được thực hiện bằng mẫu máu và nước tiểu.

Xét nghiệm máu được tiến hành nhằm mục đích:

Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ để đánh giá khẩu phần protein cung cấp qua chế độ ăn và đánh giá chức năng lọc của thận.

Không yêu cầu người bệnh nhịn ăn, nhưng nên đề nghị người bệnh không nên ăn những đồ ăn chứa quá nhiều protein trước khi lấy mẫu 12 tiếng nhằm tránh tăng ure do thức ăn.

Hình 2: Xét nghiệm ure được thực hiện trên mẫu máu và nước tiểu

3. Xét nghiệm ure mang lại những lợi ích gì?

Xét nghiệm ure rất có ích cho việc cung cấp các thông tin nhằm đánh giá nhu cầu chuyển hóa của cơ thể. Khẩu phần 1g protein sau khi chuyển hóa sẽ tạo nên khoảng 5,4 mmol ure. Khi biết được lượng thể tích nước tiểu 24 giờ của người bệnh có thể tính được nhu cầu protein hàng ngày của người đó và đánh giá khẩu phần protein này có phù hợp với nhu cầu protein của người bình thường (1 – 2 g/kg/ngày) hay không.

Xét nghiệm cho phép đánh giá mức độ nặng của suy thận và giúp quyết định có cần phải lọc máu cấp cứu cho người bệnh hay không?

Trong trường hợp người bị suy thận xác định nồng độ ure kết hợp với nồng độ creatinin máu đôi khi giúp ích cho chẩn đoán phân biệt:

Trong trường hợp có tăng nồng độ ure máu, tính toán tỷ lệ ure niệu/ure máu có thể cung cấp các thông tin giúp xác định nguồn gốc suy thận:

Là xét nghiệm không thể thiếu trước khi cho người bệnh dùng loại thuốc có nguy cơ gây độc cho thận.

Hình 3: Xét nghiệm ure giúp theo dõi, đánh giá chức năng thận

4. Kết quả xét nghiệm ure thể nào là bình thường?

Giá trị bình thường của ure trong huyết thanh/huyết tương: 2,5 – 7,5 mmol/l.

Tăng nồng độ ure máu thường gặp trong các trường hợp:

Ăn chế độ ăn giàu protein.

Các tình trạng: sốt, bỏng, suy dinh dưỡng, nhịn đói, bệnh lý u tân sinh làm tăng dị hóa protein nội sinh.

Xuất huyết đường tiêu hóa.

Nguồn gốc trước thận: mất nước, giảm thể tích máu, suy tim.

Nguồn gốc tại thận: tổn thương ống thận, cầu thận.

Nguồn gốc sau thận: sỏi, u hóa sau phúc mạc, u bàng quang hay u tử cung, u biểu mô tuyến hay ung thư tuyến tiền liệt.

Nồng độ ure máu giảm thường gặp ở:

Đang tuổi phát triển.

Phụ nữ có thai.

Hòa loãng máu: lọc máu, có thai các tháng cuối, hội chứng thận hư, tăng gánh thể tích.

Hội chứng tiết ADH không phù hợp.

Suy gan, viêm gan nặng cấp tính hay mạn tính, xâm nhiễm di căn lớn, xơ gan.

Bệnh Celiac.

Chế độ ăn không cung cấp đủ protein.

Hội chứng giảm hấp thu.

Giá trị bình thường của ure trong nước tiểu 24 giờ: 338 – 538 mmol/24 giờ.

Ure niệu tăng trong:

Ure niệu giảm trong:

Sử dụng các thuốc sau có thể làm tăng ure máu: thuốc ức chế men chuyển angiotensin, acetaminophen, acyclovir, allopurinol, thuốc chống trầm cảm, một số kháng sinh, thuốc chẹn beta giao cảm, một số thuốc lợi tiểu, thuốc cản quang,…

Các thuốc có thể làm giảm ure như: chloramphenicol, streptomycin.

Xét nghiệm ure thường được bác sĩ chỉ định thực hiện cùng với các xét nghiệm khác như AST, ALT, creatinin,… để kiểm tra trong các đợt khám sức khỏe định kỳ. Vì vậy xét nghiệm ure rất quan trọng đối với việc theo dõi tình trạng sức khỏe.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một đơn vị tư nhân hàng đầu luôn nhận được sự tin tưởng của các y bác sĩ và khách hàng với hơn 24 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên y tế có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề luôn luôn cố gắng để đưa ra những dịch vụ tốt nhất đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng.

Các Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Thận Phổ Biến Hiện Nay

Thận là cơ quan giữ vai trò quan trọng, lọc máu và loại bỏ các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Khi gặp một số vấn đề về thận, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng thận. Những xét nghiệm đánh giá chức năng thận phổ biến hiện nay là gì?

Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận

Để kiểm tra và đánh giá chức năng thận, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Xét nghiệm sinh hóa máu

Đo nồng độ một số chất trong máu giúp bác sĩ biết được hoạt động của chức năng thận. Vì vậy, một trong những bước đầu tiên khi xét nghiệm chức năng thận là lấy mẫu máu, làm xét nghiệm sinh hóa để đánh giá.

Xét nghiệm chỉ số ure: Chỉ số ure trong máu giúp đánh giá chức năng thận và theo dõi các bệnh lý về thận. Ure trong máu được tạo nên từ sự phân hủy protein có trong thực phẩm hằng ngày và thường được thận lọc ra ngoài theo đường nước tiểu. Giá trị của ure dao động trong ngưỡng cho phép chứng tỏ chỉ số chức năng thận bình thường. Chỉ số này tăng cho thấy người bệnh mắc các bệnh lý như suy thận, sỏi thận, tiêu chảy… Ure giảm nếu người xét nghiệm thiếu hàm lượng protein, suy giảm chức năng gan…

Xét nghiệm Creatinin huyết thanh: Creatinin là chất thải được tiết ra từ quá trình hoạt động của cơ bắp. Lượng chất thải này được tổng hợp với tốc độ ổn định của cơ thể và sẽ được bài tiết ra ngoài chứ không được tái hấp thu. Thông thường, kết quả xét nghiệm giá trị Creatinin dao động trong khoảng 0.5-1.1mg/dl ở nữ giới và 0.6-1.2mg/dl ở nam giới sẽ được xem là thận bình thường. Giá trị Creatinin tăng cao chứng tỏ chức năng thận đang bị rối loạn.

Xét nghiệm acid uric: Xét nghiệm acid uric để kiểm tra nồng độ của acid này có trong máu, từ đó có thể phát hiện những bất thường của thận. Xét nghiệm này được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh mắc bệnh thận, gout, từ đó chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Nồng độ acid uric có trong máu bình thường là 180-420 mmol/l (nam giới) và 150-360 mmol/l (nữ giới). Bệnh nhân mắc các bệnh lý như suy thận, gout, vẩy nến sẽ có nồng độ acid tăng cao.

Xét nghiệm Cystatin C: Crystatin là 1 loại protein có trọng lượng phân tử nhỏ, được lọc ở thận và tạo nên các tế bào có nhân. Xét nghiệm Cystatin là kỹ thuật được xem là có giá trị tương đương với việc xét nghiệm Creatinin huyết tương và độ thanh thải Creatinin. Người xét nghiệm có thể hoàn toàn yên tâm vì nồng độ của Cystatin C không ảnh hưởng đến các yếu tố như trọng lượng cơ thể, giới tính, tuổi tác.

Xét nghiệm rối loạn kiềm toan: Để đảm bảo yếu tố đông máu ở thận, các protein co cơ và các men tế bào cùng định lượng pH của máu phải duy trì ở mức 7,37-7,43. Những bệnh nhân suy thận sẽ có các acid trong máu chuyển hóa bị giảm thải gây rối loạn cân bằng kiềm toan và nồng độ acid trong máu tăng cao.

Xét nghiệm đánh giá chức năng thận – Xét nghiệm nước tiểu

Tiếp theo, người bệnh sẽ được yêu cầu lấy vài mililit nước tiểu để tiến hành xét nghiệm. Kiểm tra nước tiểu cũng có thể cho biết mức độ hoạt động của chức năng thận cũng như lượng protein có trong chất thải của thận.

Tổng phân tích nước tiểu: Bác sĩ thường sẽ sử dụng que thử là một mẩu giấy được tẩm các chất hóa học rồi nhúng vào mẫu nước tiểu của người bệnh. Các màu sắc của dải chất hóa học sẽ cho biết những bất thường của nước tiểu như nước tiểu có máu, mủ, vi khuẩn hoặc lượng đường hoặc protein trong nước tiểu dư thừa. Tỷ lệ nước tiểu ở người bình thường sẽ thường dao động từ 1,01-1,02. Người bị suy giảm chức năng thận ở giai đoạn đầu có thể khiến độ cô đặc của nước tiểu giảm đáng kể, dẫn đến nguy cơ giảm tỉ trọng nước tiểu.

Quá trình xét nghiệm sẽ bao gồm việc tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm định lượng đạm niệu thông qua kiểm tra mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi và thực hiện các loại test.

Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm bụng: Siêu âm bụng là phương pháp hỗ trợ phát hiện tình trạng ứ nước chủ yếu do tắc nghẽn niệu quản gây ra. Nếu thận bị ứ nước hai bên thì bệnh nhân mắc chứng suy thận cấp tính hoặc suy thận mãn tính. Nếu thận nhỏ, có nhiều nang, thay đổi cấu trúc thận hoặc mất phân biệt vỏ tủy… thì người bệnh có nguy cơ bị suy thận mãn tính. Ngoài ra, thông qua việc siêu âm thì bác sĩ cũng có thể phát hiện các khối u hoặc sỏi thận nếu có.

Chụp CT Scan: Xét nghiệm đánh giá chức năng thận chụp CT scan bụng được thực hiện bằng cách sử dụng tia X thăm dò hình ảnh, giúp bác sĩ quan sát rõ hơn toàn bộ hệ tiết niệu. Phương pháp này thường được chỉ định ở những bệnh nhân bị nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu. Đồng thời, xét nghiệm này cũng có tiêm thuốc cản quang và quét bằng máy chụp đa lát cắt, nhờ đó bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện được nguyên nhân cũng như vị trí gây tắc niệu quản để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ: Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ là phương pháp giúp đánh giá chức năng thận từng bệnh ở người bệnh. Bác sĩ có thể nhìn rõ được chức năng hoạt động của từng thận một cách chi tiết nhất, như chức năng lọc thận, phần trăm tưới máu, khả năng tham gia vào các hoạt động của từng thận… Phương pháp này còn giúp bác sĩ đánh giá mức độ tắc nghẽn niệu quản 2 bên rất tốt.

Chẩn đoán hình ảnh là xét nghiệm cuối cùng được chỉ định kết hợp với xét nghiệm sinh hóa và nước tiểu để đánh giá chức năng thận một cách toàn diện và tổng quát. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh bao gồm siêu âm bụng, chụp CT Scan và xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ.

Thận cần được đánh giá chức năng khi nào?

Thận đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của cơ thể. Một trong những chức năng quan trọng nhất của thận là lọc chất thải từ máu ra bên ngoài cơ thể thông qua đường nước tiểu. Thận còn kiểm soát và cân bằng khoáng chất và lượng nước trong cơ thể. Ngoài ra, cơ quan này còn sản sinh ra các hoạt chất như hồng cầu, vitamin D, hormone điều hòa huyết áp.

Khi nào cần đánh giá chức năng thận chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bệnh. Một trong những lí do khiến bệnh nhân phải thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng thận là khi họ đang gặp phải một số biểu hiện bất thường mà bác sĩ nghi ngờ là do thận gây ra. Ngoài ra, khi người bệnh đang mắc các bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của thận như bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, bệnh nhân cũng cần làm xét nghiệm đánh giá chức năng thận.

Xét nghiệm đánh giá chức năng thận là quá trình bao gồm nhiều bước, nhiều thủ tục nhằm đánh giá hoạt động của thận một cách chính xác nhất. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các đánh giá chức năng thận cần thực hiện và các phương pháp điều trị chuyên sâu nếu có.

Xét Nghiệm Got Giúp Đánh Giá Chức Năng Gan

Các bệnh về gan là nỗi lo ngại đối với nhiều người. Với chế độ ăn nhiều đạm, sử dụng đồ uống có cồn hay chất kích thích và chế độ làm việc nghỉ ngơi không hợp lý có thể gây suy giảm chức năng gan và nhiều tác hại lớn đối với sức khỏe. Vì vậy xét nghiệm GOT để đánh giá chức năng gan là cách tầm soát bệnh hiệu quả, tránh những hậu quả khôn lường xảy ra.

1. Xét nghiệm GOT là gì?

Có nhiều xét nghiệm sinh hóa được sử dụng để đánh giá chức năng gan. Tuy theo từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm thích hợp. Trong đó có xét nghiệm GOT là một trong những xét nghiệm để đánh giá chức năng gan.

GOT là enzym thực hiện chức năng trao đổi amin (transaminase), có nhiều ở các tổ chức của cơ thể. GOT xuất hiện nhiều trong tế bào gan, và cũng xuất hiện ở tim, cơ xương.

Gan có một hệ thống enzym rất hoàn chỉnh để thực hiện chức năng tổng hợp và chuyển hóa. Khi tế bào gan bị tổn thương men gan sẽ tăng do đó lượng enzym giải phóng vào máu nhiều. Đó là lí do tại sao chỉ số men gan có thể xem là một dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe lá gan.

Khi SGOT (AST) ở mức bình thường vào khoảng 20-40 UI/L. Chỉ số men này tăng khi có tổn thương tế bào gan do viêm, xơ, ung thư; hay tổn thương do nhồi máu cơ tim. Và chỉ số này giảm khi tiểu đường, thai kỳ, Beriberi,…

Vì vậy xét nghiệm GOT được dùng để đánh giá mức độ tổn thương (hủy hoại) tế bào nhu mô gan.

Xét nghiệm GOT để xác định tình trạng gan

2. Thực hiện xét nghiệm GOT khi nào?

Sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi.

Nôn và thường xuyên cảm thấy buồn nôn.

Người mắc bệnh tiểu đường.

Nước tiểu màu đậm, phân có màu nhạt.

Những người nghiện rượu nặng.

Gia đình có tiền sử bị bệnh gan.

Bụng sưng hoặc đau.

Ăn không thấy ngon miệng.

Người có tiền sử tiếp xúc với virus viêm gan.

Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc làm rối loạn chức năng gan.

Những người nghiện rượu có nguy cơ cao bị mắc các bệnh về gan

3. Ý nghĩa của xét nghiệm GOT

Xét nghiệm GOT và GPT là 2 loại xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện các tổn thương gan. Ngoài ra, 2 loại xét nghiệm này cũng được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý khác.

Chỉ số GOT và GPT thường dùng để đánh giá chức năng gan

GOT, GPT đều tăng cao so với mức bình thường, nhưng mức độ tăng của GPT cao hơn GOT. Mức độ này tăng trước khi xuất hiện dấu hiệu vàng da và có thể tăng kéo dài trong viêm gan mạn tiến triển

Hoạt độ GOT tăng hơn 5 lần cho thấy tế bào nhu mô gan bị hủy hoại mạnh, có thể đã ở giai đoạn cấp tính. Nếu tăng ít hơn có thể xảy ra các tổn thương gan mạn tính.

GOT và GPT tăng mạnh trong 2 tuần đầu và sau đó giảm dần sau 7-8 tuần.

Mức độ GOT và GPT đều tăng nhưng GPT tăng mạnh hơn, có thể tăng hơn 100 lần so với mức bình thường. Đặc biệt khi nhiễm độc rượu cấp có mê sảng, nhiễm độc tetraclorua, morphine hoặc nhiễm chất độc hóa học,… thì mức độ này tăng rất mạnh.

Tắc mật cấp do sỏi gây tổn thương gan: GOT, GPT có thể tăng 10 lần. Nếu sỏi không gây ra tổn thương gan thì mức độ này không tăng.

Vàng da tắc mật thì GOT, GPT tăng tùy mức độ hủy hoại tế bào gan, kết hợp với alkaline phosphatase tăng, GGT tăng.

Tắc nghẽn đường dẫn mật cấp tính: GOT, GPT đều tăng (có thể hơn 2000 UI/L).

Nhồi máu cơ tim cấp hay trong các bệnh về cơ cũng khiến GOT tăng

Hoại tử tế bào nhu mô gan, xơ gan, loạn nhịp, nhiễm khuẩn huyết,… làm GOT tăng cao (có thể tới 1000UI/L)

SGOT và SGPT là 2 xét nghiệm quan trọng nhất để xác định tình trạng hủy hoại tế bào gan.

Với mỗi mốc chỉ số về men gan bằng cách đối chiếu từng qua khoảng tham chiếu của GOT và GPT và cũng nhờ vào sự thay đổi của từng chỉ số mà xác định được các nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị đúng đắn nhất.

4. Xét nghiệm GOT tại MEDLATEC

Một địa chỉ tin cậy và đảm bảo uy tín mà mọi người có thể thực hiện xét nghiệm GOT là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Khi thực hiện xét nghiệm, dựa trên kết quả mà bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân tại sao cần làm xét nghiệm này, cũng như việc tăng, giảm hay giữ nguyên các chỉ số men gan có ý nghĩa gì. Bác sĩ sẽ tìm được ra nguyên nhân của bệnh và hướng dẫn bệnh nhân điều trị theo phác đồ để cải thiện tình trạng sức khỏe. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần cung cấp thêm các thông tin cơ bản khác về tiền sử bệnh, có đang sử dụng thuốc hay điều trị bằng phương pháp nào khác không. Bệnh nhân cần đưa ra kết quả từ một số xét nghiệm cần thiết khác như tổng phân tích máu, nước tiểu, xét nghiệm men gan GPT, GGT, ALP,… GOT chỉ là một trong những xét nghiệm chẩn đoán tình trạng gan mà bệnh nhân phải thực hiện. Như vậy mới đưa ra được kết luận chính xác nhất.

Đặc biệt, MEDLATEC triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Dịch vụ này rất tiện ích, tối giản được nhiều công đoạn mà khách hàng sẽ không mất công đi lại hay tốn nhiều thời gian chờ đợi. Chỉ sau 1,5 giờ, khách hàng sẽ nhận được kết quả xét nghiệm chính xác từ bệnh viện. Ngoài ra, khách hàng có thể đăng ký trả kết kết quả tận nơi hay tra cứu trên website của bệnh viện để thuận tiện nhất. Những thông tin khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ được bảo mật tuyệt đối nên quý khách hàng cũng không cần lo lắng.

MEDLATEC luôn tự tin có thể làm hài lòng mọi khách hàng trong suốt những năm vừa qua và sau này cũng vậy.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Xét Nghiệm Chức Năng Thận Creatinine + Ure trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!