Cập nhật nội dung chi tiết về Xây Dựng Tỉnh Nông Thôn Mới Phải Đặt Đời Sống, Lợi Ích Của Nhân Dân Lên Trên Hết mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chiều nay (5/5), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức cuộc họp để nghe và cho ý kiến về Đề án xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn.
Xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM là cơ hội tốt, mang lại lợi ích thiết thực
Từ kết quả đạt được sau 10 năm xây dựng NTM, đặc biệt là phương pháp, cách làm, sự chủ động, sáng tạo trong xây dựng NTM, Hà Tĩnh được Trung ương ghi nhận, đánh giá cao, và chọn làm tỉnh điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025. Hà Tĩnh xác định đây là cơ hội tốt mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, là động lực quan trọng để tạo ra bước đột phá mới trong xây dựng NTM của tỉnh.
Dự thảo Đề án đánh giá khá kỹ về thực trạng NTM Hà Tĩnh và đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng thành công tỉnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021- 2025.
Mục tiêu cụ thể của đề án là đến cuối năm 2023 có 100% số xã đạt chuẩn NTM; đến cuối năm 2025 có tối thiểu 50% xã đạt chuẩn nâng cao và 10% xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 100% huyện đạt chuẩn NTM. Ít nhất 4 huyện đạt chuẩn huyện NTM nâng cao. Huyện Nghi Xuân đạt chuẩn huyện NTM nâng cao năm 2023 và đạt chuẩn huyện NTM kiểu mẫu năm 2024.
Tỷ lệ hộ nghèo dưới 2%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 60 triệu đồng. Trên 80% Khu dân cư NTM kiểu mẫu đạt chuẩn, hơn 12.000 vườn mẫu đạt chuẩn.
Có tối thiểu 350 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP, trong đó 35 sản phẩm đạt chuẩn 5 sao.
Dự kiến tổng vốn thực hiện đề án (yêu cầu tối thiểu để đạt tiêu chí): 31.444 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách nhà nước: 18.266 tỷ đồng; nhân dân góp: 10.723 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp, vốn khác: 2.455 tỷ đồng.
Hình thành các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ hiện đại
Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt với mục tiêu hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường, hình thành được các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ hiện đại… góp phần đưa các địa phương đạt chuẩn NTM và tỉnh Hà Tĩnh sớm đạt tỉnh NTM.
Đề án cũng nêu rõ mục tiêu thu gom, vận chuyển, công nghệ xử lý rác theo từng giai đoạn cụ thể đến năm 2030. Dự báo, tổng lượng rác thu gom, vận chuyển xử lý toàn tỉnh đến năm 2025 khoảng 692 tấn/ngày, đến năm 2030 khoảng 839 tấn/ngày. Mục tiêu đặt ra trong công tác xử lý rác thải sinh hoạt là đầu tư các khu xử lý tập trung theo công nghệ hiện đại và quy mô xử lý liên huyện.
Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển tiếp (2020-2022), khi các khu xử lý tập trung đang trong giai đoạn xây dựng, chưa đi vào hoạt động thì tiếp tục duy trì các khu xử lý hiện có trên địa bàn và chỉ đạo xử lý rác thải ở các địa phương theo hướng phát huy được công suất tối đa của các cơ sở xử lý hiện có.
Theo dự thảo đề án, giai đoạn 2023-2025 và giai đoạn 2025-2030, sẽ lựa chọn 1 trong 3 phương án xử lý rác tại 3 địa điểm: Cẩm Quan (Cẩm Xuyên), Thị xã Hồng Lĩnh và Hồng Lộc (Lộc Hà) với công suất khoảng 600 tấn/ngày.
Kinh phí thực hiện đề giai đoạn 2020-2022: 143,052 tỷ/năm; giai đoạn 2023-2025: 158,380 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2025-2030: 199,357 tỷ đồng/năm.
Phải nêu bật được động lực của xây dựng NTM là nâng cao đời sống người dân
Tại cuộc họp, đại biểu đồng tình cao với việc xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM và đề án xử lý rác thải đảm bảo môi trường trường bền vững. Tuy nhiên, cần bổ sung, hoàn thiện một số nội dung, mục tiêu, giải pháp.
Đại biểu cho rằng, mục tiêu cốt lõi trong xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất, tin thần cho người dân. Vì vậy, song song với đầu tư xây dựng hạ tầng, cần có giải pháp cụ thể, hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân, đảm bảo thực sự là “miền quê đáng sống”.
Đối với đề án xử lý rác thải, đây thực sự là vấn đề “nóng”, cấp bách; tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan, đến đời sống sinh hoạt của người dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khiếu kiện, ảnh hưởng đến ổn định chính trị của địa phương. Việc lựa chọn địa điểm, công nghệ xử lý rác phải tính toán hết sức căn cơ, thận trọng.
Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, Đề án tỉnh NTM đã được sự đồng thuận cao từ trung ương đến địa phương, thể hiện “lòng dân, ý Đảng”. Việc xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM là cơ hội tốt mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, đặc biệt là nông dân. Chúng ta đặt đời sống nhân dân, lợi ích nhân dân lên trên hết.
Đề án phải làm nổi bật sự cần thiết. Nguyên tắc đầu tiên là Hà Tĩnh đã làm và đang nhân rộng là hiệu quả xây dựng NTM. NTM của Hà Tĩnh là do dân làm. Phải nêu bật được động lực của xây dựng NTM là nâng cao đời sống người dân. Hy vọng, thực hiện đề án xây dựng tỉnh NTM của Hà Tĩnh sẽ góp phần giúp trung ương rút ra được bài học bước đầu để nhân rộng toàn quốc.
Đối với Đề án thu gom, xử lý rác thải, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định, đây là đề án đặc biệt quan trọng, có tác động lớn đến KT-XH, QP-AN. Vì vậy, cần có tư duy chiến lược, vừa trước mắt vừa lâu dài; đề án phải có hiệu quả về KT-XH, QP-AN, gắn chặt với phát triển KT-XH, đảm bảo ANTT.
Thanh Hoài
Các tin đã đưa
Xây Dựng Nông Thôn Mới: Hướng Đến Lợi Ích Của Người Dân
Xây dựng nông thôn mới: Hướng đến lợi ích của người dân
Cập nhật 02/5/2018, 08:05:17
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một trong những chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước triển khai thực hiện hướng đến lợi ích của người dân. 19 tiêu chí đề ra là mục tiêu phấn đấu để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Bà Nul – Làng Ko, Xã Chư Đăng Ya, Huyện Chư Pah nói: “Nhà nước đầu tư các công trình nước sinh hoạt cộng đồng đã giúp bà con có nước để sinh hoạt. Mình không còn phải đi lấy nước xa nữa. Bà con thường xuyên dọn dẹp, giữ vệ sinh nguồn nước.”
Chương trình xây dựng nông thôn mới là hướng đến lợi ích người dân, điều đó được chứng minh rõ rệt qua tiêu chí giao thông. Những con đường được nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa giúp người dân đi lại, sản xuất trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt ở những vùng khó khăn, đường xá thường xuyên lầy lội thì có con đường mới là điều hạnh phúc nhất.
Ông Hoàng Phó Toán, Thôn Hoàng Tiến, Xã Ia Phìn, Huyện Chư Prông cho biết: “Trước đây đường lầy lội lắm, mùa mưa là chở cháu đi học không được, đi đâu cũng vất vả lắm. Giờ có con đường mừng lắm, đi lại thuận tiện, mua phân bón được chở vào tận nhà, không còn cảnh ép giá như trước nữa.”
Từ sự quan tâm đầu tư cho sinh hoat, nhu cầu hằng ngày thì điều kiện chăm sóc sức khỏe người dân cũng được chú trọng. Song song với việc đầu tư trang thiết bị y tế tuyến trên thì ở tuyến cơ sở cũng đã được quan tâm hơn. Về cơ sở vật chất được xây dựng khang trang hơn, các bác sỹ được bồi dưỡng và luân chuyển để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Đồng thời, kiện toàn hệ thống cộng tác viên y tế ở các thôn, làng để giúp đỡ và tuyên truyền nâng cao sức khỏe cho người dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Ông Đỗ Văn Sơn, Trưởng Trạm Y tế xã Ia Phìn, huyện Chư Prông cũng cho biết: “Từ nguồn vốn đầu tư, cơ sở vật chất được xây dựng góp phần nhu cầu khám chữa bệnh. Tuy nhiên cũng mong được đầu tư thêm một số máy móc để khám, chữa bệnh cho người dân được tốt hơn.”
Sau 7 năm triển khai và thực hiện xây dựng nông thôn mới, chương trình đã thực sự đã mang lại hiệu quả rõ nét, thay đổi diện mạo nông thôn và cuộc sống của người dân. Với những kết quả đã đạt được sẽ động lực cho các địa phương tiếp tục khắc phục những khó khăn để hoàn thành mục tiêu đề ra trong thời gian tới.
Thúy Diện- Cao Duy – Đặng Trà
Lượt xem: 464
Phải Đặt Lợi Ích Quốc Gia, Dân Tộc Lên Trên Hết
Từng thành viên Chính phủ, lãnh đạo các địa phương phải nỗ lực, quyết liệt hơn nữa, thể hiện tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã thông tin sơ bộ về các kết quả nổi bật 8 tháng đầu năm, chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ.
Theo đó, các thành viên Chính phủ thống nhất đánh giá, tình hình KT-XH tháng 8 và 8 tháng đầu năm của nước ta tiếp tục xu hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực đều phát triển ổn định; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, năng lực cạnh tranh quốc gia được nâng lên.
Có thể khẳng định chắc chắn sẽ đạt cận cao của mục tiêu phấn đấu năm nay (mục tiêu tăng trưởng Quốc hội giao năm 2019 là 6,6-6,8%).
Một số kết quả nổi bật về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh trong 8 tháng năm 2019.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm 2019 tăng 2,57% so với cùng kỳ, đây là mức tăng bình quân 8 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây (mặc dù trong tháng, giá dịch vụ y tế, giáo dục được điều chỉnh tăng theo lộ trình nhằm tiệm cận với giá thị trường và giá thịt lợn tiếp tục tăng).
Sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển khá cả nuôi trồng và khai thác (đàn gia cầm tăng 10%; sản lượng gỗ khai thác tăng 4,3%; sản lượng thủy sản tăng 5,4%).
Sản xuất công nghiệp đạt mức tăng khá 9,5%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6%; đặc biệt trong tháng 8/2019, ngành khai khoáng tăng mạnh (IIP khai khoáng tăng 14,4%); sản xuất và phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Giải ngân vốn FDI tăng khá, đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3%. Giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 9,51 tỷ USD, tăng 80%.
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tiếp tục tăng. Có 90.500 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,1% về số doanh nghiệp và tăng 31% về vốn đăng ký. Có 25.500 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 21,8%.
Thu ngân sách Nhà nước đạt khá; các khoản thu nội địa đạt khá, cao hơn mức bình quân chung (thu ngân sách Trung ương đạt 66% dự toán, thu từ dầu thô đạt 81,3%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 74,6%); chi ngân sách tiếp tục bảo đảm đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ đầu tư phát triển, chi trả nợ, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Thu ngân sách tăng khá thể hiện thực lực của nền kinh tế nước ta, đặc biệt là thu ngân sách Trung ương tăng vượt dự toán liên tiếp trong 3 năm.
Cầu nội địa tiếp tục tăng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2019 vẫn tiếp tục tăng ở mức cao, tăng 11,5%(nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,03%). Khách quốc tế tiếp tục đà tăng cao đạt 11,3 triệu lượt khách quốc tế.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu sụt giảm, kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta tăng khá, đặc biệt xuất siêu tăng mạnh, đạt 3,4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 170 tỷ USD, tăng 7,3%;…
Các lĩnh vực về văn hoá, xã hội tiếp tục được quan tâm. Tổ chức trang trọng, ý nghĩa các sự kiện nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, quốc phòng an ninh được bảo đảm, tình hình diễn biến phức tạp nhưng chúng ta rất cương quyết, các lực lượng kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp với các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nêu lên các vấn đề thách thức, khó khăn trong thời gian tới được Thủ tướng Chính phủ chỉ ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ.
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng nêu rõ quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là phải kiên định thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra, chỉ bàn tiến không bàn lùi, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết; làm việc gì cũng phải nghĩ đến đất nước, đến nhân dân trước; phát huy lòng tự hào dân tộc, tính sáng tạo, chung sức, đồng lòng nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức.
Cần nghiêm túc thực hiện phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, chất lượng, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết số 01, 02.
Chúng ta phải quyết tâm hành động, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, nói đi đôi với làm và quyết liệt hơn; tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa và quyết tâm phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch 2019; tạo điều kiện thuận lợi cho hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020.
Chính phủ dự kiến các chỉ tiêu vĩ mô năm 2019 đều đạt và vượt kế hoạch. Nhưng chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, còn những mặt hạn chế, yếu kém và còn nhiều khó khăn, thách thức phải tập trung xử lý, giải quyết.
Thời gian từ nay đến cuối năm chỉ còn 4 tháng; để đạt được các mục tiêu kế hoạch năm 2019, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương không được lơ là, chủ quan; tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.
Đỗ Thơm
Giám Sát Xây Dựng Nông Thôn Mới
Ai cũng hiểu xây dựng nông thôn mới chính là làm cho cuộc sống của người dân tốt hơn. Chỉ trong 3 năm gần đây, đã có hàng chục hộ dân của xóm hiến hơn 10.000m2 đất vườn tạp, đất ruộng và thổ cư, đóng góp hàng trăm triệu đồng làm 1,2km đường bê tông.
“Điều chúng tôi thấy tự hào nhất trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện là đã làm thay đổi nhận thức của cả cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của phong trào xây dựng nông thôn mới”, ông Việt nhấn mạnh.
Một trong những điển hình trong xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Quang đó là gia đình bà Ngô Thị Canh, xóm La Chưỡng đã tự nguyện hiến hơn 200m2 đất vườn để xóm làm đường bê tông nông thôn. Lúc đầu việc vận động hiến đất cũng gặp nhiều khó khăn vì gia đình bà đông con, đất sản xuất còn thiếu.
Tuy nhiên, khi nhìn lại đoạn đường lầy lội, các cháu đi học vất vả kết hợp với sự tuyên truyền tích cực của ban Công tác Mặt trận, trưởng thôn cùng các tổ chức đoàn thể, bà Canh cùng các thành viên trong gia đình đã hiểu ra vấn đề, tự nguyện hiến đất.
Tại huyện Đồng Hỷ mặc dù đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều nhưng địa phương đã có cách làm sáng tạo trong vận động chung sức cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới, nổi bật nhất là vận động người dân hiến đất, dịch tường rào để làm đường giao thông nông thôn.
Theo bà Vi Thị Vạn, Chủ tịch UBMTTQ huyện Đồng Hỷ, để có được kết quả như hiện nay, MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên vào cuộc quyết liệt, tuyên truyền đến từng hộ gia đình về mục đích, ý nghĩa của việc này.
“Để góp phần động viên những tấm gương điển hình, hàng năm tỉnh đều tổ chức biểu dương những hộ gia đình hiến đất tiêu biểu. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính lâu dài cũng như tuổi thọ của các công trình xây dựng cơ bản, Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được huy động để tập trung giám sát chất lượng vật liệu, giám sát việc thi công để đảm bảo đúng tiến độ, giám sát chất lượng công trình…”, bà Vạn chia sẻ.
Tiếp tục triển khai đồng bộ
Theo ông Lý Văn Thọ, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Thái Nguyên, vừa qua UBMTTQ tỉnh đã tổ chức đoàn giám sát thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương.
Trong đó, đoàn giám sát của UBMTTQ tỉnh đã tiến hành giám sát trực tiếp tại các huyện Định Hóa, Võ Nhai và thị xã Phổ Yên, giám sát gián tiếp tại thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình.
Qua giám sát cho thấy diện mạo trong xây dựng nông thôn mới, hạ tầng giao thông của nhiều địa phương đã thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020.
Để thực hiện công tác giảm nghèo, các điều tra viên đã rà soát, nhận dạng nhanh hộ nghèo, hộ cận nghèo và tiến hành điều tra. Kết quả chấm điểm được công khai theo đúng quy định và trình UBND cấp huyện ban hành quyết định công nhận. Qua rà soát, tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 35.683 hộ nghèo, 27.893 hộ cận nghèo.
“Việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững đã được các địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả thiết thực. Qua triển khai, đội ngũ cán bộ các cấp được nâng cao năng lực chuyên môn, nhân dân được thụ hưởng những lợi ích từ các dự án như: giao thông, nước sạch, điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường sống ngày càng đảm bảo, được tạo điều kiện vay vốn và hỗ trợ để mua máy móc nông cụ phát triển kinh tế….
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn có một số hạn chế chưa được xóa như tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, ý thức vươn lên thoát nghèo của nhiều gia đình tại các khu vực vùng sâu, vùng xa chưa cao…”, ông Thọ chia sẻ.
“Có được kết quả như hôm nay, MTTQ các cấp trong tỉnh đã phối hợp với các tổ chức thành viên vào cuộc quyết liệt, tuyên truyền đến từng hộ gia đình về mục đích, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới. Đến nay, người dân đã ý thức rất rõ việc làm này có vai trò to lớn như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của địa phương”, ông Thọ chia sẻ.
Kết thúc năm 2017, tỉnh có 53 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 13 xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên; 55 xã đạt 10 tiêu chí trở lên; 19 xã đạt từ 7 tiêu chí trở lên; có 11 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Xây Dựng Tỉnh Nông Thôn Mới Phải Đặt Đời Sống, Lợi Ích Của Nhân Dân Lên Trên Hết trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!