Cập nhật nội dung chi tiết về Vùng Chậu Là Vùng Nào? Nằm Ở Đâu, Cấu Trúc Và Chức Năng mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các xương vùng chậu là một bộ phận nằm ở dưới cơ thể, nằm giữa bụng và đùi. Vùng xương chậu của con người bao gồm xương chậu, khoang chậu (không gian được bao bọc bởi khung xương chậu), cơ hoành, bên dưới khoang chậu và tầng sinh môn. Vùng xương chậu bao gồm xương cùng, xương cụt và một cặp xương hông .
Hai xương hông nối cột sống với các chi dưới. Chúng được gắn vào xương cùng phía sau và kết hợp với hai xương đùi ở khớp hông . Khoảng trống được bao bọc bởi khung xương chậu, được gọi là khoang chậu, là phần cơ thể bên dưới bụng và chủ yếu bao gồm các cơ quan sinh sản (cơ quan sinh dục) và trực tràng , trong khi tầng sinh môn ở đáy khoang hỗ trợ các cơ quan của bụng.
Ở động vật có vú, xương chậu có một khoảng trống ở giữa, ở nữ lớn hơn đáng kể so với nam.
Bộ xương chậu được hình thành ở phía sau bởi xương cùng và xương cụt và một cặp xương hông. Mỗi xương hông bao gồm 3 phần, xương ilium, xương ischium và xương mu. Khi nhỏ, các phần này là xương riêng biệt, được nối với sụn khớp . Ở tuổi dậy thì, chúng hợp nhất với nhau để tạo thành một xương duy nhất.
Tầng sinh môn có hai chức năng vốn đã mâu thuẫn nhau:
Một là đóng các khoang chậu và bụng và chịu tải trọng của các cơ quan nội tạng
Hai là để kiểm soát các lỗ mở của các cơ quan trực tràng và niệu sinh dục xuyên qua tầng sinh môn và làm cho nó yếu hơn.
Để thực hiện được cả hai nhiệm vụ này, tầng sinh môn bao gồm một số lớp cơ chồng chéo và các mô liên kết.
Sự khác biệt chính giữa xương chậu nam và nữ
Bởi vì vùng chậu rất quan trọng đối với cả quá trình vận động và sinh nở, chọn lọc tự nhiên đã phải đối mặt với hai yêu cầu mâu thuẫn: kênh sinh nở rộng và hiệu quả vận động, một cuộc xung đột được gọi là “tình trạng khó xử sản khoa”. Xương chậu nữ, hay xương chậu phụ khoa, đã phát triển đến chiều rộng tối đa của nó để sinh con. Một xương chậu rộng hơn sẽ khiến phụ nữ không thể đi lại. Ngược lại, xương chậu của con người không bị hạn chế bởi nhu cầu sinh con và do đó được tối ưu hóa hơn cho cơ địa hai chân.
Xương chậu nữ lớn hơn và rộng hơn xương chậu nam
Các đầu vào nữ là lớn hơn và hình bầu dục, trong khi ở nam giới có hình trái tim
Các cạnh của xương chậu nam hội tụ từ đầu vào đến đầu ra, trong khi các cạnh của xương chậu nữ rộng hơn.
Các mào chậu cao hơn và rõ rệt hơn ở nam giới, làm cho xương chậu giả của nam sâu hơn và hẹp hơn so với ở nữ giới.
Xương cùng của nam dài, hẹp, thẳng hơn và có một vùng xương cụt rõ rệt. Xương cùng nữ ngắn hơn, rộng hơn, cong hơn về phía sau.
Xương vùng chậu nối cột sống với xương đùi. Chức năng chính của nó là chịu trọng lượng của phần thân trên khi ngồi và đứng, chuyển trọng lượng đó từ khung xương trục sang khung ruột thừa dưới khi đứng và đi, và mang đến sự cân bằng và chịu được lực của các cơ vận động và tư thế mạnh. So với dầm vai, xương chậu do đó khỏe và cứng hơn.
Giải Phẫu Chức Năng Vùng Chậu
Đai chậu, gồm cả khớp háng có vai trò nâng đỡ trọng lượng của cơ thể trong khi cho phép vận động bằng cách gia tăng tầm vận động ở chi dưới. Tương tự với đai vai, xương chậu phải được định hướng để đặt khớp háng vào vị trí thuận lợi cho vận động chi dưới. Do đó, sự phận động phối hợp của đai chậu và đùi ở khớp háng là cần thiết cho hoạt động khớp hiệu quả.
Đai chậu và khớp háng là một phần của một hệ thống chuỗi đóng ở đó lực từ chân đi lên qua khớp háng và xương chậu đến thân hoặc đi xuống từ thân qua xương chậu và khớp háng đến chi dưới. Đai chậu và khớp háng cũng góp phần quan trọng để giữ thăng bằng và tư thế đứng thông qua các hoạt động cơ liên tục để điều chỉnh và đảm bảo thăng bằng.
Đai chậu gồm ba xương nối với nhau bằng liên kết xơ: xương cánh chậu ở trên, xương ngồi ở sau dưới, và xương mu ở trước dưới. Các xương này nối với nhau bằng sụn hyaline lúc mới sinh, nhưng dính hoàn toàn với nhau (cốt hóa) vào tuổi 20-25. Vùng chậu là một vùng của cơ thể có sự khác biệt rõ rệt giữa hai giới. Phụ nữ thường có đai chậu nhẹ, mỏng và rộng hơn nam giới. Ở phía trước xương chậu phụ nữ loe ra sang hai bên nhiều hơn. Ở phía sau xương cùng của nữ cũng rộng hơn, tạo khoang chậu rộng hơn. Sự khác biệt về xương này có ảnh hưởng trực tiếp lên chức năng cơ ở khớp háng và xung quanh.
Hình: Sự khác nhau giữa xương chậu nữ và nam 2.1. Khớp mu:
Hai bên phải và trái của xương chậu nối với nhau ở phía trước ở khớp mu, một khớp sụn có một đĩa sụn xơ nối hai xương mu. Khớp này được giữ vững bởi dây chằng mu trên và dưới và vận động rất hạn chế.
2.2. Khớp cùng-chậu (SI joint):
Ở phía sau, xương chậu nối với thân ở khớp cùng chậu, một khớp hoạt dịch mạnh làm vững bằng sụn xơ và dây chằng vững chắc. Mặt khớp của xương cùng hướng ra sau ngoài và khớp với xương cánh chậu. Được mô tả là khớp mặt phẳng, tuy nhiên mặt khớp rất không đều, giúp khóa hai mặt khớp với nhau.
Có ba nhóm dây chằng nâng đỡ khớp cùng-chậu phải và trái, và chúng là những dây chằng mạnh nhất trong cơ thể.
Hình: Các dây chằng của khớp cùng chậu.
Vận động ở khớp cùng chậu: thay đổi đáng kể giữa hai giới và các cá nhân khác nhau. Nam có dây chằng cùng chậu dày và chắc hơn, khớp cùng chậu ít vận động (thực tế 3/10 nam dính khớp cùng chậu). Nữ có khớp cùng chậu di động hơn vì dây chằng lỏng hơn và có thể tăng lên trong chu kỳ kinh nguyệt, và nhất là trong thời gian mang thai.
Vận động ở khớp cùng chậu có thể được mô tả bằng vận động của xương cùng (và xương cùng di chuyển cùng với vận động của thân mình), bao gồm gấp cùng (còn gọi là nutation)- xảy ra khi gấp thân hoặc đùi; duỗi cùng- xảy ra khi duỗi thân hoặc đùi; xoay cùng sang hai bên.
Hình: Vận động khớp cùng chậu ở mặt phẳng đứng dọc: gấp và duỗi
Ngoài các vận động giữa xương cùng và xương cánh chậu, còn có vận động chung của đai chậu. Những vận động này đi kèm và do kết quả của vận động của cột sống thắt lưng và đùi. Vận động của xương chậu được mô tả theo xương cánh chậu, đặc biệt là gai chậu trước trên và trước dưới.
Hình: Vận động của xương chậu cùng với vận động thân mình và đùi. Nghiêng chậu ra trước (A), Nghiêng chậu ra sau (B), Nghiêng chậu sang trái và phải (C, D). Xoay chậu sang trái (E) và phải (F).
Nghiêng chậu ra trước/ra sau- mặt phẳng trước -sau: GCTT ra trước, ra sau
Nghiêng chậu (xuống) sang bên phải/trái- mặt phẳng trán. Xương chậu có thể nghiêng sang bên khi chịu trọng lượng hoặc bất cứ vận động sang bên nào của thân hoặc đùi. Khi đứng lên chân phải, xương chậu phải nâng lên, khớp háng khép và xương chậu trái hạ xuống (nghiêng), khớp háng dạng. Vận động này được kiểm soát bởi các cơ, đặc biệt là cơ mông nhỡ để giảm mức độ nghiêng xuống của xương chậu.
Xoay chậu sang phải/trái (mặt phẳng cắt ngang) khi vận động một chân. Khi chân phải đánh ra trước khi đi, chạy, đá, xương chậu xoay sang trái.
Tương tự khi đứng một chân, để hạn chế sự nghiêng (hạ xuống) của xương chậu sang bên chân không tựa, các cơ gập bên thân chân đó (dựng gai, vuông thắt lưng) co để kéo xương chậu bên đó lên, trong khi cơ dạng (mông nhỡ) bên chân tựa co để kéo xương chậu bên chân tựa xuống làm cho đai chân cân bằng, tạo nên một cặp lực.
2.3. Khớp háng Là khớp ổ cầu gồm khớp giữa ổ cối của xương chậu và chỏm xương đùi, với ba độ tự do , có đặc điểm là rất vững chắc nhưng vận động.
ổ cối hướng ra trước, ra ngoài và xuống dưới. Ổ cối được lót bởi sụn viền ổ cối mà dày nhất ở phần đỉnh của ổ, làm ổ sâu thêm và tăng tính vững chắc.
chỏm xương đùi hình cầu nằm khít trong khoang ổ cối. Khoảng 70% chỏm xương đùi tiếp khớp với ổ cối so với 20-25% chỏm xương cánh tay tiếp xúc với khoang ổ chảo.
Bao quanh khớp háng là bao khớp lỏng nhưng mạnh, được củng cố bởi các dây chằng và gân của cơ thắt lưng (psoas).
Dây chằng: ba dây chằng hòa lẫn vào bao khớp gồm
dây chằng (cánh) chậu-đùi, hay dây chằng chữ Y, là một dây chằng mạnh và nâng đỡ phía trước khớp háng khi đứng. Dây chằng này có thể nâng đỡ phần lớn trọng lượng cơ thể và đóng một vai trò quan trọng trong tư thế đứng. Dây chằng này cũng hạn chế quá duỗi khớp háng.
dây chằng mu đùi ở phía trước khớp háng, chủ yếu kháng lại động tác dạng, một phần với duỗi và xoay ngoài.
Dây chằng ngồi đùi, ở bao khớp sau, kháng lại động tác duỗi, khép và xoay trong. Không có dây chằng quanh khớp háng kháng lại động tác gấp, do đó gấp háng có tầm vận động lớn nhất.
Hình: Khớp háng Hình: Góc nghiêng bình thường và coxa vara, coxa valga.Góc đưa ra trước (góc vặn): Góc của cổ xương đùi ở mặt phẳng ngang được gọi là góc đưa ra trước (anteversion). Bình thường cổ xương đùi xoay ra trước 12° đến 14° so với xương đùi.
Hình: góc đưa ra trước bình thường. Nếu góc này tăng sẽ gây tư thế ngón chân đưa vào trong. Nếu góc giảm, cổ xương đùi đưa ra sau, làm ngón chân đưa ra ngoài. Hình: bù trừ ở người có góc đưa ra trước quá mức
Các dây chằng và cơ nâng đỡ mọi hướng và giữ vững khớp háng. Ở tư thế gấp 90° với một ít xoay và dạng, chỏm xương đùi và ổ cối tương khớp tối đa. Đây là tư thế vững và thoải mái và phổ biến ở tư thế ngồi. Một tư thế không vững của khớp háng là gấp và khép, như khi ngồi bắt chéo chân.
Khớp háng cho phép đùi di chuyển theo một tầm khá rộng theo ba hướng.
Gấp háng từ 120° đến 125° và duỗi 10° đến 15° ở mặt phẳng đứng dọc. Gấp háng bị giới hạn chủ yếu bởi mô mềm và có thể tăng ở cuối tầm nếu xương chậu nghiêng sau. Gấp háng dễ dàng với gối gập nhưng bị hạn chế nhiều bởi cơ hamstring nếu gấp ở tư thế duỗi gối. Duỗi háng bị hạn chế bởi bao khớp phần trước, các cơ gấp háng và dây chằng chậu đùi. Nghiêng chậu ra trước góp phần vào tầm vận động duỗi háng.Hình: Xương chậu có thể hỗ trợ vận động đùi bằng cách nghiêng ra trước để tăng duỗi háng hoặc nghiêng ra sau để tăng gấp háng.
Dạng háng xấp xỉ 30° đến 45° và khép 15° đến 30°. Dạng bị hạn chế bởi các cơ khép và khép bị hạn chế bởi mạc căng cân đùi.
Xoay trong từ 30° đến 50° và xoay ngoài từ 30° đến 50°. Gấp đùi có thể tăng tầm xoay trong và xoay ngoài.
Hình: Tầm vận động khớp hángGấp đùi sử dụng trong khi đi và chạy để đưa chân ra trước. Nó cũng quan trọng trong leo cầu thang và đi lên dốc và hoạt động mạnh trong động tác đá.
Cơ gấp đùi mạnh nhất là cơ thắt lưng-chậu, gồm cơ thắt lưng (psoas) lớn, thắt lưng bé, và cơ chậu. Đây là cơ hai khớp hoạt động lên cả cột sống thắt lưng và đùi. Nếu cố định thân thì cơ thắt lưng chậu tạo gấp háng (thuận lợi hơn khi đùi dạng và xoay ngoài). Nếu đùi cố định, cơ thắt lưng chậu tạo quá duỗi cột sống thắt lưng và gập thân. Cơ thắt lưng chậu hoạt động nhiều trong các bài tập gấp háng khi toàn bộ thân trên đưa lên (như nằm ngữa gập háng gối, nhấc đầu thân) hoặc khi nâng hai chân.
Cơ thẳng đùi là một cơ gấp háng khác mà vai trò tùy thuộc tư thế khớp gối. Đây là một cơ hai khớp và có vai trò duỗi gối nữa. Nó được gọi là cơ đá vì nó ở tư thế tạo lực thuận lợi tối đa ở khớp háng trong giai đoạn chuẩn bị đá, khi đùi quá duỗi ra sau và gối gập. Tư thế này kéo căng cơ thẳng đùi để cho hoạt động tiếp theo, khi đó cơ thẳng đùi góp phần quan trọng vào động tác gấp háng và duỗi gối. Mất chức năng cơ thẳng đùi giảm lực gấp háng đến 17%.
Ba cơ gấp háng phụ khác là cơ may, cơ lược và cơ căng cân đùi. Cơ may là một cơ hai khớp xuất phát từ gai chậu trước trên và bắt chéo khớp gối đến mặt trong đầu trên xương chày. Nó là một cơ yếu tạo lực dạng và xoay ngoài bên cạnh động tác gấp háng. Cơ lược chủ yếu là cơ khép đùi trừ khi đi nó đóng vai trò chủ động trong gấp đùi cùng với cơ căng cân đùi (thường là cơ xoay trong).
Trong động tác gấp đùi, xương chậu bị kéo ra trước bởi những cơ này trừ phi được giữ vững và đối lại bởi thân mình. Cơ thắt lưng chậu và cơ căng cân đùi kéo xương chậu ra trước. Nếu một trong những cơ này bị căng, có thể gây mất vững, lệch chậu hoặc ngắn chi chức năng.
Duỗi đùi quan trọng trong nâng đỡ trọng lượng cơ thể ở thì tựa bởi vì nó duy trì và kiểm soát các hoạt động khớp háng đáp ứng với lực kéo của trọng lượng. Duỗi đùi cũng hỗ trợ đẩy cơ thể lên và ra trước khi đi, chạy hoặc nhảy. Các cơ duỗi bám vào xương chậu và đóng một vai trò lớn trong làm vững xương chậu theo hướng trước sau.
Các cơ góp phần vào hầu hết trường hợp duỗi háng là cơ hamstrings. Hai cơ bên trong (bán gân và bán mạc) không hoạt động bằng cơ bên ngoài- cơ nhị đầu đùi, được xem là cơ duỗi gối chính.
Bởi vì tất cả các cơ hamstrings đi qua khớp gối, tạo lực gấp và xoay gối, hiệu quả duỗi háng của chúng phụ thuộc vào tư thế khớp gối. Khi gối duỗi, cơ hamstring được kéo căng và có hoạt động tối ưu lên khớp háng. Cơ hamstrings cũng kiểm soát xương chậu bằng lực kéo xuống lên ụ ngồi, làm xương chậu nghiêng sau. Như vậy, cơ hamstring đóng vai trò duy trì tư thế đứng thẳng. Căng cơ hamstring có thể gây những vấn đề tư thế như làm phẳng vùng thắt lưng và gây xương chậu nghiêng sau. Trong hoạt động đi đường bằng hoặc các hoạt động duỗi háng cường độ thấp, cơ hamstring là cơ chính tạo vận động duỗi háng ở tư thế chịu trọng lượng. Mất chức năng cơ hamstrings gây khiếm khuyết đáng kể động tác duỗi háng.
Khi cần duỗi háng cường độ mạnh hơn, cơ mông lớn được huy động là cơ duỗi chính, như khi chạy lên dốc, leo cầu thang, đứng lên từ ngồi xổm thấp hoặc từ ghế ngồi.
Cơ mông lớn dường như tác động chính lên xương chậu trong khi đi hơn là góp phần đáng kể vào tạo lực duỗi đùi. Bởi vì đùi hầu như duỗi trong chu kỳ dáng đi, chức năng của cơ mông lớn là duỗi thân và nghiêng chậu ra sau nhiều hơn. Lúc chạm gót khi thân gập, cơ mông lớn ngăn ngừa thân mình khỏi nghiêng phía trước. Vì cơ mông lớn cũng xoay ngoài đùi, cơ bị căng khi xoay trong. Mất chức năng cơ mông lớn không ảnh hưởng đáng kể sức cơ duỗi đùi vì cơ hamstrings là cơ tạo lực duỗi chính.
Bởi vì các cơ gấp và duỗi kiểm soát xương chậu theo hướng trước-sau, hai nhóm cơ này cân cân bằng cả về sức mạnh và độ mềm dẻo để xương chậu không bị kéo ra trước hoặc ra sau do một nhóm cơ mạnh hơn hoặc ít mềm dẻo hơn.
Dạng đùi là một vận động quan trọng trong nhiều kỹ năng thể thao và nhảy múa. Trong dáng đi, dạng đùi và các cơ dạng đóng vai trò quan trọng hơn là làm vững xương chậu và đùi.
Cơ dạng đùi chính ở khớp háng là cơ mông nhỡ. Cơ này co trong thì tựa khi đi, chạy hay nhảy để cố định xương chậu không cho nó hạ xuống ở chân không tựa. Yếu cơ mông nhỡ có thể dẫn đến những thay đổi như xương chậu xệ xuống đối bên và tăng khép và xoay trong đùi mà có thể dẫn đến tăng khớp gối vẹo ngoài, tăng xoay xương chày và sấp bàn chân. Cơ này có thuận lợi cơ học nhiều hơn khi góc nghiêng của cổ xương đùi nhỏ hơn 125°, hoặc khi khung chậu rộng hơn. Khi thuận lợi cơ học của cơ mông nhỡ gia tăng, sự vững của xương chậu trong dáng đi cũng được cải thiện.
Cơ mông bé, cơ căng cân đùi, và cơ hình lê cũng góp phần vào dạng đùi, nhất là cơ mông bé.
Nhóm cơ khép, cũng như cơ dạng, tham gia giữ tư thế xương chậu khi đi. Mặc dù các cơ khép có vai trò quan trọng trong một số hoạt động chuyên biệt, nghiên cứu cho thấy giảm 70% chức năng cơ khép đùi chỉ ảnh hưởng nhẹ hoặc vừa lên chức năng khớp háng.
Các cơ khép bao gồm cơ thon, ở phần trong đùi; cơ khép dài, ở phần trước đùi; cơ khép ngắn, ở phần giữa đùi; và cơ khép lớn, ở phía sau mặt trong đùi. Các cơ khép hoạt động trong thì đu đưa của dáng đi và nếu bị căng có thể dẫn đến dáng đi hình cây kéo (bắt chéo chân).
Các cơ khép ở một bên xương chậu kết hợp với các cơ dạng ở chân kia để giữ tư thế xương chậu và ngăn ngừa nghiêng. Nếu cơ dạng mạnh hơn cơ khép do co rút hoặc mất thăng bằng cơ, xương chậu sẽ nghiêng sang bên cơ dạng mạnh, co rút. Co rút cơ khép hoặc mất cân bằng sức mạnh gây kết quả tương tự ở hướng đối diện.
Xoay ngoài đùi quan trọng để tạo lực ở chi dưới bởi vì nó theo sau thân khi xoay. Các cơ xoay ngoài chính là cơ mông lớn, bịt ngoài, và vuông đùi. Cơ bịt trong, cơ sinh đôi trên và dưới và cơ hình lê góp phần vào xoay ngoài khi đùi duỗi. Cơ hình lê cũng dạng háng khi háng gấp và tạo vận động khi đưa chân lên và dạng, xoay ngoài.
Xoay trong đùi là một vận động yếu. Nó là vận động phụ của tất cả các cơ góp phần động tác này. Hai cơ quan trọng nhất trong xoay trong là cơ mông nhỡ và cơ mông bé. Các cơ xoay trong khác là cơ thon, cơ khép dài, khép lớn, căng cân đùi, bán gân, bán mạc.
Lực cơ mạnh nhất ở háng là lực duỗi, do kết hợp của cơ mông lớn kích thước lớn và cơ hamstrings. Duỗi mạnh nhất khi háng gấp 90° và giảm khoảng ½ ở tư thế trung tính 0°.
Gấp háng chủ yếu là do cơ thắt lưng chậu, dù sức mạnh giảm đi khi gập thân. Ngoài ra, lực gấp có thể tăng nếu kèm gấp gối để tăng tác động của cơ thẳng đùi.
Dạng tối đa ở tư thế trung tính và giảm hơn ½ ở tư thế dạng 25° do giảm chiều dài cơ. Dạng cũng mạnh hơn khi gấp đùi.
Dù nhóm cơ khép có thể tạo nhiều lực hơn cơ dạng, nhưng động tác khép không phải là thành phần chính của nhiều vận động hoặc hoạt động thể thao, do đó nó ít được làm mạnh qua hoạt động.
Lực cơ xoay ngoài lớn hơn lực cơ xoay trong 60% ngoại trừ ở tư thế gấp háng thì lực cơ xoay trong mạnh hơn một ít. Ở tư thế ngồi, lực cơ xoay ngoài và xoay trong mạnh hơn tư thế nằm ngữa.
Các vận động phối hợp của xương chậu và đùi
Xương chậu và đùi thường di chuyển cùng nhau trừ khi thân mình cản trở hoạt động xương chậu. Vận động phối hợp xương xương chậu và khớp háng được gọi là nhịp chậu-đùi. Trong vận động gấp háng chuỗi mở (nâng chân), xương chậu xoay ra sau trong những độ đầu tiên của vận động. Trong động tác nâng chân với gối gập hoặc duỗi, xoay xương chậu góp phần vào 26 đến 39% vận động gấp háng. Ở cuối tầm vận động gấp háng, sự xoay xương chậu ra sau bổ sung có thể góp phần vào gấp háng nhiều hơn. Khi duỗi háng (đưa chân ra sau) thì xương chậu xoay ra trước kết hợp. Trong khi chạy, nghiêng chậu ra trước trung bình ở chi không tựa vào khoảng 22 độ. Trong các vận động ở chi không chịu trọng lượng xương chậu di chuyển nhiều hơn.
Hình: Ở chi dưới, các phân đoạn phối hợp khác nhau phụ thuộc vào chuỗi động đóng hoặc mở. Hình bên trái cho thấy dạng háng ở chuỗi mở xảy ra khi đùi di chuyển lên xương chậu. Trong vận động chuỗi đóng bên phải, dạng xảy ra khi xương chậu hạ xuống ở bên chịu trọng lượng.
Ở tư thế đứng, chịu trọng lượng, chuỗi đóng, xương chậu di chuyển ra trước trên xương đùi, và vận động xương chậu trong gấp háng chỉ đóng góp 18% thay đổi trong vận động háng. Vận động xương chậu ra sau khi chịu trọng lượng góp phần vào duỗi háng.
Ở mặt phẳng trán, khi chịu trọng lượng một chân, xương chậu bên không tựa nâng lên tạo nên khép háng ở bên tựa và dạng ở bên không tựa.
Ở mặt phẳng ngang trong khi chịu trọng lượng (đứng hai chân), khi xoay một bên xương chậu ra trước tạo xoay ngoài ở háng trước và xoay trong ở háng sau.
Xương Chậu Nằm Ở Đâu Trên Cơ Thể? Có Cấu Tạo Và Chức Năng Gì?
Xương chậu là xương chằng của chi dưới cùng với khối xương cùng cụt tạo thành xương chậu.
Vị trí xương chậu nằm ở phần cuối của cột sống thắt lưng, nằm dưới thắt lưng bao quanh xương cột sống, xương cụt và nằm trên xương đùi, đan xen với xương hông và phần đầu xương đùi.
Xương chậu có hình quạt, có 2 mặt, 4 bờ, 4 góc và là xương lớn nhất trong cơ thể con người, giúp nâng đỡ phần trên của cơ thể.
– Mặt ngoài xương chậu: ở giữa là ổ cối, tiếp giáp với xương đùi và có hình dạng chữ C ngược hướng xuống dưới. Phần còn lại của ổ cối là hố ổ cối. Phía trên ổ cối là mặt ngoài của phần cánh xương chậu.
– Mặt trong của xương chậu: chính giữa mặt trong là đường cung chếch từ sau ra trước và từ trên xuống dưới. Đường cung của xương chậu 2 bên sẽ hợp với phần xương cùng, tạo thành eo chậu trên. Phía trên của đường cung là hố chậu. Phần sau của hố chậu là một vùng diện khớp hình vành tai gọi là diện nhĩ khớp với xương cùng.
– Bờ trên xương chậu: kéo dài từ gai chậu trước trên đến gai chậu sau trên. Bờ trên xương chậu cong hình chữ S, dày ở phía trước và phía sau, mỏng ở giữa
– Bờ dưới xương chậu: được tạo bởi xương mu và xương ngồi.
– Bờ trước: lồi lõm từ trên xuống dưới, gồm gai chậu trước trên, gai chậu trước dưới, diện lược, mào lược, gai mu.
– Bờ sau: lồi lõm từ trên xuống dưới, gồm gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết ngồi lớn, khuyết ngồi bé, ụ ngồi, gai ngồi.
Cấu tạo các góc của xương chậu:
– Góc trước trên: ứng với gai chậu trước trên
– Góc sau trên: ứng với gai chậu sau trên
– Góc trước dưới: ứng với gai mu
– Góc sau dưới: ứng với ụ ngồi
Xương chậu có diện tích cấu tạo lớn nhất trong hệ thống xương khớp của cơ thể, nối cột sống với xương đùi. Xương chậu có chức năng chính là:
– Nâng đỡ phần thân trên khi cơ thể ngồi hoặc đứng, di chuyển
– Giúp cơ thể cân bằng và chịu được lực của các cơ vận động và tư thế mạnh
Ngoài ra, xương chậu còn làm các nhiệm vụ sau:
– Chứa và bảo vệ nội tạng vùng chậu, phần dưới đường tiết niệu, che chở các cơ quan sinh sản.
– Nữ giới có xương chậu rộng và nông, giúp bao trọn các cơ quan như tử cung, buồng trứng, đường ruột, bàng quang. Khi mang thai, xương chậu còn có thể giúp bảo vệ thai nhi.
Cả nam và nữ khi có bất thường ở vùng xương chậu nên đi kiểm tra để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Các dấu hiệu bất thường gồm:
– Đau xương với những cơn đau âm ỉ, kéo dài, tê cứng chân
– Cơn đau vùng xương lan tới đùi, đau nặng hơn khi vận động
– Quan hệ thấy đau vùng xương này
– Chân đi vòng kiềng dẫn đến chân to, mông xệ
Đau nhức ở xương do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, mức độ đau khác nhau tùy vào loại bệnh và cơ địa từng người. Chính vì thế, khi có dấu hiệu đau xương chậu, bạn nên tới các bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Phổi Nằm Ở Đâu? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Phổi Là Gì?
Phổi là cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm hô hấp cho con người. Nó cũng đóng vai trò quyết định sự sống trong cơ thể. Chúng ta có thể không ăn một ngày nhưng không thể ngừng thở quá vài phút. Cùng tìm hiểu cấu tạo của phổi và chức năng hoạt động trong bài viết này.
Phổi nằm ở đâu?
Phổi là cơ quan có chức năng trao đổi khí của cơ thể và môi trường bên ngoài. Vị trí của phổi là nằm bên trong lồng ngực. Phổi có tính chất đàn hồi, mềm và xốp giúp đưa oxy trong không khí vào tĩnh mạch, đồng thời đưa khí cacbon dioxit từ động mạch ra bên ngoài. Bên cạnh đó, phổi còn có một số khả năng thứ yếu như là giúp lọc bỏ độc tố trong máu, chuyển hóa các chất sinh hóa học. Phổi cũng có khả năng lưu trữ máu bên trong.
Trong cơ thể chia cấu tạo của phổi thành 2 buồng phổi được xương sườn, xương ức, các gân cơ bao bọc xung quanh, phía bên dưới có cơ hoành ở giữa phổi và các cơ quan khác trong ổ bụng. Khí quản nằm ở giữa hai buồng phổi có cấu trúc là ống dẫn khí chính. Bên cạnh đó hơi chếch về bên trái là quả tim. Để nắm rõ hơn về cấu tạo của phổi, chúng ta sẽ thực hiện giải phẫu phổi theo hình thể bên ngoài và bên trong, vi thể phổi.
Hình thể bên ngoài
Nhìn từ bên ngoài, phổi có hình dạng giống một nửa chiếc nón có ba mặt, một đỉnh và hai bên bờ. Mặt bên ngoài của phổi hơi lồi và áp vào thành ngực, mặt bên trong có giới hạn là trung thất. Mặt bên dưới thì áp vào cơ hành được gọi là đáy phổi.
Cấu tạo bên trong
Trong buồng phổi phía bên trái có hai thùy và ba thùy ở bên phải và mỗi bên có một phế quản chính, 2 tĩnh mạch và 1 động mạch. Các ống dẫn động mạch và tĩnh mạch chia làm nhiều nhánh giống như một cây lớn với chi chít nhánh nhỏ ở giữa ngực và cực nhỏ ở bên ngoài cùng buồng phổi. Ở đây luôn kèm theo các mạch bạch huyết và dây thần kinh.
Cấu tạo vi thể của phổi
Phổi được cấu tạo bởi các đơn vị tiểu thùy phổi. Tiểu thùy phổi là những khối hình tháp bé với thể tích 1cm khối. Chúng được hình thành bởi các sự phân nhánh của các động mạch, tĩnh mạch phổi, động mạch tĩnh mạch phế quản và các sợi thần kinh, các mô liên kết đàn hồi.
Trong tiểu thùy phổi, phế quản tiểu thùy phân chia thành các ống nhỏ với tên gọi là tiểu phế quản tận dẫn đến khoảng nhỏ tiền đình. Từ tiền đình tỏa ra các ống dẫn phế nang đưa đến thùy phễu. Thùy phễu có cấu tạo bởi các nang bé có đường kính 0,1 – 0,2 mm giống tổ ong. Người trưởng tành có khoảng 400 – 500 triệu phế nang giúp bề mặt hô hấp tăng lên gấp nhiều lần. Thành của phế nang nhiều sợi đàn hồi và rất mỏng được bao bọc nhờ lưới mao mạch dày đặc. Ở đây thực hiện quá trình trao đổi khí giữa máu và không khí bên ngoài. Máu sẽ thải CO2 và biến sắc đỏ thẫm thành đỏ tươi.
Theo cấu tạo của phổi, màng phổi gồm hai lá: Lá thành và lá tạng được hình thành bởi mô liên kết xơ mỏng. Đồng thời chúng được lợp bởi lớp trung biểu mô với nhiều mạch bạch huyết và mao mạch máu xung quanh.
Màng phổi thành: Lá thành của màng phổi nằm bao quanh mặt trong của cơ hoành và thành ngực được chi phối bởi dây thần kinh hoành và dây thần kinh liên sườn.
Màng phổi tạng: Lá tạng bao quanh mặt phía ngoài của phổi và được dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm kiểm soát.
Ổ màng phổi: Hai lá này áp sát và nối tiếp với nhau tại phần rốn phổi nên tạo thành khoang màng phổi. Những tình trạng như tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi có thể làm cho hai lá này tách rời nhau tạo thành khoang thực chứa dịch hoặc khí.
Chức năng của phổi
Như chúng ta đã biết, các cơ quan trong cơ thể có thể hoạt động được đều là nhờ vào việc vận chuyển oxy từ phổi vào các tế bào. Do đó, phổi là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài. Nên phổi dễ dạng bị môi trường tác động gây lây nhiễm bệnh. Do đó, ở phổi có nhiều chức năng cản phá lại những nguy hại từ tác nhân bên ngoài.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của lá phổi với sự sống của con người. Nếu bạn đã nắm được cấu tạo của phổi cũng như chức năng phổi thì điều tiên quyết cần làm chính là có chế độ bảo vệ nó. Cụ thể như tránh không tiếp xúc với không khí độc hại, khói bụi, môi trường hóa chất, từ bỏ thuốc lá. Giữ ấm cơ thể không để bị nhiễm lạnh, có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Thường xuyên tới các cơ sở y tế thăm khám định kỳ để kiểm tra việc hoạt động của phổi.
Cập nhật lần cuối
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vùng Chậu Là Vùng Nào? Nằm Ở Đâu, Cấu Trúc Và Chức Năng trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!