Đề Xuất 5/2023 # Viên Kim Cương Đen Nổi Tiếng Thế Giới Đã Đến Việt Nam Fashionnet # Top 14 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 5/2023 # Viên Kim Cương Đen Nổi Tiếng Thế Giới Đã Đến Việt Nam Fashionnet # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Viên Kim Cương Đen Nổi Tiếng Thế Giới Đã Đến Việt Nam Fashionnet mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

288

Collection Korloff Noir nặng 88 carat, có 73 mặt cắt tinh xảo và được mua bảo hiểm có trị giá hơn 37 triệu USD. Kim cương từ lâu được dùng để chế tác các trang sức đặc biệt, có giá trị cao vì sự quý hiếm. Trong đó, kim cương đen được coi là một trong những những loại quý giá nhất. Nó chỉ xuất hiện ở vài nơi trên Trái Đất, chủ yếu là Brazil và Cộng hòa Trung Phi. Do khác biệt về thành phần cấu tạo, kim cương đen cứng hơn kim cương thường, khó cắt, đánh bóng và chế tác.

Korloff Noir – một trong những viên kim cương đen lớn nhất thế giới – xuất hiện trong một buổi giới thiệu trang sức cao cấp ở Hà Nội. Sản phẩm có trọng lượng 88 carat và từng là vật sở hữu của gia đình quý tộc Karloff-Sapozhnikov sinh sống ở St. Petersburg, Nga. Nó được Korloff – tập đoàn đang sở hữu – mua bảo hiểm ở mức 37 triệu USD (hơn 825 tỷ đồng) và có gương mặt đại diện là vận động viên trượt băng nổi tiếng – Marina Anisina.

Theo Luxmag, Korloff Noir ban đầu có trọng lượng 421 carat nhưng sau quá trình gọt giũa, sản phẩm chỉ còn 88 carat. Đây là điều không thể tránh khỏi bởi kim cương đen vốn có cấu tạo từ nhiều thành phần xốp, dễ vỡ, khó chế tác nên buộc phải loại bỏ. Korloff Noir không phải viên kim cương duy nhất bị “thu nhỏ”. The Spirit of de Grisogono – viên kim cương đen cắt lớn nhất thế giới – ban đầu nặng 587 carat sau khi chế tác cũng chỉ còn 312,24 carat. Các mẫu nổi tiếng khác như The Gruosi cũng được cắt từ 300,12 carat còn 115,34 carat hay The Black Orlov từ 195 carat còn 67,5 carat.

Korloff Noir được một gia đình quý tộc Nga bán cho một nhà buôn ở Paris vào những năm 1920. 50 năm sau, viên kim cương đen mới tới tay của người chủ hiện tại. Đại diện của Korloff cho biết họ đã hợp tác với nhiều nghệ nhân chế tác kim cương từ những năm 1920 để tìm ra phương thức giúp viên kim cương ngày một rực rỡ. Cụ thể, họ sử dụng phương pháp cắt 73 mặt giúp cải thiện đường đi của ánh sáng từ bên ngoài và phần tâm của Korloff Noir nhằm tận dụng tối đa khả năng khúc xạ ánh sáng, làm cho viên kim cương trông long lanh hơn. Ngoài sự quý hiếm, Korloff Noir còn được coi là “lá bùa may mắn” của tập đoàn Korloff Joaillier và gia đình nhà Paillaseur – những người sở hữu tập đoàn – nên hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Nhưng mỗi lần lộ diện, nó đều được canh chừng và bảo vệ cẩn trọng.

Trong lần ra mắt ở Moscow năm 2013, viên kim cương đen này được vận chuyển bằng chuyên cơ và bảo vệ nghiêm ngặt bởi nhân viên cũng như lực lượng an ninh. Khi được vận chuyển từ sân bay Moscow đến nơi triển lãm – trung tâm thương mại Crocus City Mall, Korloff Noir được chứa trong một chiếc xe ôtô chống đạn và được trực thăng hộ tống suốt dọc đường. Suốt buổi triển lãm, nó không khi nào được các vệ sĩ rời mắt khi đặt trong tủ chống đạn.

Kim Cương Bị Soán Ngôi ‘Cứng Nhất Thế Giới’?

Ở lõi hành tinh của chúng ta, khối lượng hàng tỷ tấn đá chèn từ trên xuống tạo ra lực mạnh gấp ba triệu lần áp suất khí quyển trên bề mặt Trái Đất.

Nhưng trong một phòng thí nghiệm khiêm tốn ở Bắc Bavaria, nhà vật lý Natalia Dubrovinskaia thậm chí có thể tạo được áp lực ghê gớm tới cỡ đó trong nhiều lần liên tiếp chỉ bằng một thiết bị bà cầm gọn trong lòng bàn tay.

Chỉ với vài lần xoay chắc chắn với mấy cái đinh vít trên một hình trụ kim loại nhỏ, bà có thể tạo ra áp lực mạnh gấp ba lần lực trong lõi Trái Đất.

Bà và các đồng nghiệp từ Đại học Bayreuth đã tìm ra một loại siêu vật liệu có khả năng chịu đựng những lực mạnh khủng khiếp đó.

Nó cứng đến mức có thể làm sứt mẻ kim cương – thứ từ trước đến giờ vẫn được coi là loại vật liệu cứng nhất thế giới.

Vật chất mới của bà là đỉnh cao của hàng thập niên nghiên cứu của thuật giả kim hiện đại, nơi nhiều nhà khoa học đã tìm ra những cách tinh chỉnh và làm thay đổi cấu trúc của các nguyên tố hóa học nhằm làm thay đổi tính chất của các nguyên tố đó.

Đó là một hành trình với đầy những khởi đầu sai lầm, các ngã rẽ lạc lối, nhưng thành công gần đây có thể tạo ra những ảnh hưởng rộng lớn, từ những đột phá trong y học cho đến hiểu biết của con người về các thế giới xa xôi.

Hành trình đi tìm chất siêu cứng

Niềm đam mê vật liệu cứng đã có từ thuở hồng hoang, khi tổ tiên chúng ta đã biết dùng đá để đẽo gọt những viên đá mềm hơn thành lưỡi dao.

Sau đó, các kỹ thuật này được thay thế bằng những thứ kim loại cứng hơn cho đến 2.000 năm trước, khi miếng sắt đầu tiên được sản xuất và trở thành vật liệu cứng nhất từng được con người biết đến.

Rồi đến cuối thế kỷ 18, các nhà khoa học phát hiện họ có thể bọc các thiết bị bằng kim cương để tạo độ cứng hơn thế nữa.

Khi qua chế tác và trở thành những món đồ trang sức, kim cương trông thật quyến rũ. Thế nhưng thật ra hầu hết lượng kim cương đã qua bàn tay xử lý của con người đều được dùng để làm lớp vỏ siêu cứng cho các thiết bị và mũi khoan, nhằm chống mòn.

Trong ngành công nghiệp dầu mỏ và khai mỏ, các mũi khoan có đầu bằng kim cương là những công cụ cực kỳ thiết yếu. Nếu không có chúng, ta sẽ không thể đào sâu vào hàng trăm mét đá để tìm kiếm các tài nguyên quý giá bên dưới lòng đất.

“Vỏ bọc cứng cần thiết cho rất nhiều ứng dụng, từ máy cắt tốc độ cao, mũi khoan biển sâu, ứng dụng khám phá mỏ khí và dầu mỏ cũng như ứng dụng trong y sinh học,” Jagdish Narayan, chủ tịch ngành khoa học vật liệu tại Đại học Bắc Carolina nói.

Để hiểu rõ nguyên nhân nào khiến một nguyên tố có thuộc tính cứng chắc, chúng ta cần phải xem cấu trúc nguyên tử của nó.

Tầm quan trọng của kim cương

Về thành phần hóa học, kim cương được tạo thành từ các nguyên tử carbon giống với loại than chì mềm vốn được dùng làm lõi bút chì.

Tuy nhiên, hai loại vật chất này lại khác nhau về cách thức các nguyên tử liên kết với nhau.

Than chì được cấu tạo từ nhiều lớp nguyên tử carbon, mỗi lớp gồm các nguyên tử kết nối với nhau theo hình lục giác phẳng, và các lớp được kết nối với nhau bởi lực hấp dẫn yếu.

Ở kim cương, các nguyên tử carbon được kết nối với nhau theo hình khối tứ diện, rất vững chắc. Bản thân các nguyên tử carbon cũng liên kết với nhau rất chắc chắn – mỗi nguyên tử có liên kết hoá trị với bốn nguyên tử khác – cho nên khi được kết hợp với cấu trúc tứ diện này, kim cương trở nên cực kỳ cứng.

Bản thân từ “kim cương” (diamond) bắt nguồn từ một từ cổ Hy Lạp là adámas, còn có nghĩa là không thể bẻ gãy.

Tất nhiên là kim cương vẫn có thể bị bẻ gãy, bị nghiền nát nếu bị tác động với áp lực đủ lớn. Các vết rạn nứt nhỏ trong một tinh thể có thể làm nó suy yếu, khiến kim cương dễ bị vỡ.

Với các nhà khoa học, thì vấn đề là phải tìm ra cách cho phép họ nghiên cứu phản xạ của các vật chất cụ thể khi đặt chúng dưới áp lực cao hơn áp lực làm vỡ tan nguyên tố tự nhiên cứng nhất trên hành tinh.

Mà để làm được điều này, họ cần tìm ra một thứ cứng hơn nguyên tố cứng nhất đó, tức là phải cứng hơn kim cương.

Những niềm hy vọng bị tan vỡ

Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi các khoa học gia bắt đầu hành trình tìm kiếm vật liệu siêu cứng bằng việc tìm cách tái tạo cấu trúc của kim cương. Thế nhưng chỉ có một vài nguyên tố có thể gắn kết với nhau theo cách này.

Một trong những chất đó là boron nitride.

Giống carbon, loại vật liệu tổng hợp này có một số thể khác nhau, và các nhà nghiên cứu có thể ‘bắt chước’ cấu trúc kim cương bằng cách thay thế các nguyên tử carbon bằng các nguyên tử nitrogen và boron.

Được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1957 và được đặt tên là khối boron nitride, ban đầu chất này được cho biết là cứng đến mức có thể làm trầy xước kim cương.

Thế nhưng hy vọng ngay sau đó đã tan vỡ khi các thí nghiệm cho thấy độ cứng của nó chỉ chưa bằng một nửa kim cương.

Vài thập niên sau đó, giới khoa học lại thất vọng khi cố gắng tìm cách khác để tạo ra các hình thức kết nối nguyên tử của ba nguyên tố này – nitrogen, boron và carbon – thành nhiều cấu trúc khác nhau.

Các màng mỏng của một trong những loại vật chất đó được sản xuất vào năm 1972, tuy nhiên, lại tạo ra một dạng giống cấu trúc kim cương. Nhược điểm là phải có các quy trình hoá học phức tạp và nhiệt độ cực kỳ cao để tạo ra nó.

Mãi đến năm 2001, chất boron carbon nitride giống kim cương mới được các khoa học gia ở Viện nghiên cứu Khoa học Quốc gia ở Ukraine tại Kiev tuyên bố sản xuất được cùng với các đồng nghiệp từ Pháp và Đức.

Nhưng họ nhận thấy dù nguyên tố mới cứng hơn các tinh thể của khối boron nitride, nó vẫn chưa đạt đến chuẩn độ cứng của kim cương.

Sau đó, bảy năm sau, Changfeng Chen, một nhà vật lý tại Đại học Nevada và đồng nghiệp tại Đại học Giao thông Thượng Hải của Trung Quốc, nghĩ rằng họ đã chạm tới được một thứ có thể soán ngôi kim cương về độ cứng chắc.

Họ tính toán rằng một cấu trúc hình lục giác lạ lùng của boron nitride, có tên là wurtzite boron nitride, sẽ có thể chịu lực mạnh hơn kim cương 18%.

Loại vật liệu hiếm này có kết cấu kết nối giữa các nguyên tử theo hình khối, giống như kết cấu nguyên tử ở kim cương và khối boron nitride. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là các nguyên tử của vật liệu này kết nối với nhau ở các góc độ khác.

Mô phỏng trên máy tính nhằm tìm hiểu mức độ phản ứng của vật liệu này khi chịu lực cho thấy nó có một số liên kết linh hoạt, tự tái định hướng khoảng 90 độ khi bị lực tác động để giải toả áp lực.

Ở mức áp lực như nhau, tức vẫn trong khả năng chịu đựng của kim cương, thì các liên kết trong kim cương phản ứng tương tự. Thế nhưng wurtzite boron nitride trở nên mạnh hơn đến gần 80% khi bị áp lực cao hơn thế.

Khó khăn ở đây là việc tạo ra wurtzite boron nitride khá nguy hiểm. Trong tự nhiên, nó chỉ được sinh ra từ sức nóng khủng khiếp và áp lực của núi lửa phun trào.

Như vậy, để tạo được chất này, con người sẽ phải tạo ra các vụ nổ tương tự thế, nghĩa là cực kỳ khó đạt được; điều này đến nay vẫn chưa được thử nghiệm.

Bước đột phá

Mãi cho tới vài năm gần đây, cuối cùng chúng ta cũng mới đạt được những đột phá.

Năm 2015, Jagdish Narayan và các cộng sự tại Đại học Bắc Carolina cho biết họ đã làm tan chảy một cấu trúc carbon phi tinh thể, được biết đến với tên gọi carbon kính (glassy-carbon), bằng cách dùng xung bức xạ laser nhanh đốt nóng chất đó lên đến 3.700 độ C sau đó làm lạnh thật nhanh.

Quá trình làm lạnh này, hay còn gọi là dập tắt, chính là bước đã tạo ra chất tên là Q-carbon. Chất Q-carbon mà họ tạo ra là một dạng cấu trúc carbon không định hình, lạ thường nhưng cực kỳ cứng chắc.

Khác với các cấu trúc carbon khác, chất này có từ tính và phát sáng khi tiếp xúc với nguồn sáng.

Cấu trúc của vật liệu này chủ yếu được tạo ra từ liên kết giống kim cương nhưng cũng có khoảng 10-15% độ giống với liên kết than chì.

Thử nghiệm của nhóm nghiên cứu cho thấy Q-carbon cứng hơn ít nhất là 60% so với kim cương, nhưng thông tin này chưa được xác nhận chắc chắn.

Để thử nghiệm độ cứng của một mẫu vật, ta cần phải có một thứ rắn hơn mẫu vật đó.

Khi cố gắng nghiền nát một mẫu Q-carbon bằng cách dùng hai mũi nhọn kim cương mài sắc kẹp lại thì là lúc phát sinh vấn đề. “Mũi kim cương biến dạng trong quá trình đo độ cứng của Q-carbon,” Narayan nói.

Kỷ nguyên mới

Và đây là lúc chiếc đe siêu cứng của Dubrovinskaia xuất hiện.

Vật liệu mới của bà là một dạng độc nhất vô nhị của carbon, được biết đến với tên gọi là các khối cầu kim cương nanocrystalline (nanocrystalline diamond balls).

Thay vì được tạo ra từ một lưới tinh thể từ các nguyên tử carbon đơn lẻ như đá quý mà chúng ta vẫn dùng để chế tác đồ trang sức, chất này được tạo ra từ rất nhiều tinh thể siêu nhỏ, mỗi tinh thể nhỏ hơn 11.000 lần so với tiết diện một sợi tóc người.

Những tinh thể này liên kết với nhau bởi một lớp graphene (tấm carbon lục giác tuần hoàn). Chất liệu kỳ diệu đoạt giải Nobel này được tạo thành từ một lớp carbon có độ dày chỉ bằng một nguyên tử.

Trong khi tinh thể kim cương bắt đầu không chịu được áp lực 120 Giga Pascals (GPa), thì vật liệu mới có thể chịu được ít nhất 460 GPa.

Nó thậm chí có thể chịu được khi tổng lực ép tạo ra áp lực đến 1.000GPa.

Điều này khiến khối cầu nhỏ xíu này cứng hơn bất cứ loại vật liệu nào từng được biết đến trên hành tinh này.

Để so sánh tương đương, lực này bằng với việc đặt 3.000 con voi Châu Phi trưởng thành lên một chiếc gót giày nhọn.

“Đây là vật liệu cứng nhất trong tất cả các loại siêu cứng vì nó có thể làm biến dạng tất cả chúng,” Dubrovinskaia nói.

Những khối cầu kim cương nanocrystalline này trong suốt, khiến chúng có thể được biến thành những mắt kính siêu nhỏ giúp các nhà nghiên cứu dùng X-quang để quan sát được vật chất bị nó nghiền nát.

“Nó cho phép chúng tôi tạo áp lực lên vật chất đang nghiên cứu và quan sát xem điều gì xảy ra,” Dubrovinskaia nói. “Việc đạt được áp suất siêu lớn đã mở ra một chân trời mới trong việc tìm hiểu vấn đề một cách kỹ càng hơn.”

Dubrovinskaia và đồng nghiệp của bà đã ứng dụng thành quả này trong nghiên cứu chất osimi, một chất thuộc nhóm các kim loại chống nén mạnh nhất trên thế giới.

Họ thấy rằng kim loại này có thể chịu được áp lực lên tới trên 750GPa. Trên mức đó, các electron bên trong, vốn thường liên kết chặt chẽ với nguyên tử kim loại ở phần lõi và cực kỳ ổn định, bắt đầu tương tác với nhau.

Các nhà nghiên cứu tin rằng phản ứng lạ lùng này có thể khiến kim loại thay đổi từ thể rắn sang thành một trạng thái chưa từng được biết trước đó. Họ hy vọng sẽ nghiên cứu xem sau khi bị tác động bằng cách này, osimi sẽ có thêm tính chất gì trong tương lai.

Ứng dụng khoa học

Loại nano kim cương siêu cứng này đã đi xa hơn khỏi giới hạn ban đầu là cắt được đá và kim loại.

Nano kim cương này khi tồn tại ở dạng bột có thể được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, bởi nó thấm khô rất tốt và bám dính vào các hoạt chất. Chúng sẽ thấm vào da và mang theo các hoạt chất thấm vào theo.

Ngành y dược cũng đang bắt đầu khám phá cách sử dụng để đưa các loại thuốc như dùng trong phác đồ hoá trị vào các nơi khó tới nhất trong cơ thể. Nghiên cứu cũng cho thấy nano kim cương có thể kích thích sự phát triển của xương và sụn.

Hơn thế nữa, nghiên cứu này có thể giúp giải mã một số bí ẩn của hệ mặt trời.

Một cuộc hội thảo quốc tế được tổ chức trong tháng Chín 2016 dành cho các chuyên gia nhằm thảo luận về một số vấn đề này.

Trong khi ở phần lõi Trái Đất, áp lực được cho là có thể đạt đến 360GPa, thì hành tinh lớn nhất bay trong quỹ đạo của Mặt Trời, hành tinh khí khổng lồ – Sao Mộc, được cho là có lực đến 4.500GPa ở phần lõi của nó.

Với những áp lực này, các nguyên tố bắt đầu phản ứng theo những cách lạ lùng.

Chẳng hạn như hydrogen – một chất thường tồn tại ở dạng khí ở Trái Đất – bắt đầu có tính chất như kim loại, và có thể dẫn điện.

Dubrovinskaia và Dubrovinsky hy vọng loại kim cương siêu cứng của họ có thể giúp con người tạo ra những điều kiện tương đương vũ trụ như vậy.

“Chúng tôi bắt đầu khởi tạo mô hình bên trong hành tinh khổng lồ hay Siêu Trái Đất ngoài vũ trụ bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta,” Dubrovinskaia nói.

“Tôi nghĩ thậm chí còn thú vị hơn nếu chúng ta có thể làm được việc này bằng một vật gì đó mà mình có thể cầm gọn trong tay.”

Biến Đổi Khí Hậu Đã Tác Động Đến Việt Nam Như Thế Nào?

Thời tiết ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng bất thường. Hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp của nước ta. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) do có bờ biển dài. Nếu nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người dân.

Thời tiết bất thường khắp cả nước

Nhìn lại năm 2016 và đầu năm 2017 sẽ thấy tính bất thường của thời tiết ngày càng gay gắt, xảy ra trên khắp cả nước. Cụ thể với mùa khô 2016, nhiều nơi ở miền Nam và miền Trung khô hạn do lượng mưa thiếu hụt từ 30 – 40%, lượng dòng chảy trên các sông nhỏ dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn đến sớm hơn 1 tháng ở các vùng cửa sông miền Trung và đặc biệt ở ĐBSCL, nhiều nơi mặn đã vào sâu 80 – 100 km hoặc hơn, bà con nông dân điêu đứng vì hạn mặn, thiếu nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất rất nghiêm trọng.

Ở miền Trung mưa lũ đến muộn nhưng lại dồn dập, lũ chồng lũ kéo dài nhiều ngày vào những tháng cuối năm 2016, gây thiệt hại lớn về tài sản và người. Miền Bắc đợt rét đầu tiên đến sớm so với bình thường, tuy nhiên người dân lại ít cảm nhận được không khí lạnh của mùa đông, do xen kẽ các đợt lạnh lại có những ngày nhiệt độ khá cao gây tiết trời oi nóng.

Trong mùa khô 2016 – 2017, Nam Bộ cũng như TPHCM đã xuất hiện một số trận mưa trái mùa với lượng lớn, số ngày xuất hiện mưa và tổng lượng mưa các tháng trong mùa khô cũng vượt trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Mưa trái mùa gây thiệt hại cho sản xuất vụ đông xuân cũng như hoa màu cây trái. Theo chuyên gia dự báo khí tượng, có nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn do BĐKH đã làm thay đổi một số quy luật tự nhiên. Chuyên gia dự báo khí tượng cho biết, hiện nay thời tiết đang ở giai đoạn trung tính và có xu hướng nhích sang El Nino (thường gắn với hiện tượng khô hạn) nên mùa mưa ở Nam Bộ đã đến sớm hơn trung bình nhiều năm.

Cuối thế kỷ 21, TPHCM sẽ bị ngập 20% diện tích

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, BĐKH đang diễn ra mạnh mẽ, các diễn biến gần đây vượt xa mức được ghi nhận là kỷ lục trước đó. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), năm 2016 lại phá kỷ lục của năm 2015, trở thành năm nóng nhất trong lịch sử tồn tại của loài người; Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển tiếp tục tăng, đã vượt quá ngưỡng nguy hiểm. BĐKH được dự báo là có nhiều diễn biến phức tạp trong những năm tới, tiếp tục tạo ra nhiều thách thức về kinh tế – xã hội, an ninh và môi trường.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được đánh giá là một trong những khu vực dễ bị tổn thương, chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Nhiều loại hình thiên tai, hiện tượng khí hậu và thời tiết cực đoan diễn ra với quy mô, tần suất và mức độ ngày càng lớn. Số liệu 2015 cho thấy, trong tổng số 90 cơn bão toàn cầu, 344 thảm họa thiên tai thì có đến gần 50% số đó xuất hiện ở các quốc gia và vũng lãnh thổ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH do có bờ biển dài. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam, vào cuối thế kỷ 21, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các địa phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị ngập nước. Khi đó sẽ có khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp, với tổn thất khoảng 10% GDP. Đặc biệt, TPHCM sẽ bị ngập trên 20% diện tích thành phố.

Tại hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á- Thái Bình Dương về “Ứng phó với biến đổi khí hậu – hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững” tổ chức mới đây tại TPHCM, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân dẫn đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và cho biết, TPHCM là một trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất bởi BĐKH. Tác động mạnh nhất đến thành phố là nhiệt độ, lượng mưa và triều cường. “Tình trạng ngập lụt ở đô thị, xâm nhập mặn ngày càng sâu vào thượng nguồn, nước biển dâng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nguồn cung cấp nước sạch, cơ sở hạ tầng và đời sống nhân dân thành phố” – ông Nguyễn Thiện Nhân nói. Trên một km2, TPHCM có số dân, chất thải sinh hoạt, nhu cầu nước sinh hoạt và mật độ giao thông gấp 17 lần bình quân cả nước. “Đây thực sự là những thách thức rất lớn cho việc đảm bảo môi trường sống tốt cho người dân và làm cho thành phố nhạy cảm hơn với tác động của BĐKH”- ông Nguyễn Thiện Nhân cho hay.

Tình trạng ngập lụt tại TPHCM ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân thành phố Ảnh: MINH QUÂN

Bảo vệ môi trường sống lành mạnh cho mọi người dân

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định, BĐKH đang là thách thức nghiêm trọng nhất đối với quá trình phát triển bền vững đối với tất cả các nước trên thế giới, từ nước có điều kiện phát triển, đến các nước còn nghèo. Nếu không ứng phó hiệu quả với BĐKH thì thành quả phát triển kinh tế xã hội sẽ chịu tổn hại, quá trình phát triển bền vững sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí là không thể đạt được.

Để ứng phó với BĐKH, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, từ năm 2015, Việt Nam đã lập kế hoạch 61 dự án cấp bách, không thể trì hoãn với tổng kinh phí khoảng 19.000 tỷ đồng. Các dự án ưu tiên trong giai đoạn trung hạn đã được Quốc hội và Chính phủ đồng ý phê duyệt khoảng 15.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống hồ tích trữ nước ngọt; phát triển và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn; đầu tư hệ thống quan trắc môi trường, dự báo khí tượng thủy văn; di dời dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm….

Còn về lâu dài, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, để phát triển nền kinh tế xanh theo hướng các-bon thấp và giảm phát thải khí nhà kính, như cam kết trong Thoả thuận Paris thì Việt Nam cần một nguồn lực đầu tư rất lớn. “Vì vậy, chúng ta cần sớm nghiên cứu, ban hành các chính sách, biện pháp phù hợp để thúc đẩy sự tham gia của tư nhân, nhằm tăng cường sự đầu tư giảm lượng phát thải khí nhà kính, thích ứng với BĐKH, dần dần chuyển đổi nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nhiên liệu không tái tạo sang năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu suất và tiết kiệm năng lượng” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Đối với TPHCM, ông Nguyễn Thiện Nhân cho hay TP đã có những chủ trương, chính sách tương ứng để ứng phó với BĐKH ở nhiều mức độ và được lồng ghép trên nhiều lĩnh vực khác nhau như quy hoạch, năng lượng, giao thông, xây dựng, quản lý chất thải, quản lý nước, nông nghiệp. Cụ thể, TPHCM đã tham gia hoạt động của Tổ chức C40 (Tổ chức nhóm nhà lãnh đạo các thành phố trên thế giới có cam kết giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu); tham gia các hoạt động nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

TPHCM hiện đang phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để nghiên cứu xây dựng các thể chế, tạo hành lang pháp lý, tiến tới từng bước thực hiện Thỏa thuận Paris năm 2015. Thành phố cũng hợp tác với thành phố Osaka (Nhật Bản) trong chương trình phát triển thành phố phát thải cac-bon thấp và với thành phố Rotterdam (Hà Lan) trong “Chương trình TPHCM phát triển về hướng biển thích ứng với BĐKH”. “Chúng tôi đã quyết định sẽ xây dựng TPHCM thành đô thị thông minh đầu tiên của Việt Nam, trong đó yếu tố bảo vệ môi trường sống lành mạnh cho mọi người dân là một thành tố quan trọng hàng đầu” – ông Nguyễn Thiện Nhân nói.

Vén Bức Màn Bí Ẩn Đằng Sau Viên Kim Cương Màu: Đỏ. Đen. Cam

Kim cương phổ biến nhất là sắc trắng tinh khiết và đơn thuần, nhưng thực ra chúng còn có rất nhiều màu sắc long lanh và đẹp mắt hơn ngoài màu trắng như màu Đỏ, Đen, Cam. Hơn nữa đằng sau vẻ long lanh đó cũng là những bí ẩn mà nhiều người không biết.

Viên kim cương màu đỏ tựa như Ruby hay rực rỡ hơn ?

Kim cương đỏ là loại kim cương hiếm nhất trong số các loại kim cương màu. Hiện viên kim cương đỏ lớn nhất trên thế giới có trọng lượng khoảng 1gr tương đương với 5,11 carat. Và trên thế giới chỉ còn 20-30 viên kim cương đỏ được chứng nhận còn tồn tại.

Một viên kim cương đỏ có tên Everglow nặng 2,11 carat ( 0,422gr ) cũng là tâm điểm của mọi ánh mắt trong thời gian gần đây, được giới chuyên gia trong ngành chế tác trang sức chú ý.

Viên kim cương đỏ tự nhiên được khai thác bởi công ty Rio Tinto tại mỏ Argyle ở Úc vào tháng 1/2016.

Viên kim cương này có khối lượng ban đầu là 4 carat (0,8 gr ) và có sắc đỏ sâu. Sở dĩ mang tên Everglow ( tỏa sáng vĩnh cửu ) bởi khi nhìn vào nó, lúc nào sắc đỏ cũng nó cũng như đang tỏa sáng.

Màu đỏ của các loại đá quý luôn là màu sắc yêu thích của các nàng.

Mang sắc đỏ tư nhiên như những viên đá Ruby nhưng viên kim cương đỏ vẫn luôn có nét khác biệt của riêng nó cũng như quá trình vật lý để tạo nên nó.

Kim cương đỏ hình thành do quá trình ” biến dạng dẻo” làm thay đổi vĩnh viễn cấu trúc phân tử xảy ra trong mỗi viên kim cương. Điều đặc biệt là độ cứng của viên kim cương đỏ lớn hơn nhiều lần so với kim cương trắng thông thường.

Nó loại đá quý được biết đến với cái tên khoa học là Carbonado là một dạng thù hình cứng nhất và không tinh khiết của kim cương. Chính vì cấu tạo đặc biệt này khiến cho kim cương đen tự nhiên có màu mờ đục, bề mặt rỗ, xốp và có nhiều tạp chất bên trong. Vì vậy mà loại kim cương này rất khó để chế tác và đánh bóng.

Hình ảnh cho một số viên kim cương đen.

Trong chế tác trang sức, kim cương đen vẫn chứa rất nhiều khuyết điểm bề mặt cũng như tạp chất bên trong. Vậy nên, người ta đã tạo nên loại kim cương đen trong suốt và có bề mặt sáng bóng hơn bằng cách xử lý chiếu xạ những viên kim cương màu khác, làm cho chúng có màu thật tối mà khi nhìn bằng mắt thường ta sẽ thấy màu đen.

Kim cương đen được tìm thấy chủ yếu ở Brazil và Cộng hòa Trung Phi.

Bởi vì xuất hiện đặc biệt của nó không giống như các loại đá quý hay khoáng vật khác mà nó được hình thành từ một vụ nổ sao băng và rơi xuống đất theo các cơn mưa thiên thạch. Mà bản thân nó đã mang những giá trị thần bí và được người đời suy tôn là báu vật của chúa Trời.

Theo truyền thuyết ấn độ truyền lại rằng: Mỗi khi xảy ra mâu thuẫn hay chiến tranh giữa các bộ lạc người ta chỉ cần chạm vào viên đá đen màu nhiệm là mọi mâu thuẫn đều được hóa giải. Vì vậy mà người Ấn Độ luôn có niềm tin mãnh liệt vào quyền lực của sắc đen thăm thẳm từ viên đá đen kỳ diệu bởi nó chứa đựng những sắc mạnh đặc biệt có thể hóa giải mọi mâu thẫn và dung hòa những mặt đối lập giữa vạn vật của tạo hóa.

Orlov còn gọi là ” Con mắt kim cương của thần Braham, nặng 195 carat trước khi bị cắt”. Nó được tìm thấy từ thế kỷ 19 ở Ấn Độ. Như huyền thoại, viên kim cương đen tự nhiên là một mắt của bức tượng thần Braham, vị thần sáng tạo theo truyền thuyết của người Hindu. Người ta đã tin rằng nó bị một nhà sư lấy trộm và sau đó hứng chịu lời nguyền.

Còn tất nhiều hoài nghi xung quanh tính xác thực của lời nguyền này, nhưng nhiều điều huyền bí, kịch tính và chết chóc đã xảy ra.

Kế đến là sắc lửa của viên kim cương mà u cam

Viên ” kim cương lửa ” này được ước tính có giá trị từ 17 đến 20 triệu USD.

Đây là một viên đá quý đặc biệt và sống động, và có màu sắc mãnh liệt có thể hấp thụ và chiếu sáng trên tất cả bề mặt.

Viên kim cương cam có sắc đậm hơn so với kim cương vàng.

Nhiều nhà đấu giá miêu tả ” viên kim cương cương màu cam rực rỡ này có kích thước bằng một quả hạnh”.

Rất nhiều điều kỳ thú và mới lạ xoanh xung quanh những viên đá quý, đặc biệt là những viên kim cương đầy màu sắc. Đặc biệt là những viên kim đầy màu sắc như những viên kim cương màu Đen, Đỏ, Cam.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Viên Kim Cương Đen Nổi Tiếng Thế Giới Đã Đến Việt Nam Fashionnet trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!