Cập nhật nội dung chi tiết về Văn Hóa – Định Nghĩa, Đặc Trưng, Chức Năng – Di Tích Lịch Sử – Văn Hoá Hà Nội mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Định nghĩa Văn hóa
Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn)… Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa hóa gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong lục, lối sống, lao động…
Phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay (coi văn hóa như tập hợp, như hệ thông, như giá trị, như hoạt động, như kí hiệu, như thuộc tính nhân cách, như thuộc tính xã hội…), có thể xác định được 4 đặc trưng cơ bản mà tổng hợp lại, ta có thể nêu ra một định nghĩa văn hóa như sau:
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động, thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
2. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa
Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống. Đặc trưng này cần để phân hiệt hệ thống với tập hợp nó giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó.
Như có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ưng phó vơi môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã hội – có lẽ chính vì vậy mà người Việt Nam ta dùng từ chỉ loại “nền” để xác định khái niệm văn hóa (nền văn hóa).
Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”, tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.
Các giá trị văn hóa, theo muc đích cố thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần), theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thấm mĩ theo thời gian có thể phân hiệt các giá trị vĩnh cừu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có đươc cái nhìn hiện chứng– và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời.
Vì vậy mà, về mặt đồng đại, cùng một hiện tượng có thể có giá trị nhiều hay ít tùy theo góc nhìn, theo bình diện được xem xét. Muốn kết luận một hiện tượng có thuộc phạm trù văn hóa hay không phải xem xét mối tương quan giữa các mức độ “giá trị” và “phi giá trị” của nó. về mặt lịch đại, cùng một hiện tượng sẽ có thể có giá trị hay không tùy thuộc vào chuẩn mực văn hóa cùa từng giai đoạn lịch sử. Áp dụng vào Việt Nam, việc đánh giá chế độ phong kiến, vai trò của Nho giáo, các triều đại nhà Hồ, nhà Nguyễn… đều đòi hỏi một tư duy biện chứng như thế.
Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội.
Đặc trưng thứ ha của văn hóa là tính nhân sinh. Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất (như việc luyện quặng, đẽo gỗ…) hoặc tinh thần (như truyền thuyết về các cảnh quan tự nhiên).
Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó.
Văn hóa còn có tính lịch sử. Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa tính bề dày một chiều sâu, nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thông văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiêm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận…
Truyền thông văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ tư của văn hóa. Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách (trồng người). Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Nó là một thứ “gien” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau.
Hits: 80389
Lịch Sử Và Văn Hóa
Bánh Đậu xanh là một đặc sản của Hải Dương – một tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ. Chiếc bánh giản dị này cũng có một lịch sử phát triển rất li kỳ. Một lần, vua Bảo Đại kinh lý qua Trấn Hải Dương, đã được nhân dân nơi đây dâng lên một loại bánh làm từ đỗ xanh. Vua ăn thấy rất ngon và khen ngợi hết lời.
Bánh có hương vị nhẹ nhàng, ngọt, mịn và rất phù hợp khi uống trà. Bảo Đại sau khi về cung đã ban sắc lệnh khen bánh Đậu xanh Hải Dương. Trên sắc có in hình “Rồng Vàng” – biểu tượng Uy quyền của vua. Kể từ đó bánh Đậu xanh Hải Dương có tên mới là: “Bánh Đậu xanh Rồng vàng”. Cái tên đó cho đến nay vẫn là thương hiệu riêng để phân biệt với các loại bánh Đậu xanh ở các tỉnh khác. Một chiếc bánh Đậu xanh Rồng vàng được làm ra có thể coi là một kì công, kết quả của một nghệ thuật điêu luyện.
Nguyên liệu chính để làm bánh là bột đậu xanh nguyên chất, đường trắng tính luyện và dầu thực vật. Nhưng không phải bột đậu xanh nguyên chất nào cũng làm được bánh. Đỗ xanh dùng làm bánh phải được chọn lọc kỹ càng. Đỗ phải được phơi khô không được để mốc và không dùng đỗ xấu để làm bánh vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng bánh. Đỗ đó được đưa vào rang chín, sau khi đạt đến độ chín đều thì đem xay sau đó lọc bỏ vỏ, rồi nghiền thành bột. Bột đậu xanh này kết hợp với đường trắng tinh luyện cùng dầu thực vật và một số hương liệu khác để tạo thành một chiếc bánh có thể làm đẹp lòng và hợp khẩu vị với mọi lứa tuổi.Bánh Đậu xanh Rồng vàng Hải Dương được chứng nhận là loại bánh có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thích hợp cho mọi lứa tuổi nhất là người già và trẻ em.
Bánh có tác dụng giảm béo đối với những người trung niên, giảm Cholesterol và mỡ trong máu, cũng như đề phòng các bệnh xơ cứng động mạch ở người cao tuổi. Đông y cho rằng: Đậu xanh tính bình, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… rất tốt cho cơ thể con người, đặc biệt là người mới ốm dậy. Do tính chất tốt của đậu xanh như vậy, cùng với sự thanh tịnh của bánh mà bánh đậu xanh không chỉ được dùng làm quà cho người thân, bạn bè mà còn dùng để thờ cúng tổ tiên vào những ngày lễ tết. Rất nhiều người Việt nói chung và người Hải Dương sống ở nước ngoài, mỗi lần về thăm quê cha đất tổ đều không quên mang theo mấy hộp bánh đậu xanh làm quà khi quay trở lại xứ người. Chút hương vị nhẹ nhàng của chiếc bánh đậu xanh giản dị đã làm ấm lòng người xa xứ. Bánh Đậu xanh Rồng vàng có thể ăn ở mọi lúc, nhưng sẽ thật thú vị và thật ngon khi ăn bánh với một tách trà nóng. Khi cho bánh vào miệng, lập tức bánh tan mịn và có hương vị ngọt hài hoà. Đáng nhớ biết bao là hình ảnh các cụ già ngồi bên cạnh bạn tâm giao vừa trò chuyện, ngâm thơ vừa uống trà, ăn bánh và ríu rít vây xung quanh là đàn cháu đang vui sướng vì được chia phần. Bánh đậu xanh thật sự có ý nghĩa như là một vật gắn kết các thế hệ trong gia đình và mọi lứa tuổi.
Di Sản Văn Hóa Với Phát Triển Du Lịch
Thực tế minh chứng di sản văn hóa tạo sức hấp dẫn vô cùng tận cho điểm đến du lịch. Di sản văn hóa là động cơ, là duyên cớ thôi thúc chuyến đi, là môi trường tương tác và là những trải nghiệm đáng giá cho du khách, qua đó trở thành tài nguyên, nguồn lực chiến lược cho phát triển du lịch. Cũng chính sức cuốn hút ấy của di sản văn hóa đã tạo nên những làn sóng đầu tư vào du lịch di sản, những dòng khách du lịch tấp nập đổ về; người người, nhà nhà làm du lịch…Điều đó mang lại không chỉ những kết quả tăng trưởng lan tỏa nhiều mặt về kinh tế-xã hội, mà còn bảo tồn chính di sản văn hóa. Nhưng cũng chính quá trình vận động du lịch ồ ạt thiếu kiểm soát ở nhiều nơi đang gieo rắc không ít những tác động tiêu cực tới di sản văn hóa trở thành những hệ lụy phải trả giá đắt. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay đòi hỏi các bên cùng hành động, có những biện pháp kiểm soát thích đáng để bảo tồn và phát huy bền vững đối với di sản văn hóa trong phát triển du lịch.
Di sản văn hóa tạo động lực cho du lịch: Di sản văn hóa là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động lực thu hút ngày càng nhiều khách tham quan trong nước và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Hiện nay, ngành du lịch xem đây là nền tảng, trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế du lịch bên cạnh các yếu tố về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và nguồn nhân lực. Di sản văn hóa cũng là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.
Chúng ta có quyền tự hào về bề dày lịch sử ngàn đời của đất nước với 54 dân tộc anh em đã để lại cho hôm nay một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Đến nay đã có 24 di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên được UNESCO vinh danh là di sản thế giới; trong đó có 8 di sản thiên nhiên và di sản văn hóa vật thể (Vịnh Hạ Long, Hoàng Thành Thăng Long, quần thể danh thắng Tràng An, Thành Nhà Hồ, Phong Nha Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn); 12 di sản văn hóa phi vật thể (Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ, Lễ hội Gióng, Ca Trù, Hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh, Nghi lễ kéo co, Đờn ca Tài tử Nam Bộ; Bài Chòi Trung Bộ); và 4 di sản tư liệu (Bia Tiến sỹ Văn Miếu Quốc Tử Giám, Mộc bản Triều Nguyễn, Châu bản Triều Nguyễn, Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang). Cùng với đó là hàng vạn di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh được công nhận di sản. Chỉ tính riêng di sản văn hóa vật thể ước tính có hơn 3.000 di sản cấp quốc gia và khoảng 7.500 di sản cấp tỉnh và nhiều công trình di tích vẫn đang được thống kê; hệ thống các lễ hội, làng nghề truyền thống; văn hóa ẩm thực của các vùng miền, của các dân tộc; các di sản văn hóa văn nghệ dân gian…
Trên cơ sở phát huy các giá trị di sản văn hóa đặc trưng riêng có của mỗi loại hình di sản, những năm gần đây, du lịch di sản đã phát triển mạnh mẽ, lượng khách tham quan trong nước và quốc tế không ngừng gia tăng, đặc biệt di sản sau khi được Nhà nước lập hồ sơ công nhận và được UNESCO vinh danh. Sức hấp dẫn của di sản đã tạo động lực cho phát triển du lịch mang lại nhiều lợi ích về thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Cụ thể như Quần thể di tích cố đô Huế, năm 2017 đón 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó 1,8 triệu khách du lịch quốc tế, thu được 320 tỷ đồng riêng từ vé tham quan; Phố cổ Hội An đón 1,96 triệu lượt khách, thu về 219 tỷ đồng riêng từ vé tham quan. Các di sản nổi tiếng như Hạ Long, Phong Nha-Kẻ Bàng, Tràng An, Yên Tử, Núi Bà Đen… những năm gần đây không ngừng được đầu tư phát triển. Qua đó, du lịch di sản đã đóng góp to lớn vào sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch thời gian qua. Cụ thể giai đoạn từ 2010 đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp hơn 2,5 lần, từ 5 triệu lượt năm 2010 lên 12,9 triệu lượt năm 2017, trung bình tăng 14,5% năm (đặc biệt năm 2017 tăng tới 29,1% so với 2016). Khách du lịch nội địa tăng gấp 2,6 lần, từ 28 triệu lượt năm 2010 lên 73,2 triệu lượt năm 2017, tăng trung bình 14,6%. Tổng thu du lịch tăng trên 5 lần, từ 96.000 tỷ năm 2010 lên 510.000 tỷ năm 2017, trung bình tăng 26,9%, đóng góp trên 7% GDP và tác động lan tỏa trên 13,9% GDP; tạo ra trên 1,2 triệu việc làm trực tiếp và 3,6 triệu việc làm gián tiếp. Nhiều sản phẩm du lịch di sản đã trở thành thương hiệu đặc trưng cho du lịch Việt Nam. Đặc biệt, di sản văn hoá còn là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho hệ thống điểm đến và sản phẩm du lịch của Việt Nam, kết nối và đa dạng hoá các tuyến du lịch xuyên vùng và quốc tế.
Du lịch phát huy giá trị di sản văn hóa: Trên thế giới, du lịch văn hóa đã từ lâu và sẽ mãi mãi là trường phái hay dòng sản phẩm du lịch cơ bản. Đặc biệt đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ có chiều sâu văn hóa đo bằng hệ thống di sản đậm đặc như nước ta thì du lịch di sản trở thành một trong những thế mạnh nổi trội. Ngày nay, du lịch di sản hướng thu hút khách tìm đến những giá trị về nguồn, tìm hiểu, tương tác, trải nghiệm để thẩm thấu những giá trị di sản văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc, các tộc người. Ở nước ta, chủ trương phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được thể hiện trong Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch văn hóa vì vậy là một dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam, từ tham quan di tích lịch sử văn hóa, hệ thống bảo tàng, các công trình văn hóa, hoạt động nghệ thuật, cho tới tìm hiểu, tương tác, trải nghiệm văn hóa, lễ hội, lối sống địa phương, thưởng thức ẩm thực, sản vật vùng miền…
Có thể khẳng định, du lịch đã thúc đẩy việc bảo vệ kho tàng văn hóa của quốc gia. Chính nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc chính quyền và người dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm chăm lo gìn giữ bảo tồn, phục dựng và làm sáng tỏ, phát huy những giá trị vốn quý của di sản văn hóa. Hoạt động du lịch dựa vào di sản ở nhiều nơi như Huế, Hội An, Hạ Long…đã và đang trở thành cơ sở, động lực sinh kế chính, ngành nghề chủ yếu của người dân cũng như ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Du lịch di sản vừa tạo ra thu nhập, việc làm vừa tạo động cơ, vừa tạo ra nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản; đồng thời hỗ trợ tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường hiểu biết, tôn trọng đa dạng và giao thoa các nền văn hóa, làm cơ sở hình thành quy tắc ứng xử phù hợp giữa người dân với khách du lịch và với di sản. Những lợi ích của du lịch di sản là không nhỏ và được chia sẻ đến doanh nghiệp, người dân. Một phần doanh thu từ du lịch di sản được quay trở lại tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lý di sản. Với ý nghĩa đó, du lịch di sản đóng góp to lớn cho bảo tồn và phát huy bền vững di sản văn hóa.
Nhà Sàn – Nét Đặc Trưng Văn Hóa Của Mỗi Dân Tộc
Nhà sàn – nét đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc
Nhà sàn được xem là nét đặc trưng văn hóa của đồng bào dân tộc miền núi. Nó không chỉ là không gian sinh hoạt chung của các gia đình, dân tộc mà còn là không gian chứa đựng nhiều giá trị truyền thống.
Nhà sàn của người Thái tại bản Năng Cát, xã Trí Nang (Lang Chánh).
Tìm đến bản Năng Cát (xã Trí Nang, Lang Chánh) – nơi 100% người Thái sinh sống chúng ta có thể nhìn thấy những ngôi nhà sàn của người Thái đen ngay từ đầu bản. Được biết, tất cả các hộ dân ở đây vẫn còn gìn giữ, sống và sinh hoạt trên nhà sàn. Từ xa xưa, trong nhận thức của người Thái là phải làm một kiểu nhà an toàn, chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. Vì thế, những ngôi nhà truyền thống ra đời gắn với đồng bào người Thái từ đời này sang đời khác, giúp họ tồn tại, phát triển. Dừng chân tại một trong những ngôi nhà sàn cổ tại bản và trò chuyện với ông Ngân Văn Nháp – một trong những người uy tín tại bản chúng tôi được biết, để có được ngôi nhà sàn vừa ý, người Thái xưa kia phải chọn những loại gỗ tốt làm khung nhà. Nhà sàn thường cao hơn mặt đất ít nhất 1 mét, mặt sàn được lát bằng những cây tre, vầu hoặc gỗ. Cột nhà sàn được chôn trực tiếp xuống dưới đất. Nhà sàn cổ của người Thái bao giờ cũng làm số gian lẻ, hai đầu khum khum như mai rùa, gắn với truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa, thần rùa dạy cho người Thái biết cách làm nhà theo hình rùa đứng để tránh được lũ lụt và thú dữ. Có hai điểm đặc trưng trong nhà sàn người Thái khác với tộc người khác đó là cầu thang và “Khau cút”. Nhà sàn của người Thái đen luôn có hai cầu thang và bậc cầu thang bao giờ cũng mang số lẻ. Thang ở cuối nhà, dành cho phụ nữ lên xuống, thường là 9 bậc, ứng với 9 vía. Cầu thang trước dành riêng cho nam giới, ở đầu nhà, thường có 7 bậc ứng với 7 vía. Theo quan niệm của người Thái đó là lối đi của linh hồn các bậc tổ tiên. Hiện nay, nhà sàn người Thái vẫn còn hai cầu thang nhưng không còn tục phụ nữ phải đi thang cuối nhà nữa.
Đặc sắc của ngôi nhà sàn người Thái đó chính là biểu tượng “Khau cút”. Đây là biểu tượng riêng chỉ những ngôi nhà của người Thái đen mới có. “Khau cút” là hai thanh gỗ đặt chéo nhau hình chữ X lồng vào hình trăng khuyết trên đòn nóc, dùng để chắn gió cho mái tranh hai đầu hồi nhà. Theo những cụ già trong bản, “Khau cút” gắn liền với những cuộc thiên di của người Thái đen. Xưa kia, quá trình di dân, chia tách bản của người Thái chủ yếu vào ban đêm. Biểu tượng “Khau cút” bằng gỗ trên đầu nóc nhà để tạo sự chắc chắn cho mái nhà sàn, đồng thời để nhắc nhở con cháu về quá trình hình thành bản làng, giúp con cháu dễ dàng phân biệt, nhận ra bản làng, nhà của tộc mình. Biểu tượng “Khau cút” chứa đựng văn hóa và những góc nhìn nhân sinh quan, thế giới quan rất phong phú của người Thái từ xa xưa.
Đến với xã Thạch Lập (Ngọc Lặc) nơi có hơn 700 ngôi nhà sàn cổ để tìm hiểu về nhà sàn của người Mường, chúng tôi có dịp hiểu thêm về văn hóa, phong tục tập quán của người Mường. Tương tự người Thái, nhà sàn của người Mường cũng được thiết kế theo hình con rùa theo truyền thuyết từ thuở xưa để tạo sự chắc chắn cho ngôi nhà. Đặc biệt, trong truyền thống văn hoá của dân tộc Mường thì không cho phép dựng nhà thành hàng, lối, nhưng bao giờ nhà sàn cũng đều ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi để đón nhận tiết trời trong lành và tiện cho việc sinh hoạt, săn bắn, đi rừng. Nhà sàn của người Mường cũng như nhà sàn của những dân tộc khác gồm có hai cầu thang. Cầu thang ngoài gần ngõ, gần lối đi dành cho đàn ông và khách. Còn cầu thang trong dành cho phụ nữ gắn liền với việc bếp núc, khâu vá… Nhà sàn của người Mường thường cấu trúc một gian hai chái, hai gian hai chái, ba gian hai chái. Giữa các gian thường không có cửa một cách chắc chắn, chỉ có sự phân biệt mang tính tượng trưng. Riêng buồng con dâu, con gái lớn, mặc dù không có cửa nhưng những quy ước bất thành văn rất chặt chẽ, được tuân thủ nghiêm ngặt, ai, khi nào, được vào và ai, khi nào, không được vào.
Trò chuyện với bác Phạm Văn Thanh, Bí thư chi bộ thôn Lập Thắng chúng tôi được biết, điều thú vị và khác biệt nhất trong nhà sàn của người Mường nơi đây chính là mỗi ngôi nhà sàn thường bố trí những chum nước nhỏ, gáo nước nhỏ được làm bằng tre, nứa ở trước nhà, gần lối đi chính, gần cầu thang hoặc gốc cây gần nhà để khách rửa chân mỗi khi lên nhà. Khi có khách đến nhà, chủ nhà thường rửa chân sạch sẽ, lên nhà trước và đứng ở cửa đón khách. Điều này thể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử, sự mến khách, tôn trọng khách của người Mường xứ Thanh.
Có thể thấy, nhà sàn thể hiện nét văn hóa riêng, tập quán sinh hoạt riêng của mỗi dân tộc. Mỗi người Thái hay Mường từ khi sinh ra đến khi mất đi mọi lễ tục, sinh hoạt đều gắn liền với nhà sàn. Được biết, hiện nay một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ cho các gia đình xây dựng, khôi phục nhà sàn. Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thì việc bảo tồn những mái nhà sàn là một trong những việc quan trọng cần được cấp ủy, chính quyền và nhân dân quan tâm thực hiện.
Bài và ảnh: Thùy Linh
Bạn đang đọc nội dung bài viết Văn Hóa – Định Nghĩa, Đặc Trưng, Chức Năng – Di Tích Lịch Sử – Văn Hoá Hà Nội trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!