Đề Xuất 5/2023 # Vai Trò, Lợi Ích Của Hiến Máu Và Những Lưu Ý Khi Đi Hiến Máu # Top 10 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 5/2023 # Vai Trò, Lợi Ích Của Hiến Máu Và Những Lưu Ý Khi Đi Hiến Máu # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Vai Trò, Lợi Ích Của Hiến Máu Và Những Lưu Ý Khi Đi Hiến Máu mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiến máu tình nguyện vừa giúp cứu chữa người bệnh, vừa có lợi cho sức khỏe. Ảnh: H.G

Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, mỗi năm nước ta cần khoảng 1.700.000 đơn vị máu điều trị, tuy nhiên hiện tại chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu máu cho điều trị. Do vậy rất cần nhiều người tham gia hiến máu, đây là việc làm nhân đạo không chỉ giúp cứu chữa người bệnh mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người hiến máu.

Vì sao cần hiến máu?

Máu là một chất lỏng lưu thông trong các mạch máu của cơ thể, gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần làm nhiệm vụ khác nhau: hồng cầu làm nhiệm vụ chính là vận chuyển oxy; bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể; tiểu cầu tham gia vào quá trình đông cầm máu; huyết tương gồm nhiều thành phần khác nhau: kháng thể, các yếu tố đông máu, các chất dinh dưỡng…

Máu giúp duy trì sự sống và cần thiết cho việc điều trị hàng ngày. Theo các bác sĩ, trên thực tế, có rất nhiều người cần được truyền máu, đó là những trường hợp mất máu do bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương, xuất huyết tiêu hóa, thảm họa…; bệnh nhân bị mắc các bệnh lý về máu như ung thư máu, suy tủy xương, máu khó đông, xuất huyết giảm tiểu cầu… Ngoài ra, những ca phẫu thuật tim mạch, cắt dạ dày, ghép tạng… cũng cần truyền rất nhiều máu.

Máu an toàn để cứu chữa người bệnh chủ yếu được lấy từ người khỏe mạnh hiến máu. Tại TP Cần Thơ, theo số liệu của Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ, trung bình mỗi năm, bệnh viện thu nhận khoảng trên 50.000 đơn vị máu hiến tặng. Ông Từ Minh, phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ cho biết, đơn vị máu ban đầu sau khi tiếp nhận về sẽ được bệnh viện tiến hành sản xuất và tách ra các chế phẩm máu (như khối hồng cầu, huyết tương tươi đông lạnh, tiểu cầu pool, tiểu cầu máy chiết tách từ một người cho, tủa lạnh…). Đồng thời, thực hiện các xét nghiệm sàng lọc (gồm: nhóm máu ABO, Rh, HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai, sốt rét…), sau khi có kết quả sẽ lựa chọn những đơn vị máu đạt chuẩn, đưa vào bảo quản, đảm bảo cung cấp máu an toàn cho các bệnh viện, những đơn vị máu nào không đạt chuẩn thì hủy bỏ theo quy định.

Hiến máu có nhiều lợi ích

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Huỳnh, Giám đốc Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ, tất cả mọi người khỏe mạnh, đủ điều kiện nên tham gia hiến máu, hiến máu không chỉ cứu sống được tính mạng người bệnh mà còn mang lại sức khỏe cho người hiến máu.

Khoa học đã chứng minh người khỏe mạnh mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe, người 45kg có thể hiến từ trên 350ml máu mỗi lần. Hiến máu nhiều lần còn có thể giúp giảm nguy cơ ứ đọng sắt, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và là cách để mỗi người kiểm tra và tự giám sát sức khỏe của mình.

Khi hiến máu, tất cả vật liệu và dụng cụ dùng cho lấy máu như: túi lấy máu, kim, bông, găng tay… đều đảm bảo vô trùng, chỉ sử dụng một lần vì vậy không thể lây bệnh cho người hiến máu. Tham gia hiến máu, người hiến máu còn được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí, được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu, được cấp giấy chứng nhận tham gia hiến máu, nhận quà lưu niệm và hỗ trợ một phần chi phí đi lại.

Những người đủ điều kiện hiến máu: trong độ tuổi từ 18-60 đối với nam, 18-55 đối với nữ; cân nặng: nam và nữ trên 45 kg; khoảng cách giữa hai lần hiến máu là 12 tuần; không có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường máu, không bị bệnh viêm gan B hoặc C và các bệnh mãn tính…

Để hiến máu an toàn, các bác sĩ khuyên người hiến máu cần lưu ý: đêm trước khi hiến máu không nên thức quá khuya; ăn nhẹ (ít đạm, ít mỡ), không nên uống rượu, bia trước khi hiến máu; chuẩn bị tâm lý ổn định thoải mái…; mang theo giấy tờ tùy thân khi tham gia hiến máu. Sau hiến máu: giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường; hạn chế các hoạt động gắng sức đòi hỏi nhiều thể lực như đá bóng, tập thể hình, không leo trèo cao, không thức quá khuya; không uống rượu bia; tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa; dùng thêm các thuốc cung cấp sắt nếu có thể; hạn chế sử dụng bia, rượu trong ngày đầu sau khi hiến máu.

NGUYỆT HƯƠNG

Đi Hiến Máu Có Tốt Không? Những Lợi Ích Khi Đi Hiến Máu Nhân Đạo

Điểm trung bình: 4.6/5 (67 lượt đánh giá)

Có rất nhiều người đang băn khoăn về việc đi hiến máu có tốt không? Thực tế đây là một nghĩa cử sống vô cùng cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp những người đang cần truyền máu mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người đi hiến máu. Vậy những lợi ích đó là gì mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Hiến máu nhân đạo một nghĩa cử cao đẹp

Như đã nói ở trên hiến máu nhân đạo là một hành động vô cùng nhân văn, nó không chỉ mang đến cơ hội sống cho những người bệnh đang cần truyền máu mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho chính sức khỏ e của người đi hiến máu nhân đạo đó là:

Hiến máu giúp cho máu lưu thông tốt hơn

Hiến máu giúp cho máu lưu thông tốt hơn

Nếu bạn đang thắc mắc hiến máu có tốt không? thì chúng tôi có thể trả lời là có bởi việc thường xuyên đi hiến máu nhân đạo sẽ giúp cải thiện khả năng lưu thông của máu trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp giảm thiểu sự tổn thương của thành mạch máu cũng như tắc nghẽn động mạch máu.

Trên thực thế theo nghiên cứu về dịch tễ học ở Hoa Kỳ số người thường xuyên đi hiến máu sẽ có suy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim rất thấp. Ngoài ra, những người thường xuyên hiến máu cũng có tỷ lệ nhập viện thấp hơn đồng thời thời gian nằm viện ngắn hơn so với những người không hiến máu.

Hiến máu nhân đạo bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe miễn phí

Thêm một lợi ích của việc hiến máu nhân đạo đó là bạn sẽ được khám sức khỏe miễn phí. Bởi trước khi hiến máu bạn sẽ được bác sĩ thăm khám toàn diện như kiểm tra nồng độ hemoglobin trong máu, đo huyết áp, đo mạch đập… Ngoài ra, khi lấy máu, máu của bạn sẽ được gửi tới phòng xét nghiệm để kiểm tra xem có mắc một trong 13 căn bệnh nhiễm trùng như: HIV, viêm gan B, C…

Khi có kết quả và nếu như có bất cứ bất thường nào trong máu bạn sẽ được thông báo ngay lập tức. Việc này sẽ giúp cho bạn phát hiện sớm các căn bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hiến máu giúp kéo dài tuổi thọ

Hiến máu nhân đạo là một việc thiện, và làm việc thiện thường xuyên chính là một cách giúp bạn sống lâu hơn. Một lợi ích tưởng chừng như không thực tế nhưng nó hoàn toàn đúng bởi theo một nghiên cứu về sức khỏe tâm thần đã chỉ ra rằng những người thường xuyên và tình nguyện làm việc thiện sẽ giảm nguy cơ tử vong cao hơn so với người chỉ biết bản thân mình.

Ngoài ra, sau khi hiến máu cơ thể của bạn sẽ cần phải huy động năng lượng cũng như nguyên liệu để tái tạo lượng máu mới, do đó bạn sẽ cảm thấy ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon giấc hơn so với lúc chưa đi hiến máu.

Như vậy với những lợi ích trên chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định đi hiến máu nhân đạo rất tốt, một hành động nhân văn một nghĩa cử cao đẹp.

Một số lưu ý sau khi hiến máu nhân đạo

Sau khi hiến máu hãy nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái

Để đảm bảo sức khỏe ổn định sau khi hiến máu các bạn cần phải lưu ý một số điểm sau:

Sau khi hiến máu khoảng 2 – 3 ngày các chỉ số máu trong cơ thể bạn sẽ có sự thay đổi nhỏ. Do đó, bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, sinh hoạt nhẹ nhàng, tránh vận động nặng.

Nếu sau khi hiến máu bạn có cảm thấy hơi mệt, lo lắng thì hãy yên tâm vì đây là những sinh lý rất bình thường, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái là những biểu hiện này sẽ nhanh chóng biến mất.

Các tin khác

Những Lợi Ích Sức Khoẻ Khi Hiến Máu

1. Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Hiến máu thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát được hàm lượng sắt. Lượng sắt dư thừa hình thành trong cơ thể có thể gây tổn thương oxy hóa, đây là nguyên nhân chính gây tổn thương mô. Vì vậy, hiến máu không chỉ giúp kiểm soát hàm lượng sắt trong cơ thể mà còn giảm đáng kể nguy cơ bệnh tim nói chung. Ngoài ra, nó cũng cải thiện sức khỏe tim bằng cách làm giảm nguy cơ lão hóa sớm, đột quỵ và đau tim.

2. Giảm nguy cơ bệnh gan và ung thư

Mặc dù chưa có nghiên cứu xác nhận rằng hiến máu làm giảm nguy cơ tổn thương và ung thư gan nhưng có vẻ như nó có tác dụng tích cực lên gan. Cơ chế của tác động này dựa trên chuyển hóa sắt. Vì dư thừa sắt trong cơ thể gây áp lực cho gan, gây ra rối loạn ở gan, hiến máu giúp ổn định lại hàm lượng sắt trong cơ thể, do vậy giảm nguy cơ tổn thương gan. Ngoài ra, sắt dư thừa tích tụ trong gan gây oxy hóa mô gan, tổn thương cơ quan này, trong một số trường hợp có thể dẫn tới ung thư gan. Vì vậy, thường xuyên hiến máu làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan.

4. Mang đến cảm giác hài lòng

Hiến máu đem lại cho bạn cảm giác tuyệt vời vì nghĩ rằng bạn có thể cứu giúp tính mạng của ai đó. Phần máu bạn hiến được chia thành nhiều thành phần theo nhu cầu của bệnh nhân và có thể được sử dụng bởi những người nhận khác nhau vì những mục đích khác nhau. Mỗi lần bạn hiến máu, bạn có thể giúp được 3, 4 người nhận, điều đó khiến bạn có cảm giác hạnh phúc.

6. Được bồi hoàn lượng máu khi cần: Mỗi lần hiến máu là một lần gửi máu vào ngân hàng máu. Khi không may bị bệnh, tật cần đến máu bạn sẽ được bồi hoàn lượng máu đã hiến miễn phí.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

Những Lợi Ích Từ Việc Hiến Máu

Có nên hiến máu nhân đạo không, hiến máu có ảnh hưởng đến sức khỏe không… là những câu hỏi nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu vấn đề này, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có buổi trò chuyện với bác sĩ Lương Tố Quyên, Trưởng khoa Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Bác sĩ Lương Tố Quyên, Trưởng khoa Huyết học-Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh (bên trái) đang kiểm tra sức khỏe cho người tham gia hiến máu.

– Bác sĩ có thể cho biết hiến máu có tốt cho sức khỏe hay không và những lợi ích từ hiến máu?

+ Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp mà hầu hết mọi người có thể thực hiện dễ dàng, nhằm giúp đỡ những người cần phải truyền máu. Bên cạnh niềm vui được giúp đỡ mọi người, hiến máu còn có ích cho sức khỏe đối với cả người hiến.

Hiến máu thường xuyên có thể giúp giảm tình trạng tích tụ sắt trong cơ thể. Các tế bào hồng cầu chứa 70% sắt, dẫn tới không ít người thừa sắt trong máu của mình và thừa nhiều có hại hơn lợi. Khi ta cho máu tức là loại bỏ được một lượng sắt dư thừa tích lũy trong cơ thể.

Nếu trong máu vượt quá một lượng sắt nhất định, có thể kích thích sự hình thành các tế bào gốc tự do trong cơ thể, gây ra thay đổi tế bào, phá vỡ chức năng tế bào bình thường, làm tăng nguy cơ một số bệnh mạn tính, như bệnh tim và ung thư. Điều này có nhiều khả năng gây lo ngại cho nam giới lớn tuổi và phụ nữ sau mãn kinh.

Thông thường, cơ thể con người thay thế máu trong vòng 48 giờ sau khi cho, và các tế bào hồng cầu mất đi sẽ hoàn toàn được thay thế trong vòng 4-8 tuần. Quá trình bổ sung có thể giúp cơ thể làm mới hệ thống và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Tham gia hiến máu, tất cả mọi người đều được kiểm tra sức khỏe, kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, đo nhịp tim và nhiệt độ. Đây cũng là dịp để đánh giá chức năng cơ thể hoạt động ra sao và nếu có bệnh thì phát hiện kịp thời. Nếu bạn đăng ký hiến máu thường xuyên, như 2 tháng một lần, bạn sẽ có 6 lần kiểm tra sức khỏe trong một năm.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những ai thường xuyên hiến máu giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và ung thư gan, phổi, ruột, dạ dày và cổ họng.

Các trang thiết bị hiện đại tại khoa Huyết học-Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phục vụ hiệu quả công tác xét nghiệm sàng lọc để có máu an toàn trước khi truyền cho người bệnh

– Nhiều người lo lắng khi hiến máu, bác sĩ có thể cho biết hiến máu có hại gì không?

+ Nếu như hiến máu có yếu tố gây hại gì đó cho bản thân bạn thì cơ quan tiếp nhận máu sẽ không đồng ý lấy máu của bạn. Các quy định rất chặt chẽ để sao cho máu không gây hại gì cho người hiến máu

– Điều kiện để tham gia hiến máu là gì, thưa bác sĩ?

+ Điều kiện đầu tiên chính là mọi người tự nguyện đăng ký hiến máu. Độ tuổi nam giới là từ 18 đến 60 tuổi, nữ giới từ 18 – 55 tuổi. Cân nặng từ 45 kg trở lên.

Qua kiểm tra sức khỏe, người hiến máu có các chỉ số mạch, huyết áp trong giới hạn: Mạch 60-90 lần/1 phút; huyết áp tối đa 100-140mmHg, tối thiểu 60-90mmHg. Không mắc các bệnh tim mạch, gan, phổi, thận, ung thư, tiểu đường và các bệnh lý về máu. Không nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đường máu: HIV/AIDS, viêm gan B-C, giang mai, sốt rét. Khi đi hiến máu phải mang theo giấy chứng minh nhân dân

Điều kiện hiến máu nhắc lại: Hiến máu toàn phần 4 lần/1 năm; hiến huyết tương 2 tuần/1 lần; hiến tiểu cầu 4 tuần/1 lần

Trước khi hiến máu, mọi người nên nghỉ ngơi, ngủ tốt đêm trước ngày hiến máu. Không uống rượu, bia trước ngày hiến máu. Ăn nhẹ hoặc ăn sáng bình thường và uống nước trà đường trước khi hiến máu. Ngồi nghỉ 15 phút trước khi khám chọn hiến máu.

Sau khi hiến máu cần được nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Tránh làm việc nặng nhọc trong ngày hiến máu. Nên uống viên thuốc sắt sau khi hiến máu. Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Bác sĩ có thể cho biết những dấu hiệu thường gặp sau khi hiến máu?

+ Những ngày đầu sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường, không hề gây ảnh hưởng đến các chức năng sống của cơ thể, không gây ra các phản ứng phụ nào khác. Tuy nhiên, có rất ít các trường hợp sau khi hiến máu có cảm giác choáng váng, tình trạng này chủ yếu là do tâm lý.

Trên thực tế, việc hiến máu còn mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho người hiến máu.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Vai Trò, Lợi Ích Của Hiến Máu Và Những Lưu Ý Khi Đi Hiến Máu trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!