Cập nhật nội dung chi tiết về Tuyến Yên, Tuyến Giáp Bai 56 Tuyen Yen Va Giap Ppt mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
thùy trướcthùy giữathùy sauQuan sát tranh và trả lời câu hỏi sau:Hooc môn tuyến yên tác động tới những cơ quan nào?Hoocmôn tuyến yên ảnh hưởng đến các cơ quanCơ quan sinh dụcTuyên giápTuyến trên thậnCơ quan vận động Quan sát tranh sau và trả lời câu hỏi sauTuyến yên hoạt động như thế nào?-Tuyến yên có vai trò như thế nào?Đáp án:Hoạt động của tuyến yên chịu sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của thần kinh. Vai trò:+Tiết hooc môn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tuyến khác.+Tiết hooc môn ảnh hưởng tới một số quá trình sinh lí trong cơ thể.II.TUYẾN GIÁP:Nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau:Nêu vị trí, vai trò của tuyến giáp.Đáp án :-Vị trí:nằm trước sụn giáp của thanh quản, nặng 20-25g.
-vai trò: +Có vai trò trong trao đổi chất và chyển hóa ở tế bào.+Tuyến giáp cùng với tuyến cận giáp có vai trò trong điều hòa trao đổi can xi và photpho trong máunang tuyến.Tế bào tiếtNêu ý nghĩa của cuộc vận động “toàn dân dùng muối iốt”.nêu nguyên nhân và hậu quả của thiếu iốtÝ nghĩa dùng muối iôt:– Muối iôt có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của trẻ em và người lớn+Làm cho trẻ em phát triển bình thường, hoạt động thần kinh tốt– Nguyên nhân thiếu muối iôt:+Sự hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn, hoạt động tuyến yên bị rối loạn+Trong khẩu phần ăn hàng ngày không có muối iôt-Hậu quả: trẻ em chậm lớn, trí não kém phát triển; người lớn hoạt động thần kinh giảm sút.-Cần dùng muối iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày.Hoàn thành bài tập sau1.Chọn câu trả lời đúng: Tuyến giáp có những tác động nào đối với cơ thể?Kích thích quá trình dị hóa ở tế bào dẫn đến sự sinh nhiệt của cơ thể.Điều hòa sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.Hoạt động không bình thường của tuyến giáp dẫn đến cơ thể bị bệnh bướu cổ. Cả a,b,c Đáp án c Bài tập: Hãy quan sát hình vẽ và điền tác dụng của tuyến yên lên các tuyến khác trong các ô tác dụng
C”ng viÖc về nhà: – Học bài và trả lời câu hỏi sgk. -Đọc trước bài 57.
Cấu Tạo Tuyến Yên Và Các Hoocmôn Của Tuyến Yên
Tuyến yên là một tuyến nhỏ nằm ở mặt dưới đại não (nên còn gọi là tuyến mấu não dưới) trên xương yên (nên gọi là tuyến yên). Ở người có kích thước trung bình 1 cm x 1,5 cm x 0,5 cm, nặng 5 gam. Ở động vật khối lượng này thay đổi tuỳ loài và theo mùa. Ở người và gia súc trong thơì gian có chửa tuyến nở to ra.Tuyến yên có 3 thuỳ là thuỳ trước, thuỳ giữa và thuỳ sau. Thuỳ trước là thuỳ tuyến, gồm 3 loại tế bào tuyến :Tế bào ái toan chiếm 40%.Tế bào ái kiềm chiếm 10%. Tế bào không bắt màu chiếm 50%. Thuỳ giữa gồm những tổ chức gian chất. Thuỳ sau là thuỳ thần kinh.
1. Thần kinh và mạch máu chi phối tuyến yên
a. Thần kinh chi phối tuyến yên xuất phát từ 3 nguồn
– Sợi thần kinh giao cảm từ bó thần kinh giao cảm cổ. Sợi này thông qua cuống tuyến yên theo động mạch vào tuyến yên phân bố đến cả thuỳ trước và thuỳ sau. Nhiều người cho rằng chúng là thần kinh vận mạch chứ không phải thần kinh tiết.
– Sợi thần kinh phó giao cảm từ thần kinh mặt đến. Sợi này sau khi vào tuyến yên cũng phân bố đến thuỳ trước và thuỳ sau. Song tác dụng điều hoà đến hoạt động tiết cũng rất ít.
– Sợi phát xuất trực tiếp từ các nhân ở vùng dưới đồi (nhân bên buồng và nhân trên thị) qua cuống tuyến yên đi xuống tuyến yên hình thành bó thần kinh vùng dưới đồi tuyến yên. chúng phân bố chủ yếu vào thuỳ sau, chỉ có một số sợi vào thuỳ giữa mà không vào thuỳ trước.
Sự cung cấp màu cho thuỳ tuyến thì rất nhiều nhưng cho thuỳ thần kinh thì rất ít. Máu động mạch xuất phát từ động mạch cổ trong phân nhánh đến tuyến yên, còn máu tĩnh mạch thì từ tuyến yên đi ra trực tiếp đổ vào gần xoang màng não cứng.Trong tuyến yên còn có một hệ thống tĩnh mạch cửa (tựa như ở gan gọi là tĩnh mạch cửa tuyến yên – tĩnh mạch corpa). Chúng bắt nguồn từ vùng dưới đồi theo cuống tuyên yên đi xuống phân nhánh dày đặc và đi vào thuỳ trước. Hệ tĩnh mạch cửa này có ý nghĩa quan trọng trọng việc vận chuyển các yếu tố giải phóng RF từ vùng dưới đồi xuống thuỳ trước và thuỳ giữa để điều hoà hoạt động của thuỳ trước và thuỳ giữa.
Mỗi thuỳ tiết ra những hormon khác nhau và có chức năng sinh lý khác nhau.
Thuỳ trước tuyến yên tiết ra các hormone sau đây: STH, TSH, ACTH, GH (FSH, LH, LTH), mỗi loại có cấu trúc và tác dụng sinh lý khác nhau.
a. Somatotropin hormon (STH)
STH còn gọi là kích sinh trưởng tố với tác dụng chính của nó là kích thích sự sinh trưởng của cơ thể. Nó gồm 245 amino acid sắp xếp trên một mạch polypetid. Trọng lượng phân tử TSH khác nhau tuỳ loài. Ví dụ cừu 48.000, bò 45.000, người và khỉ 21.000. Cần chú ý là giữa các loài có sự khác nhau về phương diện miễn dịnh, nên STH của loài này không có tác dụng đối với loài khác. Nó dễ bị thuỷ phân khi gặp acid mạnh và gặp các enzyme tiêu hoá.
Tác dụng sinh lý của Somatotropin hormon (STH)
– Kích thích sự phát triển của cơ thể non đang lớn
Kích thích sự phát triển của cơ thể non đang lớn được thông qua cơ chế làm tăng đồng hoá protein ở mô bào, gây cân bằng dương nitơ, thể hiện mấy điểm sau đây: Kích thích vận chuyển amino acid qua màng tế bào. Tăng tổng hợp RNA thông tin từ đó tăng tổng hợp protein. Nếu STH tiết quá nhiều súc vật non mang chứng phát triển khổng lồ. Còn đối với gia súc trưởng thành (khi đã hoàn thành sự cốt hoá xương) sẽ dẫn đến chứng to đầu ngón các bộ phận như đầu, hàm dưới, bàn chân, bàn tay to ra, các phủ tạng như: tim, gan, ruột già cũng bị nở to. Song nhược năng tuyến yên trước tuổi trưởng thành thì cơ thể sẽ lùn bé. Nhược năng sau tuổi trưởng thành cơ thể mắc bệnh, gọi là bệnh ximông (simmonds) và bệnh này hay xảy ra ở người. Người bệnh bị gầy đét, teo bộ phận sinh dục, tóc, lông rụng chuyển hoá cơ thể giảm, sút cân, thân nhiệt giảm, tim đập chậm, huyết áp hạ, giảm đường huyết trầm trọng.
– Thúc đẩy sự phân giải mỡ
Làm giải phóng những acid béo không đặc trưng từ kho mỡ, thúc đẩy oxy hoá acid béo.
Nếu STH tiết nhiều sẽ gây chứng toan huyết và toan niệu. Đối với trao đổi đường thì STH gây tăng đường huyết và bị mất theo nước tiểu phát sinh bệnh đái đường. STH một mặt ức chế tế bào β của đảo tuy làm giảm tiết insulin, mặt khác ức chế hoạt tính enzyme hexokinase làm giảm sự phosphoryl hoá glucose khiến glucose khó vận chuyển qua màng tế bào vào trong tế bào gan để tổng hợp thành glycogen dự trữ.
– Điều hoà trao đổi Ca, P
Thông qua cơ chế điều hoà Ca và P mà hormone này có tác dụng xúc tiến tạo xương.
b. Thyroid-stimulating hormone (TSH)
TSH còn gọi là kích giáp trạng tố, vì tác dụng chủ yếu của nó là lên sự phát dục và hoạt động của tuyến giáp. TSH là một glycoprotein có chứa S và chứa 2 phân tử đường. Trọng lượng phân tử là 28.000.
Tác dụng sinh lý TSH kích thích sự phát dục của tuyến giáp trạng và kích thích tuyến giáp tiết thyroxine.
Dưới ảnh hưởng của TSH, mô tuyến giáp nở to, xuất hiện nhiều hạt keo trong bao tuyến. Ngày nay người ta thấy TSH có tác dụng lên suốt cả quá trình tạo hợp thyroxine từ khâu kết hợp Iod với thyroxine cho đến khâu giải phóng thyroxine ra khỏi phức hợp thyreo-globulin, nhập vào dòng máu để đi gây tác dụng.
c. Adrenal-corticotropin hormon (ACTH)
ACTH còn gọi là kích thượng thận bì tố, vì nó ảnh hưởng chủ yếu của nó lên sự phát dục và hoạt động của vỏ thượng thận. ACTH của nhiều loại động vật đã được phân lập. Tất cả đều có cấu tạo là một mạch polypeptid gồm 39 amino acid. Người ta thấy rằng chỉ 24 amino acid đầu là cần thiết cho hoạt tính của hormone. Trình tự sắp xếp 24 amino acid đầu này giống nhau giữa các loài (kể cả người). 15 amino acid còn lại không có hoạt tính rõ rệt và thay đổi tuỳ loài. Cấu trúc ACTH đã được Lee tìm ra 1961.
ACTH là kích thích sự phát dục của miền vỏ tuyến thượng thận, chủ yếu là lớp dậu và kích thích lớp dậu tiết các hormone glucocorticoid. Trên lâm sàng các bệnh nhược năng tuyến yên đều có kèm theo triệu chứng nhược năng vỏ thượng thận. Ngược lại các bệnh ưu năng tuyến yên đều có kèm theo triệu chứng ưu năng vỏ thượng thận.
Tiêm ACTH cho động vật thí nghiệm
ACTH làm tăng bài tiết các hormon glucocorticoid của vỏ thượng thận từ đó gây nên tăng đường huyết, tăng huy động mỡ, tăng đào thải mỡ qua nước tiểu, tăng ứ đọng Na và H 2 O, tăng bài tiết K, giảm lượng bạch cầu ái toan trong máu tuần hoàn, giảm chứng viêm, tăng bài tiết các hormon sinh dục, đặc biệt là hormon sinh dục đực, tăng khối lượng máu tuần hoàn đến thận, làm nở to vỏ thượng thận
Tác dụng của ACTH chủ yếu thông qua hormon của vỏ thượng thận. Ngày nay qua một số thí nghiệm có tác giả cho rằng ở một chừng mực nhất định, tác dụng của ACTH lên cơ thể có thể trực tiếp không qua vỏ thượng thận.
d. Gonado-tropin hormon (GH)
Gonado-tropin hormon là kích tố hướng sinh dục nó bao gồm các hormon sau đây:
FSH (foliculo-stimulating hormon); LH (luteinizing hormon) và ở con đực gọi là ICSH; LTH (luteino-stimulating hormon) ở con cái.
Foliculo-stimulating hormon (FSH)
FSH còn gọi là kích noãn bào tố, nó là một glucoprotein, phân tử lượng 25.000 – 30.000 gồm 250 amino acid trong đó giàu cystine. Ở con cái: tác dụng sinh lý của FSH là kích thích sự phát triển của noãn bào đến dạng chín gọi là nang. Graaf nổi cộm lên trên mặt buồng trứng, kích thích noãn bào tiết noãn tố estrogen. Ở con đực, FSH có tác dụng kích thích sự phát dục của ống sinh tinh và các tế bào sertoli ở ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
Còn gọi là kích sinh hoàng thể tố. Nó có cấu trúc là glucoprotein, phân tử lượng 30.000 – 40.000, bao gồm 250 amino acid. Ở con cái: LH cùng với FSH thúc đẩy noãn bào chín và tiết nhiều kích tố sinh dục cái estrogen. LH còn có tác dụng làm mọng chín màng noãn bào, bằng cách kích thích tăng bài tiết dịch vào trong xoang bao noãn. Khi đạt đến một áp lực lớn thì làm vỡ noãn bào gây trứng rụng. Sau khi trứng rụng LH kích thích biến bao noãn bào còn lại thành thể vàng và kích thích thể vàng tiết hoàng thể tố progesterone.
FSH chỉ có tác dụng làm trứng chín không làm trứng rụng, muốn trứng chín rụng được phải có LH. Qua nhiều nghiên cứu muốn cho trứng chín và rụng được thì tỷ lệ LH/FSH phải bằng 3/1 đó là điểm mấu chốt giải thích những hiện tượng chậm sinh, vô sinh ở gia súc.
Chậm sinh là trường hợp gia súc đạt tuổi thành thục về tính quá muộn biểu hiện tuổi xuất hiện động dục muộn, do lượng FSH quá ít, không đủ làm trứng chín để tiết đủ noãn tố oestroren gây động dục.
Còn vô sinh có hai trường hợp: – Có động dục mà không có rụng trứng, còn gọi là động dục giả; do đủ lượng FSH để làm noãn bào chín tiết đủ oestroren gây động dục nhưng không đủ lượng LH nên không làm trứng rụng được. Mãi mãi vẫn không có động dục: do không đủ lượng FSH không làm cho noãn bào chín nên không gây được động dục.
Ở con đực, tương đương với LH của con cái có ICSH còn gọi là hormon kích thích tế bào kẽ. ICSH kích thích sự phát triển của tế bào kẽ leydig, ở giữa các ống sinh tinh và kích thích tế bào này tiết ra hormon sinh dục đực androgen.
Lutein-stimulating hormon (LTH)
LTH có cấu trúc mạch polypeptid, phân tử lượng 26.000, bao gồm 211 amino acid giàu xerine. Nó còn được gọi là kích tố dưỡng thể vàng. Sau khi trứng rụng có hai trường hợp xảy ra:
– Nếu trứng rụng mà được thụ tinh thì bao noãn còn lại biến thành thể vàng và tiết một lượng progesterone đầu tiên dưới tác dụng của LH. Sau đó LTH duy trì thể vàng và tiếp tục kích thích thể vàng tiết progesterone.
– Với hàm lượng cao progesterone và oestrogen tạo một mối liên hệ người âm tính ức chế lại vùng dưới đồi và tuyến yên làm giảm tiết FSH và LH khiến cho những noãn bào khác không tiếp tục phát triển đến độ chín và do vậy làm cho lượng oestrogen giảm xuống, do đó con vật sau khi trứng rụng mà được thụ tinh thì không còn có hiện tượng động dục nữa.
– Nếu trứng rụng mà không được thụ tinh thì sau thì vào ngày thứ 17 của chu kỳ động dục ở phần lớn gia súc, lớp tế bào nội tiết ở nội mạc tử cung tiết hormon prostaglanding-F2α và làm thể vàng bị teo biến đi thành một vết sẹo màu trắng bạc gọi là bạch thể.
Lượng progesterone giảm nhanh chóng khiến việc tiết FSH và LH không còn bị ức chế nữa, những noãn bào khác tiếp tục phát triển đến độ chín và một chu kỳ động dục khác lại xuất hiện.
– Ngay sau đẻ LTH mang tên prolactin, có tác dụng kích thích sự tiết sữa vào xoang sữa để cùng với oxytocin gây thải sữa ra ngoài.
Thuỳ giữa tuyến yên tiết ra một hormon có tên là melanin-stimulating hormon (MSH) còn gọi là kích tố giãn hắc bào. Dưới tác dụng của MSH những hạt sắc tố đen trong bào tương của tế bào biểu bì da từ dạng tập trung sẽ phân tán khắp bào tương làm cho da đen lại.
Ở con ếch, nhờ có MSH mà biến đổi màu da thường xuyên, để phù hợp với đời sống của nó. Khi nằm trong hang thì những hạt sắc tố tập trung lại trong bào tương làm da tái nhạt. Nhưng khi nó ra ở ngoài thì thuỳ giữa tuyến yên tiết ra MSH làm cho da của nó biến thành màu sẫm như màu cỏ cây, có tác dụng bảo vệ. Người ta cho rằng MSH chỉ làm phân tán các sắc tố, còn tập trung lại các sắc tố là do adrenaline.
Ở người đang nắng cả ngày, da đen rám nắng, cũng do tác dụng của MSH để ngăn cản sự xâm nhập sâu vào cơ thể của tia hồng ngoại mặt trời kể cả tia tử ngoại.
Thuỳ sau tuyến yên tiết ra 2 hormon là (1)Antidiuretic hormon (ADH) và (2) oxytocin. Antidiuretic hormon (ADH): còn có tên vasopressin, còn được gọi là kích tố kháng lợi niệu. Cấu trúc của nó là một mạch peptit gồm 9 amino acid, phân tử lượng là 1.102. Tác dụng sinh lý chính của ADH là thúc đẩy quá trình tái hấp thu chủ động nước ở ống thận nhỏ để chống lại sự mất nhiều nước theo nước tiểu, giữ nước lại cho cơ thể. Tác dụng thứa hai của ADH là gây co mạch làm tăng huyết áp (trừ mạch máu não và thận) vì thế nó còn có tên vasopressin. Hai hormon này đều do thuỳ sau tuyến yên (Posterior pituitery gland) tiết ra, chỉ khác nhau ở hai gốc acid amin ở vị trí số 3 và số 8, nhưng chức năng sinh lý lại rất khác nhau.
Antidiuretic hormon (ADH), còn có tên vasopressin
Oxytocin còn gọi là hormon thúc đẻ. Công thức hoá học của nó cũng là một mạch peptit gồm 9 amino acid và phân tử lượng là 1025.
Tác dụng sinh lý chính của oxytocin là gây co bóp cơ trơn tử cung có tác dụng thúc để đẩy thai ra ngoài trong quá trình đẻ. Một tác dụng khác không kém phần quan trọng của oxytocin là kích thích sự bài tiết sữa. Nó cũng có ảnh hưởng nhẹ lên sự co bóp của cơ trơn bóng đái và cơ ruột. Oxytocin còn gây co mạch máu tử cung làm hạn chế chảy máu sau khi đẻ.
III. Mối liên hệ điều hoà giữa vùng dưới đồi – tuyến – yên – các tuyến nội tiết đích hoặc cơ quan đích
Ở trên chúng ta đã nói về giữa vùng dưới đồi và tuyến yên, có một mối quan hệ chặt chẽ về mặt giải phẫu. Mối quan hệ đó đảm bảo mối quan hệ chức năng mật thiết giữa chúng và cùng với các tuyến nội tiết đích hoặc cơ quan đích khác tạo thành một hệ thống điều hoà quan trọng trong hoạt động nội môi.
Qua bảng trên chúng ta thấy, vùng dưới đồi đã tiết ra yếu tố giải phóng RF (dưới ảnh hưởng của những nhân tố nội, ngoại cảnh) xuống kích thích tuyến yên tiết những hormon tương ứng. Rồi những hormon này tác dụng lên những tuyến đích hoặc cơ quan đích tiết hormon của mình hoặc cơ quan đích phát triển.Tuy nhiên mối liên hệ này vừa thuận vừa nghịch, trong đó mối liên hệ ngược chiếm một vị trí quan trọng đảm bảo điều hoà tiết chế trong nội bộ của hệ thống điều hoà gọi là cơ chế điều khiển ngược (feedback mechanism). Sơ đồ trên hình 9.1, với các mũi tên chỉ sự điều khiển ngược vòng dài (1), vòng ngắn (2) và vòng cực ngắn (3).
Riêng đối với LTH có một yếu tố giải phóng PRF và cả yếu tố ức chế PIF chi phối cũng như đối với MSH có cả MRF và MIF chi phối. ADH và Oxytocin, theo những nghiên cứu gần đây thì chúng được tiết ra từ các nhân bên buồng và trên thị ở vùng dưới đồi, rồi trượt theo các sợi thần kinh xuống đọng lại ở các bọc tận cùng của thuỳ sau tuyến yên khi cần, các bọc ấy vỡ ra, phóng thích những hormon vào dòng máu chung để đi gây tác dụng.
Dược Lý Hormon Tuyến Yên Và Hormon Tuyến Vỏ Thượng Thận
Central Pharmacy
Dược Sĩ Lưu Anh , 12 phút đọc
Cập nhật lần cuối:
1 ĐẠI CƯƠNG VỀ HORMON
1.1 Khái niệm hormon
Hormon (còn gọi là nội tiết tố) là những sản phẩm hóa học được tiết ra từ tuyến nội tiết. Ngày nay nhờ khoa học phát triển người ta nhận thấy ngoài tuyến nội tiết còn nhiều tổ chức tế bào khác, thậm chí cả tế bào thần kinh cũng tiết ra nội tiết tố. Chính vì thế định nghĩa cổ điển về hormon không còn phù hợp.
Hiện nay người ta định nghĩa hormon là những chất truyền tin hoá học được các tế bào đặc biệt sản xuất ra với một lượng rất nhỏ. Hormon được bài tiết vào máu và được vận chuyển tới các tế bào đáp ứng để điều hoà chuyển hoá và hoạt động của các tế bào.
Khác với hormon, các chất dẫn truyền thần kinh được tế bào thần kinh bài tiết vào khe synap và tác dụng lên các receptor tại các tế bào thần kinh hoặc tế bào nhận liền kề. Tuy nhiên, hormon và chất dẫn truyền thần kinh rất giống nhau về cơ chế và có mối quan hệ mật thiết vối nhau nên hệ thần kinh và hệ nội tiết thưòng được gọi chung là hệ thống thần kinh – nội tiết.
1.2 Đặc điểm chung
– Mỗi hormon đều có tác dụng đặc hiệu trên một loại tế bào đích của cơ quan hoặc tổ chức nhất định của cơ thể.
– Hormon hoạt động theo cơ chế điều hoà xuôi và điều hoà ngược (feedback) qua trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến đích. Vì vậy một tuyến nào đó bị rối loạn sẽ ảnh hưởng tới sự bài tiết của hormon tuyến khác và sẽ gây rối loạn tuyến khác.
– Hormon bài tiết theo nhịp sinh học. Tuỳ loại hormon mà sự bài tiết có thể theo chu kỳ ngày đêm (glucocorticoid), theo tháng (hormon sinh dục nữ), theo mùa (hormon tuyến giáp).
– Hoạt tính của hormon được tính bằng đơn vị sinh học (ví dụ: đơn vị ếch, đơn vị thỏ, đơn vị mèo…), đơn vị quốc tế (IU) hoặc bằng đơn vị khối lượng (mg, fig…).
1.3 Áp dụng chung
Hormon thường được dùng trong các trường hợp sau:
– Dùng thay thế hoặc bổ sung khi cơ thể thiếu hormon: ví dụ dùng hormon sinh dục nữ cho phụ nữ cắt buồng trứng hoặc dùng các corticoid cho người thiểu năng tuyến vỏ thượng thận…
– Dùng chẩn đoán bệnh của tuyến nội tiết. Ví dụ: dùng dexamethason chẩn đoán hội chứng Cushing.
– Ngoài ra còn có các áp dụng khác tuỳ thuộc vào từng hormon cụ thể. Ví dụ: hormon glucocorticoid dùng làm thuốc chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, hormon androgen dùng làm thuốc tăng đồng hoá protid…
1.4 Phân loại
* Dựa vào cơ quan bài tiết có các nhóm sau:
* Dựa vào cấu trúc hoá học: chia 2 nhóm
– Hormon có cấu trúc protein và acid amin: hormon vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến tụy, tuyến giáp và tuyến cận giáp.
– Hormon tuyến tuỷ thượng thận (adrenalin) cấu trúc acid amin nhưng không trình bày ở chương này. Nhóm thuốc này được trình bày kỹ ở phần thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật.
– Hormon có cấu trúc steroid: hormon vỏ thượng thận, hormon sinh dục.
1.5 Cơ chế tác dụng của hormon
Cơ chế tác dụng của hormon chính là quá trình truyền thông tin từ ngoài vào trong tế bào đích. Tế bào đích mang thụ thể đặc hiệu cho mỗi hormon. Khi hormon được gắn với thụ thể thì phức hợp hormon – thụ thể, sẽ tạo ra một loạt các phản ứng nhằm truyền thông tin trên bề mặt vào trong tế bào đích. Tuỳ vào bản chất hoá học của mỗi hormon mà vị trí gắn của hormon với receptor có thể xảy ra trên màng, trong bào tương hay trong nhân tế bào.
Cơ chế tác dụng chia 2 loại chính:
1.6 Hormon có cấu trúc protein hoặc acid amin
Phức hợp thụ thể và hormon sẽ hoạt hoá adenylcyclase trên màng tế bào. Sau đó dưới tác dụng của adenylcyclase đã hoạt hoá, AMP vòng (AMPc) được tạo thành từ ATP sẽ gắn với protein điều hoà làm tăng tổng hợp proteinkinase, do đó làm thay đổi chức năng tế bào. Như vậy, bằng cách này hormon chỉ tác động lên receptor trên màng để hoạt hoá enzym trên màng tế bào chứ không tác động trực tiếp vào những thay đổi ở bên trong tế bào. Chính AMPc gây ra tất cả các tác dụng còn lại của hormon ở trong tế bào. Bởi vậy gọi hormon là chất truyền tin thứ nhất (chất truyền tin ngoài tế bào) còn AMPc là chất truyền tin thứ 2 (chất truyền tin nội bào). Đây là con đường truyền thông tin chính từ ngoài tế bào vào trong tế bào của hầu hết các hormon có cấu trúc protein hoặc acid amin
Một số hormon sau khi kết hợp với receptor thì phức hợp hormon – receptor có tác dụng thuỷ phân phospholipid ở màng tế bào tạo ra những thông tin nội bào là inositol triphosphat (IP3) và diacyl glycerol (DG). IP3 có tác dụng mở kênh Ca++, còn DG hoạt hoá protein kinase.
Riêng insulin sau kết hợp với receptor trên màng sẽ làm thay đổi cấu trúc phân tử receptor và làm cho phần receptor bên trong tế bào trở thành proteinkinase hoạt hoá. Tiếp đó protein kinase này sẽ phosphoryl hóa nhiều chất khác nhau ở trong tế bào.
1.7 Hormon có cấu trúc steroid
Các hormon loại này tác dụng theo cơ chế hoàn toàn khác so với hormon có cấu trúc protein. Những hormon này có trọng lượng phân tử nhỏ (< 300 dalton) nên dễ dàng xâm nhập vào trong tế bào. Tới tế bào đích, hormon tách khỏi protein vận chuyển, qua màng tế bào bằng cách khuyếch tán thụ động, rồi kết hợp với receptor trong nhân (hoặc receptor ở bào tương và được vận chuyển thẳng vào nhân tế bào). Ở nhân, hormon được gắn vào những vị trí đặc hiệu của ADN. Những phức hợp hormon – receptor là những tác nhân kích thích sự sao chép thông tin. Trong phần tiếp theo chúng tôi chỉ trình bày một số hormon được dùng rộng rãi trong điều trị.
2 HORMON TUYẾN YÊN
2.1 Hormon kích thích vỏ thượng thận
ACTH (Adrenocorticotropic hormon)
ACTH kích thích vỏ thượng thận bài tiết ra corticosteroid, chủ yếu là glucocorticoid. Chính vì vậy tác dụng của glucocorticoid và ACTH tương tự như nhau. Điểm khác nhau là ACTH không ảnh hưỏng tới chức năng Chế phẩm làm thuốc của ACTH được chiết từ thùy sau tuyến yên của động vật. Thuốc dễ bị phân huỷ ở đường tiêu hoá nên chỉ dùng tiêm bắp và tĩnh mạch. Thời gian duy trì tác dụng 6 giờ. Để tăng thời gian tác dụng người ta phối hợp với kẽm phosphat (tác dụng kéo dài được 24 giờ).
Điều trị viêm khớp, viêm đa khớp không do nhiễm khuẩn.
Hen phế quản, tổn thương da, bệnh bạch cầu cấp, dị ứng.
Phòng suy thượng thận sau khi dùng glucocorticoid lâu dài.
Phù, tăng huyết áp, tăng dị hóa, chậm lớn, mất ngủ…
Tăng huyết áp nặng, đái đường, loét dạ dày, viêm nội tâm mạc cấp, thiểu năng tim nặng.
– Chế phẩm: có 2 dạng ACTH thường: 20 UI/mL, 40 UI/mL và 80 UI/mL. ACTH chậm (phối hợp với kẽm phosphat) ống lmg. lmg ACTH = 1 UI.
– Liều thường dùng: 40mg/24h chia 4 lần, tiêm bắp hoặc 5 – 10mg/24h truyền tĩnh mạch.
Oxytocin
Oxytocin bị phá huỷ bởi men tiêu hoá, do đó không dùng theo đường uống, chỉ sử dụng theo đường tiêm. Trong cơ thể oxytocin cũng dễ bị phá huỷ bởi enzym peptidase nên thời gian tác dụng ngắn. Thuốc thải trừ qua nước tiểu.
Oxytoxin được sử dụng trong các trường hợp sau:
Ống tiêm 1mL chứa 2, 5 và 10UI.
Liều khởi đầu thường dùng 5UI tiêm tĩnh mạch hoặc pha trong dịch truyền để truyền tĩnh mạch sau đó tuỳ tình trạng cụ thể có thể dùng thêm từ 5 – 20 UI.
2.2 Hormon chống bài niệu
– Chống bài niệu (Anti Diuretic Hormon), gọi tắt là ADH.
Do đó có 2 tên: ADH và vasopressin. Tên thường gọi là ADH. ADH được thuỳ sau tuyến yên bài tiết ra. Trong cơ thể cũng bị phá huỷ bởi peptidase nên thời gian tác dụng ngắn (30 phút – 2 giờ).
Điều hoà tái hấp thu nước ở ống lượn xa và co cơ trơn mạch máu, trong đó tác dụng trên chuyển hoá nước là tác dụng chính. Cơ chế tác dụng chủ yếu là do giải phóng enzym hyaluzonidase làm tăng tái hấp thu nước và chống bài niệu.
Tác dụng trên cơ trơn chỉ thể hiện rõ khi dùng liều rất cao (hàng trăm lần so với liều chống bài niệu): gây co cơ trơn mao mạch và động mạch, cơ trơn dạ dày, ruột và tử cung. Tử cung không có thai hoặc có thai ở giai đoạn đầu nhạy cảm với vasopressin hơn oxytocin. Những tháng CUỐI thì ngược lại.
Điều trị bệnh đái tháo nhạt.
Ống tiêm 4microgam/mL hoặc 20 UI/mL. Dung dịch nhỏ mũi (vì thuốc hấp thu qua niêm mạc mũi gây tác dụng toàn thân) 0,l microgam/mL hoặc 20 UI/mL, 50 UI/mL, lọ 2,5; 5 và 12mL. (1UI tương đương 2 – 3 microgam). Tiêm bắp 2 – 5 IU (ống tiêm lmL chứa 5 IU).
3 HORMON VỎ THƯỢNG THẬN
Hormon vỏ thượng thận gồm 3 loại: Mineralocorticoid do lớp cầu (lớp ngoài cùng) tiết ra. Glucocorticoid do lớp bó (lớp giữa) tiết ra. Androgen do lớp lưới (lớp trong) tiết ra.
3.1 Glucocorticoid
Glucorticoid tự nhiên do vùng bó vỏ thượng thận sản xuất ra gồm có 2 chất là hydrocortison (cortisol) và cortison.
Glucocorticoid tổng hợp gồm rất nhiều chất khác nhau.
Các glucocorticoid tự nhiên và dẫn xuất của nó được dùng qua nhiều đường: uống, tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, phun mù và bôi trên da.
Nhìn chung các glucocorticoid hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể, qua được nhau thai và sữa mẹ một lượng nhỏ.
Thuốc liên kết với protein huyết tương trên 90%, chủ yếu là globulin. Chuyển hoá ở gan và thải trừ chủ yếu qua thận.
Ở nồng độ sinh lý, các glucocorticoid góp phần vào quá trình cân bằng nội môi, đồng thời tăng khả năng chịu đựng của cơ thể trước stress, áp lực. Ngoài ra nó còn có tác dụng duy trì các chức năng khác của cơ thể.
Glucocorticoid có tác dụng trên chuyển hoá glucid, protid, lipid và chuyển hoá muối nước.
– Chuyển hoá glucid: glucocorticoid làm tăng quá trinhg tạo glycogen ở gan, cùng với đó kích thích enzym gan tăng tạo glucose từ protein và acid amin. Ngoài ra, nó còn làm tăng tổng hợp glucagon, giảm tổng hợp insulin và đối kháng với tác dụng của insulin vì vậy làm tăng đường huyết. Khi dùng lâu dài có thể gây tháo đưòng và làm nặng thêm bệnh đái tháo đường.
– Chuyển hoá protid: glucocorticoid ức chế quá trình tổng hợp protid, đồng thời tăng dị hoá protid, chuyển acid amin từ các bộ phận như cơ, xương vào gan, nhằm tăng tân tạo glucose. Do đó khi điều trị dài ngày vơi glucocorticoid sẽ gây teo cơ, xốp xương, tổ chức liên kết kém bền vững.
– Chuyển hoá lipid: làm thay đổi sự phân bố lipid trong cơ thể: tăng tổng hợp mỡ ở thân, giảm tổng hợp mỡ ở chi. Khi dùng corticoid lâu dài, mỡ sẽ tập trung nhiều ở mặt, nửa thân trên gây hội chứng mặt trăng tròn hay gù trâu – “Cushing syndrom”.
Glucocorticoid cũng kích thích dị hoá lipid trong các mô mỡ và làm tăng tác dụng của các chất gây tiêu mỡ khác (chủ yếu ỏ phần chi). Hậu quả là làm tăng acid béo tự do trong huyết tương và tăng tạo các chất cetonic trong cơ thể.
Glucocorticoid tăng thải kali qua nước tiểu gây giảm K + máu.
Tăng thải calci qua thận, giảm tái hấp thu calci ở ruột (đối kháng với tác dụng của vitamin D) làm nồng độ Ca++ máu giảm. Khi nồng độ Ca++ máu giảm, cơ thể sẽ điều hoà nồng độ Ca++ máu bằng cách gây cường tuyến cận giáp, kích thích các hủy cốt bào, làm tiêu xương để rút Ca++ ra. Hậu quả là làm xương thưa, xốp, dễ gãy, còi xương, chậm lớn.
Tăng tái hấp thu natri và nước do đó gây phù và tăng huyết áp.
– Trên thần kinh trung ương: thuốc gây kích thích như bồn chồn, mất ngủ, ảo giác hoặc các rối loạn về tâm thần khác.
– Tiêu hoá: tăng tiết dịch vị (acid và pepsin), giảm sản xuất chất nhày (chất bảo vệ) do đó dễ gây loét dạ dày tá tràng.
– Trên máu: làm giảm bạch cầu ưa acid, giảm số lượng tế bào lympho, tế bào mono và tế bào ưa base. Nhưng tăng tạo hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu trung tính và tăng quá trình đông máu.
– Tổ chức hạt: ức chế tái tạo tổ chức hạt và nguyên bào sợi làm chậm lên sẹo và chậm lành vết thương.
Glucocorticoid ức chế enzym phospholipase A2 bằng cách kích thích tổng hợp lipocortin, đồng thời làm giảm tổng hợp leucotrien cũng như prostaglandin.
Ngoài ra nó còn có tác dụng ức chế dòng bạch cầu đơn nhân, đa nhân, lympho bào đi vào mô để gây khởi phát phản ứng viêm.
Vì vậy thuốc có tác dụng chống viêm do mọi nguyên nhân (cơ học, hoá học, miễn dịch và nhiễm khuẩn).
Khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ kết hợp đặc hiệu với kháng thể IgE. Phức hợp này sẽ gắn vào bề mặt của dưỡng bào (tế bào mast) và bạch cầu làm hoạt hoá phospholipase C. Phospholipase C xúc tác cho quá trình chuyển phosphatidyl inositoldiphosphat để tạo ra diacylglycerol và inositol triphosphat. Từ đó làm thay đổi tính thấm của dưỡng bào và làm vỡ bạch cầu, giải phóng ra các chất trung gian của phản ứng dị ứng như histamin, serotonin, bradykinin…
Glucocorticoid ức chế phospholipase C do đó làm giảm giải phóng histamin và các chất trung gian hoá học gây dị ứng. Vì vậy thuốc có tác dụng chống dị ứng.
Glucocorticoid ức chế miễn dịch do làm giảm số lượng tế bào lympho (vì thuốc làm teo các cơ quan lympho), ức chế chức năng thực bào, ức chế sản xuất kháng thể, ức chế giải phóng và tác dụng của các enzym tiểu thể, ức chế hoá hướng động bạch cầu, ức chế sự di chuyển của bạch cầu.
Phù, tăng huyết áp do giữ natri và nước. Loét dạ dày, tá tràng. Vết thương chậm lên sẹo. Dễ nhiễm trùng. Tăng đưòng huyết hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường. Nhược cơ, teo cơ, mỏi cơ. Loãng xương, xốp xương. Rối loạn phân bố mỡ. suy thượng thận cấp khi ngừng thuốc đột ngột.
Ngoài ra có thể gặp các tác dụng không mong muốn khác như: đục thuỷ tinh thể, mất ngủ, rối loạn tâm thần. Khi dùng tại chỗ có thể gây viêm da, teo da, rạn da…
– Điều trị thay thế khi vỏ thượng thận không tiết đủ hormon (thiểu năng vỏ thượng thận cấp và mạn hoặc thiểu năng thượng thận thứ phát do rối loạn vùng dưới dồi, rối loạn tuyến yên).
– Điều trị các bệnh tự miễn như: viêm khớp dạng thấp, thấp tim, lupus ban đỏ hệ thống.
– Dùng trong các phẫu thuật cấy ghép các cơ quan, nội tạng trong cơ thể để chống phản ứng thải ghép.
– Điều trị viêm cơ, khớp, viêm da…
– Chẩn đoán hội chứng Cushing.
– Chống chỉ định: loét dạ dày, tá tràng; mẫn cảm với thuốc; nhiễm nấm, virus; đang dùng vaccin sống.
– Thận trọng: đái tháo đường; phù, cao huyết áp; loãng xương. Do đó phải theo dõi huyết áp và glucose/máu.
Các thuốc trong nhóm dù có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp đều có các đặc điểm tác dụng như nhau chỉ khác nhau về mức độ chống viêm, giữ muối nước và thời gian tác dụng. Dựa vào thời gian tác dụng chia 3 nhóm.
Hydrocortison (Cortisol), cortison. Cortison và hydrocortison là sản phẩm tự nhiên, tác dụng chông viêm yếu hơn các dẫn xuất tổng hợp, hai thuốc này có mức độ tác dụng tương tự như nhau. Chúng thường được dùng điều trị các bệnh do thiểu năng tuyến thượng thận và dùng thay thế khi cơ thể thiếu hormon tuyến thượng thận.
Prednison, prednisolon, methylprednisolon và triamcinolon. Các thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh hơn hydrocortison 4 -5 lần, đồng thời ít giữ natri và nước nên ít gây phù và tăng huyết áp hơn, nhưng ức chế ACTH mạnh.
Prednison, prednisolon và methylprednisolon chủ yếu dùng làm thuốc chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch (điều trị các bệnh tự miễn). Triamcinolon chủ yếu dùng chống viêm. Thuốc này ít ảnh hưởng tới chuyển hoá muối nước nhưng gây nhiều tác dụng không mong muốn với cơ, xương, khớp nhất là triamcinolon chậm (Kenacort). Triamcinolon không dùng cho người dưới 16 tuổi.
Dexamethason và betamethason là dẫn xuất có chứa fiuor của prednisolon, ít ảnh hưởng tới chuyển hoá muối nước, có tác dụng chống viêm mạnh hơn hydrocortison khoảng 30 lần, thời gian tác dụng kéo dài. Vì vậy chúng thường dùng điều trị các trường hợp viêm cấp, chống sốc phản vệ hay phù não cấp.
Thuốc ức chế mạnh sự tăng trưởng, làm tăng tỉ lệ mất xương và ức chế trục vùng dưới đồi – tuyến vên – tuyến thượng thận nên 2 thuốc này không phải là thuốc lựa chọn hàng đầu cho điều trị viêm mạn.
Các glucocorticoid dùng ngoài cũng có nhiều dạng: bôi tại chỗ, nhỏ mắt, nhỏ tai, phun mù… chủ yếu điều trị viêm da và niêm mạc.
Các chế phẩm chứa clo, flo của các corticoid: fluocinolon, fluometason, clobetason ít hấp thu qua da hay được dùng điều trị viêm da dị ứng. Tuy nhiên khi bôi các chế phẩm này trên da, chúng cũng có khả năng hấp thu một lượng nhất định. Đặc biệt, khi da bị tổn thương khả năng hấp thu thuốc qua da sẽ tăng, vì vậy dùng thận trọng với các vết thương hở.
Các chế phẩm dạng khí dung betametason, beclometason (Becotide), budesonid (Rhinocort), flunisonid…thường được dùng điều trị hen phế quản, viêm mũi dị ứng.
Tác dụng không mong muốn thường gặp: khô miệng, khàn giọng, nhiễm nấm ở miệng và cổ họng. Để giảm các tác dụng không mong muốn này thì phải súc miệng với nưốc sau khi dùng thuốc.
3.2 Mineralocorticoid
Mineralocorticoid tự nhiên có 2 chất cơ bản là aldosteron và desoxycorticosteron (DOC), trong đó aldosteron có tác dụng mạnh hơn DOC khoảng 30 lần. Tuy nhiên trong lâm sàng hay dùng DOC hơn vì aldosteron tác dụng quá mạnh. Mineralocorticoid tổng hợp là fludrocortison.
Các mineralocorticoid có tác dụng điều hoà áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào và thể tích máu trong cơ thể thông qua các cơ chế sau:
Vì vậy khi dùng liều cao hoặc kéo dài sẽ gây phù, tăng huyết áp, giảm K+ huyết và nhiễm kiềm.
Các mineralocorticoid nói chung ít ảnh hưởng tới chuyển hoá đường, không có tác dụng chống viêm và chống dị ứng.
Các thuốc trong nhóm được chỉ định trong các trường hợp sau:
Thiểu năng tuyến thượng thận mạn (bệnh Addison).
Sốc nhiễm khuẩn và ngộ độc cấp.
Ngoài ra DOC còn được dùng trong nhược cơ vì nó có tác dụng tăng trương lực cơ.
Một số tác dụng không mong muốn đã xuất hiện trên lâm sàng như: Phù, tăng huyết áp, trường hợp nặng gây phù phổi.
Desoxycorticosteron (Percorten, Syncortyl). Viên cấy dưới da dạng tác dụng kéo dài, dung dịch tiêm 5mg/mL.
Liều tấn công 10 – 15mg/24h.
Liều duy trì 5mg X 2 lần/tuần.
Mineralocorticoid tổng hợp
Hấp thu tốt qua đường uống, liên kết nhiều với protein huyết tương. Nửa đời sinh học trong huyết tương là 3 -5 giờ. Thời gian tác dụng kéo dài 1,5-3 ngày. Chuyển hoá chủ yếu ở gan, một phần ở thận, thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Liều dùng: Người lớn: 0,05 – 0,2mg/24h. Trẻ em: 0,05 – 0,1mg/24h.
Giáo trình Dược lý học, tập 2, Nhà xuất bản Y học, 2012, trang 283-296.
Hỏi đáp về bài viết
Khách hàng đánh giá
Thăm Dò Chức Năng Tuyến Giáp
Hỏi Bác Sĩ –
Như thế nào là thăm dò chức năng tuyến giáp? Những lưu ý cần biết khi tiến hành điều này là gì? Bài viết sau đấy sẽ giải đáp những thắc mắc đó của bạn.
Siêu âm tuyến giáp có biết được mắc ung thư hay không?
Câu hỏi bởi: Thanh Thuy
Chào bác sĩ.
Hôm qua tôi đi xạ hình tuyến giáp ở bệnh viện K do u tuyến giáp thùy trái. Tôi có vài băn khoăn xin bác sĩ trả lời giúp:
Xạ hình là để ghi lại hình ảnh hoạt động của tuyến giáp nếu có bất thường. Tuy nhiên, kết luận sau xạ hình là tuyến giáp bình thường. Trong khi trước đó bác sĩ kết luận hình ảnh siêu âm tuyến giáp của tôi có u thùy trái vôi hóa, kích thước 18x9mm, bờ không đều, trong lòng nhân tăng âm rất mạnh, ngoài ra còn có 1 u 9mm ở hạch cảnh thấp. Hai kết luận hoàn toàn trái ngược nhau.
Sau đó, bác sĩ cho tôi sinh thiết tế bào dưới hướng dẫn của siêu âm, kết quả không thấy tế bào ác tính. Bác sĩ không chắc chắn là lành tính vì chọc hút chỉ lấy tế bào 1 chỗ thôi, bảo tôi thu xếp thời gian để mổ.
Tôi muốn hỏi, liệu kết quả siêu âm có phải là điều kiện tiên quyết kết luận K hay không? Các chỉ số chức năng tuyến giáp của tôi đều bình thường, riêng TSH rất thấp: 0,004.
Sau khi xạ hình tôi có phải cách ly con nhỏ không ạ? Tôi lo các cháu bị nhiễm xạ.
Rất mong nhận được tư vấn của bác sĩ.
Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn.
Qua các thắc mắc của bạn, bác sĩ nhận thấy bạn đã tìm hiểu về bệnh lý của mình, nhưng bạn quá lo lắng thành ra ảnh hưởng không tốt đến tinh thần.
Xạ hình tuyến giáp là biện pháp cho uống hay chích Iốt phóng xạ 123 hay 131 để đánh giá hoạt động của tuyến giáp, qua đó dùng để chẩn đoán bệnh bướu giáp nhân, hay chẩn đoán mô giáp còn sót lại sau điều trị ung thư tuyến giáp…
Hai kết quả cận lâm sàng của bạn (siêu âm và xạ hình) không có gì trái ngược nhau, và không thể nói phương pháp nào trong 2 phương pháp này quyết định cho kết luận K giáp.
Bạn đang bị bướu giáp nhân, xét nghiệm TSH hơi thấp, trong khi FT3 và FT4 bình thường, đây có thể là tình trạng cường giáp dưới lâm sàng. Để tìm nguyên nhân và quyết định có điều trị hay không thì cần khám thêm trên lâm sàng. Bác sĩ điều trị sẽ tầm soát các nguyên nhân khi khám bệnh cho bạn và quyết định điều trị. Mổ u ở tuyến giáp và sau đó làm giải phẫu bệnh sẽ có kết luận chính xác.
Bạn cứ yên tâm đi mổ và tuân thủ điều trị tại bác sĩ chuyên khoa Ung bướu và chuyên khoa Nội tiết.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Siêu âm tuyến giáp: khối giảm âm thùy trái 7 mm x 5 mm, thùy phải 16 mm x 7 mm, có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Tôi có người bạn. Hôm trước cô ấy đi siêu âm tuyến giáp thì thùy trái tuyến giáp có khối giảm âm kích thước 7 mm x 5 mm, thùy phải có khối giảm âm kích thước 16 mm x 7 mm. Tôi muốn hỏi là hai khối đó có phải đi sinh thiết hay xét nghiệm để xem có nguy hiểm không hay chỉ cần theo dõi thôi? Nếu cần thì cần phải làm các xét nghiệm hay thủ thuật gì không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bạn của bạn siêu âm tuyến giáp đi siêu âm tuyến giáp và phát hiện thùy trái tuyến giáp có khối khối giảm âm kích thước 7 mm x 5 mm, thùy phải có khối giảm âm kích thước 16 mm x 7 mm. Bạn của bạn cần được cho đi lấy máu xét nghiệm nhằm đo nồng độ TSH để phân loại các nhóm lí do gây bệnh. Cuối cùng, bạn của bạn làm xét nghiệm “chọc hút tế bào bằng kim nhỏ” (FNA) để xác định chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Sau khi xác định được là u lành hay u ác thì bác sĩ sẽ có hướng chữa trị cụ thể.
Xét nghiệm sinh hoá máu có cholesterol 3,6 mmol/l có sao không?
Chào bác sĩ!
Cháu có đi khám ở bệnh viện tỉnh và làm một số xét nghiệm sinh hoá máu có cholesterol = 3,6 mmol/l. Xét nghiệm huyết học, xét nghiệm miễn dịch đều bình thường. Siêu âm: tuyến giáp phải: V = 7,5 cm3, bờ viền đều, nhu mô đều, trên Doppler phân ba mạch máu bình thường. Tuyến giáp trái: V = 4,3 cm3 bờ viền đều. Eo tuyến giáp: 2,3 mm. Kết luận: hình ảnh phì đại thùy phải tuyến giáp. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên.
Cảm ơn bác sĩ!
Bình thường: Cholesterol trong máu < 5,2 mmol/l (< 200 mg/dl). Hiện tại chỉ số cholesterol của cháu vẫn trong giới hạn bình thường. Cháu đã siêu âm tuyến giáp và được chẩn đoán phì đại tuyến giáp. Hiện tượng tuyến giáp bị phì đại có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau: bệnh bướu cổ đơn thuần, bệnh viêm tuyến giáp, bệnh Basedow, bệnh bướu giáp nhân, bệnh ung thư tuyến giáp,.. Có bệnh không tác động tới chức năng tuyến giáp (bướu cổ đơn thuần) nhưng có bệnh gây cường giáp do đó gây ra một loạt các rối loạn trong cơ thể, cần phải được phát hiện sớm và chữa trị sớm. Vì vậy, cháu nên đi khám chuyên khoa Nội tiết để bác sĩ khám và làm các xét nghiệm tuyến giáp và tuyến yên để kiểm tra cho cháu.
Chúc cháu sức khỏe!
Tư vấn kết quả xét nghiệm tuyến giáp.
Câu hỏi bởi: Le Hoang Yen
Xin chào bác sĩ!
Kết quả xét nghiệm của người nhà con như sau:
Phình giáp đa hạt hai thùy
Thay đổi sợi bọc tuyến giáp vú đa nang trái
Hạch cổ và hạch nách hai bên dạng hạt viêm
Xem giúp có phải người nhà con bị ung thư tuyến giáp không ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Thùy trái nhu mô không đều, cực dưới có nang, nguy cơ ung thư cao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi có đi khám siêu tuyến giáp và được kết luận: Thuỳ trái: Nhu mô không đều, cực dưới có nang kích thước 4,6 x 2,3 mm, trong nang có nốt vôi hoá. Xin hỏi bác sĩ với kết quả như vậy thì nguy cơ ung thư cao không ạ? Giải pháp và chữa trị như thế nào ạ?
Xin trân thành cảm ơn bác sĩ.
Qua thông tin bạn cung cấp, bạn đã đi khám và siêu âm tuyến giáp và phát hiện có khối nang, có nhân vôi hóa. Thông thường với các tổn thương vôi hóa đơn thuần thì lành tính. Tuy nhiên, các hình ảnh trên siêu âm là hình ảnh gián tiếp và chưa xác định được chính xác bản chất tế bào của khối u, bên cạnh đó không rõ bạn có triệu chứng lâm sàng ra sao. Do vậy, bạn nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Nội tiết để khám, ngoài khám lâm sàng, các bác sĩ có thể cho làm thêm các xét nghiệm nội tiết (đo nồng độ TSH, FT3, FT4,…), siêu âm, xạ hình tuyến giáp, chọc hút sinh thiết khối u,… để có chẩn đoán chính xác và có hướng chữa trị thích hợp nhất.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tuyến Yên, Tuyến Giáp Bai 56 Tuyen Yen Va Giap Ppt trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!