Cập nhật nội dung chi tiết về Trình Bày Và Phân Tích Định Nghĩa Vật Chất Của Lê mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thời kì cổ đại, các nhà triết học duy vật, kể cả các nhà triết học ở phương Đông cũng như các nhà triết học ở phương Tây đều có xu thế tìm một vật thể đầu tiên ban đầu nào đó và coi đó là nguyên nhân hình thành nên thế giới vật chất vô cùng phong phú như ngày nay.
Ở Trung Hoa cổ đại người ta cho rằng Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ là những tố chất, vật chất đầu tiên của thế giới. Ỏ Ấn Độ cổ đại thì người ta lại cho rằng Anu là hạt hình thành nên thế giới vật chất. Còn ở Hy lạp cổ đại Talet coi thực thể của thế giới là nước, Anaximen coi thực thể ấy là khí, còn Hêraclit coi thực thể ấy là lửa. Nhưng đỉnh cao trong quan niệm vật chất cổ đại là thuyết nguyên tử của Lơxip và Đêmôcrit, thừa nhận nguyên tử là yếu tố đầu tiên hình thành nên thế giới vật chất. Quan niệm của những nhà triết học thời kì này thô sơ chất phác, mang tính cảm tính và người ta chỉ rằng vật chất là khởi nguyên để xây dựng thế giới xung quanh.
Thời kì cận đại Tây Âu, quan niệm về vật chất không có gì khác nhiều so với các nhà triết học thời cổ đại nhưng họ lại đồng nhất vật chất giữa nguyên tử với khối lượng, coi khối lượng là thuộc tính bất biến của vật chất; nguyên tử là yếu tố nhỏ nhất không thể phân chia được tách rời vận động, không gian và thời gian và nó hình thành nên vật chất. Nói chung quan niệm của những nhà triết học trước Mác này mang tính chất cơ học.
Hoàn cảnh ra đời và lịch sử để Lê-nin đưa ra định nghĩa
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các cuộc đấu tranh giữa các trường phái, các luồng học thuyết, tư tưởng, chính trị diễn ra gay gắt. Khoa học tự nhiên phát triển như vũ bão và có nhiều phát kiến mang tính chất vạch thời đại đặc biệt là những phát minh, Rơnghen phát hiện ra tia X, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, Tômxơn phát hiện ra điện tử, Kaufman đã phát hiện ra rằng trong quá trình vận động, khối lượng của điện tử thay đổi khi vận tốc của nó thay đổi và thuyết tương đối của Anhxtanh… Chính các phát minh này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng trong triết học, quan niệm về vật chất rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Nêu định nghĩa về vật chất của Lê-nin
Tổng kết từ những thành tựu tự nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về phạm trù vật chất, Lênin đã đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về phạm trù vật chất như sau:
” Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác”
Phân tích định nghĩa
Theo định nghĩa vật chất của Lê-nin, thì thứ nhất cần phải phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học với “vật chất là toàn bộ thực tại khách quan”. Nó khái quát những thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng tồn tại của vật chất với khái niệm vật chất được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành, hay nói cách khác là khác dùng để chỉ những dạng vật chất cụ thể như: nước lửa không khí, nguyên tử, thịt bò…
Thứ hai thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất chính là thuộc tính tồn tại khách quan, nghĩa là sự tồn tại vận động và phát triển của nó không lệ thuộc vào tâm tư, nguyện vọng, ý chí và nhận thức của con người.
Thứ ba vật chất ( dưới những hình thức tồn tại cụ thể của nó) là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức; những cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến các giác quan của con người.
Thứ tư trong định nghĩa này, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học . Cụ thể là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau thể hiện ở câu” được đem lại cho con người trong cảm giác“; con người có khả năng nhận thức được thế giới thông qua câu ” đ ược cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh “, Lê-nin khẳng định bằng nhiều cách thức khác nhau, bằng nhiều trình độ khác nhau con người tiến hành nhận thức thế giới.
Định nghĩa vật chất của Lê-nin có hai ý nghĩa quan trọng sau đây. Thứ nhất bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại khách quan, đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế trong các quan niệm của các nhà triết học trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc và không thuộc về vật chất.
Thứ hai khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức. Đó là con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại, chụp lại, phản ánh của con người đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng quan niệm duy vật về xã hội,về lịch sử
Mặc dù định nghĩa vật chất của Lê-nin đã ra đời gần hai thế kỷ nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị thực tiễn và khoa học.
Vật Lý 10 Bài 34: Chất Rắn Kết Tinh Và Chất Rắn Vô Định Hình
Tóm tắt lý thuyết
2.1.1. Cấu trúc tinh thể
Cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt ( nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.
Chất rắn có cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh.
Kích thước tinh thể của một chất tuỳ thuộc quá trình hình thành tinh thể diễn biến nhanh hay chậm (tốc độ kết tinh càng nhỏ, tinh thể có kích thước càng lớn).
Quan sát mạng tinh thể muối ăn NaCl
2.1.2. Các đặc tính của chất rắn kết tinh
Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau. Ví dụ: kim cương và than chì….
Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ở mỗi áp suất cho trước.
Chất rắn kết tinh có 2 loại:
2.1.3. Ứng dụng của các chất rắn kết tinh.
Các đơn tinh thể silic và giemani được dùng làm các linh kiện bán dẫn. Kim cương rất cứng nên được dùng làm mũi khoan, dao cát kính.
Kim loại và hợp kim được dùng phổ biến trong các ngành công nghệ khác nhau như luyện kim, chế tạo máy, xây dựng cầu đường…
Dùng làm các linh kiện điện tử, linh kiện bán dẫn .
Chất rắn vô định hình là các chất không có cấu trúc tinh thể , do đó chúng không có dạng hình học xác định.
Các chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng và không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng.
Lưu ý : Một số chất rắn như đường, lưu huỳnh, … có thể tồn tại ở dạng tinh thể hoặc vô định hình.
Các chất vô định hình như thuỷ tinh, các loại nhựa, cao su, … được dùng phổ biến trong nhiều ngành công nghệ khác nhau, do có nhiều đặc tính rất quý ( dễ tạo hình, không bị gỉ… )
Ứng dụng của chất rắn vô định hình .
Trình Bày Cấu Tạo Và Chức Năng Của Thực Vật
1,- Vách tế bào : làm cho tế bào có hình dạng nhất định
– Màng sinh chất : bao bọc ngoài chất tế bào
– Chất tế bào : là chất keo lỏng , trong chứa các bào quan như lục lạp
– Nhân : điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
– Không bào : chứa dịch tế bào
2,Khi bóc đi một khoanh vỏ ngoài của thân cây ( Phải là cây thân gỗ) thì một thì gian sau phía trên của khoanh bóc ấy sẽ phình ra. Phần vỏ của đoạn phình to ấy trở nên sần sùi.
Hiện tượng này được giải thích như sau: trong thân cây (cây thân gỗ) có một hệ thống bó mạch gồm mạch ray và mạch gỗ có thể hiểu chức năng của mạch ray một cách nôm na như hệ thống động mạch và tĩnh mạch trong cơ thể động vật và cả con người. Hệ mạch này (mạch ray) có chức năng vận chuyển nước và khoáng chất lên nuôi cây. Hệ hthống mạch này cũng đảm trách vai trò dẫn chất hữu cơ do lá cây tổng hợp từ nước, khoáng chât về bộ rễ và các pần phía dưới khoanh ỏí ủa bị cắt.
Khi thực hiệ thao tác cắt vỏ bạn đã vô tình cắt bỏ luôn một đoạn trong bó mạch ray. Vì tế mà chất hữu cơ do lá cây tổng hợp không chuyển hết xuống những phần phía dưới khoanh vỏ bị ccắt.
Lượng chất hữu cơ này tích tụ lại ở phần trên của khoanh vỏ bị cắt lâu ngày làm nó phình to lên. 3,Trong thời gian 100 phút từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. 4,- Không phải tất cả các rễ cây đều có miền hút, vì miền hút có lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng mà cây sống trong nước thì không có lông hút do rễ mọc chìm trong nước, khi đó nước được hấp thụ qua bề mặt của rễ. 5,-Vì do dân số tăng nhanh, diện tích đất ngày càng nhỏ, nạn chặt phá rừng tăng cao nên chúng ta cần phải trồng thêm rừng và bảo vệ chúng. -hằng năm chúng ta phải chứng kiến nhiều trận lũ lụt, thiên tai mất đi khá nhiều hecta rừng. Dân số tăng nhanh khiến nhu cầu về đất để làm nhà và canh tác càng tăng và nhu cầu về gỗ cũng vậy. Vì vậy số lượng rừng ngày càng giảm. Chúng ta phải bảo vệ và trồng thêm chúng để góp phần điều hòa khí hậu, chống xói mòn, lũ lụt,…
Enzim Và Vai Trò Của Enzim Trong Quá Trình Chuyển Hóa Vật Chất
– Enzim có bản chất là prôtêin, thành phần của nó có thể chỉ là prôtêin hoặc prôtêin liên kết với các chất khác không phải prôtein.
– Trung tâm hoạt động của enzim có cấu hình không gian phải phù hợp với cấu hình không gian của cơ chất.
– Nhờ enzim mà các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống xảy ra rất nhạy với tốc độ lớn trong điều kiện sinh lí bình thường. Khi có enzim xúc tác, tốc độ của một phản ứng có thể tăng hàng triệu lần. Nếu tế bào không có các enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì được vì tốc độ của các phản ứng sinh hoá xảy ra quá chậm.
– Tế bào có thể điều hòa quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế. Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình của enzim làm cho enzim không thể liên kết được với cơ chất. Ngược lại, các chất hoạt hoá khi liên kết với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim.
– Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế, làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hoá.
– Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì sản phẩm không những không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó cũng sẽ bị tích luỹ lại gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hoá theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí. Các bệnh đó ở người được gọi là bệnh rối loạn chuyển hoá.
Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim:
– Nhiệt độ: Tốc độ của phản ứng enzim chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu (tại nhiệt độ này enzim có hoạt tính cao nhất). Ví dụ: đa số các enzim ở tế bào của cơ thể người hoạt động tối ưu ở khoảng nhiệt độ 350C – 400C, nhưng enzim của vi khuẩn suối nước nóng lại hoạt động tốt nhất ở 700C hoặc cao hơn. Khi chưa đạt đến nhiệt độ tối ưu của enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ phản ứng enzim. Tuy nhiên, khi đã qua nhiệt độ tối ưu của enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể enzim bị mất hoàn toàn hoạt tính.
– Độ pH: Mỗi enzim có pH tối ưu riêng. Đa số enzim có pH tối ưu trong khoảng 6 – 8. Có enzim hoạt động tối ưu trong môi trường axit như pepsin (enzim trong dạ dày) hoạt động tối ưu ở pH = 2.
– Nồng độ cơ chất: Với một lượng enzim xác định, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng dần nhưng đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng không làm tăng hoạt tính của enzim. Đó là vì tất cả các trung tâm hoạt động của enzim đã được bão hoà bởi cơ chất.
– Nồng độ enzim: Với một lượng cơ chất xác định, nồng độ enzim càng cao thì tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh. Tế bào có thể điều hoà tốc độ chuyển hoá vật chất bằng việc tăng giảm nồng độ enzim trong tế bào.
– Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim: Một số chất hoá học có thể ức chế hoạt động của enzim nên tế bào khi cần ức chế enzim nào đó cũng có thể tạo ra các chất ức chế đặc hiệu cho enzim ấy (Ví dụ: một số chất độc hại từ môi trường như thuốc trừ sâu DDT là những chất ức chế một số enzim quan trọng của hệ thần kinh người và động vật). Một số chất khác khi liên kết với enzim lại làm tăng hoạt tính của enzim.
Enzim + cơ chất → phức hợp enzim-cơ chất → sản phẩm trung gian → sản phẩm + enzim
– Thoạt đầu, enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động để tạo hợp chất trung gian (enzim – cơ chất). Sau đó, bằng nhiều cách khác nhau, enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm của phản ứng và giải phóng enzim nguyên vẹn. Enzim được giải phóng lại có thể xúc tác phản ứng với cơ chất mới cùng loại.
– Liên kết enzim – cơ chất mang tính đặc thù, vì thế mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho một loại phản ứng sinh hoá. Cuối phản ứng, hợp chất đó sẽ phân giải để cho sản phẩm của phản ứng.
Dứa có chứa bromelin còn đu đủ có chứa papain, đều là những enzim có tác dụng thủy phân prôtêin thành các axit amin có tác dụng tốt trong tiêu hóa. Chúng có tác dụng giống pepsin của dạ dày hoăc trypsin của dịch tụy. Vì vậy khi xào thịt bò với dứa sẽ giúp cho thịt được mềm hơn còn ăn thịt bò khô với nộm đu đủ sẽ giúp ích cho việc tiêu hóa.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim nhưng không theo tỉ lệ thuận. Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu mà tại đó enzim có hoạt tính tối đa. Quá nhiệt độ tối ưu, hoạt tính giảm dần và có thể ngừng hẳn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trình Bày Và Phân Tích Định Nghĩa Vật Chất Của Lê trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!