Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xung Đột Lợi Ích Kinh Tế Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Kiểm Soát Xung Đột Lợi Ích Trong Hoạt Động Công Vụ: Kinh Nghiệm Quốc Tế

Thứ ba, 21 Tháng 11 2017 11:13

(LLCT) – Xung đột lợi ích (XĐLI) trong hoạt động công vụ là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, vì nó tiềm ẩn những nguy cơ lớn dẫn đến tham nhũng. Kiểm soát và hạn chế các tình huống phát sinh XĐLI trong hoạt động công vụ sẽ giúp ngăn ngừa tham nhũng một cách có hiệu quả.

1. Khái quát về xung đột lợi ích

Kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ là tổng thể các cách thức, biện pháp nhà nước sử dụng để nhận diện các tình huống XĐLI qua đó phát hiện, phòng tránh, ngăn chặn, giải quyết các tình huống XĐLI; áp dụng các biện pháp hình sự, hành chính, kỷ luật, dân sự để xử lý cá nhân vi phạm các quy định về kiểm soát XĐLI.

Hiện nay, khái niệm “xung đột lợi ích” (conflict of interest), về cơ bản đã được các quốc gia, tổ chức quốc tế và giới nghiên cứu đi đến sự thống nhất chung.

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): XĐLI là “mâu thuẫn giữa chức trách nhà nước và lợi ích cá nhân của công chức, trong đó công chức có những lợi ích ở phương diện cá nhân có thể gây ảnh hưởng không phù hợp đến kết quả thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm công chức của mình”(1).

Ủy ban Độc lập chống tham nhũng (ICAC) cho rằng: “XĐLI xảy ra khi một công chức ở vào một vị trí bị ảnh hưởng hoặc xảy ra ảnh hưởng bởi lợi ích cá nhân của mình khi thực thi công vụ”(2).

Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), XĐLI là “…tình huống trong đó một cá nhân hoặc tổ chứcnơi họ làm việc, có thể là chính phủ, doanh nghiệp, hãng truyền thông hoặc tổ chức xã hội dân sự, phải đối mặt với việc lựa chọn giữa trách nhiệm và yêu cầu xuất phát từ vị trí công việc của họ vớinhững lợi ích cá nhân của chính họ”(3).

Theo Từ điển Black Law Dictionary, XĐLI là “…sự không tương thích trên thực tế hoặc có khả năng xảy ra trên thực tế giữa những lợi ích của cá nhân với nghĩa vụ công hoặc với trách nhiệm mà họ được ủy thác”(4).

Theo Từ điển pháp luật Anh-Việt, XĐLI là “…sự mâu thuẫn quyền lợi, sự không tương xứng giữa địa vị chức tước với quyền lợi cá nhân của người giữ chức vụ đó, việc sử dụng chức vụ để mưu lợi ích cá nhân”(5).

TS Hoàng Văn Luân cho rằng: “XĐLI được hiểu là sự vi phạm, xâm phạm hoặc làm tổn hại lẫn nhau giữa các lợi ích trong một quan hệ nhất định”(6). Tác giả Trần Văn Long cho rằng: “XĐLI được hiểu là bất kỳ một tình huống nào trong đó cá nhân hay tổ chức được ủy thác trách nhiệm (được trao quyền) có những lợi ích riêng hay chung đủ lớn để ảnh hưởng (hay có thể ảnh hưởng) đến việc thi hành các trách nhiệm được ủy thác một cách khách quan, đúng đắn”(7). Theo tác giả Vũ Công Giao và Đỗ Thu Huyền thì XĐLI “là khả năng một cá nhân hoặc tổ chức được giao quyền lực công sử dụng vị trí công tác một cách không thích đáng để tư lợi”(8).

Như vậy, chủ thể của tình huống XĐLI có thể là cá nhân cán bộ, công chức (CBCC) hoặc tổ chức được giao quyền lực (thẩm quyền) trong khi thực hiện công vụ.

Về khách thể, lợi ích vật chất (tiền, tài sản…) hoặc phi vật chất (trao đổi mối quan hệ, sự hàm ơn, khả năng thăng tiến trong công việc…). Về tính chất, có thể là lợi ích riêng (với cá nhân) hoặc lợi ích chung (đối với tổ chức).

Hai yếu tố tạo thành XĐLI là lợi ích cá nhân của CBCC và chức vụ, quyền hạn của cá nhân đó trong quá trình ra quyết định. Ở đây là sự xung đột giữa lợi ích công và lợi ích cá nhân trong quá trình ra quyết định của CBCC; các tình huống có XĐLI gây khó khăn cho CBCC khi ra quyết định trong quá trình thực thi công vụ.

Việc nhận diện và kiểm soát XĐLI góp phần phòng, ngừa tham nhũng đồng thời tạo niềm tin của xã hội đối với sự liêm chính của tổ chức, cá nhân.

– Sự khác nhau giữa XĐLI trong hoạt động công vụ và tham nhũng

Quy định về xung đột lợi ích trong Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) và pháp luật quốc tế

Vấn đề XĐLI được Liên Hợp quốc đề cập lần đầu vào năm 1996 trong Bộ quy tắc xử sự quốc tế dành cho công chức. Bộ quy tắc đã khuyến nghị một loạt vấn đề để tránh rủi ro XĐLI đối với công chức:

Công chức phải báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền về xung đột lợi ích khi nhận thức được về nó và phải tuân thủ đúng những gì mình được yêu cầu phải làm. Mọi xung đột về lợi ích cần phải được giải quyết trước khi tuyển dụng người mới hoặc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ mới.

Công chức không được tham gia vào những hoạt động bên ngoài (kể cả nắm giữ chức vụ) khi mà hoạt động đó xung đột với chức năng, nhiệm vụ của mình. Công chức phải xin phép và được phép của cấp có thẩm quyền thì mới được tham gia vào công việc ở bên ngoài.

Công chức phải khai báo về tư cách thành viên hoặc mối quan hệ với bất kỳ tổ chức nào mà có thể gây ra sự cản trở đối với việc thực thi công vụ của mình…

2. Kinh nghiệm của một số quốc gia về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ

Thứ nhất,kiểm soát về thu nhập và tài sản

Singapore quy định CBCC phải từ chối mọi món quà được tặng (không giới hạn giá trị, hình thức quà tặng). Nếu người nào được tặng một món quà của một quan chức đến thăm (quà mang nghi thức ngoại giao), thì sau đó phải chuyển lại cho người đứng đầu bộ phận của mình. Giá trị của món quà sẽ được đánh giá và người nhận quà có thể trả tiền nếu muốn giữ. Người định giá đối với tất cả quà tặng là Tổng kế toán nhà nước. Croatia, Hàn Quốc lại quy định rõ thế nào là quà tặng, trường hợp nào không được coi là quà tặng. CBCC có thể giữ một món quà có giá trị tượng trưng và nếu giá trị không vượt quá 500HRK (tiền Coroatia) hoặc trong giới hạn do Trưởng đơn vị thiết lập (Hàn Quốc). Ngoài ra, ở Hàn Quốc và Coroatia những món quà CBCC có thể nhận được quy định rõ trong luật.

Các quốc gia đều có quy định về kê khai thu nhập, tài sản. Tuy nhiên, tùy tình hình thực tế đối tượng mà giá trị tài sản, thu nhập phải kê khai khác nhau. Đối với việc sở hữu bất động sản, đa số các quốc gia không cấm việc sở hữu bất động sản nhưng cấm việc sử dụng lợi thế thông tin hay nhận quà để sở hữu bất động sản.

Thứ hai, hạn chế về các hoạt động kinh doanh

Hầu hết các quốc gia thuộc OECD đều có quy định hạn chế CBCC có lợi ích kinh doanh riêng và công việc ngoài nhiệm vụ chính. Đa phần các quy định mang tính chất chung là cấm CBCC tham gia vào kinh doanh hoặc bất kỳ hoạt động nào có tác động trực tiếp hoặc có thể dự đoán được đối với lợi ích tài chính của họ. Ví dụ: Hoa Kỳ, Cộng hòa Séc, Italia.

Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia quy định cụ thể những hạn chế về các hoạt động kinh doanh như Estonia, Anh, Croatia.

Thứ ba, một số hạn chế trong khi đảm nhiệm công vụ

Thứ tư, hạn chế sau khi CBCC rời khỏi vị trí công tác

Thứ năm, quy định về công khai; về giám sát và xử phạt

Quy định kê khai những lợi ích có khả năng xung đột với nhiệm vụ của CBCC, có thể kê khai khi nhận công việc mới hoặc theo định kỳ. Ngoài ra, khi có tình huống thay đổi có thể dẫn đến XĐLI thì CBCC phải kịp thời báo cáo lên cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định. Tùy theo chức vụ, vị trí công tác mà bản kê khai này được quản lý khác nhau. Nội dung kê khai có thể được công khai trong nội bộ hoặc phạm vi rộng hơn (Pháp, Singapore, Coroatia, Ba Lan…).

Cùng với kê khai là quy định về giám sát trong nội bộ hoặc của xã hội (người dân, doanh nghiệp, tổ chức, truyền thông) trong giám sát việc chấp hành pháp luật về kiểm soát XĐLI.

Một trong những biện pháp phòng ngừa là giáo dục, cung cấp thông tin để CBCC hiểu rõ và thực hiện tốt các quy định chống XĐLI. Các quy định chống XĐLI được đưa vào bài thi tuyển đầu vào, trong quá trình làm việc hoặc trong chương trình giáo dục đào tạo (Đức, Canada, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc…).

3. Kiểm soát xung đột lợi ích ở Việt Nam hiện nay và những kinh nghiệm quốc tế có thể tham khảo

Thực tế cho thấy, pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Các quy định pháp luật về kiểm soát XĐLI đối với CBCC trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ còn rời rạc, chưa đầy đủ, thiếu tính khả thi. Nhiều quy định chưa thực sự hợp lý, khó áp dụng và đặc biệt là chưa có cơ chế kiểm soát việc chấp hành, thực thi nên hiệu lực, hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng còn thấp.

Theo kết quả khảo sát về cảm nhận XĐLI được thực hiện với các cán bộ công chức, doanh nghiệp và người dân tại 10 địa phương và 5 bộ tại Việt Nam thì: XĐLI chưa được CBCC, doanh nghiệp và người dân nhận thức rõ như một vấn đề trong quản trị công. XĐLI và kiểm soát XĐLI chưa được chính thức hóa trong văn bản pháp luật làm cơ sở nâng cao hiệuquả quản lý công và phòng, chống tham nhũng. Các tình huống XĐLI xảy ra khá phổ biến, đa dạng và có nguy cơ trở thành “thông lệ” trong quan hệ công vụ. Hình thức XĐLI phổ biến nhất là:Tặng quà; Giúp đỡ người thân; Sử dụng lợi thế thông tin(9).

Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài”, “là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị”. Theo đó, Đảng ta chủ trương: “Kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí với yêu cầu chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí”(10).

Từ những kinh nghiệm quốc tế nêu trên, Việt Nam có thể tham khảo để ngăn ngừa, kiểm soát XĐLI:

Thứ nhất, về mặt nhận thức, các quốc gia đều nhận thức rõ tầm quan trọng có ý nghĩa quyết định của việc cần thiết phải kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ. XĐLI nếu không được quản lý, kiểm soát sẽ dẫn đến lạm dụng công vụ, có thể dẫn đến tham nhũng.

Thứ hai, các quy định về phòng, chống XĐLI cần được ghi nhận thành các quy định pháp luật và bảo đảm thực hiện trên thực tế. Pháp luật là căn cứ pháp lý để CBCC nhà nước hiểu rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mình trong việc ra quyết định trong hoạt động công vụ nhất là trong các tình huống có XĐLI. Pháp luật quy định vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong phòng, chống XĐLI. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, công dân và các tổ chức chủ động tham gia vào công tác phòng, chống XĐLI bằng nhiều cách thức khác nhau, hoặc thực hiện quyền giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan của nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm phát hiện các hành vi vi phạm các quy định về kiểm soát XĐLI; xây dựng văn hóa không khoan nhượng với XĐLI trong tổ chức, cung cấp thông tin về XĐLI cho các cơ quan chức năng để làm rõ và có biện pháp xử lý; mặt khác, pháp luật cũng là cơ sở pháp lý để triển khai các biện pháp bảo vệ những người tích cực tham gia vào công tác phòng, chống XĐLI, xử lý những trường hợp bao che, thiếu tích cực trong phòng, chống XĐLI. Pháp luật về kiểm soát XĐLI là chuẩn mực để các chủ thể lựa chọn những xử sự phù hợp trong đời sống pháp lý. Chỉ có ghi nhận thành văn bản pháp luật và tổ chức triển khai thực hiện một cách hiệu quả trên thực tế thì việc kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Luật cần quy định rõ các trường hợp được nhận và giữ lại quà tặng, các trường hợp nhận và nộp lại quà tặng cho cơ quan có thẩm quyền, các trường hợp không được nhận quà tặng. Quy định về công khai thông tin quà tặng…

Tùy từng vị trí công tác khác nhau quy định về kê khai, tiến tới công khai toàn bộ thu nhập, tài sản của CBCC.

Quy định rõ khái niệm XĐLI trong Luật, các tình huống XĐLI, quy trình giải quyết tình huống XĐLI, trách nhiệm giải quyết XĐLI, nghĩa vụ báo cáo của CBCC khi có việc làm thêm, được quà biếu, quà tặng, kê khai thu nhập tài sản; các tình huống có XĐLI… các biện pháp kỷ luật đối với công chức khi không báo cáo các tình huống XĐLI; quy định kiểm soát việc sử dụng thông tin có được trong hoạt động công vụ khi còn đương chức hoặc khi chuyển làm việc từ khu vực công sang khu vực tư, chế tài xử phạt đối với cá nhân khi không tuân thủ các quy định về XĐLI, các biện pháp quản lý đối với vi phạm quy định về XĐLI…

Thứ tư, tăng cường, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, CBCC nhà nước. Công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan nhà nước.

Thứ năm, tăng cường giáo dục, cung cấp thông tin để cán bộ công chức biết được chính sách, pháp luật về phòng, chống XĐLI đồng thời tự tránh các XĐLI

Trong nội dung giáo dục về phòng, chống tham nhũng cần đưa các nội dung, yêu cầu về phòng, chống XĐLI nhằm nâng cao ý thức cho người dân, CBCC về phòng, chống XĐLI. Tăng cường giáo dục, cung cấp thông tin để CBCC hiểu rõ chính sách, pháp luật về phòng, chống XĐLI. Đưa nội dung giáo dục về tự tránh XĐLI trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, xây dựng văn hóa công khai, liêm chính trong tổ chức…

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị số 5-2017

(1) OECD (2005) “Policy Brief: Managing Conflict of interest in the Public Service.” OECD, Paris, http://oecd.org.

(2) ICAC (2012): Identifying and managing conflict of interest in the public sector, https://www.icac.nsw.gov.au.

(3) Xem: ICAC (2014): Managing Conflict of Interest in the Public Sector Guidelines, tr.1, tại: http://www.icac.nsw.gov.au.

(4) Xem: Bryan A.Garner: Black Law Dictionary, Ninth Edition, tr.341.

(5) Vũ Mạnh Hùng, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Trọng Khải, Phan Thăng: “Từ điển pháp luật Anh – Việt”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr.318.

(6) TS Hoàng Văn Luân: “Quản trị xung đột lợi ích – các lý thuyết và vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2014.

(7) Trần Văn Long: “Xung đột lợi ích và tham nhũng”, Tạp chí Nội chính số 24, tháng 7-2015.

(8) Vũ Công Giao, Đỗ Thu Huyền: “Kinh nghiệm quốc tế về phòng ngừa, quản lý xung đột lợi ích của thế giới”, Tạp chí Nội chính, số 31 tháng 3-2016.

(9) Nhóm Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ ấn hành: “Kiểm soát xung đột lợi ích trong khu vực công: Quy định và thực tiễn ở Việt Nam”, Nxb Hồng Đức, 2016, tr.67-69.

(10) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.50.

ThS Đinh Thị Hương Giang

Ban Thanh tra,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Lợi Ích Của Xung Đột

Hầu hết mọi người thường có khuynh hướng né tránh xung đột tại nơi làm việc. Tuy nhiên, sự né tránh này sẽ cản trở các quyết sách quan trọng của một đội ngũ.

Thông thường, nhân viên không chủ động giải quyết sự khác biệt về quan điểm, nhưng khi rời cuộc họp, họ sẽ nói với các đồng nghiệp cùng chí hướng. Cách hành xử này phân chia nhân viên thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm chỉ quan tâm đến mục tiêu riêng. Theo Keith Ferrazzi, điều này là hành vi không lành mạnh.

Keith Ferrazzi là nhà sáng lập, Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty Tư vấn Ferrazzi Greenlight, cũng là tác giả các cuốn sách Ai che lưng cho bạn và Đừng bao giờ đi ăn một mình… Ông cho biết trong thực tế, tồn tại sự khác biệt không hoàn toàn là điều xấu. Thẳng thắn đối mặt với sự khác biệt, tuân thủ một số nguyên tắc nhất định để khép lại sự khác biệt có thể giúp đào tạo đội ngũ gắn kết, tăng đáng kể hiệu quả công việc.

Tuy nhiên, hầu hết tài liệu về quản lý xung đột tại nơi làm việc đều lấy mô hình cách đây 40 năm, trong đó, chọn giải pháp né tránh là một trong năm chiến lược quan trọng để giải quyết mâu thuẫn. “Sự né tránh sẽ cản trở hợp tác trong các quyết sách quan trọng của đội ngũ, dẫn đến quyết sách thất bại. Vì vậy, đây không phải là chiến lược hiệu quả”, ông Ferrazzi nói.

Đặt tất cả trên cùng một chuyến tàu

Để giải quyết mâu thuẫn, ông Ferrazzi cho rằng bước đầu tiên, các công ty cần đảm bảo nhất quán mục tiêu của mỗi đơn vị doanh nghiệp với tổ chức. Quy mô công ty càng lớn, sản phẩm càng đa dạng, độ khó trong việc đảm bảo sự nhất quán này càng cao. Mục tiêu mâu thuẫn nhau có nhiều khả năng gây ra xung đột giữa các nhân viên.

Đảm bảo phần thưởng của mỗi người gắn liền với mục tiêu của công ty, cho nhân viên biết họ cần đặt mục tiêu của công ty lên hàng đầu là cách làm của cựu CEO Công ty Sunoco – bà Lynn Elsenhans. Việc liên kết tiền thưởng của nhân viên với mục tiêu của công ty là để tất cả mọi người tham gia vào các cuộc đối thoại của công ty.

Bà Elsenhans nói thêm, làm như vậy sẽ mang lại kết quả tự nhiên, mọi người sẽ bắt đầu nghĩ không bao giờ để cho nhau thất vọng.

Luận việc, không luận người

Làm thế nào để đào tạo đội ngũ nhân viên giải quyết vấn đề một cách lành mạnh? Đạt thỏa thuận mà không nhượng bộ (Getting to Yes: Negotiating Agreement Without Giving In) của Roger Fisher và William chúng tôi là cuốn sách tốt để tham khảo. Các tác giả nhấn mạnh việc cần quan tâm trực tiếp đến các vấn đề mà công ty hoặc đội nhóm phải đối mặt chứ không quan tâm đến các cá nhân đại diện cho sự khác biệt, nếu không, chỉ làm cho xung đột leo thang và phân tán sự chú ý tới vấn đề chính của công ty.

Điểm chính mà cuốn sách đề cập là người ta có xu hướng cố chấp trong lập trường, không hợp tác tìm giải pháp. Công ty cần đào tạo nhân viên thoát khỏi cái tôi để xem xét vấn đề, nỗ lực xác định lợi ích căn bản của người khác, như: “Có phải họ lo lắng làm theo đề xuất của bạn sẽ dẫn đến doanh số bán hàng giảm?”, “có phải họ lo lắng sẽ gây ra sự không hài lòng của khách hàng?”, “có phải họ lo lắng uy tín của đội nhóm sẽ bị ảnh hưởng?”…

Fisher và chúng tôi cũng viết trong cuốn sách rằng lập trường có thể không hòa hợp nhưng lợi ích có thể dung hòa. Nếu xác định lợi ích căn bản giữa các bên mâu thuẫn, có thể tìm thấy giải pháp đáp ứng nhu cầu quan trọng nhất của tất cả các bên.

Ông Ferrazzi dẫn trường hợp Reuters và Thompson sáp nhập năm 2008, CEO Devin Wenig gặp thách thức làm thế nào để dung hợp hai nhóm nhân viên cạnh tranh với nhau trước đây. Hai công ty có tổng cộng 50.000 nhân viên tại hơn 93 nước, môi trường có thể có tác động rất lớn. Ông Wenig đã quyết định tạo ra một đội ngũ không để đối phương thất vọng. Ông Wenig cho biết: “Xây dựng đội ngũ gắn kết là nhiệm vụ hàng đầu của tôi.

Sau giai đoạn đầu tiên, nhân viên của Wenig bắt đầu mở lòng, xem sự khác biệt là bình thường, mọi người đều có ưu và nhược điểm riêng. Sau đó, đến giai đoạn thứ hai: tạo ra môi trường mà mọi người có thể đưa ra quan điểm của họ cho người khác. Ví dụ, một nhà quản lý cấp cao đã phê bình Wenig luôn không tập trung khi giải quyết vấn đề. Trong khi người quản lý này lo lắng hành vi của anh ta đã đi quá giới hạn, Wenig không chỉ tiếp nhận phê bình mà còn thay đổi hành vi của bản thân. Các nhân viên khác cũng cảm ơn vị quản lý này vì anh ta đã nói ra vấn đề họ nghĩ nhưng không dám nói.

Không phải tất cả công ty đều sẵn sàng chấp nhận cách làm thẳng thắn như vậy nhưng tất cả những người lãnh đạo đội nhóm đều có thể áp dụng cách này để thiết lập văn hóa thành thực và hỗ trợ lẫn nhau. Cách làm này sẽ có lợi cho sự đào tạo gắn kết đội ngũ, cải thiện đáng kể hiệu quả công việc.

Mâu Thuẫn, Xung Đột Lợi Ích Nhóm

Tác giả: TS. Hồ Bá Thâm (Chủ biên)

Số trang: 464 trang

Giá tiền: 93.000đ

Hiện nay, ở nước ta đã và đang xảy ra tình trạng khiếu kiện của một số người dân về nhà đất; đình công, bãi công của công nhân về chế độ tiền lương, bảo hiểm trong doanh nghiệp; phản ứng của một số người về ô nhiễm môi trường, vệ sinh thực phẩm; vấn đề giá cả, tiền phí và lệ phí các loại trong y tế, giáo dục… là những biểu hiện cụ thể của những mâu thuẫn, xung đột lợi ích. Những mâu thuẫn, xung đột lợi ích này diễn ra trong các nhóm xã hội khác nhau trong xã hội ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng khá gay gắt cần phải nghiên cứu, giải quyết. Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và tham khảo của độc giả, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản cuốn Mâu thuẫn, xung đột lợi ích nhóm – Thực trạng, xu hướng và giải pháp.

Cuốn sách đã phân tích sâu hơn cả mặt lý luận và thực tiễn và nhất là thực trạng, xu hướng và giải pháp một số mâu thuẫn, xung đột lợi ích nhóm hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng với tầm nhìn cả nước.

Cuốn sách góp phần mở ra một hướng nghiên cứu khoa học, kết hợp lý luận – thực tiễn, có ý nghĩa ứng dụng cao. Qua đó góp phần làm rõ hơn lý thuyết mâu thuẫn, xung đột về lợi ích nhóm và nhóm lợi ích trong thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường trong xã hội hiện nay; góp phần xây dựng quan niệm khoa học, phương pháp nhận thức thực trạng và chính sách, phương cách giải quyết đúng đắn hơn về mâu thuẫn, xung đột lợi ích của nhóm xã hội, cư dân trên một số lĩnh vực kinh tế – xã hội hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, và ở nước ta nói chung. Làm rõ thực trạng, nguyên nhân, xu hướng và đề xuất các nhóm giải pháp định dướng sự quan tâm của xã hội và lãnh đạo thành phố trên cơ sở nghiên cứu sâu, tập trung vào các mâu thuẫn, xung đột về lợi ích nhóm giữa một số nhóm xã hội, nhóm lợi ích trong lĩnh vực nhà đất, lĩnh vực sử dụng lao động trong doanh nghiệp và lĩnh vực giáo dục y tế, nhằm dự báo xu hướng và cảnh báo về những mâu thuẫn – xung đột cũng như đề xuất một số quan điểm và giải pháp thiết thực và phù hợp.

Ngoài chương Dẫn luận và chương Kết luận, cuốn sách gồm ba chương chính:

Chương một: Quan niệm về mâu thuẫn, xung đột lợi ích nhóm

Chương hai: Thực trạng và nguyên nhân mâu thuẫn, xung đột lợi ích trên một số lĩnh vực

Chương ba: Xu hướng và giải pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn, xung đột lợi ích nhóm hiện nay

Pci: Xung Đột Lợi Ích Cá Nhân

PCI có nghĩa là gì? PCI là viết tắt của Xung đột lợi ích cá nhân. Nếu bạn đang truy cập phiên bản không phải tiếng Anh của chúng tôi và muốn xem phiên bản tiếng Anh của Xung đột lợi ích cá nhân, vui lòng cuộn xuống dưới cùng và bạn sẽ thấy ý nghĩa của Xung đột lợi ích cá nhân trong ngôn ngữ tiếng Anh. Hãy nhớ rằng chữ viết tắt của PCI được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như ngân hàng, máy tính, giáo dục, tài chính, cơ quan và sức khỏe. Ngoài PCI, Xung đột lợi ích cá nhân có thể ngắn cho các từ viết tắt khác.

PCI = Xung đột lợi ích cá nhân

Tìm kiếm định nghĩa chung của PCI? PCI có nghĩa là Xung đột lợi ích cá nhân. Chúng tôi tự hào để liệt kê các từ viết tắt của PCI trong cơ sở dữ liệu lớn nhất của chữ viết tắt và tắt từ. Hình ảnh sau đây Hiển thị một trong các định nghĩa của PCI bằng tiếng Anh: Xung đột lợi ích cá nhân. Bạn có thể tải về các tập tin hình ảnh để in hoặc gửi cho bạn bè của bạn qua email, Facebook, Twitter, hoặc TikTok.

Như đã đề cập ở trên, PCI được sử dụng như một từ viết tắt trong tin nhắn văn bản để đại diện cho Xung đột lợi ích cá nhân. Trang này là tất cả về từ viết tắt của PCI và ý nghĩa của nó là Xung đột lợi ích cá nhân. Xin lưu ý rằng Xung đột lợi ích cá nhân không phải là ý nghĩa duy chỉ của PCI. Có thể có nhiều hơn một định nghĩa của PCI, vì vậy hãy kiểm tra nó trên từ điển của chúng tôi cho tất cả các ý nghĩa của PCI từng cái một.

Ý nghĩa khác của PCI

Bên cạnh Xung đột lợi ích cá nhân, PCI có ý nghĩa khác. Chúng được liệt kê ở bên trái bên dưới. Xin vui lòng di chuyển xuống và nhấp chuột để xem mỗi người trong số họ. Đối với tất cả ý nghĩa của PCI, vui lòng nhấp vào “thêm “. Nếu bạn đang truy cập phiên bản tiếng Anh của chúng tôi, và muốn xem định nghĩa của Xung đột lợi ích cá nhân bằng các ngôn ngữ khác, vui lòng nhấp vào trình đơn ngôn ngữ ở phía dưới bên phải. Bạn sẽ thấy ý nghĩa của Xung đột lợi ích cá nhân bằng nhiều ngôn ngữ khác như tiếng ả Rập, Đan Mạch, Hà Lan, Hindi, Nhật bản, Hàn Quốc, Hy Lạp, ý, Việt Nam, v.v.