Top 10 # Xem Nhiều Nhất Viết Văn Nghị Luận Lợi Ích Của Việc Đi Bộ Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Bài Văn Mẫu Nghị Luận Về Lợi Ích Của Việc Đi Bộ Với Việc Mở Rộng Hiểu

Mỗi một chuyến đi, một hành trình không chỉ mang đến cho chúng ta những dấu ấn, những trải nghiệm khó quên mà còn có thể mang đến những bài học, trau dồi thêm những tri thức mới . Bài nghị luận về lợi ích của việc đi bộ với việc mở rộng hiểu biết thực tế sẽ cùng các bạn tìm hiểu, bàn luận về ý nghĩa của việc đi bộ với việc mở rộng tầm hiểu biết, qua đó hiểu hơn về quan niệm “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” của ông cha.

Đề bài: Nghị luận về lợi ích của việc đi bộ với việc mở rộng hiểu biết thực tế

Phần 1: Dàn ý nghị luận về lợi ích của việc đi bộ với việc mở rộng hiểu biết thực tế

Phần 2: Bài văn mẫu Nghị luận về lợi ích của việc đi bộ với việc mở rộng hiểu biết thực tế

Bài làm:

Một trong những yếu tố làm nên sức sống bất diệt của học nghệ thuật chính là chức năng giáo dục. Trong những tác phẩm văn học, chúng ta luôn tìm thấy những bài học sâu sắc và hữu ích đối với con người. Nằm trong quy luật đó, “Đi bộ ngao du” của Ru – xô cũng để lại ý nghĩa giáo dục về lợi ích của việc đi bộ với việc mở rộng hiểu biết thực tế.

Trong tác phẩm của mình, Ru – xô đã nêu lên những tác dụng của việc đi bộ. Đó là bộ môn thể thao hữu ích, mang tính tự do và không bị lệ thuộc vào phương tiện nào. Khi đi bộ, con người có thể thoải mái “Quay sang phải, sang trái, ta xem xét tất cả những gì ta thấy hay hay. Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đây, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn”. Đồng thời, việc đi bộ còn có tác dụng cải thiện sức khỏe và giúp con người thư giãn, thoải mái về tinh thần. Nhưng đặc biệt, tác giả Ru – xô nhấn mạnh vào vai trò của việc đi bộ trong việc giúp con người con người trau dồi kiến thức ở tất cả các lĩnh vực, mở rộng hiểu biết thực tế.

Trước hết, đối với Ru – xô, đi bộ là phương thức hiệu quả để con người có thể quan sát kĩ càng mọi sự vật hiện tượng. Nhờ vào việc quan sát kĩ, các hình ảnh mà chúng ta từng bắt gặp sẽ được “chép lại, chụp lại” và khắc sâu trong trí nhớ. Đồng thời, đi bộ sẽ giúp con người tránh được lối học “cưỡi ngựa xem hoa”, chỉ nắm sơ sài về bản chất của sự vật, hiện tượng. Từ việc đi bộ, chúng ta sẽ có được những quan sát thực tế, trực tiếp chứng kiến “tai nghe mắt thấy”, và thậm chí là thỏa sức trải nghiệm những kiến thức mà sách vở không có. Bàn về vấn đề này, ông cha ta đã từng nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để khẳng định tác dụng của việc trải nghiệm thực tế trong việc hình thành và trau dồi kiến thức của con người. Đi bộ còn là một trong những biểu hiện của cách học chủ động đến với tri thức, học hỏi từ “trường đời” – ngôi trường đại học lớn nhất để đặt chân khám phá đến những miền tri thức mới. Khi sáng tác những tác phẩm kiệt xuất, những nhà văn, nhà thơ phải không ngừng tìm hiểu, quan sát về những vùng đất mới để mở rộng hiểu biết, hình thành nguồn tư liệu quý báu để đưa vào những sáng tác, đồng thời việc đi nhiều, biết nhiều còn giúp họ rút ra những chiêm nghiệm sâu sắc mang tính khái quát, triết lí và quy luật của cuộc đời.

Như vậy, chúng ta cần tích cực mở rộng hiểu biết của bản thân từ con đường tìm hiểu những tri thức thực tế. Kho tàng tri thức của con người luôn là vô hạn mà không một cuốn sách hay pho sách nào có thể truyền tải hết. Có những tri thức chỉ được hình thành qua việc trải nghiệm. Bởi vậy, con người cần tăng cường các hoạt động quan sát thực tế để đúc rút những kinh nghiệm, hình thành những kỹ năng theo hướng “Học đi đôi với hành”.

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-loi-ich-cua-viec-di-bo-voi-viec-mo-rong-hieu-biet-thuc-te-46289n.aspx Nói tóm lại, qua tác phẩm “Đi bộ ngao du” của Ru – xô cũng như thực tế đời sống, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định đi bộ không chỉ là một bộ môn thể thao mà còn mang ý nghĩa của một phương pháp giáo dục giúp con người mở rộng hiểu biết.

Lập Dàn Ý Nghị Luận Về Lợi Ích Của Việc Đi Bộ

Ru-xô là một nhà văn vô cùng giản dị, ‎quý trọng tự do và đâc biệt là rất yêu thiên nhiên. Chính vì thế, bài “Đi bộ ngao du” của ông đã làm cho người đọc hiểu được lợi ích của việc đi bộ bằng những cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác thực.

Thật vậy, đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ‎ thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta. Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay. Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn. ” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai.

Đối với Ru-xô, lợi ích quý giá nhất của việc đi bộ đó chính là được trau dồi vốn kiến thức về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên. Nếu ta là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu cách trồng trọt những sản vật mà nơi ta đi qua. Còn nếu ta là một người đam mê môn Địa lí thì điều tất yếu đó là ta nhất định sẽ tìm hiểu khí hậu của những nơi mà ta đi qua. Hay ta sưu tập những mẩu đá, hoa, quả, những thứ ta yêu thích thì chắc hẳn ta là một người có hứng thú với tự nhiên học. Thật không thể tin được nếu ta có cơ hội được đi bộ ngao du mà lại không xem xét những tài nguyên mà ta giẫm chân lên, bỏ qua những gì mà trái đất đang phô bày trước mắt một cách phong phú. Một điều chắc chắn là những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du sẽ có cái nhìn gần gũi, sâu rộng hơn về vạn vật xung quanh, hiểu sâu rộng hơn, tường tận hơn về thiên nhiên bao la rộng lớn.

Không những thế, đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qu‎ giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn. Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp,… Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả,. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh. Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này. Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất.

Đi bộ với những lợi ích kể trên thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhận đi bộ rất có lợi đối với đời sống sức khoẻ , tinh thần của con người. Ru-xô quả là một thiên tài của nước Pháp, ông đã hiểu được cái lợi, cái tốt sẽ có được từ việc đi bộ cách đây hàng trăm năm. Qua bài “Đi bộ ngao du”, em đã hiểu được thêm rằng đi bộ là rất có ích đối với con người. Nó làm cho đời sống sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần mỗi người được cải thiện. Do đó em nhất định sẽ cố gắng tham gia vào môn thể thao này để có được sức khoẻ tốt hơn, học tập tốt hơn.

Nghị Luận Dựa Vào Bài “Đi Bộ Nao Du’, Em Hãy Nêu Lợi Ích Của Việc Đi Bộ

Đề: Dựa vào bài “Đi bộ ngao du” của nhà văn Ru-xô, em hãy trình bày hiểu biết về lợi ích của việc đi bộ.

Ru-xô là một nhà văn vô cùng giản dị, ‎quý trọng tự do và đâc biệt là rất yêu thiên nhiên. Chính vì thế, bài “Đi bộ ngao du” của ông đã làm cho người đọc hiểu được lợi ích của việc đi bộ bằng những cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác thực.

Thật vậy, đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ‎ thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta. Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay. Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn.” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai. Đối với Ru-xô, lợi ích quý giá nhất của việc đi bộ đó chính là được trau dồi vốn kiến thức về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên. Nếu ta là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu cách trồng trọt những sản vật mà nơi ta đi qua. Còn nếu ta là một người đam mê môn Địa lí thì điều tất yếu đó là ta nhất định sẽ tìm hiểu khí hậu của những nơi mà ta đi qua. Hay ta sưu tập những mẩu đá, hoa, quả, những thứ ta yêu thích thì chắc hẳn ta là một người có hứng thú với tự nhiên học. Thật không thể tin được nếu ta có cơ hội được đi bộ ngao du mà lại không xem xét những tài nguyên mà ta giẫm chân lên, bỏ qua những gì mà trái đất đang phô bày trước mắt một cách phong phú. Một điều chắc chắn là những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du sẽ có cái nhìn gần gũi, sâu rộng hơn về vạn vật xung quanh, hiểu sâu rộng hơn, tường tận hơn về thiên nhiên bao la rộng lớn. Không những thế, đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qu‎ giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn. Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp,… Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả,. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh. Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này. Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất.

Đi bộ với những lợi ích kể trên thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhận đi bộ rất có lợi đối với đời sống sức khoẻ , tinh thần của con người. Ru-xô quả là một thiên tài của nước Pháp, ông đã hiểu được cái lợi, cái tốt sẽ có được từ việc đi bộ cách đây hàng trăm năm. Qua bài “Đi bộ ngao du”, em đã hiểu được thêm rằng đi bộ là rất có ích đối với con người. Nó làm cho đời sống sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần mỗi người được cải thiện. Do đó em nhất định sẽ cố gắng tham gia vào môn thể thao này để có được sức khoẻ tốt hơn, học tập tốt hơn.

Bài Văn Nghị Luận Tác Dụng Và Lợi Ích Của Việc Đọc Sách

Trang sách aiáo khoa trở thành người thầy, người bạn, gán bó với tâm hồn tuổi măng non. Nhờ được thầy dạy dỗ, qua việc đọc sách, thiếu nhi lớn lên từng ngày. Trí tuệ được mở mang, tâm hổn được cất cánh. Thiếu nhi được “gặp gỡ” tiên ông, tiên bà trong cổ tích; được theo Ông Gióng ra trận nhổ gộc tre đánh giặc Ân tơi bời; được đi hội Xuân về thăm đền Hùng ngày giỗ Tổ, v.v…

Sách là kết tinh của nền văn minh nhân loại. Đọc sách là một nhu cầu về văn hóa, về phát triển. Học để hiểu biết; đọc sách để phát triển. Qua những nãm tháng học tập, thanh thiếu nhi “lớn lên”, được trang bị bao kiến thức về khoa học tự nhiên, về khoa học xã hội, về kĩ năng sống làm người. Nhở đọc sách mà tầm mát được mớ rộng, tri thức được nâng cao, chúng ta được sống hạnh phúc trong hiểu biết và mơ ước.

Đọc sách là một trong những hình thức tự học rất quan trọng và tốt đẹp, rất thiết thực và hiệu quả. Tứ thư, Ngũ kinh là sách gối đầu giường của các nho sĩ, các ông Cống, ông Nghè ngày xưa. Sau ba năm chăn trâu cho phú ông mà Hàn Hoành (bên Tàu) đọc hết ba kho sách, về sau làm nên Tể tướng. Nhà bác học Lê Quý Đồn của Đại Việt trong thế kỉ 18, suốt đời “tay không vời hút, mắt không rời sách”. Nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa thời 7, 8 tuổi đã đọc và học qua hàng nghìn bài thơ. Học sinh TIỈPT ngày nay, sách tham khảo về Văn, sử, Địa, Toán, Lý, Hóa, Sinh, tiếng Anh dã “dọc nớt” đê chuẩn bị cho cuộc đua “vượt Vũ Môn” ở phía trước.

Thanh thiếu nhi đọc sách gắn liền với 12 năm siêng năng học hành. Tuổi già lấy việc đọc sách làm niềm vui di dưỡng tinh thần. Một chén trà, một chén rượu, một ánh trăng,… là niềm vui của các cụ, như Nguyễn Trãi đã viết;

“Án sách, cây đèn hai hạn cũ,

Song mai, hiên trúc một lòng thanh.”

“Sách một hai phiên làm hậu hạn,

Rượu năm ha chén đổi công danh.”

Sống và học tập không thể không đọc sách. Nhưng đọc sách phải như thế nào? Đọc sách không cần nhiều, đọc lan man từ sách nọ qua sách kia, mà phải đọc kĩ, vừa đọc vừa suy nghĩ, liên hệ với thực tế. Học giả Chu Quang Tiềm trong bài “Bàn vê đọc sách” đã chỉ rõ: đọc lướt qua mười quyển sách không tốt bằng “dọc mười lần” một quyển sách:

“Sách cũ trăm lần xem không chán,

Thuộc lòng, ngắm kĩ một mình hay.”

Đọc sách phải trên tinh thần “phản hiện”, đối thoại cùng tác giả để tìm ra chân lí. Ycu sách nhưng không nên “quá tin” vào sách. Cần ghi nhớ lời dạy của cổ nhân: “Tận tin ư thư, hất như vô thư” (Tin hết vào sách thà rằng không có sách). Vì thế, đọc sách phái biết chọn sách tốt, sách hay. Không đọc tràn lan trở thành “con mọt sách!”

Tóm lại, đọc sách là một nhu cầu học tập, cũng là để giải trí, mua vui. Phải biết say mc đọc sách và biết cách đọc sách. Đọc sách nên biết yêu sách, quý sách, trân trọng giữ gìn sách, coi “sách là người thầy, người hạn” cùng đồng hành trong suốt cuộc đời.