Trong tiếng Anh, một đoạn văn, câu nói sẽ có danh từ – tính từ – trạng từ. Vậy bạn biết chức năng, vị trí danh từ, tính từ, trạng từkhông? Chức năng của nó là bổ nghĩa cho câu văn, làm cho câu văn thêm rành mạch, rõ nghĩa,… Tính từ special đứng sau từ hạn định a và sau trạng từ very, để bổ nghĩa cho danh từ này. Vị trí trạng từ trong tiếng Anh có thể đứng đầu câu, giữa câu, hoặc cuối câu,… và trạng từ chỉ mức độ (chắc chắn tới đâu), khả năng có thể xảy ra.
I. Chức năng, vị trí của danh từ
1. Chức năng của danh từ
1.1. Làm chủ ngữ trong câu
The children have gone to bed (bọn trẻ đã đi ngủ cả rồi)
Chủ ngữ là danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ chỉ người, vật hoặc sự vật thực hiện hành động.
1.2. Tân ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp
The thief – tân ngữ trực tiếp (direct object)
The policeman asked the thief a lot of questions (Viên cảnh sát tra hỏi tên trộm)
The thief – tân ngữ gián tiếp (indirect object)
Tân ngữ trực tiếp (direct object) là danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ chịu sự tác động trực tiếp của động từ.
Tân ngữ gián tiếp (indirect object) là danh từ hoặc đại từ chỉ người hoặc vật chịu sự tác động gián tiếp của động từ được thực hiện là cho nó hoặc vì nó.
Ví dụ: He is listening to music (Anh ấy đang nghe nhạc)
Danh từ nào đi sau giới từ cũng đều làm tân ngữ cho giới từ đó.
1.4. Bổ ngữ của chủ ngữ
Ví dụ: He is my closet (Anh ấy là người bạn thân nhất của tôi)
Bổ ngữ của chủ ngữ (còn gọi là bổ ngữ của mệnh đề – complement of the clause) là danh từ, cụm danh từ hoặc tính từ mô tả chủ ngữ. Bổ ngữ của chủ ngữ được dùng sau động từ be và các động từ liên kết become, seem, feel,…
1.5. Bổ ngữ của tân ngữ
Ví dụ: They elected him president of the club (Họ bầu anh ấy làm chủ tịch CLB)
Bổ ngữ của tân ngữ là danh từ, cụm danh từ, hoặc tính từ mô tả tân ngữ.
1.6. Một phần của giới từ
Ví dụ: He spoke in a different tone (Anh ấy nói với một giọng điệu khác)
1.7. Đồng vị ngữ với một danh từ khác
Ví dụ: He told us about his father, a general, who died in the war. (Anh ấy kể cho chúng tôi nghe về bố của anh ấy, một vị tướng, người đã hi sinh trong chiến tranh)
Danh từ trong tiếng Anh có thể được phân loại thành các loại là:
Danh từ số ít & Danh từ số nhiều.
Danh từ đếm được & Danh từ không đếm được.
2. Vị trí của danh từ
2.1. Sau các mạo từ
Danh từ luôn đi sau mạo từ a, an, the. Lưu ý danh từ không nhất thiết phải đứng sau mạo từ nó có thể cách mạo từ vài từ. Ở giữa mạo từ và danh từ là tính từ để bổ nghĩa cho danh từ đó.
The girl was from another city. (Cô gái đó đến từ một thành phố khác)
I met a beautiful girl at the bus stop. (Tôi đã gặp một cô gái xinh tại một trạm xe buýt)
2.2. Sau các từ sở hữu
Luôn có một danh từ đứng sau tính từ sở hữu my, our, their, yours, his, her, its (dạng sở hữu cách). Danh từ không nhất thiết phải đứng sau danh từ sở hữu mà nó có thể cách vài từ. Giữa danh từ và tính từ sở hữu là tính từ để bổ nghĩa cho danh từ.
The train’s departure was delayed because of the rain. (Việc khởi hành của đoàn tàu bị trì hoãn vì mưa)
This is my new computer. (Đây là máy tính mới của tôi)
2.3. Sau giới từ (in, on, at, of, for, ……)
They offer a variety of services. (Họ cung cấp rất nhiều các loại dịch vụ.)
I am interested in books. (Tôi rất thích sách.)
2.4. Sau tính từ
Ví dụ: He is a successful man. (Anh ấy là một người đàn ông thành công)
3. Dấu hiệu nhận biết danh từ
*Danh từ có thể được nhận biết qua các hậu tố sau đây:
ance: importance, finance, performance…
ence: independence, difference, reference, …
sion: discussion, decision, explosion, …
tion: information, production, distribution, …
ment: environment, development, agreement, …
dom: freedom, wisdom, kingdom,…
ship: friendship, hardship, scholarship, …
ness: happiness, sadness, willingness, …
ity: ability, possibility, responsibility, activity, …
ing: writing, speaking, listening, building, …
ism: tourism, journalism, Buddhism, …
al: refusal, removal, proposal…
II. Chức năng, vị trí của tính từ
Tính từ là từ để chỉ tính chất, màu sắc, kích thước, phạm vi, giới hạn, mức độ,… của sự vật, sự việc. Thông thường tính từ bổ nghĩa cho danh từ, đại từ và động từ liên kết.
1. Chức năng của tính từ
1.1. Chức năng làm tính từ
Khi đóng vai trò làm tính từ trong câu thì tính từ sẽ có 3 vị trí như sau:
Đứng trước 1 danh từ: new car, black hat, beautiful girl, handsome guy,… trong các ví dụ trên thì tất cả tính từ đều đứng trước danh từ và đó là 1 vị trí rất phổ biến của tính từ đấy.
Tính từ sẽ đứng sau những từ như something, everything,…
Ví dụ: I want to tell you something interesting. (Tôi muốn kể cho bạn nghe 1 vài thứ rất là thú vị.) Trong trường hợp này interesting đóng vai trò làm tính từ và nó sẽ đứng sau “something”.
Tính từ sẽ đứng sau một danh từ khi nó cần một nhóm từ bổ nghĩa.
Ví dụ: He wants a glass full of milk. (Anh ấy muốn 1 ly sữa đầy.) Trong trường hợp này “full” là tính từ mang nghĩa “đầy, tràn” và “of milk” chính là một nhóm từ bổ nghĩa.
1.2. Chức năng làm bổ nghĩa cho câu
Trong trường hợp này tính từ thường được theo sau bởi những số động từ, cụm động từ. Và những động từ, cụm động từ này đi kèm với tính từ sẽ trở thành vị ngữ trong câu. Những động từ và cụm động từ có thể kể đến là:
Ví dụ: The weather becomes cold and wet. (Thời tiết thì trở nên lạnh và ẩm ướt)
Cũng trong chức năng làm bổ nghĩa trong câu thì tính từ còn có thể đứng sau cả động từ, tân ngữ để bổ nghĩa cho động từ và tân ngữ đó.
Ví dụ: The sun keeps us warm. (Mặt trời giữ chúng tôi ấm áp)
2. Vị trí của tính từ
Tính từ được chia theo các vị trí như sau:
2.1. Trước danh từ
Ví dụ: a small house, an old woman.
2.2. Sau động từ
Tính từ đứng sau động từ tobe và các động từ như seem, look, feel…
2.3. Sau danh từ
Tính từ có thể đi sau danh từ nó bổ trợ trong các trường hợp sau đây:
*Khi tính từ được dùng để phẩm chất/ tính chất các đại từ bất định
There is nothing interesting. (nothing là đại từ bất định)
I’ll tell you something new. (something là đại từ bất định)
*Khi hai hay nhiều tính từ được nối với nhau bằng “and” hoặc “but”, ý tưởng diễn tả bởi tính từ được nhấn mạnh
The writer is both clever and wise. (Người viết vừa thông minh vừa sáng suốt)
The old man, poor but proud, refused my offer. (Ông già, nghèo nhưng kiêu hãnh, đã từ chối lời mời của tôi)
*Khi tính từ được dùng trong các cụm từ diễn tả sự đo lường
The road is 5 kms long. (Con đường này dài 5km)
A building is ten storeys high. (Một tòa nhà cao 10 tầng)
*Khi tính từ ở dạng so sánh
They have a house bigger than yours. (Họ có căn nhà lớn hơn của bạn)
The boys easiest to teach were in the classroom. (Những đứa con trai là dễ dạy nhất trong lớp học)
*Khi các quá khứ phân từ là thành phần của mệnh đề được rút gọn
Ví dụ: The glass broken yesterday was very expensive. (Cửa kính bị vỡ ngày hôm qua thì rất là đắt)
*Một số quá khứ phân từ (P2) như: involved, mentioned, indicated
Look at the notes mentioned/ indicated hereafter. (Xem các ghi chú được đề cập/ chỉ ra sau đây)
3. Dấu hiệu nhận biết tính từ
Tận cùng là “-able“: comfortable, capable, considerable….
Tận cùng là “-ible“: possible, flexible, responsible…
Tận cùng là “-ous“: dangerous, humorous, poisonous…
Tận cùng là “-ive“: attractive, decisive, positive…
Tận cùng là “-ent“: confident, dependent, different…
Tận cùng là “-ful“: stressful, harmful, beautiful …
Tận cùng là “-less“: careless, harmless, useless …
Tận cùng là “-ant“: important, brilliant, significant…
Tận cùng “-ic“: economic, specific, iconic…
Tận cùng là “-ly“: friendly, lovely, costly… (lưu ý: những từ này không phải trạng từ tiếng anh)
Tận cùng là “-y“: rainy, sunny, windy …
Tận cùng là “-al“: political, historical, physical …
Tận cùng là “-ing”: interesting, exciting, boring…
Tận cùng là “-ed“: excited, interested, bored…
III. Chức năng, vị trí của trạng từ
1. Chức năng của trạng từ
1.1. Bổ nghĩa cho động từ
1.2. Bổ nghĩa cho tính từ
1.3. Bổ nghĩa cho trạng từ khác
1.4. Bổ nghĩa cho cả câu
1.5. Bổ nghĩa cho các từ loại khác
Trạng từ bổ nghĩa cho các:
*Cụm danh từ
Even the professors didn’t know how to solve this so I don’t think they can. (Ngay cả các giáo sư cũng không biết cách giải quyết vấn đề này nên tôi không nghĩ họ có thể làm được)
*Cụm giới từ
You can eat in your bedroom, but only on the floor, not the bed! (Bạn có thể ăn đồ ăn trong phòng của bạn, nhưng chỉ ở dưới đất, không được ăn trên giường)
*Đại từ
Even you don’t trust me, but it’s the truth, he cheated on you, girl!(Ngay cả khi bạn không tin tưởng tôi, nhưng đó là sự thật, anh ta đã lừa dối bạn, cô gái!)
*Từ hạn định
He lost almost all of his inherited money on drugs and gamble. (Anh ta đã mất gần như toàn bộ số tiền thừa kế của mình vào ma túy và cờ bạc)
2. Vị trí của trạng từ
2.1. Vị trí trạng từ đầu câu
Trạng từ liên kết hay còn gọi là trạng từ nối trong tiếng Anh, thường đứng ở đầu câu để nối một mệnh đề với những gì đã được nói trước đó.
Trạng từ đứng đầu câu thường bổ nghĩa cho cả câu.
Last month, Lucy met him. (Tháng trước, Lucy đã gặp anh ấy)
Personally, I think she was very hard-working for practice. (Cá nhân tôi nghĩ cô ấy đã luyện tập rất chăm chỉ)
2.2. Vị trí trạng từ giữa câu
Trạng từ chỉ tần số không xác định, trạng từ chỉ mức độ, khả năng có thể xảy ra sẽ đứng ở giữa câu.
Lưu ý là khi trợ động từ (Auxiliary Verb) được dùng, trạng từ thường đứng giữa trợ động từ và động từ chính trong câu.
She is always cook breakfast herself in the morning. (Cô ấy thường tự nấu ăn vào buổi sáng)
My brother often travels to Thailand in summer. (Em trai tôi thường xuyên đi du lịch Thái Lan vào mùa hè)
2.3. Vị trí trạng từ cuối câu
Trạng từ tập trung chỉ thời gian và tần số có xác định, trạng từ chỉ cách thức, trạng từ chỉ nơi chốn thường được đặt ở cuối câu.
I have to go out now. (Tôi phải ra ngoài bây giờ)
She plays guitar well. (Cô ấy chơi ghi ta rất giỏi)
3. Phân loại về trạng từ
3.1. Trạng từ chỉ cách thức (manner)
Chức năng: Trạng từ chỉ cách thức diễn tả cách thức thực hiện một hành động, dùng để trả lời câu hỏi với HOW
Vị trí: Trạng từ chỉ cách thức thường đứng sau động từ hoặc đứng sau tân ngữ (nếu có).
Một số trạng từ chỉ cách thức thông dụng: carefully, angrily, noisily, well, badly, fast, slowly, suddenly,…
He runs fast. (Anh ấy chạy rất nhanh)
She dances badly. (Cô ấy khiêu vũ rất tệ)
I can sing very well. (Tôi có thể hát rất tốt)
She speaks English well. (Cô ấy nói tiếng Anh tốt)
I can play the guitar well. (Tôi có thể chơi ghita tốt)
3.2. Trạng từ chỉ thời gian (Time)
Chức năng: Trạng từ chỉ thời gian diễn tả thời gian hành động được thực hiện, dùng để trả lời câu hỏi với WHEN
Vị trí: Trạng từ chỉ thời gian thường được đặt ở cuối câu hoặc đầu câu nếu muốn nhấn mạnh.
Một số trạng từ thông dụng: Afterwards, eventually, now, recently, soon, at once, till, lately, before, early, immediately, late,..
3.3. Trạng từ chỉ tần suất (Frequency)
Chức năng: Trạng từ chỉ tần suất diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động, dùng để trả lời câu hỏi HOW OFTEN
Vị trí: Trạng từ chỉ tần suất thường được đặt sau động từ “To Be” hoặc trước động từ chính.
Một số trạng từ chỉ tần suất thông dụng: frequently, normally, occasionally, often, regularly, sometimes, usually,…
3.4. Trạng từ chỉ nơi chốn (Place)
Chức năng: Trạng từ chỉ nơi chốn diễn tả hành động diễn tả ở đâu, dùng để trả lời cho câu hỏi với WHERE
Vị trí: Trạng từ nơi chốn thường đứng ở cuối câu.
Một số trạng từ nơi chốn thông dụng: here, there ,out, away, everywhere, somewhere, above, below, along, around, away, back, through.
3.5. Trạng từ chỉ mức độ (Grade)
3.6. Trạng từ chỉ số lượng (Quantity)
3.7. Trạng từ nghi vấn (Questions)
3.8. Trạng từ liên hệ (Relation)
Qua bài viết về Chức năng, vị trí của Danh từ – Tính từ – Trạng từ trong tiếng Anh trên, hi vọng bạn có thể hiểu rõ về vị trí, chức năng, phân loại, dấu hiệu nhận biết và cách dùng của danh từ, tính từ, trạng từ để áp dụng vào trong giao tiếp và bài tập.
chúng tôi