Top 8 # Xem Nhiều Nhất Ví Dụ Về Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Lợi Ích Cận Biên (Marginal Utility) Là Gì? Qui Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần

Định nghĩa

Lợi ích cận biên trong tiếng Anh là Marginal Utility. Lợi ích cận biên là lợi ích tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hành hóa, dịch vụ.

Lợi ích trong tiếng Anh là Utility. Lợi ích là sự hài lòng, thỏa mãn do tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ mang lại.

Ví dụ: Một người đang ở trong trạng thái khát nước. Sau khi uống một cốc nước mát, anh ta cảm thấy hài lòng cao độ bởi cốc nước này đã làm giảm cơn khát của anh ta.

Như vậy, anh ta đã thu được lợi ích từ việc tiêu dùng cốc nước này.

Tổng lợi ích trong tiếng Anh là Total Utility, kí hiệu TU.

Tổng lợi ích là tổng thể sự hài lòng, thỏa mãn do tiêu dùng toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại.

Công thức xác định lợi ích cận biên

Công thức xác định lợi ích cận biên như sau:

MU = ΔTU / ΔQ

Trong đó:

MU là lợi ích cận biên

ΔTU là sự thay đổi về tổng lợi ích

ΔQ là sự thay đổi về lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng

Giả sử nếu một người uống một cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 5; uống hai cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 8.

Như vậy, lợi ích cận biên được xác định theo công thức trên sẽ bằng:

MU = (8 – 5)/(2-1) = 3

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần

– Thực tế là, độ thỏa mãn hài lòng của người khát nước trong ví dụ trên đối với mỗi cốc là không giống nhau.

– Cốc nước thứ nhất có thể cho cảm giác khoái cảm đỡ khát; cốc nước thứ hai không thể đem lại lợi ích bằng cốc nước đầu tiên… đến cốc nước thứ ba, thứ tư lợi cích thu được sẽ tiếp tục giảm…

– Như vậy, lợi ích mà người khát nước thu được từ cốc thứ nhất cao hơn cốc thứ hai, lợi ích thu được từ cốc thứ hai cao hơn cốc thứ ba và cứ thế tiếp tục.

– Có thể hiểu rằng, độ thỏa mãn hài lòng của người uống nước sẽ giảm xuống đối với mỗi cốc nước uống thêm. Hiện tượng đó được gọi là qui luật lợi ích cận biên giảm dần.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu như sau:

Lợi ích cận biên của một hàng hóa có xu hướng giảm khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời điểm nhất định.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần nói lên khi ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào đó, tổng lợi ích sẽ tăng lên song với tốc độ ngày càng chậm và việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hóa đó.

Câu Chuyện Tầm Quan Trọng Cấu Hình Laptop, Phần 2: Quy Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần

Ở kỳ trước, chúng ta đã bàn một chút về câu chuyện tầm quan trọng của cấu hình laptop. Tất nhiên, một sự thật là không điều gì hay không lý lẽ nào đúng với tất cả mọi người. Bài viết, tôi đề cập đến những nhu cầu của đa phần mọi người, một số đối tượng đặc biệt như: đồ họa chẳng hạn, tầm quan trọng của cấu hình vẫn còn lớn (có lẽ khoảng 30%).

Tuy nhiên, câu chuyện này tôi sẽ để cho bài viết sau. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ bàn về vấn đề tôi đã hứa: câu chuyện vì sao chúng ta sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn cho một phần lợi ích rất nhỏ và liệu những người bỏ cả đống tiền ra chỉ để có được những phần lợi ích này có phải ngốc nghếch hay không?

Bài viết sẽ có một chút “lý thuyết” tôi sẽ cố gắng đơn giản hóa (mà thật ra nó cũng đơn giản rồi). Để tiện theo dõi, xin các bạn hãy đọc kỹ trước khi tiếp tục.

Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần

Về cơ bản, quy luật này chỉ ra sự giảm của tỷ lệ tăng của một quá trình sản xuất khi tăng một yếu tố đầu vào và giữ nguyên các yếu tố khác. Mở rộng một chút thì đó là sự giảm của tỷ lệ tăng sản phẩm khi tăng đầu vào. Hay dễ hiểu hơn, với các mức sản xuất cao hơn của cùng một quá trình sản xuất, để sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm hay tăng 1 đơn vị chất lượng, người ta sẽ tốn nhiều hơn lượng nguyên liệu đầu vào.

Ví dụ đơn giản và gần gũi với hầu hết chúng ta. Bạn hãy nhớ thời đi học của bạn: để tăng từ 0 điểm lên 2 điểm, bạn hầu như không phải làm gì cả, hầu như không học cũng được 2 điểm. Tăng từ 2 điểm lên 4 điểm (điểm đỗ thi final của một số trường đại học) bạn sẽ phải học một ít, để tăng được từ 4 điểm lên 6 điểm, bạn phải học nhiều hơn. Và để tăng từ 8 điểm lên 10 điểm, bạn cần phải học rất nhiều. Đó, với một mức tăng như nhau (2 điểm) công sức bạn phải bỏ ra ở mức sản lượng cao hơn (điểm cao hơn) lớn hơn rất nhiều. Thậm chí, với mức từ 9 điểm lên 10 điểm, công sức (thời gian học) bạn bỏ ra có lẽ còn nhiều hơn cả từ 0 lên 5.

Bạn có thể áp dụng quy luật này vào gần như mọi góc cạnh của cuộc sống, từ game, đi chơi cho đến làm việc. Và chọn mua laptop, cũng như vậy.

Áp dụng vào trường hợp chọn mua laptop

Hai trong số những câu chuyện tôi hay được hỏi/ bàn bạc về việc mua laptop như thế này: với tầm tiền đấy tao mua được con này cấu hình ngon hơn hẳn (hiệu năng/ giá tiền lớn hơn) và để có được những thứ này (một số lợi ích “nho nhỏ” như nhẹ đi vài lạng, mỏng đi vài mili) là quá đắt.

Đúng thật là như vậy. Với 5 triệu, bạn chỉ có thể mua một chiếc laptop cũ, cấu hình thấp và muôn điều bất tiện khác, nhưng nếu tăng thêm 5 triệu (lên 10 triệu) bạn đã có thể đàng hoàng có một chiếc laptop mới tương đối, cấu hình tạm được. 15 triệu, bạn có thể mua một chiếc laptop tốt, cấu hình kha khá. 20 triệu, bạn có thể mua một chiếc laptop tốt, cấu hình cực cao. 25 triệu, bạn vẫn chỉ mua được một chiếc laptop tốt, cấu hình cao. Và có lẽ bạn phải bỏ ra 40 50 triệu mới có một chiếc laptop cực tốt.

Một điểm dễ nhận ra, tương tự trường hợp điểm, với mỗi mức 5 triệu đồng tăng thêm, phần lợi ích bạn nhận được lại nhỏ đi thậm chí nhỏ đi rất nhiều. Ở mức 30 35 triệu, sự khác biệt đôi khi rất khỏ nhận ra.

Thứ nhất, tỷ lệ của 5 triệu trong giá thành giảm đi. 5 triệu trong việc tăng từ 5 lên 10 là gấp đôi nhưng tăng từ 30 lên 35 chỉ là 15%.

Thứ hai, chi phí của các nhà sản xuất để đạt được “một chút cải tiến” là không hề nhỏ. Có thể, bạn nghĩ thiết kế ra một cái màn hình lực đóng mở như nhau chả tốn bao nhiêu nhưng đó là một quá trình nghiên cứu, một sự nỗ lực cực lớn trong quá trính sản xuất để đem lại cái cỏn con của bạn. Chưa kể những khó khăn, vướng mắc trong quá trình nghiên cứu, sản xuất có thể gặp phải.

Thứ ba, nó có giá trị. Thực sự, trong vai trò một khách hàng tôi không quan tâm nhà sản xuất vất vả như nào để cải tiến sản phẩm. Cái tôi mua là giá trị của sản phẩm đó. Bỏ thêm tiền nghĩa là giá trị tôi nhận được tăng thêm. Có thể với một số người khoản tiền bỏ thêm cho cái việc lực đóng màn hình như nhau ở mọi vị trí là không đáng nhưng với một số người là đáng.

Thứ tư, bạn phải chấp nhận quy luật “sản phẩm cận biên giảm dần” bởi lẽ càng lên cao, công sức của bạn bỏ ra phải càng lớn, cuộc sống đơn giản là vậy. Hiệu nặng/ giá không phải là một chỉ số đáng quan tâm, hãy quan tâm nhiều hơn đến giá trị mà bạn nhận được. Hãy thực sự quan tâm đến những gì bạn nhận được, nhu cầu của bạn thay vì quan tâm bạn được thêm bao nhiêu với cùng một lượng tiền.

Đơn giản là tôn trọng quan điểm của người khác

Thật ra tôi cũng không định nói ý kiến này là sai hay đúng bởi đó là quan điểm và đánh giá của mỗi người. Có người cho là đáng, có người cho là không phụ thuộc vào bản thân họ. Lấy một ví dụ thế này, bạn có chấp nhận đi 5 km trong vòng 30 phút để mua được 1 chiếc laptop rẻ đi 200 USD không? Tôi chắc câu trả lời là có, bởi 200 USD với chúng ta rất có giá trị. Nhưng thử bảo Bill Gates hay các tỷ phú đi 30 phút để mua rẻ 200 USD, họ chắc chắn không đi bởi trong 30 phút đó, họ có thể làm ra nhiều hơn nhiều lần con số 200 USD.

Vậy tại sao nhiều bạn, đặc biệt những bạn tự nhận mình là “chuyên gia” luôn phê phán việc người ta bỏ ra rất nhiều tiền để mua được những sản phẩm tốt? Tại không không nghĩ đơn giản, họ cần điều đó và họ đánh giá lợi ích nhận được lớn hơn những gì bỏ ra. Có thể, với bạn không thấy giá trị nhưng không có nghĩa là nó không có.

Hãy biết tôn trọng sự lựa chọn của người khác, một lần nữa tôi nhấn mạnh câu này. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ bàn một câu chuyện khác, câu chuyện về sự nhầm lẫn giữa “chuyên gia” và “chuyên viên nhìn cấu hình”.

Chi Phí Cận Biên Và Lợi Ích Cận Biên Trong Lựa Chọn Kinh Tế

Ở kì đầu tiên, mình đã chém gió những gì mình biết về chi phí cơ hội . Tuy nhiên, ngoài chi phí cơ hội ra, còn nhiều công cụ khác giúp chúng ta lựa chọn trong đó có phân tích cận biên. Công cụ này sử dụng chi phí cận biên và lợi ích cận biên để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Lợi ích cận biên (Marginal Benefit – MB)

Theo giáo trình Kinh tế vi mô cơ bản – ĐH Ngoại thương (PGS.TS Nguyễn Thị Tường Anh), lợi ích cận biên là sự thay đổi của tổng lợi ích khi có sự thay đổi của số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ.

Theo Bánh Chuối (đứa viết blog này), lợi ích cận biên là sự thay đổi của tổng lợi ích khi có sự thay đổi của số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ.

Tổng lợi ích nhận được của chúng ta là TB – Total Benefit

Lượng hàng hóa, dịch vụ thì hãy gọi là Q – Quantity Lợi ích cận biên hãy cọi là MB – Marginal Benefit

Như vậy, nếu Q tăng lên thì TB cũng sẽ tăng lên đúng chứ? Hãy gọi theo kiểu toán học ngầu lòi, rằng khoản tăng thêm của tổng lợi ích là ΔTB và khoản tăng thêm của lượng hàng hóa dịch vụ là ΔQ.

Khi đó, cô Tường Anh dẫn ra một công thức như thế này:

Có gì lạ ở công thức này không? Đúng rồi, nếu đọc ở câu định nghĩa bên trên: “lợi ích cận biên là sự thay đổi của tổng lợi ích khi CÓ SỰ THAY ĐỔI của số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ”, ta sẽ thấy nó hơi khác với công thức một chút. Nếu như công thức có ΔQ ở mẫu số, vậy thì lợi ích cận biên là lợi ích của MỘT đơn vị hàng hóa tăng thêm, chứ đâu phải là lợi ích của ΔQ đơn vị hàng hóa tăng thêm với điều kiện ΔQ khá lớn??

Hãy lấy một ví dụ như thế này: Chuối đi làm ở một cửa hàng tiện lợi X vào buổi tối từ 19h đến 21h mỗi ngày. Mức lương mà Chuối nhận được cho mỗi giờ đồng hồ làm việc là 20k. Một buổi tối đặc biệt nào đấy, cửa hàng đông khách nên bác chủ cửa hàng đề nghị Chuối làm thêm 1 tiếng nữa, tức là đến 22h, thay vì 21h như thường ngày. Khi Chuối làm việc thêm 1 giờ đồng hồ nữa, tổng số tiền Chuối được trả cho buổi tối đó là 70k. Như vậy theo những điều chúng ta phân tích bên trên, lợi ích cận biên mà Chuối thu được cho việc làm việc thêm 1 giờ nữa là 30k. Ta có MB = 30,000 VNĐ

Cần lưu ý rằng lợi ích cận biên không phải là khoảng tiền chênh lệch giữa 1 tiếng làm việc thêm từ 21h đến 22h với 1 tiếng làm bình thường của Chuối, tức là không phải 30k – 20k = 10k.

Nếu như Chuối làm việc thêm 1 tiếng từ 21h đến 22h mà thời gian này vẫn chỉ được trả 20k/tiếng như làm việc thông thường, thì lợi ích cận biên mà Chuối thu được của việc làm thêm 1 tiếng vẫn là 20k.

Chi phí cận biên (Marginal Cost – MC)

Vẫn theo giáo trình Vi mô cơ bản của cô Tường Anh: “Chi phí cận biên là sự thay đổi của tổng chi phí khi có sự thay đổi của số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ”.

Tương tự như những phân tích ở trên thì chi phí cận biên chính là chi phí phải chi thêm khi phát sinh thêm một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ.

Với MC là chi phí cận biên (Marginal Cost – MC) TC là tổng chi phí phải trả (Total Cost – TC) Quay lại về ví dụ việc làm bán thời gian của bạn Chuối. Bình thường nếu chỉ làm 2 tiếng từ 19h đến 21h, Chuối sẽ ăn tối bằng một gói mì Hảo Hảo trị giá 3500 VNĐ. Tuy nhiên buổi tối đặc biệt đó, nếu Chuối chấp nhận làm việc thêm 1 tiếng nữa thì sẽ phải gặp nhiều khách hàng hơn và mất nhiều năng lượng hơn. Chính vì thế, Chuối cần ăn nhiều hơn, cụ thể ngoài gói mì đó, bạn ấy đã tự mua thêm cho mình một quả trứng với giá 3000 VNĐ. Như vậy, chi phí cận biên cho 1 giờ làm thêm này của bạn Chuối là 3000 VNĐ, tức là MC = 3000 VNĐ

Phần này ngắn chưa :))) Nó tương tự như MB thôi mà!!

So sánh chi phí cận biên và lợi ích cận biên

Một quy luật mà có thể trẻ con cũng biết, đấy là nếu làm việc gì thì cái mình thu về phải lớn hơn cái mình bỏ ra đã, trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn. Điều đó đúng trong việc phân tích cận biên: Bạn nên lựa chọn việc có chi phí cận biên MC nhỏ hơn hoặc bằng lợi ích cận biên MB.

Ở ví dụ của bạn Chuối xuyên suốt bài viết này: MC = 3000 VNĐ, MB = 30,000 VNĐ.

Tuy nhiên chúng ta đang phân tích kinh tế, do đó hãy chọn những lựa chọn có tính kinh tế nhất. Tổng quát lại thì chúng ta có những điều sau khi so sánh MB với MC:

Nếu MB<MC: nên thu hẹp quy mô hoạt động, giảm số lượng hàng hóa dịch vụ vì chi phí bỏ ra cho 1 đơn vị tăng thêm nhỏ hơn lợi ích thu về từ đơn vị đó.

Nếu MB=MC: quy mô lúc này là perfect, đừng thay đổi làm gì. Lí do là tại điểm có lượng hàng là Q mà MB=MC, nếu bạn làm thêm nữa (mở rộng quy mô ra) hoặc thu hẹp quy mô lại thì tiền thu về cũng chỉ bằng tiền bỏ ra thôi, làm gì có lãi, vậy thì sao phải tốn sức!

Tại sao lại có suy luận trên về tương quan MB – MC?

Phần này hơi dài, và chẳng thú vị gì đâu, nhưng bạn cứ nên đọc thử vậy!

Để giải thích vì sao lại có ba dấu chấm đen kia, chúng ta hãy ngẫm lại một chút.

Lan man quá, trở về việc giải thích nói trên.

Nếu MB = ΔTB/ΔQ và MC = ΔTC/ΔQ (ΔQ rất nhỏ) thì chúng ta hoàn toàn có thể viết được rằng MB = TB’ và MC = TC’ (đạo hàm theo biến Q)

Xem xét trên thực tế thì lợi nhuận thu được TB và chi phí bỏ ra TC của chúng ta đều phụ thuộc vào số lượng hàng hóa dịch vụ Q mà chúng ta cung cấp. Do đó, quy về toán học thì:

Bạn biết khái niệm lợi ích ròng (net benefit – NB) chứ? Lợi ích ròng, tạm hiểu theo kiểu của mình, là lợi ích sau khi bạn đã trừ đi mọi chi phí bạn bỏ ra. Lúc này, vấn đề kinh tế của chúng ta sẽ là làm sao để có được lợi ích ròng to nhất, tức là hàm NB đạt giá trị cực đại.

Ta có: h(Q) = NB = TB – TC.

Thế thì để NB đạt cực trị, ta cần NB’ = 0 tức là h'(Q)=0.

Điều này tương đương với TB’ – TC’ = 0 hay MB – MC = 0, tức là MB = MC

Vậy thì tại điểm Q mà MB = MC, quy mô sản xuất của chúng ta là tối ưu.

Tương tự suy ra hai cái chấm đen còn lại. 😀

Tóm lại, để phân tích cận biên, ta tạm nhớ những điều sau:

Lợi ích (chi phí) cận biên là lợi ích thu được (chi phí bỏ ra) thêm khi phát sinh thêm một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ.

Nếu MB<MC: nên thu hẹp quy mô hoạt động, giảm số lượng hàng hóa dịch vụ.

Nếu MB=MC: quy mô lúc này là perfect, đừng thay đổi làm gì

Chi Phí Cận Biên Là Gì? Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí Cận Biên Và Chi Phí Bình Quân

Chi phí cận biên (marginal cost) là mức tăng chi phí (∆C) khi sản lượng tăng thêm một đơn vị (∆Y). Như vậy, chi phí cận biên là số tương đối hay số tỷ lệ (∆C/∆Y), chứ không phải số tuyệt đối. Nếu biển diễn trên đồ thị như trong hình, thì ban đầu MC có hướng đi xuống, đạt giá trị cực tiểu, sau đó có hướng đi lên. Lý do ở đây là vì ban đầu cả chi phí cố định và biến đổi tính trên mỗi đơn vị sản lượng đều giảm, làm cho MC giảm. Nhưng sau đó quy luật lợi suất giảm dần bắt đầu phát huy tác dụng và chi phí biến đổi của mỗi đơn vị sản lượng bắt đầu tăng. Đồ thị tiếp tục đi xuống khi mức tăng của chi phí biến đổi nhỏ hơn mức giảm của chi phí cố định (do số đơn vị sản lượng tiếp tục tăng).

MC đạt giá trị tối thiểu khi mức tăng của chi phí biến đổi đúng bằng mức giảm của chi phí cố định. Sau điểm này, chi phí biến đổi tăng nhanh hơn mức giảm của chi phí cố định và đồ thị bắt đầu đi lên. MC cùng với doanh thu cận biên (MR) quyết định mức sản lượng cho phép doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa.

Khi chi phí bình quân giảm vì sản lượng tăng, chi phí cận biên thấp hơn chi phí bình quân. Khi chi phí bình quân tăng, chi phí cận biên lớn hơn chi phí bình quân. Khi chi phí bình quân không tăng hoặc giảm (ở mức tối thiểu hoặc tối đa), chi phí cận biên bằng chi phí bình quân.

Các trường hợp đặc biệt thường xảy ra giữa chi phí bình quân và chi phí cận biên:

– Chi phí cận biên không đổi / chi phí cố định cao: mỗi đơn vị sản xuất bổ sung được sản xuất với chi phí bổ sung không đổi trên một đơn vị. Đường cong chi phí bình quân giảm xuống liên tục, tiếp cận chi phí cận biên. Các ngành công nghiệp có chi phí cận biên cố định, chẳng hạn như mạng truyền tải điện, có thể đáp ứng các điều kiện độc quyền tự nhiên, bởi vì một khi được xây dựng, chi phí cận biên để phục vụ khách hàng bổ sung luôn thấp hơn chi phí bình quân cho một đối thủ tiềm năng . Chi phí vốn cố định cao là rào cản đối với việc gia nhập thị trường.

– Hai cơ chế định giá phổ biến là Định giá chi phí bình quân và Định giá chi phí cận biên. Một nhà độc quyền sẽ sản xuất tại điểm mà đường cong chi phí bình quân cắt đường cầu thị trường theo phương pháp định giá chi phí bình quân, được gọi là điểm cân bằng giá chi phí bình quân. Ngược lại, có thể làm một cách tương tự với định giá chi phí cận biên.

– Quy mô hiệu quả tối thiểu / quy mô hiệu quả tối đa: chi phí cận biên hoặc chi phí bình quân có thể không tuyến tính hoặc không liên tục. Do đó, đường cong chi phí chỉ có thể được thể hiện trên quy mô sản xuất hạn chế của một công nghệ nhất định.

Ví dụ, một nhà máy hạt nhân sẽ hoạt động vô cùng không hiệu quả (chi phí bình quân rất cao) khi sản xuất với số lượng nhỏ; tương tự, sản lượng tối đa của nó cho bất kỳ khoảng thời gian nhất định nào về cơ bản phải được cố định và nếu sản xuất trên mức đó có là không có khả năng vì không thể về mặt kỹ thuật, nguy hiểm hoặc cực kỳ tốn kém. Độ co giãn dài hạn của nguồn cung sẽ cao hơn, vì các nhà máy mới có thể được xây dựng và đưa vào hoạt động.