Top 10 # Xem Nhiều Nhất Văn Nghị Luận Về Lợi Ích Của Việc Học Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Văn Nghị Luận: Lợi Ích Của Việc Tập Thể Dục

Home ” Lớp 7 ” Văn nghị luận: Lợi ích của việc tập thể dục

Bản thân mỗi chúng ta đều biết những lợi ích tích cực từ việc luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày mang lại cho sức khỏe của chúng ta nhưng đơn thuần chúng ta chỉ nghĩ rằng nó chủ yếu tốt cho rèn luyện cơ bắp. Thực tế việc luyện tập thể dục, thể thao còn mang lại nhiều lợi ích hơn chúng ta nghĩ vì chúng ta vẫn chưa biết hết được lợi ích của nó nên nhiều người vẫn còn ngại luyện tập.

– Một trái tim khỏe mạnh:

Tiến sĩ William Kraus một giáo sư của Đại học Y Duke người mà đã từng nói: “Thậm chí bạn chỉ tập ít nhưng điều độ mỗi ngày cũng sẽ tốt cho tim. Tập ít còn hơn là không bao giờ tập và tập nhiều hơn một chút thì tốt hơn là tập ít.”

Tập luyện thể dục, thể thao làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp máu lưu thông tuần hoàn đều trong cơ thể dễ dàng đến tim và hạn chế việc hình thành máu cục ( hay còn gọi là máu đông) gây nên bệnh nhồi máu cơ tim, nâng cao chức năng cơ tim và giảm mệt mỏi cho cơ tim.

Theo một cuộc khảo sát với quy mô lớn ở Mỹ thì đa số những người béo phì có nguy cơ mắc các chứng bệnh như đau ngực hay hẹp động mạch nếu chăm luyện tập thể dục thể thảo hàng ngày thì nguy cơ mắc các bệnh trên sẽ giảm đi đáng kể

– Giảm chứng hay quên của tuổi già

Theo các nhà khoa học ở Holuholu, những người chăm luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, mỗi ngày trung bình đi khoảng 400 mét một ngày thì có khả năng tăng cường trí nhớ cao hơn 2 lần so với một ngày bình thường.

– Giúp bạn có một than hình thon thả, cân đối

Với những người chăm luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày thì một cơ thể cân đối, thon gọn sẽ là một minh chứng sống cho những muốn có một cơ thể khỏe mạnh.

Các nhà khoa học nói thêm rằng chỉ cần giành 30 phút mỗi ngày trong vòng khoảng 2-3 tháng bạn sẽ có một cơ thể với vóc dáng như mong muốn.

– Giảm mệt mỏi

Sau một ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng bạn chỉ cần giành ra ít phút luyện tập thể dục thể thao thì bạn sẽ cảm thấy sảng khoái và tiêu tan mệt mỏi ngay hơn nữa còn tốt cho sức khỏe

Viết Bài Văn Nghị Luận Nêu Suy Nghĩ Về Tác Dụng Của Việc Học

Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ về tác dụng của việc học

3 bài tham khảo viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ về tác dụng của việc học

Bài tham khảo 1

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc: “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp.

Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy: “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên: “Học! Học nữa! Học mãi!”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.

Nếu như một người đã đứng tuổi suy nghĩ về việc học sau khi đã có nhiều kinh nghiệm từng trải trong cuộc đời mình thì một học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường lại có một suy nghĩ hoàn toàn khác. Đó là sự trăn trở, lo lắng cho tương lai của mình sau này, sự trăn trở về công việc cho tương lai, vì không thể xác định được tương lai của mình nằm ở đâu.

Một điều nhức nhối nữa là người Việt mình bị bệnh thành tích, mọi người chỉ quan tâm mình được bao nhiêu điểm, quan tâm con mình có được học sinh giỏi không, và mọi người xung quanh nhìn mình hay con mình ngưỡng mộ như thế nào. Để làm cái gì? Nếu như khả năng thực sự của học sinh không đúng như bằng cấp hay điểm số phản ánh. Cái mà người phương Tây coi trọng là kiến thức trong đầu và khả năng thực sự trong khi cái mà chúng ta quan tâm chỉ có thành tích, thành tích, thành tích. Và chúng ta cứ lôi cái bốn ngàn năm văn hiến ra để tự hào với nhau. Trong các buổi gặp mặt ngoại giao, có ai thẳng thừng nói đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật, rằng bây giờ không phải lúc, không phải lúc để ôm mãi những chiến thắng của quá khứ. Ghi nhớ lịch sử là một điều quan trọng nhưng quan trọng hơn là phải làm sao để ngay cả những người dân sống ở các nước phát triển tôn trọng và đánh giá cao người Việt Nam.

Sinh viên Việt Nam đi du học có thể dễ dàng làm quen với nếp sống, cách học tập và làm việc ở nước ngoài, và khi về nước họ được đánh giá cao bởi tác phong, kinh nghiệm và những kiến thức thực sự, trừ những trường hợp ngoại lệ, nhưng đó chỉ là một con số vô cùng nhỏ xét trên hàng triệu người dân Việt. Bắt đầu từ đâu? Ngẫm lại thì việc học của người Việt ta quả thật vẫn còn là một vấn đề quá nan giải, vẫn là một bài toán còn bỏ ngỏ mà không biết đến bao giờ mới được đáp số chính xác.

Giải thích câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công Giải thích và chứng minh câu nói của Bác Hồ: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời Bài tham khảo 3​​​​​​​

Học để làm gì? Cứ như những câu trả lời của các học giả xưa nay thì có đáp án vắn tắt mà có thể bao quát được toàn thể và công dụng sự học là: Học để làm người.

Nếu như một người đã đứng tuổi suy nghĩ về việc học sau khi đã có nhiều kinh nghiệm từng trải trong cuộc đời mình thì một học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường lại có một suy nghĩ hoàn toàn khác. Đó là sự trăn trở, lo lắng cho tương lai của mình sau này, sự trăn trở về công việc cho tương lai, vì không thể xác định được tương lai của mình nằm ở đâu.

Một điều nhức nhối nữa là người Việt mình bị bệnh thành tích, mọi người chỉ quan tâm mình được bao nhiêu điểm, quan tâm con mình có được học sinh giỏi không, và mọi người xung quanh nhìn mình hay con mình ngưỡng mộ như thế nào. Để làm cái gì? Nếu như khả năng thực sự của học sinh không đúng như bằng cấp hay điểm số phản ánh. Cái mà người phương Tây coi trọng là kiến thức trong đầu và khả năng thực sự trong khi cái mà chúng ta quan tâm chỉ có thành tích, thành tích, thành tích. Và chúng ta cứ lôi cái bốn ngàn năm văn hiến ra để tự hào với nhau. Trong các buổi gặp mặt ngoại giao, có ai thẳng thừng nói đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật, rằng bây giờ không phải lúc, không phải lúc để ôm mãi những chiến thắng của quá khứ. Ghi nhớ lịch sử là một điều quan trọng nhưng quan trọng hơn là phải làm sao để ngay cả những người dân sống ở các nước phát triển tôn trọng và đánh giá cao người Việt Nam.

Sinh viên Việt Nam đi du học có thể dễ dàng làm quen với nếp sống, cách học tập và làm việc ở nước ngoài, và khi về nước họ được đánh giá cao bởi tác phong, kinh nghiệm và những kiến thức thực sự, trừ những trường hợp ngoại lệ, nhưng đó chỉ là một con số vô cùng nhỏ xét trên hàng triệu người dân Việt. Bắt đầu từ đâu? Ngẫm lại thì việc học của người Việt ta quả thật vẫn còn là một vấn đề quá nan giải, vẫn là một bài toán còn bỏ ngỏ mà không biết đến bao giờ mới được đáp số chính xác.

Bài Văn Mẫu Nghị Luận Xã Hội Về Tầm Quan Trọng Của Việc Học Hay, Tuyển

Đề bài: Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học

Bài làm:

Nhà bác học Lênin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi”, qua câu nói của ông, chúng ta đã ngầm hiểu được tầm quan trọng của việc học và sự gắn bó mật thiết giữa việc học tập với cuộc sống của con người. Hay trong câu thành ngữ “Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người”, chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và tầm quan trọng của việc học. Coi trọng việc học chính là coi trọng cuộc sống của chúng ta.

Giả định như con người không học tập, thứ nhất là sẽ không thể tiếp thu và lưu truyền được những tinh hoa tri thức của nhân loại hàng ngàn năm, con người sẽ mãi sống trong thời tiền sử, không phát triển và không có xã hội loài người như bây giờ. Con người không học tập sẽ trở thành người lạc hậu, tách biệt với xã hội và không thể đóng góp cho xã hội. Giống như tình trạng một số công ty, xí nghiệp ở nước ta đòi hỏi bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đối với các công nhân. Đòi hỏi ấy là thiết thực và phù hợp với yêu cầu công việc, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, vẫn biết việc học là quan trọng nhưng vẫn có những thành phần chưa nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều em học sinh bỏ học, chán học và không muốn đi học, chỉ thích đi chơi, giao du với các đối tượng xấu đi vào con đường tệ nạn. Những kẻ đó không chỉ không có tri thức mà còn mất đi nhân cách trở thành gánh nặng cho gia đình và nguy hại cho xã hội. Tri thức là vô tận, việc học không bao giờ là muộn và không bao giờ thừa, chỉ sợ chúng ta không muốn học mà thôi. Bản thân những người học sinh chúng ta phải cố gắng và nỗ lực học tập hơn nữa, không chỉ tiếp thu kiến thức trên ghế nhà trường mà cả ở ngoài xã hội, cố gắng hoàn thiện bản thân và giúp ích cho xã hội, đừng để lãng phí những cơ hội được học tập bởi rồi khi chúng ta có hối hận cũng không còn kịp nữa.

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-tam-quan-trong-cua-viec-hoc-45728n.aspx Như vậy, có thể khẳng định rất rõ ràng rằng việc học có tầm quan trọng rất lớn đối với con người, nó là tiền đề quyết định đến sự tồn tại, hòa nhập và phát triển của con người trong xã hội. Cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày cao của đất nước, xã hội trong những giai đoạn mới.

Bài Văn Nghị Luận Tác Dụng Và Lợi Ích Của Việc Đọc Sách Tài Liệu Học Tập

Trang sách aiáo khoa trở thành người thầy, người bạn, gán bó với tâm hồn tuổi măng non. Nhờ được thầy dạy dỗ, qua việc đọc sách, thiếu nhi lớn lên từng ngày. Trí tuệ được mở mang, tâm hổn được cất cánh. Thiếu nhi được “gặp gỡ” tiên ông, tiên bà trong cổ tích; được theo Ông Gióng ra trận nhổ gộc tre đánh giặc Ân tơi bời; được đi hội Xuân về thăm đền Hùng ngày giỗ Tổ, v.v…

Sách là kết tinh của nền văn minh nhân loại. Đọc sách là một nhu cầu về văn hóa, về phát triển. Học để hiểu biết; đọc sách để phát triển. Qua những nãm tháng học tập, thanh thiếu nhi “lớn lên”, được trang bị bao kiến thức về khoa học tự nhiên, về khoa học xã hội, về kĩ năng sống làm người. Nhở đọc sách mà tầm mát được mớ rộng, tri thức được nâng cao, chúng ta được sống hạnh phúc trong hiểu biết và mơ ước.

Đọc sách là một trong những hình thức tự học rất quan trọng và tốt đẹp, rất thiết thực và hiệu quả. Tứ thư, Ngũ kinh là sách gối đầu giường của các nho sĩ, các ông Cống, ông Nghè ngày xưa. Sau ba năm chăn trâu cho phú ông mà Hàn Hoành (bên Tàu) đọc hết ba kho sách, về sau làm nên Tể tướng. Nhà bác học Lê Quý Đồn của Đại Việt trong thế kỉ 18, suốt đời “tay không vời hút, mắt không rời sách”. Nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa thời 7, 8 tuổi đã đọc và học qua hàng nghìn bài thơ. Học sinh TIỈPT ngày nay, sách tham khảo về Văn, sử, Địa, Toán, Lý, Hóa, Sinh, tiếng Anh dã “dọc nớt” đê chuẩn bị cho cuộc đua “vượt Vũ Môn” ở phía trước.

Thanh thiếu nhi đọc sách gắn liền với 12 năm siêng năng học hành. Tuổi già lấy việc đọc sách làm niềm vui di dưỡng tinh thần. Một chén trà, một chén rượu, một ánh trăng,… là niềm vui của các cụ, như Nguyễn Trãi đã viết;

“Án sách, cây đèn hai hạn cũ,

Song mai, hiên trúc một lòng thanh.”

(Ngôn chí – 10)

“Sách một hai phiên làm hậu hạn,

Rượu năm ha chén đổi công danh.”

Sống và học tập không thể không đọc sách. Nhưng đọc sách phải như thế nào? Đọc sách không cần nhiều, đọc lan man từ sách nọ qua sách kia, mà phải đọc kĩ, vừa đọc vừa suy nghĩ, liên hệ với thực tế. Học giả Chu Quang Tiềm trong bài “Bàn vê đọc sách” đã chỉ rõ: đọc lướt qua mười quyển sách không tốt bằng “dọc mười lần” một quyển sách:

“Sách cũ trăm lần xem không chán,

Thuộc lòng, ngắm kĩ một mình hay.”

Đọc sách phải trên tinh thần “phản hiện”, đối thoại cùng tác giả để tìm ra chân lí. Ycu sách nhưng không nên “quá tin” vào sách. Cần ghi nhớ lời dạy của cổ nhân: “Tận tin ư thư, hất như vô thư” (Tin hết vào sách thà rằng không có sách). Vì thế, đọc sách phái biết chọn sách tốt, sách hay. Không đọc tràn lan trở thành “con mọt sách!”

Tóm lại, đọc sách là một nhu cầu học tập, cũng là để giải trí, mua vui. Phải biết say mc đọc sách và biết cách đọc sách. Đọc sách nên biết yêu sách, quý sách, trân trọng giữ gìn sách, coi “sách là người thầy, người hạn” cùng đồng hành trong suốt cuộc đời.

Nguồn: chúng tôi