Top 7 # Xem Nhiều Nhất Vấn Đề Lợi Ích Quốc Gia Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Lợi Ích Quốc Gia Mới Là Bất Biến

Quyết định lịch sử này không chỉ có lợi cho Mỹ và Cuba, mà còn có lợi cho cả khu vực và thế giới. Nó càng cho thấy cựu Thủ tướng Anh duy nhất từng nhận giải Nobel văn học Winston Churchill đã đúng, khi ông cho rằng: “Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn”.

Thế giới hiện đại càng cho thấy lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc luôn được đặt lên trên hết. Thậm chí, có nơi, có lúc, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan, méo mó làm nảy sinh quái thai, dị dạng nào đó, đi ngược với trào lưu của thế giới văn minh tiến bộ. Nhưng, việc đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu trong mọi xử thế bang giao ngày nay đã tỏ ra là một xu thế không thể đảo ngược.

Bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn đã trở thành “cách tiếp cận lỗi thời” trong thế giới hiện đại ngày nay. Bạn bè thì thường ít khi “chơi” xấu, cài bẫy gây thiệt hại cho nhau. Nhưng, trước những hành vi “bạn” cố tình “xấu chơi”, thì bất kỳ chủ thể nào cũng không thể và không nên dĩ hòa vi quý, “ngậm bò hòn làm ngọt” được. Bạn bè “xấu chơi” thì phải đấu tranh, cảnh báo và ngăn chặn cho kỳ được. Còn, trong mọi xung đột, bất đồng, dẫu có là kẻ thù của nhau thì vẫn có thể tìm ra lối thoát có lợi, để có thể giải quyết xung đột, bất đồng thông qua đối thoại và thương lượng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Chưa kể, nếu gác thù thành bạn, gác lại quá khứ để hướng tới tương lai, mang đến những lợi ích to lớn, thì lại càng là điều cần làm hơn hết vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích dân tộc luôn bất biến.

Bởi thế, việc bình thường hóa và phát triển quan hệ thân thiện giữa hai nước láng giềng gần gũi nhau về địa lý như Mỹ và Cuba sẽ chỉ có lợi cho nhân dân hai nước cũng như quốc tế và khu vực. Quan điểm này được đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc nhiều lần khẳng định. Hơn ai hết, Việt Nam thấu hiểu những khó khăn và khổ đau mà nhân dân Cuba phải chịu đựng trong những năm tháng bị cấm vận kéo dài, mà đây lại là cuộc cấm vận dài nhất trong lịch sử thế giới cận đại, đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, đi ngược lại Hiến chương Liên hợp quốc và các qui định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc kéo dài những hành động cấm vận, gây sức ép kinh tế như vậy chỉ càng làm quyền lợi của chính Mỹ và cả Cuba đều bị mất mát, ảnh hưởng.

Những thống kê mới nhất cho thấy tổn thất kinh tế khổng lồ do cấm vận gây ra đối với cả Mỹ và Cuba. Theo Phòng Thương mại Mỹ, 54 năm cấm vận thương mại khiến nền kinh tế Cuba thiệt hại 1.100 tỷ USD. Kinh tế Mỹ cũng thiệt hại 1,2 tỷ USD mỗi năm. Như vậy, trong quãng thời gian nước Mỹ trải qua 11 đời tổng thống thì nước Mỹ thiệt hại 64,8 tỷ USD vì cấm vận Cuba. Dù cho những con số này chưa thể đầy đủ và có thể còn phiến diện, nhưng dường như chẳng có sự thiệt hại, mất mát nào có thể đo đếm được trong hơn nửa thế kỷ qua giữa Mỹ và Cuba. Vì giữa hai đất nước từng coi nhau là kẻ thù xuyên thế kỷ này, thì quyền lợi quốc gia bị mất mát là một lẽ, nhưng những tổn thương, thua thiệt vì cấm vận của hàng trăm triệu người dân cả hai nước thì không thể đếm xuể, không thể kể hết được.

Do vậy, Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ là điều không có gì ngạc nhiên. Dù không dễ dàng gì để Mỹ và Cuba sớm trở thành bạn bè thân thiết, nhưng việc hai nước cùng công bố bình thường hóa quan hệ, tiến đến bỏ cấm vận là xu thế không thể đảo ngược. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry – người góp phần không nhỏ trong tiến trình bình thường hóa quan hệ với Cuba theo chính sách của Tổng thống Obama – cho rằng, động thái mới của Mỹ với Cuba cũng tương tự việc nước này bình thường hóa quan hệ với Hà Nội cách đây gần 20 năm, không dễ dàng nhưng đáng giá.

Ông John Kerry – một cựu binh từng tham chiến trong chiến tranh xâm lược Việt Nam giờ đang là quan chức ngoại giao số 1 Hoa Kỳ – nhớ lại: “Từ cách đây hơn 20 năm, tôi đã được trực tiếp chứng kiến 3 vị tổng thống – một Cộng hòa và hai Dân chủ – thực hiện nỗ lực tương tự nhằm thay đổi mối quan hệ của Mỹ với Việt Nam”. Theo ông John Kerry, “điều đó không dễ dàng gì. Nhưng phải bắt đầu thì mới đi tiếp được”.

Cách đây hơn 20 năm, khi Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Bill Clinton thông báo quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam ngày 3-2-1994 mở đường cho bình thường hóa quan hệ hai nước vào năm 1995, người viết bài này đã đặt tiêu đề cho một bài viết trên Báo An ninh Thủ đô tháng 2-1994 là “Mười tám năm, chín tháng cấm vận và sau đó…”. Quãng thời gian ấy đủ cho một thế hệ sinh ra và lớn lên, quãng thời gian ấy đủ để cả Hà Nội và Washington cùng nhận thức cần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. Rồi tiếp sau, cũng phải mất thêm gần 20 năm nữa để quan hệ Việt – Mỹ có nhiều bước tiến hết sức quan trọng, trở thành đối tác như hiện nay.

Lịch sử thế giới hiện đại đang cho thấy bang giao quốc tế với những thay đổi ngoại giao chiến lược, không đơn thuần chỉ là những trận đấu thắng-thua. Càng như vậy, chúng ta càng thấm thía tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong quan hệ quốc tế. Tư tưởng ấy đến hôm nay vẫn mang tính thời sự. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phải hết sức tránh đối đầu chừng nào còn có thể tránh được, tìm ra điểm đồng (cùng) giữa ta và họ, hiểu quan hệ giữa họ với nhau, không để Việt Nam bị “kẹp” trong xung đột nước lớn, thực hiện là bạn của tất cả các nước và “không gây thù oán với một ai”.

Cũng bởi vậy, làm bạn với tất cả các nước đồng thời đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết, chính là quan điểm sáng rõ cho ngoại giao Việt Nam đương đại.

Lợi Ích Quốc Gia, Dân Tộc Là Bất Biến

“Thuận lợi và khó khăn, thách thức luôn luôn là 2 mặt đối lập nhưng không bao giờ tách rời nhau của bất kỳ một quá trình phát triển nào, như một cái cây có đất tốt sẽ phát triển, nhưng lá non quả ngọt của nó sẽ là miếng mồi hấp dẫn cho sâu bọ và chim thú”- Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chia sẻ cùng Tiền Phong.

Khi nói về tình hình hiện nay, ông cho rằng, hơn lúc nào hết chúng ta cần tỉnh táo, thấm nhuần tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và kiên định phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Cái bất biến là lợi ích quốc gia, dân tộc – trong đó độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là bộ phận cốt yếu…

Dĩ bất biến, ứng vạn biến Nhìn lại thành công của Cách mạng tháng Tám và cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền non trẻ ngay sau ngày đất nước giành độc lập giai đoạn 1945-1946, theo ông, yếu tố nào làm nên sức mạnh dân tộc để chúng ta đưa đất nước vượt qua hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” khi đó, đặc biệt là chính sách ngoại giao đóng vai trò ra sao trong bối cảnh khó khăn giai đoạn này?

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh yếu tố quan trọng nhất tạo nên sức mạnh dân tộc là truyền thống yêu nước nồng nàn, khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do và ý chí quật cường chống ngoại xâm của nhân dân ta.

Từ khi có Đảng có Bác Hồ, lòng yêu nước đó lại được nhân lên gấp bội tạo nên ý chí quật cường đưa dân tộc Việt Nam ngẩng cao đầu quyết không khuất phục bất kỳ thực dân, đế quốc hoặc kẻ thù nào lăm le xâm phạm bờ cõi Tổ quốc ta.

Đây chính là nguyên nhân căn bản tập hợp và phát huy được sức mạnh của lòng yêu nước và đưa nhân dân ta đi theo đúng con đường dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, giành độc lập dân tộc thực sự. Nguyên nhân nữa, là tinh thần đoàn kết quật cường mạnh hơn bao giờ hết trong thời kỳ có Đảng có Bác Hồ.

Ngay trước thềm thắng lợi của cách mạng, Hội nghị Toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào đã đề ra chủ trương đối ngoại rất rõ ràng: “thân thiện với các nước coi trọng nền độc lập của Việt Nam”.

Đây chính tiền thân của đường lối “làm bạn với tất cả các nước” mà sau này chúng ta đã kế thừa và phát huy. Nhằm mục tiêu đối ngoại “đưa nước nhà đến tự do, độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn”, những sách lược ngoại giao phù hợp đã được vận dụng như: “hòa để tiến”, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nguyên tắc “đặt lợi ích dân tộc lên trên hết” đã được nền ngoại giao nước nhà, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bác Hồ sử dụng một cách vô cùng mềm dẻo và linh hoạt.

Có thể nói giai đoạn 1945-1946 là thời điểm cực kỳ khó khăn, vận nước chông chênh nhất, song dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và đặc biệt là Bác Hồ, người đã khai sinh ra nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, đã có những đóng góp hết sức quan trọng vào cuộc đấu tranh bảo vệ và giữ gìn độc lập, tự do của dân tộc.

Bên cạnh những thuận lợi, nước ta đang phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức từ bên ngoài, thậm chí có những thời điểm chủ quyền và một bộ phận lãnh thổ của chúng ta bị đe dọa xâm phạm. Theo Bộ trưởng, phải giải quyết vấn đề này ra sao để một mặt vẫn bảo đảm được xu hướng hòa bình hợp tác nhưng mặt khác kiên định bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc?

Thuận lợi và thách thức luôn luôn là 2 mặt đối lập nhưng không bao giờ tách rời nhau của bất kỳ một quá trình phát triển nào như một cái cây có đất tốt sẽ phát triển, nhưng lá non quả ngọt của nó sẽ là miếng mồi hấp dẫn cho sâu bọ và chim thú.

Sự phát triển của bất kỳ nước nào, ở giai đoạn nào cũng đối mặt những cơ hội và thách thức. Thuận lợi có thể từ bên trong, bên ngoài, khó khăn cũng vậy.

Về những khó khăn và thách thức từ bên ngoài, Đại hội Đảng XI đã nhận định rất rõ ràng “thời cơ và thách thức đan xen”, vị thế mới của nước ta có “những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt”.

Lịch sử đất nước đã bao lần bị giặc xâm lăng, một phần lãnh thổ thiêng liêng của đất nước vẫn còn bị nước ngoài chiếm đóng, chủ quyền lãnh thổ vẫn còn nguy cơ bị nước ngoài đe dọa xâm phạm, tạo nên một thách thức vô cùng to lớn đối với đất nước ta. Hơn lúc nào hết chúng ta cần tỉnh táo, thấm nhuần tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và kiên định phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Tôi rất mừng thấy thế hệ thanh niên ngày nay đang phát huy tốt truyền thống yêu nước của dân tộc. Lòng yêu nước đó cần phải được hun đúc bằng trí tuệ và kiến thức cùng nhiệt huyết để nó thể hiện bằng những đóng góp thực tế. Cơ hội để tiếp thu những tinh hoa từ môi trường quốc tế thuận lợi là rất lớn

Cái bất biến là lợi ích quốc gia, dân tộc – trong đó độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là bộ phận cốt yếu. Cái vạn biến là linh hoạt trong hợp tác, khôn khéo trong đấu tranh, sâu sắc trong tạo dựng lợi ích đan xen nhằm bảo đảm môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, củng cố vững chắc chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng đất nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là 2 nhiệm vụ then chốt của Đảng và Nhà nước mà ngành ngoại giao cũng được giao phó tham gia. Đại hội Đảng XI đã chỉ rõ “nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ…”.

Xử lý vấn đề tranh chấp lãnh thổ sẽ được đặt trong nhiệm vụ và nguyên tắc này theo hướng phấn đấu cho hòa bình và ổn định, đối với các tranh chấp phải kiên trì biện pháp hòa bình, dựa vào luật pháp quốc tế để đối thoại, tìm ra giải pháp.

Luật pháp quốc tế là thành quả trí tuệ của xã hội văn minh hiện đại, mà tất cả các nước trên thế giới đều phải tôn trọng và tuân thủ một cách có trách nhiệm. Khi luật pháp quốc tế được thực thi một cách nghiêm túc, nguy cơ xung đột sẽ giảm, nền hòa bình vững chắc sẽ được bảo đảm hơn.

Ngọn hải đăng đảo Sinh Tồn. Ảnh: Nguyễn Huy.

Thông điệp hòa bình, hợp tác “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” là chủ trương đối ngoại lớn của Đại hội XI, xin Bộ trưởng cho biết thời gian qua Bộ Ngoại giao thực hiện chủ trương này như thế nào?

Đây là một thông điệp của Việt Nam gửi tới bạn bè quốc tế về đường lối đối ngoại hòa bình của Đảng và nhà nước ta. Thời gian qua, chủ trương này đã và đang được triển khai hiệu quả, được bạn bè đánh giá cao.

Thứ nhất, chính sách “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” đã được triển khai một cách toàn diện cả về bề rộng và chiều sâu. Chúng ta đã và đang làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước, trong đó trọng tâm là các nước láng giềng, khu vực và các đối tác lớn.

Hiện Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới, quan hệ đối tác chiến lược với 10 nước và quan hệ với nhiều nước khác cũng đang được nâng cấp và làm sâu sắc, thiết thực hơn.

Thứ hai, là thành viên tích cực, Việt Nam đang thể hiện vai trò là một nước có trách nhiệm và có nhiều đóng góp quan trọng cho tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN. Lần đầu tiên sau 17 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã đề cử vào chức Tổng thư ký ASEAN cho nhiệm kỳ 2013-2018, thể hiện sự trưởng thành của chúng ta.

Năm 2008-2009, Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò UV không thường trực Hội Đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đã chứng tỏ cho thế giới vai trò một nước Việt Nam hết sức có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Thứ ba, các vấn đề phức tạp nảy sinh trên biển đã được xử lý thỏa đáng một cách hòa bình, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm môi trường hòa bình hợp tác phục vụ phát triển của đất nước, giữ vững hòa bình, ổn định trong khu vực, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải.

Thứ tư, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, ngoại giao đã tranh thủ tối đa hợp tác quốc tế và các nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển và khắc phục những khó khăn kinh tế – xã hội trong nước; chúng ta đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), của 8 hiệp định thương mại tự do song phương.

Với tinh thần chủ động, tích cực, chúng ta đã tham gia và đang tiến hành đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), khởi động đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) với một loạt các đối tác quan trọng như EU, Hàn Quốc, khối EFTA, Liên minh thuế quan Nga – Belarus- Kazakhstan.

Thanh niên là tương lai của mỗi quốc gia. Ông có gửi gắm điều gì đến các bạn trẻ trong việc thực hiện tốt đường lối ngoại giao của Đảng và Nhà nước cũng như nắm bắt thời cơ từ môi trường quốc tế để có những đóng góp thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

Thanh niên luôn luôn là nền tảng của tương lai. Những người chủ tương lai đó phải có kiến thức rộng lớn, toàn diện, có trí tuệ và bản lĩnh nhưng đồng thời phải kế thừa truyền thống tinh hoa của dân tộc.

Tôi rất mừng thấy thế hệ thanh niên ngày nay đang phát huy tốt truyền thống yêu nước của dân tộc. Lòng yêu nước đó cần phải được hun đúc bằng trí tuệ và kiến thức cùng nhiệt huyết để nó thể hiện bằng những đóng góp thực tế.

Cơ hội để tiếp thu những tinh hoa từ môi trường quốc tế thuận lợi là rất lớn. Thế hệ thanh niên cần phải tranh thủ cơ hội học tập để tiếp thu những kiến thức khoa học tiên tiến và văn minh. Tôi tin vào thế hệ trẻ thông minh, ham học, tràn đầy nghị lực và lòng yêu nước, sẽ là những người thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Lợi Ích Quốc Gia, Dân Tộc Là Trên Hết

Ngọc Việt

03/12/15 14:11

(GDVN) – Có thể thấy rằng, Tổng thống Thein Sein và các lãnh đạo quân đội Myanmar đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết.

Ngày 2/12, tờ Telegraph của Anh đưa tin, lãnh tụ đảng Liên Đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã có cuộc gặp với Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar, Đại tướng Min Aung Hlaing và Tổng thống Myanmar Thein Sein để bàn về việc chuyển giao quyền lực sau bầu cử.

Bà Aung San Suu Kyi và Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar Đại tướng Min Aung Hlaing. Ảnh: AP

Như vậy, nền dân chủ tại Myanmar đã được nuôi dưỡng dưới thời của chính quyền Tổng thống Thein Sein đã đảm bảo cho một cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ, kết thúc trong hòa bình, và kết quả của nó là chiến thắng lịch sử cho NLD.

Nay nền dân chủ ấy lại tiếp tục được đảm bảo bởi quân đội, khi quyết định chuyển giao một cách êm thấm quyền lực cho chính phủ chuyển tiếp sau bầu cử.

Có thể thấy rằng, Tổng thống Thein Sein và các lãnh đạo quân đội Myanmar đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, nên đã tổ chức thành công cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên từ năm 1960 và quyết định tôn trọng kết quả bầu cử, dù đảng cầm quyền được quân đội hậu thuẫn chịu thất bại nặng nề.

Cũng cần nhắc lại lại là năm 1990, NLD cũng chiến thắng trong một cuộc tổng tuyển cử nhưng kết quả đã bị chính phủ quân sự lúc đó gạt bỏ, và lãnh tụ NLD Aung San Suu Kyi bị bắt, bị quản thức hơn 20 năm.

Vì vậy, có thể khẳng định đây là một chiến thắng mang tính quyết định cho nền dân chủ tại Myanmar.

Có nhiều người lo ngại nền dân chủ tại Myanmar có thể “chết yểu” vì nó làm suy giảm quyền lực của quân đội – lực lượng nắm quyền tại Myanmar mấy thập kỷ nay.

Nhưng với diễn biến mới nhất này, có thể thấy nền dân chủ ấy đã tiếp tục có sức sống để đảm bảo cho một xã hội dân chủ và tự do tại Myanmar – điều mà người dân Myanmar đã gửi gắm qua cuộc bầu cử vừa qua.

Tuy nhiên, một điều được nhiều người quan tâm là vai trò và vị thế của bà Aung San Suu Kyi sẽ như thế nào khi Hiến pháp Myanmar có những quy định khiến cho bà không thể trở thành Tổng thống Myanmar, mặc dù NLD của bà giành chiến thắng áp đảo và bà là lãnh tụ đảng.

Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi. Ảnh: AP.

Cuộc gặp với lãnh đạo quân đội cho thấy, điều lo ngại này có thể được giải quyết sớm hơn, đáp ứng ý nguyện của người dân và cá nhân bà Aung San Suu Kyi.

Nhưng với 25 phần trăm số ghế Quốc hội dành riêng cho quân đội, họ sẽ có thể phản đối bất kỳ thay đổi nào của Hiến pháp. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Đại tướng Min Aung Hlaing đã báo hiệu rằng quân đội có thể tạo điều kiện cho các thay đổi Hiến pháp vào những thời điểm cụ thể”.

“Chúng tôi không cứng nhắc về Hiến pháp, nhưng chúng ta cần tình hình chính trị ổn định và sự phát triển đất nước. Chúng ta cần phải thay đổi dần dần”, ông Min Aung Hlaing nói với tờ The Washington Post.

Cuộc bầu cử dân chủ diễn ra đã đáp ứng khát vọng của người dân Myanmar là sự đổi thay đất nước, kết quả cuộc bầu cử được chính quyền và quân đội cam kết tôn trọng đã đáp ứng nguyện vọng của người dân Myanmar là tiến trình dân chủ không bị đảo ngược.

Nay quân đội đảm bảo việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho chính phủ chuyển tiếp đã củng cố thêm niềm hy vọng ấy, nguyên tắc dân chủ và tự do sẽ định hình cho mọi sinh hoạt chính trị tại Myanmar.

Những ý nguyện của người dân Myanmar đã được những người lãnh đạo đất nước tiếp tục lắng nghe và đáp ứng, đã làm tăng thêm hy vọng vào một đất nước Myanmar sẽ hồi sinh và phát triển, làm thay đổi chất lượng cuộc sống cho người dân Myanmar trong tương lai.

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Loi-ich-quoc-gia-dan-toc-la-tren-het-post163883.gd

Lợi Ích Quốc Gia Và Dân Tộc Là Trên Hết!

Những ngày tháng 4 lịch sử, Bà Rịa – Vũng Tàu cùng cả nước tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 43 năm ngày Đại thắng 30-4, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông liền một giải. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, tạc vào lịch sử Việt Nam thêm một mốc son chói lọi, tô thắm truyền thống hào hùng của một dân tộc “không bao giờ cúi đầu” trước sự xâm lược của ngoại bang. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng, đất nước ta hưởng trọn niềm vui độc lập dân tộc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế càng được nâng cao.

Tháng 4 lịch sử hôm nay, tại Khu chuồng cọp nhà tù Côn Đảo, Chiến khu Minh Đạm, địa đạo Long Phước, Bến tàu không số Lộc An, Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu… và các địa chỉ đỏ khác của Bà Rịa – Vũng Tàu, hàng ngàn đoàn viên thanh viên, học sinh trong và ngoài tỉnh, nhiều đoàn du khách tổ chức nhiều hoạt động “uống nước nhớ nguồn” thiết thực, nhiều ý nghĩa. Hơn lúc nào hết, thế hệ trẻ hôm nay càng phải được giáo dục truyền thống anh hùng của thế hệ cha ông đã đổ bao nhiêu xương máu để giành và giữ độc lập của dân tộc. Vẫn còn đó bao huyền thoại, nhiều câu hỏi và lời giải về lịch sử hào hùng của dân tộc cần được khẳng định và tri ân, gìn giữ, học tập và lan tỏa, khắc cốt ghi tâm.

Ngày nay, tình hình thế giới còn nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Vì những toan tính lợi ích, các nước lớn thay đổi chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh vào cục diện thế giới và các khu vực. Việt Nam kiên định quan điểm độc lập, tự chủ, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ chính trị và an ninh đất nước, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc và lùi xa 43 năm, nhưng hôm nay những bài học chiến thắng rất sống động ấy vẫn mang đậm tính thời sự nóng hổi. Một đất nước đã và đang hồi sinh nhanh chóng từ đống tro tàn hủy diệt và đổ nát của chiến tranh đang phải đối mặt và vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, vững bước đi lên xây dựng cuộc sống mới – sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại – dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cùng với cả nước, BR-VT phát huy truyền thống anh hùng, năng động sáng tạo, đồng lòng đồng sức xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.

HẢI VÂN