Top 10 # Xem Nhiều Nhất Vai Trò Của Cấu Trúc Xã Hội Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Vai Trò Của Pháp Luật Trong Đời Sống Xã Hội

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội đồng thời bảo vệ địa vị giai cấp thống trị hay giai cấp cầm quyền. Vậy […]

Nội dung chi tiết

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội đồng thời bảo vệ địa vị giai cấp thống trị hay giai cấp cầm quyền. Vậy Đặc điểm và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội là gì? Luật Thiên Minh xin chia sẻ như sau.

Đặc điểm của pháp luật

Pháp luật có 03 đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau đây:

 Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện

Pháp luật do Nhà nước ban hành thông qua rất nhiều những trình tự thủ tục chặt chẽ và phức tạp với sự tham gia của rất nhiều các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và các cá nhân nên pháp luật luôn có tính khoa học, chặt ché, chính xác trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.

 Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, gồm những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

Pháp luật gồm các quy tắc xử sự chung, được thể hiện trong những hình thức xác định, có kết cấu loorrich rất chặt chẽ và được đặt ra không phải xuất phát từ một trường hợp cụ thể mà là sự khái quát hóa từ rất nhiều những trường hợp có tính phổ biến trong xã hội. Điều này đã làm cho quy định pháp luật có tính khái quát hóa cao, là những khuôn mẫu điển hình để các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện theo khi gặp phải những tình huống mà pháp luật đã dự liệu.

 Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức:

Pháp luật luôn được thể hiện dưới những hình thức phải nhất định, nói cách khác, những quy định pháp luật phải được chứa đựng trong các nguồn luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật … Sự xác định chặt chẽ về hình thức là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật với những quy định không phải là pháp luật, đồng thời, cũng tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của pháp luật.

Ngoài các đặc điểm cơ bản nói trên, pháp luật còn có những điểm khác nữa như tính ổn định, tính hệ thống …

Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội:

Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.

Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức.

Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.

Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hê xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiêu lực thi hành cao.

Pháp luật là phương tiện để công dân thưc hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa mình:

Hiến pháp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể.

Công dân thực hiên quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Pháp luật là phương tiên để công dân bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

www.luatthienminh.vn

Trân trọng !

Vai Trò Công Tác Xã Hội Hóa Trong Trường Học

(AGO) – Đảng ta xác định giáo dục (GD) là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân và đầu tư cho GD là đầu tư phát triển. Trong điều kiện ngân sách khó khăn thì hoạt động xã hội hóa (XHH) để đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp là việc làm cần thiết để đáp ứng nhu cầu dạy và học ở các trường.

An Giang thực hiện tốt công tác XHH chăm lo khuyến học, khuyến tài

Trường Tiểu học Nguyễn Du (TP. Long Xuyên) cũng là nơi thực hiện khá hiệu quả công tác XHH GD. Cô Nguyễn Thị Kiều, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: muốn thực hiện tốt XHH GD, trước hết phải xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định mục tiêu huy động, đối tượng huy động, ai là chủ thể thực hiện… và kế hoạch phải thông qua Ban đại diện cha mẹ HS để bàn bạc, thống nhất mới triển khai. Năm học qua, trường thực hiện các công trình XHH, như: chỉnh trang cảnh quan sư phạm, trang bị phòng máy vi tính, hỗ trợ mua BHYT cho HS có hoàn cảnh khó khăn, tặng quà Trung thu và quà Tết cho HS nghèo, hỗ trợ khen thưởng cho HS… hầu hết do phụ huynh HS đóng góp với số tiền trên 566 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các đơn vị, doanh nghiệp còn tham gia đầu tư xây dựng cơ sở GD, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của Nhân dân. Toàn tỉnh hiện có 21 trường ngoài công lập (mầm non 16, Tiểu học 2, THPT 3). Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, mặc dù thời gian qua, tỉnh đã tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp; hỗ trợ các chính sách về thuế, mặt bằng để đầu tư phát triển hệ thống trường học, cơ sở dạy nghề ngoài công lập… nhưng hệ thống trường ngoài công lập phát triển chậm, do kinh phí đầu tư lớn, nhưng thời gian thu hồi vốn chậm nên chưa thu hút nhà đầu tư. Chính vì thế, cần có nhiều cơ chế, chính sách đủ mạnh để thu hút nhà đầu tư tham gia, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.

Công tác XHH GD nhằm hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu dạy và học ngày càng tốt hơn và phục vụ nhu cầu học tập của toàn XH. Do đó, không nên hiểu XHH GD một cách đơn giản dưới góc độ huy động nguồn vốn đầu tư, mà còn bao hàm nhiều vấn đề khác. Trước hết là ở góc độ của người học, XHH GD nhằm tạo điều kiện để người đi học được tham gia vào việc quản lý của trường cũng như xây dựng chương trình học tập, giảng dạy. XHH GD nhìn từ phía thầy, cô giáo, nhà trường chính là nhằm mục tiêu đảm bảo quyền giảng dạy của họ. Còn dưới góc độ phụ huynh, XHH GD nhằm đảm bảo cho họ quyền lựa chọn nơi học tập của con em.

Bài, ảnh: HỮU HUYNH

Ba Nấc Thang Phát Triển Lý Thuyết Về Vị Thế Và Vai Trò Của Con Người Trong Cấu Trúc Xã Hội

Ba nấc thang phát triển lý thuyết Lê Ngọc HùngI BA NẤC THANG PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT VỀ VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG CẤU TRÚC XÃ HỘI Lê Ngọc Hùng* Bài viết đặt mục đích làm rõ những nấc thang phát triển lý luận về vị thế và vai trò của con người trong cấu trúc xã hội. Đó là lý thuyết hành vi xã hội về vị thế và vai trò của Ralph Linton ; Lý thuyết hệ thống xã hội về cấu trúc và vai trò của Talcott Parsons và Lý thuyết trung gian về vai trò-tập hợp của Robert Merton. Trên cơ sở làm rõ ba nấc thang phát triển lý thuyết về vị thế và vai trò của con người trong xã hội, tác giả còn gợi lên một số suy nghĩ về việc vận dụng các lý thuyết này vào nghiên cứu ở Việt Nam.

định nghĩa hai khái niệm kia, nhưng một số tác giả này chủ trương sử dụng khái niệm địa vị xã hội, một số tác giả khác sử dụng khái niệm vị thế xã hội và một số khác nữa thì sử dụng cả hai khái niệm này tương đương nhau. Thứ hai, không ít tác giả ghi nhận Ralph Linton là người có công đưa ra khái niệm vị thế xã hội và vai trò xã hội. Nhưng lý thuyết của Linton chưa được giới thiệu đầy đủ và vì vậy có thể có thể đã xảy ra sự nhầm lẫn các cách tiếp cận và việc tuỳ tiện đưa ra các cách phân loại vị thế xã hội và vai trò xã hội. * PGS,TS. Viện Xã hội học, Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Thứ ba, một số tác giả Việt Nam đã viện dẫn Linton và giới thiệu một số quan niệm của Parsons và Merton nhưng không đặt ra mục đích phân tích những đóng góp của các tác giả này đối với lý luận về vị thế và vai trò. Những điều này dẫn đến một tình cảnh tiến thoái lưỡng nan giữa lý luận và thực tiễn, ví dụ, một số nghiên cứu thực nghiệm xã hội học ở Việt Nam đã vận dụng có thể nói là rất linh hoạt cái gọi là lý thuyết vị thế-vai trò mà không xác định rõ nội hàm của lý thuyết đó là gì, trong khi lại định nghĩa những khái niệm nghiên cứu một cách máy móc theo kiểu tra cứu từ điển tiếng Việt hoặc theo cách hiểu thường ngày. Trước tình hình đó, bài viết này đặt ra mục đích phân tích lý thuyết của Linton, Parsons và Merton; qua đó góp phần làm rõ những nấc thang phát triển lý luận về vị thế và vai trò của con người trong cấu trúc xã hội, đồng thời gợi một số suy nghĩ và vận dụng trong nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu Con người – Số 1 (40) 2009 50 Ba nấc thang phát triển lý thuyết Lê Ngọc HùngI 1. Lý thuyết hành vi xã hội của Ralph Linton về vị thế-vai trò Nhà nhân học Ralph Linton (1893-

Vai Trò Của Marketing Đối Với Doanh Nghiệp, Người Tiêu Dùng Và Xã Hội

Marketing giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường do nó cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường bên ngoài thông qua quá trình nghiên cứu thị trường và thích nghi với nó. Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc họ có cung cấp được cho thị trường những sản phẩm mà thị trường cần, phù hợp với mong muốn và khả năng mua của người tiêu dùng hay không.

Marketing mang vai trò tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường trong tất cả các giai đoạn như tìm kiếm thông tin thị trường, truyền thông, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ khách hàng,…

Marketing không những đem về lợi ích cho doanh nghiệp mà nó còn mang lại có nhiều giá trị cho người tiêu dùng. Bất cứ tổ chức nào muốn tồn tại nhưng chỉ nghĩ về lợi ích của mình thì sẽ không đứng vững được. Đối với khashc hàng, marketing giúp khách hàng giải quyết nhu cầu, tiếp nhận phản ánh của họ và đưa thông tin đến với doanh nghiệp nhằm hỗ trợ họ.

Ngoài ra, marketing còn giúp khách hàng cảm nhận được giá trị kinh tế và cảm nhận được nhiều giá trị hơn so với chi phí họ bỏ ra mua hàng. Sản phẩm thỏa mãn người tiêu dùng là sản phẩm cung cấp nhiều lợi ích hơn so với sản phẩm của đối thủ.

Marketing còn giúp sáng tạo ra nhiều chủng loại hàng hóa thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của từng khách hàng hay một nhóm khách hàng cụ thể. Marketing nghiên cứu, xác định nhu cầu của người tiêu dùng về đặc tính cụ thế của sản phẩm để người lập kế hoạch sản xuất thực hiện.

Vai trò của Marketing đối với xã hội

Trên quan điểm xã hội, Marketing được xem như là toàn bộ các hoạt động Marketing trong một nền kinh tế hay là một hệ thống Marketing trong xã hội. Vai trò của Marketing trong xã hội có thể được mô tả như là sự cung cấp một mức sống với xã hội. Khi chúng ta xem xét toàn bộ hoạt động Marketing của các doanh nghiệp, đặc biệt là khối các hoạt động vận tải và phân phối đưa hàng hóa tới người tiêu dùng có thể ảnh hưởng tới phúc lợi xã hội. Ở những nước đang phát triển như Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động của khâu bán buôn, bán lẻ, vận tải, các khía cạnh phân phối khác là nguyên tắc cơ bản để nâng cao mữa sống của xã hội. Để có được phúc lợi xã hội tốt, một đất nước phải có phải buôn bán, trao đổi với các nền kinh tế khác.

Không chỉ các nhà kinh doanh và quản trị doanh nghiệp nhận thức và vận dụng đúng đắn Marketing trong quản lý Nhà nước để tạo ra những điều kiện thuận lợi, môi trường pháp lý và những áp lực nhằm hướng các doanh nghiệp theo quan điểm Marketing thực sự. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong những ngành độc quyền như điện, nước,… để đáp ứng nhu cầu cho các khách hàng.

Xã hội phát triển bao nhiêu thì vai trò của marketing quan trọng bấy nhiêu, bởi lẽ marketing là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp cần định hướng theo thị trường một cách linh hoạt nhất. Khách hàng luôn là những người phán quyết cuối cùng trong sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lợi nhuận thì chỉ khi khách hàng được thỏa mãn nên marketing là một phần trong sự phát triển của doanh nghiệp.