10 lợi ích của nước ép gừng
Gừng giúp ngăn ngừa ung thư:
Thành phần hóa học của gừng có chứa shogaol là chất chống oxy hóa mạnh. Theo nghiên cứu gần đây về chất 6-shogaol chiết xuất từ gừng có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ. Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến, khối ung thư vú ở phụ nữ. Với tác dụng này của gừng mà chúng ta nên bổ sung gừng trong thức ăn hàng ngày hoặc hãy uống 1 ly nước ép gừng để phòng bệnh.
Lợi ích của nước ép gừng là gì
Gừng giúp giảm đau
Trong cơ thể chúng ta có 2 chất giảm đau đó là chất giảm đau nội sinh và chất giảm đau ngoại sinh. Chất giảm đau ngoại sinh là các chất đưa từ bên ngoài cơ thể vào. Gừng có chứa chất có tên là zingibain có tác dụng giảm đau tự nhiên, giúp giảm các cơn đau cơ, đau khớp, đau đầu hay đau nửa đầu…. Tinh dầu gừng dùng để mát xa giúp làm giảm đau cơ bắp. Nếu chúng ta sử dụng thường xuyên gừng hoặc là nước ép gừng sẽ giúp chúng ta giảm đau.
Gừng giúp chống viêm
Trong củ gừng có các chất chống oxy hóa có tác dụng ức chế sự hình thành của các chất gây viêm cả bên trong và bên ngoài, nhất là có tác dụng chống viêm trong các bệnh về xương khớp. Và tác dụng đó đã được chứng minh bởi các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đối với những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Những bệnh nhân này ít đáp ứng với nhiều loại thuốc nhưng khi dùng 5 gam gừng tươi hoặc 1 gam gừng khô mỗi ngày thì bệnh có chuyển biến rõ rệt: giảm đau, giảm sưng, giảm hiện tượng cứng khớp buổi sáng.
Gừng giúp giảm Cholesterol
Gừng có ít calo và không chứa cholesterrol đây là một đặc tính quan trọng của gừng mà ít người biết đến. Gừng giúp giảm LDL (cholesterol xấu) và cải thiện HDL (cholesterol tốt). Hơn nữa, người ta thấy rằng gừng có thể cải thiện việc sản xuất cholesterol ở gan và tăng sự bài tiết của các bề mặt. Do đó sẽ làm giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế được một số bệnh về tim mạch.
Gừng giúp giảm bệnh về tiêu hóa
Từ thời xa xưa gừng được coi là một dược phẩm hữu hiệu chữa các bệnh về tiêu hóa. Nó giảm chứng buồn nôn, có tác dụng co thắt vùng bụng nhanh chóng và làm cho thức ăn từ dạ dày đến ruột tiêu hóa nhanh hơn. Do đó những người thường xuyên dùng gừng sẽ ít gặp các bệnh về đường tiêu hóa và dạ dày.
Gừng giúp trị cảm lạnh
Củ gừng có tính nóng, vị ấm nên có thể làm cho các virus gây bệnh cảm lạnh ở người khó phát triển để gây thành bệnh. Ngoài ra trong thành phần của củ gừng còn chứa các thành phần như: glycine, serin, aldehyde… làm tăng sức đề kháng của cơ thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Gừng giúp hạ huyết áp
Huyết áp lý tưởng của một người bình thường là 120/80mmHg. Khi huyết áp tối đa lớn hơn 130mmHg hoặc huyết áp tối thiểu lớn hơn 90mmHg được gọi là tăng huyết áp.
Hiện nay có nhiều loại thảo mộc có tác dụng làm ổn định huyết áp. Gừng là một trong số đó. Gừng giúp kiểm soát huyết áp vì nó làm cải thiện lưu thông máu, giúp làm giãn các cơ xung quanh mạch máu.
Gừng giúp trị mụn
Tác dụng làm đẹp là tác dụng mà ít ai biết đến của củ gừng, trong củ gừng có hoạt chất gingerol có tác dụng sát trùng nên khi tắm bằng nước gừng pha loãng giúp sát trùng nhẹ ngoài da, làm da không bị mụn, giữa ấm cơ thể, giúp tăng cường sự lưu thông máu. Do đó làm giảm mụn trứng cá, thể hiện rõ nhất đối với trẻ em.
Ngoài ra gừng còn giúp làm giảm hoặc mất đi mùi hôi từ cơ thể. Với tác dụng đó của gừng các bạn cũng đừng nên lạm dụng. Nếu tắm nước gừng quá lâu và kéo dài thời gian sẽ làm cho cơ thể của bạn bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tăng cường miễn dịch với nước ép gừng
Gừng giúp tăng cường hệ miễn dịch
Như đã nói ở trên nước ép gừng có tác dụng oxy hóa mạnh do đó có tính chống viêm. Khi cơ thể bị viêm sẽ làm giảm sức đề kháng của chúng ta, làm cho vi rus phát triển gây thành bệnh. Chúng ta uống nước ép gừng mỗi ngày sẽ cung cấp cho cơ thể các chất chống viêm chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi đó giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
Gừng giúp hết buồn nôn
Gừng làm giảm sự bài tiết của vasopresin là một chất gây buồn nôn do cơ thể sinh ra, do đó khi bạn đi tàu xe chỉ cần 1,5g gừng đã đủ tác dụng hết buồn nôn. Gừng cũng có thể giúp giảm buồn nôn trong thời gian mang thai và phẫu thuật.
Dù gừng có giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhưng bạn cũng nên biết thêm về một số tác dụng phụ cũng như các lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này như sau:
Dù sử dụng với lượng gừng nhỏ, nhưng có một số người bị tác dụng phụ, như ợ nóng, đầy hơi, gây kích ứng miệng (rát bỏng miệng, cảm thấy đắng – mặn hơn) hay dạ dày khó chịu (buồn nôn, ăn mất ngon, khó tiêu).
Khi dùng với lượng gừng nhiều, có thể sẽ xuất hiện các dấu hiện nghiêm trọng hơn như: làm tăng nguy cơ chảy máu (nhất là những ai đang có vấn đề về rối loạn chảy máu – phụ nữ mang thai, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch) hay có thể gây phản ứng với thuốc mà bạn đang dùng.
Không nên dùng nhiều hơn 5g gừng mỗi ngày.
Với những ai đang có vấn đề sức khỏe, nên chú ý đến liều lượng gừng dùng mỗi ngày, tốt nhất là tham khảo bác sĩ kĩ trước khi dùng. Chẳng hạn, với phụ nữ mang thai nên hỏi kĩ bác sĩ khi dùng gừng, vì gừng có thể làm ảnh hưởng đến hormon giới tính của thai nhi, thậm chí là nguy cơ bị dị tật.
Có thể ăn một ít gừng tươi trước khi dùng bữa để kích thích vị giác và tiết dịch tiêu hóa.
Có thể uống một ít nước gừng, trà gừng ấm để làm giảm tình trạng đầy hơi, đờm cổ họng và nghẹt mũi.
Có thể dùng gừng thoa lên da nhưng chỉ nên xoa thử một vùng nhỏ trước để xem gừng có gây kích ứng da không, và thoa trong một thời gian ngắn.
tác dụng của nước gừng uống nước gừng tươi có tác dụng gì uống nước gừng có tác dụng gì gừng có tác dụng gì công dụng của nước gừng