Top 7 # Xem Nhiều Nhất Uống Rau Má Có Lợi Ích Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Uống Nước Rau Má Có Tác Dụng Gì? Uống Rau Má Nhiều Có Tốt Không?

Rau má là loại thực phẩm thanh mát có thể dùng làm thức uống giải nhiệt trong những ngày hè oi nóng. Nhưng bạn có biết, nước rau má cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng? Những tác dụng kỳ diệu của nước rau má là gì? Uống nhiều nước rau má mỗi ngày liệu có phải là cách làm đúng đắn? Chế biến rau má như thế nào vừa ngon vừa bổ dưỡng cho cơ thể? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết tổng hợp sau của META.

1. Tác dụng của nước rau má

Giải độc, hạ sốt, chữa viêm họng

Với những dưỡng chất tốt cho sức khỏe như beta-caroten, sắt, kẽm, calcium cùng các vitamin B1, B2, C và K, nước rau má là thức uống bổ dưỡng được sử dụng để hỗ trợ giải độc, hạ sốt và tăng cường sức đề kháng cho người lớn, trẻ nhỏ.

Ngoài công dụng hỗ trợ hạ sốt, giải độc, bạn hoàn toàn có thể dùng nước rau má để chữa viêm họng, viêm amidan. Bạn chỉ cần giã nhuyễn rau má, chắt nước, hòa vào nước ấm là có được thức uống organic bổ dưỡng giúp làm giảm ngứa, đau rát cổ họng.

Hỗ trợ giảm mụn nhọt, rôm sảy, ngứa ngáy

Rau má là thực phẩm có tính hàn, giải nhiệt, mát gan, thường được dùng để hỗ trợ giảm mụn nhọt, rôm sảy, ngứa ngáy,… Người dùng có thể xay rau má bằng máy xay đa năng hoặc giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị tổn thương để sử dụng.

Thanh nhiệt, làm đẹp da

Nước rau má là thức uống thích hợp giúp người dùng có thể thanh nhiệt cơ thể, giải tỏa cơn khát trong cái nóng nực của mùa hè. Ngoài ra, rau má cũng được chị em phụ nữ “săn lùng” bởi khả năng làm đẹp và dưỡng ẩm da hiệu quả.

Chữa lành vết thương, vết bỏng, làm mờ sẹo

Một công dụng khác của nước rau má đối với người sử dụng đó chính là khả năng chữa lành vết thương và làm mờ sẹo. Điều này có được là do rau má có chứa triterpenoids, một hoạt chất giúp tăng cường chất chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Giờ đây, bạn không cần phải lo lắng nhiều về những vết sẹo xấu xí trên da lúc chẳng may bị té ngã hay bị bắn dầu mỡ khi chiên thức ăn nữa.

Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Những bộn bề, lo toan của cuộc sống hằng ngày chắc chắn sẽ khiến bạn luôn ở trong tình trạng cơ thể mệt mỏi, tâm lý căng thẳng, stress. Việc chịu đựng tình trạng thể chất, tinh thần này trong thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.

Thật may mắn bởi trong rau má có hoạt chất triterpenoids rất tốt cho sức khỏe tinh thần và thể chất của người sử dụng. Bên cạnh đó, việc uống một ly nước rau má trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon, ngủ sâu giấc, đảm bảo cho ngày làm việc hôm sau thật trà đầy năng lượng và hứng khởi.

Ngoài ra, ta có thể kể đến những công dụng khác của nước rau má đối với sức khỏe con người như: Hỗ trợ chữa táo bón, tiêu chảy; giải độc thực phẩm; cải thiện trí nhớ; làm giảm nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn;…

2. Uống nhiều nước rau má có tốt không?

Nhiều người trong chúng ta duy trì thói quen uống từ 2 đến 3 lít nước rau má hằng ngày với niềm tin thực phẩm này sẽ giúp ta có được làn da mịn màng, không mụn nhọt hay vòng eo thon gọn, săn chắc. Liệu việc uống nước rau má nhiều đến vậy có thực sự tốt cho cơ thể?

Rất tiếc, câu trả lời là không: Uống nước rau má quá nhiều còn có hại đối với sức khỏe của người sử dụng. Việc dùng nước rau má thay nước lọc mỗi ngày có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, giảm khả năng mang thai, thậm chí là tăng nguy cơ sảy thai đối với những người sắp làm mẹ.

Chính vì vậy, bạn cần phải chú ý lượng rau má dùng hằng ngày sao cho hợp lý. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên hấp thụ từ 30 đến 40g rau má tươi mỗi ngày. Với liều lượng kể trên, bạn có thể đun sôi, giã nát hoặc xay nhuyễn rau trong máy xay sinh tố, máy xay đa năng để sử dụng. Thời gian uống nước rau má lý tưởng nhất dành cho bạn nên là vào buổi gần trưa hoặc trưa xế, lúc đó cơ thể ta hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng từ bên ngoài.

Lưu ý: Bạn chỉ nên uống nước rau má liên tục trong vòng 1 tháng. Điều này giúp hạn chế những tác dụng phụ có hại mà rau má có thể tác động tới sức khỏe của bạn. Sau khi ngừng sử dụng, bạn phải chờ ít nhất nửa tháng rồi mới được tiếp tục uống nước rau má mỗi ngày.

3. Gợi ý cách biến tấu nước rau má ngon, dễ uống

Làm nước rau má đậu xanh

Cả rau má và đậu xanh đều là những thực phẩm có tính thanh mát, tốt cho sức khỏe. Nước rau má kết hợp với đậu xanh là công thức chế biến lý tưởng để đánh tan cơn nóng giữa nắng hè oi ả, đổ lửa. Chỉ với vài nguyên liệu dễ tìm, dụng cụ làm bếp có sẵn (gồm máy xay sinh tố và rây lọc bã) là bạn có thể tự mình làm nước rau má đậu xanh thơm ngon để giải khát cho cơ thể rồi.

Chế biến nước rau má sữa dừa

Ngoài ra, bạn còn có thể tự tay làm nước rau má sữa dừa để thưởng thức ngay tại nhà với vị ngon hấp dẫn như ở ngoài hàng mà vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để chế biến thức uống thơm ngậy này, bạn cần chuẩn bị rau má, nước cốt dừa, sữa đặc cùng các dụng cụ làm bếp như nồi và máy xay đa năng. Cách làm nước rau má sữa dừa không quá cầu kỳ, thời gian chế biến cũng chỉ trong khoảng 30 phút.

Để tìm hiểu cụ thể cách chế biến nước rau má đậu xanh, nước rau má sữa dừa, META mời bạn đón đọc bài viết tổng hợp: Cách xay rau má làm nước ép ngon, giải nhiệt mùa hè.

Một lưu ý dành cho bạn khi xay hoặc ép nước rau má: Đặc điểm của rau má là dai, nhiều xơ. Việc sử dụng các sản phẩm máy ép trái cây thông thường hoặc máy ép tốc độ chậm để lấy nước rau má có thể làm kẹt, hỏng thiết bị. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn các loại máy xay đa năng có khả năng xay rau má hoặc lựa chọn các sợi rau non, ít xơ để chế biến.

Bạn đang tìm kiếm loại máy xay sinh tố có khả năng xay rau má? Mời bạn đến với chúng tôi – nền tảng mua sắm trực tuyến hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi là địa chỉ tin cậy chuyên cung cấp các loại máy xay đa năng, máy xay sinh tố đảm bảo chính hãng, chất lượng với giá cả cạnh tranh nhất đến từ những thương hiệu nổi tiếng như Hafele, Philips hay Panasonic.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và đặt mua những sản phẩm máy xay sinh tố, máy xay đa năng tốt nhất với giá ưu đãi cực rẻ. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn mọi lúc, mọi nơi!

Lợi Ích Của Việc Uống Nước Rau Má?

Với những dưỡng chất tốt cho sức khỏe như beta-caroten, sắt, kẽm, calcium cùng các vitamin B1, B2, C và K, nước rau má là thức uống bổ dưỡng được sử dụng để hỗ trợ giải độc, hạ sốt và tăng cường sức đề kháng cho người lớn, trẻ nhỏ.

Ngoài công dụng hỗ trợ hạ sốt, giải độc, bạn hoàn toàn có thể dùng nước rau má để chữa viêm họng, viêm amidan. Bạn chỉ cần giã nhuyễn rau má, chắt nước, hòa vào nước ấm là có được thức uống organic bổ dưỡng giúp làm giảm ngứa, đau rát cổ họng.

Rau má là thực phẩm có tính hàn, giải nhiệt, mát gan, thường được dùng để hỗ trợ giảm mụn nhọt, rôm sảy, ngứa ngáy,… Người dùng có thể xay rau má bằng máy xay đa năng hoặc giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị tổn thương để sử dụng.

Nước rau má là thức uống thích hợp giúp người dùng có thể thanh nhiệt cơ thể, giải tỏa cơn khát trong cái nóng nực của mùa hè. Ngoài ra, rau má cũng được chị em phụ nữ “săn lùng” bởi khả năng làm đẹp và dưỡng ẩm da hiệu quả.

Một công dụng khác của nước rau má đối với người sử dụng đó chính là khả năng chữa lành vết thương và làm mờ sẹo. Điều này có được là do rau má có chứa triterpenoids, một hoạt chất giúp tăng cường chất chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Giờ đây, bạn không cần phải lo lắng nhiều về những vết sẹo xấu xí trên da lúc chẳng may bị té ngã hay bị bắn dầu mỡ khi chiên thức ăn nữa.

Những bộn bề, lo toan của cuộc sống hằng ngày chắc chắn sẽ khiến bạn luôn ở trong tình trạng cơ thể mệt mỏi, tâm lý căng thẳng, stress. Việc chịu đựng tình trạng thể chất, tinh thần này trong thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.

Thật may mắn bởi trong rau má có hoạt chất triterpenoids rất tốt cho sức khỏe tinh thần và thể chất của người sử dụng. Bên cạnh đó, việc uống một ly nước rau má trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon, ngủ sâu giấc, đảm bảo cho ngày làm việc hôm sau thật trà đầy năng lượng và hứng khởi.

Ngoài ra, ta có thể kể đến những công dụng khác của nước rau má đối với sức khỏe con người như: Hỗ trợ chữa táo bón, tiêu chảy; giải độc thực phẩm; cải thiện trí nhớ; làm giảm nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn;…

Cây Rau Má Có Tác Dụng Gì ? Và Tác Hại Của Rau Má

Rau má còn có tên là Tích tuyết thảo. Loại thực vật nầy mọc lan trên mặt đất có lá trông giống như những đồng tiền tròn được xếp nối tiếp nhau nên còn gọi là Liên tiền thảo. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L.) thuộc họ Hoa tán Umbelliferae, là một thứ rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lủng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt đới như Việt nam, Lào, Cambuchia, Indonesia, Malasia, Srilanka, Ấn độ, Pakistan, Madagascar . . Cây rau má có thân nhẳn , mọc lan trên mặt đất, có rể ở các mấu. Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía.

Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: Mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch.

Đặc trưng của rau má vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sốt, sởi, vàng da… Chúng còn được dùng để hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ và tăng tuổi thọ giúp máu lưu thông tốt hơn, nhất là ở tĩnh mạch và mao mạch, có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Đồng thời khi bị viêm tấy hoặc bỏng, đắp rau má giã nhuyễn lên da cũng có thể giảm nhẹ sưng tấy và làm mát vết thương. Ngoài ra, loại rau này còn có tác dụng chống loét dạ dày, kháng virus, kháng nấm.

Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da. Cách dùng rất đơn giản, có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống.

Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt.

Lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5 gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.

Rau má không chỉ mát bổ lại làm đẹp rất hiệu quả. Đặc biệt đối với phái đẹp, rau má có những tác dụng “thần kỳ” đối với làn da của họ. Nước rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm chậm sự lão hóa, cải thiện tuần hoàn và cải thiện trí nhớ… Hoạt chất Asiaticosid trong rau má tác động lên một số tế bào biểu bì, kích thích sự sừng hoá và tác dụng đến sự phân chia tế bào làm lành nhanh vết thương ngoài da, làm mát da, trị mụn và sẹo trên da.

Ngoài ra, những chất chống oxy hoá, khoáng chất trong rau má có thể làm chậm sự lão hóa làn da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da làm cho da căng đầy sức sống và bề mặt da săn chắc hơn, cải thiện vi tuần hoàn và chữa những chứng bệnh ngoài da thường gặp.

Rau má có chứa hóa chất được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương.

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Ngoài ra, trong dân gian các thầy lang đã dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai… Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

Tác hại của rau má :

Rau má có tính hàn, có công dụng giải nhiệt mùa hè rất tốt, nhưng đồng thời sử dụng nhiều cũng dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt với người có thân nhiệt thấp và hay lạnh bụng thì càng dễ tiêu chảy. Do đó, khi sử dụng rau má, bạn nên ăn thêm một lát gừng để làm ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau má. Rau má thường được uống sống nên quá trình chế biến nếu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa cho người dùng.

2. Giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai:

Phụ nữ nếu dùng rau má lâu ngày có thể làm giảm khả năng mang thai. Loại rau này cũng gây nguy cơ sảy thai nếu sử dụng trong thai kì. Vì thế, phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở và phụ nữ có thai không nên dùng nhiều loại rau này.

3. Làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu:

Nhiều người cho rằng rau má giúp giải nhiệt tốt trong mùa hè, nên ngày nào cũng ăn loại rau này, hoặc ép lấy nước uống. Nhưng việc dùng quá nhiều rau má như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Điều này rất nguy hiểm, bởi nó khiến lượng cholesterol cũng tăng, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Đặc biệt, người bị tiểu đường càng không nên ăn nhiều rau má.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc uống lạm dụng nước rau má để giải nhiệt, có thể khiến bạn bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua. Vì vậy bạn không nên sử dụng quá nhiều.

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm… Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Lời khuyên và cách dùng rau má đúng cách

Rau má không đơn thuần chỉ là rau, mà nó còn là một loại thảo dược. Do đó, khi sử dụng cần thận trọng như một loại thuốc. Cùng xem cách dùng rau má đúng cách cho bạn:

– Một người trung bình mỗi ngày có thể dùng 40 g rau má, nhưng không được dùng quá 1 tháng. Sau mỗi đợt dùng cần nghỉ ít nhất nửa tháng mới nên tiếp tục dùng đợt tiếp theo.

– Phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang sử dụng một số loại thuốc thì không nên dùng rau má, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

– Rau má thường được ăn sống hoặc ép trực tiếp lấy nước. Do đó, khi sử dụng cần rửa thật sạch với nước để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Bài viết Cây rau má có tác dụng gì ? và tác hại của rau má trên giúp cho bạn có cái nhìn về những lợi ích mà nước rau má mang lại cũng như những tác hại do quá lạm dụng nước rau má.

Lợi Ích Của Rau Má

Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urban và có nhiều tên gọi trong dân gian như tích tuyết thảo, liên tiền thảo, địa tiền thảo, mã đề thảo, lão công căn, băng khẩu uyển, thổ tế tân, bán biên nguyệt, đại diệp kim tiền thảo, hồ quả thảo, lục địa mai hoa, đại diệp thương cân thảo…

Rau má tươi.

Theo các sách thuốc cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo cầu nguyên, Đường bản thảo, Dược tính luận, Bản kinh, Biệt lục, Nam dược thần hiệu…, rau má có vị đắng, tính hàn, vào được 3 kinh can, tỳ và thận, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả về mùa hè, bệnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, tiện huyết, khái huyết, thổ huyết, đau mắt đỏ, viêm họng, dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, tổn thương do sang chấn, bỏng… Một số kinh nghiệm dân gian dùng rau má chữa bệnh như sau:

Vàng da do thấp nhiệt: rau má 30-40g, đường phèn 30g, sắc uống.

Đi lỏng do trúng thử: rau má 30g sắc với nước vo gạo uống hàng ngày.

Đái ra máu: rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống. Táo bón: rau má 30g giã nát đắp vào rốn.

Bệnh sởi: rau má 30-60g, sắc uống.

Áp-xe vú giai đoạn đầu: rau má và vỏ quả cau lượng bằng nhau sắc uống, nếu pha thêm một chút rượu thì càng tốt.

Nhọt độc: rau má tươi rửa sạch, giã nát đắp lên tổn thương hoặc rau má tươi 30-60g, sắc uống.

Lở loét vùng lưng (đông y gọi là chứng Triền yêu hỏa đan): rau má tươi rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt hòa với bột gạo nếp thành dạng hồ rồi bôi lên tổn thương.

Chấn thương phần mềm gây sưng nề: rau má tươi 20-30g giã nát, vắt lấy nước hòa với một chút rượu uống. Lở loét ống chân (chứng liêm sang): rau má tươi giã nát, đắp lên tổn thương.

Đau mắt đỏ: rau má tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên vùng mạch ở lằn chỉ cổ tay (thốn khẩu).

Viêm họng và viêm amidal: rau má tươi 60g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước hòa với một chút nước ấm, uống từ từ.

Ho gà: rau má 100g, thịt lợn gầy 30g nấu chín, chia ăn 2 lần trong ngày. Các chứng xuất huyết: rau má tươi 30-100g sắc uống hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống.

Giải ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm: rau má tươi giã nát vắt lấy nước uống, có thể pha thêm một chút đường phèn.

Hành kinh đau bụng, đau lưng: rau má khô tán bột, mỗi ngày uống 2 thìa cà phê gạt ngang.

Giải nhiệt trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan lợi tiểu: rau má tươi 30-100g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi hòa đường uống.

Trên lâm sàng, các nhà nghiên cứu nhận thấy, bột rau má khô uống với liều 3 lần trong ngày, mỗi lần 5-7g có tác dụng giảm đau khá tốt, tỉ lệ có hiệu quả là 41/42. Đối với bệnh viêm gan virut cấp tính, dùng 150g rau má tươi sắc với 500ml nước, cô còn 250ml, pha thêm đường phèn, chia uống 2 lần trong ngày khi đói bụng cũng có hiệu quả rất rõ rệt. Người ta cũng đã nghiên cứu dùng rau má điều trị các bệnh nhiễm khuẩn màng não-tủy thu được kết quả khá khả quan. Ở nước ta, rau má mới chỉ được nghiên cứu trong điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là bỏng.

Một điều cần lưu ý là: vì rau má có tính lạnh nên những người có thể chất hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể hư hàn không nên dùng.