Top 6 # Xem Nhiều Nhất Tuyến Yên Có Cấu Tạo Như Thế Nào Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Cấu Tạo Tuyến Yên Và Các Hoocmôn Của Tuyến Yên

Tuyến yên là một tuyến nhỏ nằm ở mặt dưới đại não (nên còn gọi là tuyến mấu não dưới) trên xương yên (nên gọi là tuyến yên). Ở người có kích thước trung bình 1 cm x 1,5 cm x 0,5 cm, nặng 5 gam. Ở động vật khối lượng này thay đổi tuỳ loài và theo mùa. Ở người và gia súc trong thơì gian có chửa tuyến nở to ra.Tuyến yên có 3 thuỳ là thuỳ trước, thuỳ giữa và thuỳ sau. Thuỳ trước là thuỳ tuyến, gồm 3 loại tế bào tuyến :Tế bào ái toan chiếm 40%.Tế bào ái kiềm chiếm 10%. Tế bào không bắt màu chiếm 50%. Thuỳ giữa gồm những tổ chức gian chất. Thuỳ sau là thuỳ thần kinh.

1. Thần kinh và mạch máu chi phối tuyến yên

a. Thần kinh chi phối tuyến yên xuất phát từ 3 nguồn

– Sợi thần kinh giao cảm từ bó thần kinh giao cảm cổ. Sợi này thông qua cuống tuyến yên theo động mạch vào tuyến yên phân bố đến cả thuỳ trước và thuỳ sau. Nhiều người cho rằng chúng là thần kinh vận mạch chứ không phải thần kinh tiết.

– Sợi thần kinh phó giao cảm từ thần kinh mặt đến. Sợi này sau khi vào tuyến yên cũng phân bố đến thuỳ trước và thuỳ sau. Song tác dụng điều hoà đến hoạt động tiết cũng rất ít.

– Sợi phát xuất trực tiếp từ các nhân ở vùng dưới đồi (nhân bên buồng và nhân trên thị) qua cuống tuyến yên đi xuống tuyến yên hình thành bó thần kinh vùng dưới đồi tuyến yên. chúng phân bố chủ yếu vào thuỳ sau, chỉ có một số sợi vào thuỳ giữa mà không vào thuỳ trước.

Sự cung cấp màu cho thuỳ tuyến thì rất nhiều nhưng cho thuỳ thần kinh thì rất ít. Máu động mạch xuất phát từ động mạch cổ trong phân nhánh đến tuyến yên, còn máu tĩnh mạch thì từ tuyến yên đi ra trực tiếp đổ vào gần xoang màng não cứng.Trong tuyến yên còn có một hệ thống tĩnh mạch cửa (tựa như ở gan gọi là tĩnh mạch cửa tuyến yên – tĩnh mạch corpa). Chúng bắt nguồn từ vùng dưới đồi theo cuống tuyên yên đi xuống phân nhánh dày đặc và đi vào thuỳ trước. Hệ tĩnh mạch cửa này có ý nghĩa quan trọng trọng việc vận chuyển các yếu tố giải phóng RF từ vùng dưới đồi xuống thuỳ trước và thuỳ giữa để điều hoà hoạt động của thuỳ trước và thuỳ giữa.

Mỗi thuỳ tiết ra những hormon khác nhau và có chức năng sinh lý khác nhau.

Thuỳ trước tuyến yên tiết ra các hormone sau đây: STH, TSH, ACTH, GH (FSH, LH, LTH), mỗi loại có cấu trúc và tác dụng sinh lý khác nhau.

a. Somatotropin hormon (STH)

STH còn gọi là kích sinh trưởng tố với tác dụng chính của nó là kích thích sự sinh trưởng của cơ thể. Nó gồm 245 amino acid sắp xếp trên một mạch polypetid. Trọng lượng phân tử TSH khác nhau tuỳ loài. Ví dụ cừu 48.000, bò 45.000, người và khỉ 21.000. Cần chú ý là giữa các loài có sự khác nhau về phương diện miễn dịnh, nên STH của loài này không có tác dụng đối với loài khác. Nó dễ bị thuỷ phân khi gặp acid mạnh và gặp các enzyme tiêu hoá.

Tác dụng sinh lý của Somatotropin hormon (STH)

– Kích thích sự phát triển của cơ thể non đang lớn

Kích thích sự phát triển của cơ thể non đang lớn được thông qua cơ chế làm tăng đồng hoá protein ở mô bào, gây cân bằng dương nitơ, thể hiện mấy điểm sau đây: Kích thích vận chuyển amino acid qua màng tế bào. Tăng tổng hợp RNA thông tin từ đó tăng tổng hợp protein. Nếu STH tiết quá nhiều súc vật non mang chứng phát triển khổng lồ. Còn đối với gia súc trưởng thành (khi đã hoàn thành sự cốt hoá xương) sẽ dẫn đến chứng to đầu ngón các bộ phận như đầu, hàm dưới, bàn chân, bàn tay to ra, các phủ tạng như: tim, gan, ruột già cũng bị nở to. Song nhược năng tuyến yên trước tuổi trưởng thành thì cơ thể sẽ lùn bé. Nhược năng sau tuổi trưởng thành cơ thể mắc bệnh, gọi là bệnh ximông (simmonds) và bệnh này hay xảy ra ở người. Người bệnh bị gầy đét, teo bộ phận sinh dục, tóc, lông rụng chuyển hoá cơ thể giảm, sút cân, thân nhiệt giảm, tim đập chậm, huyết áp hạ, giảm đường huyết trầm trọng.

– Thúc đẩy sự phân giải mỡ

Làm giải phóng những acid béo không đặc trưng từ kho mỡ, thúc đẩy oxy hoá acid béo.

Nếu STH tiết nhiều sẽ gây chứng toan huyết và toan niệu. Đối với trao đổi đường thì STH gây tăng đường huyết và bị mất theo nước tiểu phát sinh bệnh đái đường. STH một mặt ức chế tế bào β của đảo tuy làm giảm tiết insulin, mặt khác ức chế hoạt tính enzyme hexokinase làm giảm sự phosphoryl hoá glucose khiến glucose khó vận chuyển qua màng tế bào vào trong tế bào gan để tổng hợp thành glycogen dự trữ.

– Điều hoà trao đổi Ca, P

Thông qua cơ chế điều hoà Ca và P mà hormone này có tác dụng xúc tiến tạo xương.

b. Thyroid-stimulating hormone (TSH)

TSH còn gọi là kích giáp trạng tố, vì tác dụng chủ yếu của nó là lên sự phát dục và hoạt động của tuyến giáp. TSH là một glycoprotein có chứa S và chứa 2 phân tử đường. Trọng lượng phân tử là 28.000.

Tác dụng sinh lý TSH kích thích sự phát dục của tuyến giáp trạng và kích thích tuyến giáp tiết thyroxine.

Dưới ảnh hưởng của TSH, mô tuyến giáp nở to, xuất hiện nhiều hạt keo trong bao tuyến. Ngày nay người ta thấy TSH có tác dụng lên suốt cả quá trình tạo hợp thyroxine từ khâu kết hợp Iod với thyroxine cho đến khâu giải phóng thyroxine ra khỏi phức hợp thyreo-globulin, nhập vào dòng máu để đi gây tác dụng.

c. Adrenal-corticotropin hormon (ACTH)

ACTH còn gọi là kích thượng thận bì tố, vì nó ảnh hưởng chủ yếu của nó lên sự phát dục và hoạt động của vỏ thượng thận. ACTH của nhiều loại động vật đã được phân lập. Tất cả đều có cấu tạo là một mạch polypeptid gồm 39 amino acid. Người ta thấy rằng chỉ 24 amino acid đầu là cần thiết cho hoạt tính của hormone. Trình tự sắp xếp 24 amino acid đầu này giống nhau giữa các loài (kể cả người). 15 amino acid còn lại không có hoạt tính rõ rệt và thay đổi tuỳ loài. Cấu trúc ACTH đã được Lee tìm ra 1961.

ACTH là kích thích sự phát dục của miền vỏ tuyến thượng thận, chủ yếu là lớp dậu và kích thích lớp dậu tiết các hormone glucocorticoid. Trên lâm sàng các bệnh nhược năng tuyến yên đều có kèm theo triệu chứng nhược năng vỏ thượng thận. Ngược lại các bệnh ưu năng tuyến yên đều có kèm theo triệu chứng ưu năng vỏ thượng thận.

Tiêm ACTH cho động vật thí nghiệm

ACTH làm tăng bài tiết các hormon glucocorticoid của vỏ thượng thận từ đó gây nên tăng đường huyết, tăng huy động mỡ, tăng đào thải mỡ qua nước tiểu, tăng ứ đọng Na và H 2 O, tăng bài tiết K, giảm lượng bạch cầu ái toan trong máu tuần hoàn, giảm chứng viêm, tăng bài tiết các hormon sinh dục, đặc biệt là hormon sinh dục đực, tăng khối lượng máu tuần hoàn đến thận, làm nở to vỏ thượng thận

Tác dụng của ACTH chủ yếu thông qua hormon của vỏ thượng thận. Ngày nay qua một số thí nghiệm có tác giả cho rằng ở một chừng mực nhất định, tác dụng của ACTH lên cơ thể có thể trực tiếp không qua vỏ thượng thận.

d. Gonado-tropin hormon (GH)

Gonado-tropin hormon là kích tố hướng sinh dục nó bao gồm các hormon sau đây:

FSH (foliculo-stimulating hormon); LH (luteinizing hormon) và ở con đực gọi là ICSH; LTH (luteino-stimulating hormon) ở con cái.

Foliculo-stimulating hormon (FSH)

FSH còn gọi là kích noãn bào tố, nó là một glucoprotein, phân tử lượng 25.000 – 30.000 gồm 250 amino acid trong đó giàu cystine. Ở con cái: tác dụng sinh lý của FSH là kích thích sự phát triển của noãn bào đến dạng chín gọi là nang. Graaf nổi cộm lên trên mặt buồng trứng, kích thích noãn bào tiết noãn tố estrogen. Ở con đực, FSH có tác dụng kích thích sự phát dục của ống sinh tinh và các tế bào sertoli ở ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.

Còn gọi là kích sinh hoàng thể tố. Nó có cấu trúc là glucoprotein, phân tử lượng 30.000 – 40.000, bao gồm 250 amino acid. Ở con cái: LH cùng với FSH thúc đẩy noãn bào chín và tiết nhiều kích tố sinh dục cái estrogen. LH còn có tác dụng làm mọng chín màng noãn bào, bằng cách kích thích tăng bài tiết dịch vào trong xoang bao noãn. Khi đạt đến một áp lực lớn thì làm vỡ noãn bào gây trứng rụng. Sau khi trứng rụng LH kích thích biến bao noãn bào còn lại thành thể vàng và kích thích thể vàng tiết hoàng thể tố progesterone.

FSH chỉ có tác dụng làm trứng chín không làm trứng rụng, muốn trứng chín rụng được phải có LH. Qua nhiều nghiên cứu muốn cho trứng chín và rụng được thì tỷ lệ LH/FSH phải bằng 3/1 đó là điểm mấu chốt giải thích những hiện tượng chậm sinh, vô sinh ở gia súc.

Chậm sinh là trường hợp gia súc đạt tuổi thành thục về tính quá muộn biểu hiện tuổi xuất hiện động dục muộn, do lượng FSH quá ít, không đủ làm trứng chín để tiết đủ noãn tố oestroren gây động dục.

Còn vô sinh có hai trường hợp: – Có động dục mà không có rụng trứng, còn gọi là động dục giả; do đủ lượng FSH để làm noãn bào chín tiết đủ oestroren gây động dục nhưng không đủ lượng LH nên không làm trứng rụng được. Mãi mãi vẫn không có động dục: do không đủ lượng FSH không làm cho noãn bào chín nên không gây được động dục.

Ở con đực, tương đương với LH của con cái có ICSH còn gọi là hormon kích thích tế bào kẽ. ICSH kích thích sự phát triển của tế bào kẽ leydig, ở giữa các ống sinh tinh và kích thích tế bào này tiết ra hormon sinh dục đực androgen.

Lutein-stimulating hormon (LTH)

LTH có cấu trúc mạch polypeptid, phân tử lượng 26.000, bao gồm 211 amino acid giàu xerine. Nó còn được gọi là kích tố dưỡng thể vàng. Sau khi trứng rụng có hai trường hợp xảy ra:

– Nếu trứng rụng mà được thụ tinh thì bao noãn còn lại biến thành thể vàng và tiết một lượng progesterone đầu tiên dưới tác dụng của LH. Sau đó LTH duy trì thể vàng và tiếp tục kích thích thể vàng tiết progesterone.

– Với hàm lượng cao progesterone và oestrogen tạo một mối liên hệ người âm tính ức chế lại vùng dưới đồi và tuyến yên làm giảm tiết FSH và LH khiến cho những noãn bào khác không tiếp tục phát triển đến độ chín và do vậy làm cho lượng oestrogen giảm xuống, do đó con vật sau khi trứng rụng mà được thụ tinh thì không còn có hiện tượng động dục nữa.

– Nếu trứng rụng mà không được thụ tinh thì sau thì vào ngày thứ 17 của chu kỳ động dục ở phần lớn gia súc, lớp tế bào nội tiết ở nội mạc tử cung tiết hormon prostaglanding-F2α và làm thể vàng bị teo biến đi thành một vết sẹo màu trắng bạc gọi là bạch thể.

Lượng progesterone giảm nhanh chóng khiến việc tiết FSH và LH không còn bị ức chế nữa, những noãn bào khác tiếp tục phát triển đến độ chín và một chu kỳ động dục khác lại xuất hiện.

– Ngay sau đẻ LTH mang tên prolactin, có tác dụng kích thích sự tiết sữa vào xoang sữa để cùng với oxytocin gây thải sữa ra ngoài.

Thuỳ giữa tuyến yên tiết ra một hormon có tên là melanin-stimulating hormon (MSH) còn gọi là kích tố giãn hắc bào. Dưới tác dụng của MSH những hạt sắc tố đen trong bào tương của tế bào biểu bì da từ dạng tập trung sẽ phân tán khắp bào tương làm cho da đen lại.

Ở con ếch, nhờ có MSH mà biến đổi màu da thường xuyên, để phù hợp với đời sống của nó. Khi nằm trong hang thì những hạt sắc tố tập trung lại trong bào tương làm da tái nhạt. Nhưng khi nó ra ở ngoài thì thuỳ giữa tuyến yên tiết ra MSH làm cho da của nó biến thành màu sẫm như màu cỏ cây, có tác dụng bảo vệ. Người ta cho rằng MSH chỉ làm phân tán các sắc tố, còn tập trung lại các sắc tố là do adrenaline.

Ở người đang nắng cả ngày, da đen rám nắng, cũng do tác dụng của MSH để ngăn cản sự xâm nhập sâu vào cơ thể của tia hồng ngoại mặt trời kể cả tia tử ngoại.

Thuỳ sau tuyến yên tiết ra 2 hormon là (1)Antidiuretic hormon (ADH) và (2) oxytocin. Antidiuretic hormon (ADH): còn có tên vasopressin, còn được gọi là kích tố kháng lợi niệu. Cấu trúc của nó là một mạch peptit gồm 9 amino acid, phân tử lượng là 1.102. Tác dụng sinh lý chính của ADH là thúc đẩy quá trình tái hấp thu chủ động nước ở ống thận nhỏ để chống lại sự mất nhiều nước theo nước tiểu, giữ nước lại cho cơ thể. Tác dụng thứa hai của ADH là gây co mạch làm tăng huyết áp (trừ mạch máu não và thận) vì thế nó còn có tên vasopressin. Hai hormon này đều do thuỳ sau tuyến yên (Posterior pituitery gland) tiết ra, chỉ khác nhau ở hai gốc acid amin ở vị trí số 3 và số 8, nhưng chức năng sinh lý lại rất khác nhau.

Antidiuretic hormon (ADH), còn có tên vasopressin

Oxytocin còn gọi là hormon thúc đẻ. Công thức hoá học của nó cũng là một mạch peptit gồm 9 amino acid và phân tử lượng là 1025.

Tác dụng sinh lý chính của oxytocin là gây co bóp cơ trơn tử cung có tác dụng thúc để đẩy thai ra ngoài trong quá trình đẻ. Một tác dụng khác không kém phần quan trọng của oxytocin là kích thích sự bài tiết sữa. Nó cũng có ảnh hưởng nhẹ lên sự co bóp của cơ trơn bóng đái và cơ ruột. Oxytocin còn gây co mạch máu tử cung làm hạn chế chảy máu sau khi đẻ.

III. Mối liên hệ điều hoà giữa vùng dưới đồi – tuyến – yên – các tuyến nội tiết đích hoặc cơ quan đích

Ở trên chúng ta đã nói về giữa vùng dưới đồi và tuyến yên, có một mối quan hệ chặt chẽ về mặt giải phẫu. Mối quan hệ đó đảm bảo mối quan hệ chức năng mật thiết giữa chúng và cùng với các tuyến nội tiết đích hoặc cơ quan đích khác tạo thành một hệ thống điều hoà quan trọng trong hoạt động nội môi.

Qua bảng trên chúng ta thấy, vùng dưới đồi đã tiết ra yếu tố giải phóng RF (dưới ảnh hưởng của những nhân tố nội, ngoại cảnh) xuống kích thích tuyến yên tiết những hormon tương ứng. Rồi những hormon này tác dụng lên những tuyến đích hoặc cơ quan đích tiết hormon của mình hoặc cơ quan đích phát triển.Tuy nhiên mối liên hệ này vừa thuận vừa nghịch, trong đó mối liên hệ ngược chiếm một vị trí quan trọng đảm bảo điều hoà tiết chế trong nội bộ của hệ thống điều hoà gọi là cơ chế điều khiển ngược (feedback mechanism). Sơ đồ trên hình 9.1, với các mũi tên chỉ sự điều khiển ngược vòng dài (1), vòng ngắn (2) và vòng cực ngắn (3).

Riêng đối với LTH có một yếu tố giải phóng PRF và cả yếu tố ức chế PIF chi phối cũng như đối với MSH có cả MRF và MIF chi phối. ADH và Oxytocin, theo những nghiên cứu gần đây thì chúng được tiết ra từ các nhân bên buồng và trên thị ở vùng dưới đồi, rồi trượt theo các sợi thần kinh xuống đọng lại ở các bọc tận cùng của thuỳ sau tuyến yên khi cần, các bọc ấy vỡ ra, phóng thích những hormon vào dòng máu chung để đi gây tác dụng.

Cấu Tạo Giải Phẫu Của Tuyến Yên

Tuyến yên nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm. Kích thước rất nhỏ, khoảng 1 – 1,2cm. Cấu tạo: dựa vào hình thể, nguồn gốc thai và chức năng, người ta chia tuyến yên làm ba thùy: thùy trước, thuỳ giữa và thuỳ sau.

Ảnh: Giải phẫu tuyến yên

1.Thùy trước tuyến yên(tuyến yên bạch) Thùy trước được chia làm 3 phần: phần phễu, phần trung gian, và phần xa (hay phần hầu). Thùy trước tuyến yên có tính chất là một tuyến nội tiết thật sự, nó gồm hai loại tế bào:tế bào ưa acid tiết ra hormon GH và Prolactin,tế bào ưa kiềm tiết ra ACTH,TSH,FSH,LH,Lipoprotein…

Chức năng: các hormon này tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể như: quyết định sự tăng trưởng của cơ thể(GH), sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục(LH,FSH). Đặc biệt các hormon tiền yên còn có tác động điều hòa hầu hết các tuyến nội tiết khác, nên người ta gọi tuyến yên là đầu đàn trong các tuyến hệ nội tiết.

2.Thuỳ sau tuyến yên Gồm các tế bào giống như các tế bào mô thần kinh đệm,các tế bào này không có khả năng bài tiết hormon.Chúng chứa các hormon do vùng dưới đồi bài tiết ra đó là Vasopressin và Oxytoxin. Chức năng của Vasopressin(ADH):hay con gọi là hormon làm tăng hấp thu nước ở ống lượn gần và ống lượn xa của quai henle.Nếu thiếu hormon này thì nước không thể tái hấp thu ở thận gây bệnh đái tháo nhạt.Oxytoxin:đây là hormon làm tăng co bóp cơ tử cung.Phụ nữ có thai thường có nồng đọ hormon này tăng cao trong máu.Đến giai đoạn sinh,tác dụng của Oxytoxin làm co bóp mạnh cơ tử cung và đẩy thai nhi ra ngoài..

3.Thuỳ giữa tuyến yên Thường phát triển mạnh ở động vật cấp thấp,ở người chỉ gồm một lớp tế bào..Thuỳ giữa tuyến yên bài tiết ra MSH.. Động mạch cung cấp máu cho tuyến yên là 2 nhánh : động mạch tuyến yên trên và động mạc tuyến yên dưới, cả hai đều xuất phát từ động mạch cảnh trong.

Các bệnh lý tuyến yên bao gồm:

Bệnh thùy trước: Tăng prolactin (hyperprolactinemia), Bệnh to đầu chi (acromegaly), Suy chức năng tuyến yên (hypopituitarism)

Bệnh thùy sau: Bệnh đái tháo nhạt (Diabetes insipidus), Hội chứng tiết hormon ADH không thích hợp (syndrome of inappropriate antidiurêtic hormone-SIADH)

Loa Thùng Có Cấu Tạo Như Thế Nào ?

Toàn bộ hệ thống cấu tạo nên 1 bộ loa thùng hoàn chỉnh đều phải trải qua những lựa chọn tỉ mỉ. Để sao cho chất âm đạt được hiệu quả cao mà lại vừa đạt về thẩm mỹ bên ngoài. Tất cả gồm có 6 thành phần chính để tạo nên 1 bộ loa thùng:

Mỗi khi nhìn vào một bộ loa thùng, bạn có thể thấy nó có thiết kế bên ngoài cực kỳ đơn giản. Nhưng cấu tạo bên trọng của nó lại rất phức tạp và tuân thủ theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Vậy một thùng loa có cấu tạo như thế nào ?

Bộ phận này còn được gọi là trái tim của bất kỳ hệ thống loa nào. Driver sẽ giúp chuyển tín hiệu điện thành sóng âm thanh thông qua chuyển động của màng loa. Driver sẽ có 4 dạng khác nhau để đảm nhiệm mỗi vai trò riêng như sau:

2. Bass Reflex (lỗ dội âm)

Do ở 1 số các loại loa có thùng loa và màng loa nhỏ nên tiếng bass sẽ không có chất lượng tốt. Lỗ dội âm sẽ giúp tăng khả năng tái hiện tần số thấp để cải thiện tiếng bass hiệu quả. Nhà sản xuất thường thiết kế lỗ này ở mặt trước hoặc sau, cũng có thể có từ 1 đến 2 lỗ.

3. Thùng loa

Thùng loa là nơi để chứa và bảo vệ toàn bộ các thiết bị của một hệ thống loa nghe nhạc. Chất liệu, độ dày và kích thước của thùng loa sẽ góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến âm thanh phát ra.

Hầu hết những mẫu loa tốt hiện nay đều có thùng loa bằng gỗ dày, đặc để giảm thiểu độ rung tốt nhất. Còn những mẫu loa tầm trung sẽ dùng gỗ MDF hoặc loa rẻ tiền thì sử dụng gỗ ép.

4. Jack nối dây

Đây là vị trí để chúng ta nối dây tín hiệu, truyền tín hiệu âm thanh từ ampli đến cho loa trong hệ thống. Trên các mẫu loa hiện đại ngày nay, phần jack cắm sẽ được thiết kế riêng và có thể nhìn thấy được. Còn ở các mẫu loa rẻ tiền thì phần jack cắm đã được kết nối sẵn và ẩn bên trong.

5. Mạch phân tần

Mạch phân tần có tác dụng chia các tín hiệu âm thanh cho từng củ loa với các mức tần số tương ứng. Một mạch chất lượng tốt sẽ đảm bảo được các tín hiệu phải được chia đầy đủ cho từng loại driver 1 cách rõ ràng. Tránh hiện tượng các dải âm bị chồng lấn khi loa hoạt động.

6. Phụ kiện

Phụ kiện của loa thùng rất đa dạng như chân đế, giá treo tường,…  Các phụ kiện hỗ trợ này cũng cần phải được lựa chọn thận trọng, bởi lẽ nếu không chọn đúng chất lượng thì toàn bộ hệ thống âm thanh sẽ không trình diễn tốt chỉ vì chân đế không đủ vững khiến cho loa bị rung trong khi đang hoạt động.

Con Người Có Cấu Tạo Răng Như Thế Nào?

Răng người có bao nhiêu chiếc?

Theo các chuyên gia, số lượng răng của người trưởng thành chính xác là 32 răng. Trong đó, có 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới, đã bao gồm 4 răng khôn. Tuy nhiên không phải ở người nào cũng đủ 32 chiếc, có thể thừa hoặc thiếu. Răng bắt đầu mọc lúc 6 tháng tuổi, sau đó mọc đầy đủ đến khi có thể tự ăn được. Lúc này, trẻ nhỏ có khoảng 20 chiếc răng. Đến 5 tuổi bắt đầu quá trình thay răng, răng sữa rụng đi và thay vào là răng vĩnh viễn.Khi vào tuổi trưởng thành, những chiếc răng khôn mới bắt đầu mọc lên. Lúc này, trên cung hàm sẽ có đủ 32 chiếc răng (nếu số lượng răng khôn là 4) hoặc 36 chiếc (nếu số lượng răng khôn là 6).

Số lượng răng cụ thể:

Trong 32 chiếc răng này sẽ có 8 chiếc răng cửa (4 ở trên, 4 ở dưới), 4 chiếc răng nanh (2 ở trên, 2 ở dưới), 8 răng hàm nhỏ và 12 răng hàm lớn. Với 12 răng hàm lớn đã bao gồm cả 4 cái răng khôn sẽ mọc sau ở độ tuổi 18 – 30 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, có đến 85% số người không mọc đủ 4 – 6 chiếc răng khôn, hoặc khi răng vừa mọc lên thì phải nhổ bỏ ngay. Bởi vì, những chiếc răng này thường bị mọc lệch, đâm xiên đâm xéo, mọc ngầm,… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể, cho nên bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ. Chính vì vậy, rất nhiều người trưởng thành chỉ có 28 chiếc răng mà thôi, tức là 32 răng đủ trừ đi 4 chiếc răng khôn. Đây là số lượng răng cố định mà một người trưởng thành cần phải có đủ để thực hiện tốt chức năng ăn nhai và phát âm, cũng như góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt và nụ cười.

Các loại răng và chức năng của từng loại

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, răng con người được chia làm 4 nhóm khác nhau, gồm: Nhóm răng cửa (các răng số 1 và số 2), nhóm răng nanh (răng số 3), nhóm răng hàm nhỏ (răng số 4 và số 5) và cuối cùng là nhóm răng hàm lớn (răng số 6, 7 và 8).Các nhóm răng có chức năng và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau, cụ thể:

 Cấu tạo răng cửa (tổng cộng 8 chiếc)

Là những chiếc răng nằm ở phía trước cung hàm, dễ nhận thấy nhất khi bạn cười nói. Răng cửa có hình dạng chiếc xẻng và có cạnh (rìa cắn) rất sắc bén. Nhiệm vụ của răng cửa là cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ. Cấu tạo răng cửa có chức năng rất quan trọng trong việc đảm bảo tính thẩm mỹ của nụ cười và khuôn mặt. Vì khi cười hay nói thì nhóm răng cửa sẽ hiện ra đầu tiên. Thế nên nếu bạn muốn cho một nụ cười đẹp. Một khuôn mặt sáng thì việc giữ gìn vệ sinh cho răng cửa là một điều rất cần thiết. Nhóm răng cửa chỉ có 1 chân răng duy nhất lại nằm phía bên ngoài nên rất dễ chịu những tổn thương do va đập cơ học. Đặc biệt đối với những người bị khớp cắn lệch như hô, móm thì nhóm răng cửa lại càng dễ bị tổn thương hơn.

Cấu tạo

răng nanh (tổng cộng 4 chiếc)

Nằm ở vị trí góc của cung hàm, nằm sát ngay bên cạnh răng cửa. Răng nanh có hình ngọn giáo, mũ răng dày, nhọn và sắt. Nhiệm vụ chủ yếu là dùng để kẹp và xé thức ăn.Răng nanh nếu mọc lệch sẽ tạo thành răng khểnh. Nhiều trường hợp thì răng khểnh chính là một nét duyên. Một điểm nhấn trên khuôn mặt của nhiều người. Nhưng nếu răng nanh mọc lệch nhiều gây mất thẩm mỹ thì cần điều trị. Bởi răng khểnh này không tạo ra vẻ đẹp mà còn làm sai lệch khớp cắn. Gây khó khăn khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng.

Cấu tạo

răng hàm nhỏ (tổng cộng 8 chiếc)

Răng hàm nhỏ nằm giữa răng hàm lớn và răng nanh, răng hàm nhỏ có mặt cắn phẳng, mũ răng hình lập phương và trên mặt răng được chia thành 2 định đều, nhọn. Cấu tạo răng được dùng để xé và nghiền nát thức ăn.Răng hàm nhỏ được xem là nhóm răng chuyển tiếp giữa răng nanh và răng hàm lớn. Nhóm răng này cũng giữ một chức năng quan trọng trong việc ăn nhai hàng ngày của chúng ta. Nhóm răng này còn có chức năng duy trì chiều dài của khuôn mặt. Nếu mất đi hiện tượng tiêu xương răng xảy ra thì gò má sẽ nhanh chóng chảy xệ khiến cho khuôn mặt bị lão hóa nhanh hơn bình thường.

Cấu tạo r

ăng hàm lớn (12 chiếc)

Đây là những chiếc răng lớn nhất trên cung hàm. Mặt răng khá phẳng, có diện tích rộng và to, hình dáng rất phức tạp. Nhiệm vụ chính của những chiếc răng hàm lớn là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi nuốt vào dạ dày. Nhóm răng này giữ chức năng ăn nhai chủ chốt và rất quan trọng. Trong nha khoa thì người ta luôn cố gắng phục hồi và giữ lại nhóm răng này. Trong những trường hợp bất khả kháng không thể giữ lại răng được nữa thì mới chỉ định nhổ.Sau khi nhổ răng thì rất cần thiết phục hình răng. Công nghệ phục hình răng phổ biến và nhiều ưu điểm nhất hiện nay đó chính là trồng răng implant. Phương pháp này không chỉ giúp khôi phục khả năng ăn nhai. Mà còn giúp tránh được những biến chứng sau khi mất răng lâu ngày như tiêu xương răng và răng xô lệch.

Cấu tạo răng người

Cấu tạo của răng người chia thành 3 phần chính, gồm:

Thân răng (còn gọi là vành răng) 

Là phần nằm ở phía trên nướu. Thân răng nghiền nát và tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Nên thân răng thường hay xảy ra nhiều bệnh lý khác nhau như sâu răng, men răng yếu, thân răng vỡ,…

Chân răng

Chân răng là phần nằm sâu bên dưới xương hàm và nướu, nên bình thường sẽ không thể nhìn thấy chân răng. Chúng được neo giữ bởi những dây chằng nha chu. Tùy vào từng nhóm răng mà số lượng chân răng cũng khác nhau. Nhóm răng hàm sẽ có số lượng chân răng nhiều hơn nhóm răng cửa.

Cổ răng (đường viền nướu)

Là phần giao nhau giữa lợi và răng. Nếu như chăm sóc răng miệng không tốt. Không lấy cao răng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ thì có thể dẫn đến hiện tượng tụt nướu đi kèm với bệnh mòn cổ răng.

Nếu cắt đứng dọc qua 1 chiếc răng, cấu tạo răng được thành 4 phần chính, gồm:

Men răng (lớp ngoài cùng)

Phần thân của răng được bao bọc bởi một lớp men rất cứng chắc và khỏe mạnh. Men răng chứa hàm lượng lớn khoáng chất như canxi và flour và có màu trắng sữa.Men răng được xem là loại vật chất cứng nhất trong cơ thể con người. Điều này làm cho men răng phát huy được tác dụng khi bảo vệ ngà răng và tủy. Tuy nhiên, men răng có một nhược điểm lớn mà nhiều người không biết. Đó chính là men răng rất dễ bị bào mòn trong môi trường axit. Những thức ăn chua có chứa axit hay những thức ăn ngọt như bánh kẹo. Đều là nguyên nhân hàng đầu khiến cho men răng bị hư tổn nhanh chóng.

Ngà răng (lớp giữa)

Ngà răng nằm ở phía trong, được lớp men răng che chắn và bảo vệ. Ngà răng có màu vàng nhạt, đồng thời là tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu của thân răng. Ngà răng không có độ cứng như men răng nhưng độ đàn hồi của ngà răng thì tốt hơn. Ngà răng khỏe mạnh có tính xốp và tính thấm. Ngà răng có những chức năng chính như: bao bọc bên ngoài và bảo vệ tủy răng. Là thành phần chính cấu tạo nên răng. Nhờ có ngà răng mà răng răng có thể cảm nhận được độ nóng lạnh của thức ăn và các tác động bên ngoài.

Tủy răng (lớp trong cùng)

Được bao bọc và che chở bởi lớp men răng và ngà răng. Tủy răng là một tổ chức rất đặc biệt, chứa nhiều dây thân kinh cảm giác và mạch máu để nuôi dưỡng răng khỏe mạnh. Tủy răng có ở cả thân răng và chân răng. Tủy răng nằm ở thân răng thì được gọi là buồng tủy. Tủy răng nằm ở chân răng thì được gọi là ống tủy. Nhờ có tủy răng mà răng có thể cảm nhận được mùi vị, nhiệt độ và các tác động lực từ bên ngoài. Khi răng bị mất tủy thì một thời gian sau đó răng sẽ chuyển sang màu đen, thân răng bắt đầu bị giòn và rất dễ vỡ. Đồng thời, quá trình niềng răng đối với răng bị lấy tủy cũng rất khó khăn do răng không còn khả năng di chuyển bình thường như răng còn khỏe mạnh.

Xương răng ( Cementum)