Top 5 # Xem Nhiều Nhất Trứng Có Lợi Ích Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Trứng Gà Có Những Lợi Ích Gì?

Trứng gà từ lâu đã được biết đến như một loại thực phẩm bồ dưỡng, giúp tăng cường sức khoẻ và làm đẹp. Ngoài những tác dụng trên, trứng gà còn được coi là thần dược trong việc chữa trị những căn bệnh thông thường khác.1. Bệnh ho – Trộn 50ml lòng đỏ trứng gà với 2 thìa cà phê mật ong. Dùng dụng cụ đánh trứng đánh thật đều trong vòng 15phút.

Dùng hỗn hợp này để uống hàng ngày sẽ làm giảm nhanh chóng các cơn ho dai dẳng, kéo dài

2. Bệnh lao

Chuẩn bị: 10 quả chanh, 6 quả trứng gà sống, 400gram mật ong, 10ml rượu trắng

Cách làm: Chanh vắt lấy nước, bỏ hạt. Bỏ trứng vào lọ thuỷ tinh sạch. Đổ nước cốt chanh đều lên mặt trứng. Dùng vải sạch che miệng lọ, sau đó dùng giấy bền che kín. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí trong vòng 5-8 ngày.

Sau khi phần vỏ trứng được hoà tan, đun nóng mật ong ở nhiệt độ dưới 60oC, cho vào hỗn hợp cùng với 10ml rượu trắng. Bảo quản hỗn hợp trong tủ lạnh.

– Liều dùng thích hợp từ 10 -15 ml sau mỗi bữa ăn.

3. Bệnh kiết lỵ

Những người mắc bệnh kiết lỵ nên thường xuyên ăn trứng gà trong thời gian bị bệnh. Liều dùng như sau:

– 2 ngày đầu dùng 12 quả/ ngày, 2giờ/quả. Có thể chế biến trứng gà theo các cách khác nhau. Nên sử dụng trứng gà còn tươi.

– 3,4 ngày tiếp theo dùng 8 quả/ngày, 3giờ/quả.

– 5 – 6 ngày tiếp theo dùng 4 quả/ngày vào 2 buổi sáng, chiều.

Ngoài ra, có thể dùng trứng gà để trị bệnh kiết lỵ theo phương pháp sau:

– Dùng 100gram quả anh đào tươi ngâm với 100ml rượu trắng trong vòng 2 ngày dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó lọc bỏ bã.

– Uống 2-3 lần/ngày. Người lớn dùng từ 15-20 ml/ngày. Trẻ em từ 5-7ml/ngày.

4. Bệnh đau dạ dày

– Hoà tan 1 lòng trắng trứng gà vào 200ml nước nguội. Có thể cho thêm 1chút đường. Dùng uống hàng ngày.

Lòng trắng trứng gà có tác dụng trung hoà các axit trong dạ dày, giúp việc tiêu hoá thức ăn trở nên dễ dàng và không gây các tác dụng phụ.

Có Nên Đông Lạnh Trứng Gà? Lợi Ích Từ Việc Ăn Trứng Gà

Trứng gà là nguồn thực phẩm quen thuộc hàng ngày với tất cả mọi người. Tuy nhiên, thời gian bảo quản lạnh của trứng khá ngắn khoảng từ 3 đến 5 tuần. Vậy, có nên bảo quản bằng cách đông lạnh trứng gà không?

Không phải tất cả mà chỉ có một số loại trứng gà có thể được bảo quản đông lạnh. Theo cả Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), và Cơ quan sức khoẻ và chăm sóc con người (HHS) cho biết không bao giờ nên đông lạnh trứng gà sống.

Khi đông lạnh trứng gà, chất lỏng bên trong nở ra và nó có thể khiến cho vỏ trứng bị nứt vỡ. Do đó, các thành phần bên trong của trứng có thể dễ dàng bị hỏng và tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, đông lạnh trứng gà sống, thì kết cấu của vỏ trứng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Vì lúc này, lòng đỏ trứng trở nên dày và giống như gel. Điều này có thể làm cho chúng trở nên khó khăn hơn khi sử dụng trong nấu ăn hoặc bị mất nước sau khi được rã đông.

Trứng luộc (cứng hoặc mềm) cũng không được khuyến cáo để đông lạnh. Vì lúc này lòng trắng trứng có thể trở nên dẻo và chảy nước khi rã đông. Tuy nhiên, có một số loại trứng vẫn có thể được bảo quản đông lạnh an toàn cho người dùng bao gồm:

Lòng trắng trứng sống.

Lòng đỏ trứng sống.

Toàn bộ trứng sống được lấy ra khỏi vỏ và được đánh bông.

Các món trứng đã được nấu chín.

2. Ảnh hưởng của quá trình đông lạnh đến các thành phần của trứng gà

Trứng gà bao gồm hai phần là lòng trắng và lòng đỏ. Cả hai thành phần này đều có những phản ứng khác nhau khi được đông lạnh.

Đông lạnh và rã đông lòng trắng trứng sau khi đã được nấu chín thì không gây ra sự thay đổi kết cấu nào đáng chú ý. Bởi chúng chủ yếu bao gồm nước và protein. Tuy nhiên, đối với lòng trắng trứng sống thì có thể sẽ làm cải thiện đến khả năng tạo bọt của nó. Đây là một đặc tính quan trọng mà từ đó sử dụng để tạo ra các món ăn được chế biến bằng phương pháp nướng chẳng hạn như các loại bánh, kem…

Một vài nghiên cứu cho thấy lòng trắng trứng sống đông lạnh khiến một số protein của chúng bị biến dạng và hoặc mất tính năng tạo hình. Kết quả này còn chỉ ra rằng lòng trắng trứng sau khi đông lạnh và rã đông thì có đặc tính tạo bọt tốt hơn. Ngược lại, khi lòng đỏ trứng sống được đông lạnh, chúng sẽ phát triển một lớp đông đặc giống như gel. Trạng thái này được là sự gelatin hóa. Một số nghiên cứu cho thấy rằng sự gelatin hóa là kết quả của các tinh thể băng hình thành trong lòng đỏ trứng.

Tuy nhiên, lòng đỏ trứng vẫn có thể đông lạnh được bằng cách cho thêm đường hoặc muối trước khi đông lạnh. Điều này đã được chứng minh là có khả năng cải thiện kết cấu của lòng đỏ khi rã đông và nấu chín bằng cách ngăn chặn sự tạo gel này.

Lòng đỏ trứng cũng được đông lạnh tốt khi kết hợp lần đầu tiên với lòng trắng trứng đã bảo quản đông. Kết quả dẫn đến tạo ra kết cấu tốt để có thể làm các món ăn như trứng cuộn và thịt hầm.

Mặc dù đông lạnh không có khả năng ảnh hưởng đến hương vị của trứng sống trứng hoặc trứng chín. Nhưng bất kỳ thành phần nào được thêm vào trong các phương pháp chế biến có thể làm cho chúng khác nhau. Ví dụ với lòng đỏ sống có thể vị hơi ngọt hoặc mặn sẽ tùy thuộc vào việc chúng được trộn với đường hoặc muối trước khi bảo quản đông.

Ngoài ra, các sản phẩm trứng đông lạnh thương mại có thể thêm chất bảo quản hoặc các thành phần khác có thể ảnh hưởng đến hương vị.

3. Thành phần dinh dưỡng của trứng gà

Thành phần dinh dưỡng 1 quả trứng với 100 gam ăn được:

Năng lượng: 166 kcal.

Protein: 14.8 gam.

Chất béo: 11.6 gam.

Glucid: 0.5 gam.

Chất xơ: 0 gam.

Vitamin: folate (47 mcg), vitamin B12 (1.29 mcg), vitamin A (700 mcg), vitamin D (0.88 mcg), vitamin K (0.3 mcg)…

Chất khoáng: Canxi (55 mg), sắt (2.7 mg), kali (176 mg), Kẽm (0.9 mg), magie (11 mg)…

Trong trứng có đủ protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng, các loại men và hormon. Thành phần dinh dưỡng trong trứng khá cân đối. Protein trong lòng đỏ là loại phospho protein, có thành phần acid amin tốt nhất và toàn diện nhất. Protein lòng trứng chủ yếu là loại đơn giản và tồn tại dưới dạng hòa tan. Protein của trứng là nguồn cung cấp tốt các acid amin hay thiếu trong các thực phẩm khác như: tryptophan, methionin, cystein, arginin. Ngoài ra, trứng gà có nguồn lecithin quý.

4. Một số lợi ích của trứng

4.1. Tăng Cholesterol HDL

Những người có mức HDL cao thường có ít nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và các vấn đề khác của sức khỏe. Theo đó, ăn trứng là cách tuyệt vời để tăng lượng HDL. Trong một nghiên cứu cho thấy ăn hai quả trứng mỗi ngày trong 6 tuần đã tăng mức HDL lên 10%.

4.2. Chứa Choline

Choline là chất dinh dưỡng quan trọng mà hầu hết mọi người đều không nhận đủ từ khẩu phần ăn hàng ngày. Choline được sử dụng để xây dựng màng tế bào và có vai trò tạo ra các phân tử truyền tín hiệu trong não cùng với những chức năng khác. Thiếu choline sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.

Trứng là nguồn thực phẩm có chứa choline khá phong phú. Chất dinh dưỡng này trong một quả trứng gà chiếm khoảng hơn 100 mg. Vì vậy, bổ sung trứng vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể cung cấp đủ lượng choline theo khuyến nghị.

4.3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

4.4. Trứng có chứa Lutein và Zeaxanthin – Chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe của mắt

Một trong những hậu quả của lão hóa là thị lực có xu hướng trở nên tồi tệ. Tuy nhiên, có một số chất dinh dưỡng có thể giúp chống lại quá trình thoái hoá ảnh hưởng đến mắt. Lutein và zeaxanthin là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ tích tụ trong võng mạc của mắt. Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ đủ lượng chất dinh dưỡng này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, hai chứng rối loạn mắt rất phổ biến.

Lòng đỏ trứng chứa một lượng lớn lutein và zeaxanthin. Trong một nghiên cứu bệnh chứng cho thấy chỉ cần ăn 1/3 lòng đỏ trứng mỗi ngày trong 4.5 tuần có thể làm tăng nồng độ lutein trong máu từ 28 – 50% và zeaxanthin từ 114 – 142%.

Ngoài ra, trứng cũng là thực phẩm có nhiều vitamin A. Thiếu vitamin A là nguyên nhân gây mù phổ biến nhất trên thế giới.

Không phải tất cả trứng đều được tạo ra như nhau. Thành phần dinh dưỡng của nó sẽ thay đổi tuỳ theo thức ăn và cách nuôi gà. Trứng gà mái được nuôi trên đồng cỏ hoặc được cho ăn thức ăn giàu omega-3 thì có xu hướng chứa nhiều acid béo này.

Acid béo omega-3 được biết là làm giảm nồng độ triglyceride trong máu – yếu tố nguy cơ nổi tiếng đối với bệnh tim. Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ trứng giàu omega-3 là một cách rất hiệu quả để giảm triglyceride máu. Đồng thời, chỉ cần ăn năm quả trứng giàu omega-3 mỗi tuần trong ba tuần đã làm giảm triglyceride 16 – 18%.

4.6. Protein chất lượng cao với đầy đủ acid amin cần thiết

Protein có vai trò chính trong tạo hình cơ thể. Chúng được sử dụng tạo ra tất cả các loại mô, phân tử cho cấu trúc và chức năng. Cung cấp đủ protein theo nhu cầu khuyến nghị có thể giúp giảm cân, tăng khối lượng cơ bắp, giảm huyết áp và tối ưu hóa sức khỏe của xương… Trứng là một nguồn protein tuyệt vời cùng với tất cả các acid amin thiết yếu theo tỷ lệ phù hợp. Vì vậy, trứng đáp ứng đủ các yêu cầu về các chất dinh dưỡng cho khẩu phần ăn hợp lý.

4.7. Giúp no lâu và chứa ít calo

Trứng là thực phẩm giàu protein – chất dinh dưỡng đa lượng bão hòa và có thể làm giảm lượng calo sau đó trong ngày. Nghiên cứu trên 30 phụ nữ thừa cân sử dụng trứng thay vì bánh mì cho bữa sáng, kết quả cho thấy những người phụ nữ này có cảm giác no tăng và họ sẽ ăn ít calo hơn trong bữa tiếp theo. Trong một nghiên cứu khác, khi thay thế một bữa sáng đầy đủ bằng một bữa sáng với trứng cho kết quả giảm cân đáng kể trong khoảng thời gian tám tuần.

Trứng Vịt Lộn Có Tác Dụng Gì ?

Lâu nay, trứng vịt lộn vẫn là một món ăn dân dã được nhiều người ưa thích. Bên cạnh đó, đây cũng là loại thực phẩm được cho là rất bổ dưỡng cho cơ thể. Vậy, trứng vịt lộn có tác dụng gì?

Lợi ích khi ăn trứng vịt lộn

Theo Đông y, trứng vịt lộn tính hàn, có tác dụng tu âm, ích trí, dưỡng huyết và có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như đau đầu, chống mặt, cơ thể suy ngược hay yếu sinh lý. Còn theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt lộn là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể.

Nhiều người có thói quen ăn trứng vịt lộn mỗi sáng và cho rằng điều này sẽ giúp họ có nhiều năng lượng để hoạt động trong khoảng thời gian sau đó. Điều này khá hợp lý bởi trong mỗi quả trứng vịt lộn chứa

đến 182 kcal năng lượng;

13,6g protein;

12,4g lipit;

82mg canxi;

212mg phốtpho;

600mg cholesterol…

bên cạnh đó còn nhiều chất béo và các vitamin cần thiết khác.

Ngoài ra, ăn trứng vịt lộn sẽ giúp bổ huyết, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh. Đối với những trường hợp đau đầu chóng mặt hay bị yếu sinh lý, trứng vịt lộn sẽ giúp cải thiện tình hình hiệu quả hơn. Còn với những người đang có nhu cầu tăng cân, trứng vịt lộn là loại thực phẩm hỗ trợ khá tốt.

Phụ nữ có thai cũng có thể sử dụng trứng vịt lộn để cung cấp nhiều hơn những vitamin và dinh dưỡng cần thiết giúp cho thai nhi phát triển hơn về trí óc. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bà bầu không nên ăn quá hai quả một tuần, và tất nhiên là không nên ăn cùng một lúc.

Vì tính phổ biến, nên trứng vịt lộn là món ăn được sử dụng ở nhiều nơi. Và ở mỗi địa phương lại có thói quen sử dụng loại thực phẩm này khác nhau. Nếu như ở miền Bắc, trứng vịt lộn thường được sử dụng cho bữa sáng thì ở miền Nam, người dân lại có thói quen ăn vào buổi chiều tối.

Bên cạnh đó, cách ăn ở hai miền cũng không giống nhau. Người dân miền Bắc thường có thói quen luộc và đập bỏ hoàn toàn vỏ trứng và cho ra bát ăn. Trong khi miền Nam trứng sau khi luộc sẽ được đặt trên một cái chung nhỏ, đầu to của trứng hướng lên trên và chỉ bóc vỏ ở đầu trên rồi múc ăn cùng với các gia vị.

Thực tế, tuy là loại thức ăn được nhiều người ưa thích nhưng ăn trứng vịt lộn đúng cách ra sao thì không phải ai cũng biết. Bởi nếu tùy tiện ăn trứng không đúng thời điểm hay kết hợp với những gia vị không phù hợp, trứng vịt lộn có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng. Để sử dụng trứng vịt lộn đúng cách và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, hãy lưu ý một số vấn đề sau:

– Thời gian luộc: Trước khi ăn, trứng vịt lộn cần được luộc trong một khoảng thời gian vừa đủ. Nếu luộc quá kỹ thì có thể làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng, thế nhưng nếu luộc quá nhanh thì trứng có thể chưa chín. Theo các chuyên gia, trứng nên được luộc trong nước cùng với một chút muối. Sau khi nước sôi, để lửa liu riu 15 phút là đủ. Nếu trứng già hơn có thể để thêm 5 phút.

– Rau và gia vị ăn kèm: Thông thường, trứng vịt lộn thường được ăn kèm với gừng, rau răm và một chút muối. Gừng ăn kèm sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa, mạnh tim, giải độc và cải thiện khả năng tình dục. Trong khi đó, rau răm có tác dụng trừ hàn, sáng mắt, ấm bụng và tránh đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn.

– Những thực phẩm không nên ăn cùng: Bản thân trứng vịt lộn đã chứa nhiều protein và nhiều dinh dưỡng, do đó nếu ăn cùng với sữa, đậu nành hay một số loại thịt như thịt thỏ, thịt rùa có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu hay rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, óc lợn, tỏi và nước cam cũng là những loại thực phẩm không nên ăn cùng với trứng vịt lộn.

Khám phá thêm : Tác dụng của quả trứng gà

– Thời gian ăn tốt nhất: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoảng thời gian ăn trứng vịt lộn phù hợp nhất là khoảng 7h sáng. Đây là lúc mà cơ thể cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để hoạt động trong cả một ngày dài, và trứng vịt lộn là loại thực phẩm phù hơp. Và với nhiều dinh dưỡng như vậy, nếu ăn vào buổi tối sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, không tiêu.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?

Với những giá trị dinh dưỡng mang lại, trứng vịt lộn là loại thực phẩm nên được sử dụng cho các bà bầu. Tuy nhiên, các thai phụ không nên ăn quá nhiều, và hạn chế ăn kèm với rau răm để tránh làm tử cung co rút. Tốt nhất, không nên ăn quá 2 quả mỗi tuần và ăn cùng lúc.

Ăn hột vịt lộn có tăng cân không?

Hột vịt lộn hay trứng vịt lộn có chứa nhiều vitamin A, chất béo và protein.. bên cạnh đó còn cón beta carotene cung cấp nguồn năng lượng rất lớn cho cơ thể. Vì vậy, ăn trứng vịt lộn có thể giúp tăng cân cho những trường hợp đang có nhu cầu. Tuy nhiên, hiệu quả của việc này còn phụ thuộc rất lớn vào thời gian ăn và sau khi ăn cơ thể có vận động để quá trình trao đổi và hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra hay không.

Ăn trứng vịt lộn nhiều có tốt không?

Bất cứ một loại thực phẩm nào, nếu sử dụng quá nhiều sẽ không chỉ giảm hiệu quả dinh dưỡng mà còn có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, việc ăn quá nhiều trứng vịt lộn là không tốt cho cơ thể. Thực tế, đối với những đối tượng có thể trạng khác nhau, thì việc sử dụng trứng vịt lộn sẽ có sự khác biệt.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn bởi hệ thống tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, có thể dẫn tới đau bụng, tiêu chảy. Trẻ từ 5-12 tuổi thì chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, trong một tuần không ăn quá 2 quả. Đối với những trường hợp lớn hơn, mỗi lần có thể ăn một quả nhưng không quá 2 quả mỗi ngày.

Nếu ăn trứng vịt lộn quá nhiều, có thể dẫn tới tình trạng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, đối với những trường hợp bị gút, tiểu đường, mỡ máu.. không nên ăn trứng vịt lộn để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Ăn trứng vịt lộn có tốt cho tinh trùng không?

Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong mỗi quả trứng vịt lộn không chỉ mang lại lới ích cho cơ thể mà còn có cả khả năng cải thiện chứng năng sinh lý. Nếu muốn thông qua loại thực phẩm này để cải thiện “bản lĩnh đàn ông”, nam giới nên hạn chế lượng rau răm ăn kèm. Tuy nhiên, việc ăn trứng vịt lộn có tốt cho tinh trùng không lại là vấn đề còn nhiều tranh cãi và chưa có kết luận chính xác.

Ăn Trứng Gà Lúc Mang Thai Mang Lại Lợi Ích Gì?

Trứng gà có 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể mà nhiều loại thực phẩm không có

Vì vậy trứng gà được coi như một vị thuốc công hiệu dành cho người suy nhược cơ thể, thể trạng yếu, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ. Ăn một quả trứng gà mỗi ngày sẽ giúp nâng cao chất lượng của các albumin giúp cơ thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng tốt hơn, đây là một loại thực phẩm có giá trị sinh học cao bởi lượng protein trong trứng rất cần cho quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Trứng gà ngải cứu: là một bài thuốc dân gian, dùng để an thai, tốt trong việc điều trị truỵ thai. Thai nhi từ tháng thứ hai nên ăn mỗi tuần 2 lần canh trứng gà nấu ngải cứu, theo tỷ lệ 2 quả trứng gà với 15g ngải cứu.

Thai ở tháng thứ ba, cứ mỗi hai tuần nên ăn món canh trứng gà ngải cứu một lần.

Thai ở tháng thứ tư, ăn một lần/tháng. Sử dụng bài thuốc này điều độ, đúng liều lượng, khi sinh em bé, bạn sẽ tránh được sự suy nhược của sức khoẻ.

Lòng đỏ trứng gà với mật ong: Trong Đông y, lòng đỏ trứng là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Dùng 1-2 lòng đỏ trứng đánh với khoảng 10-20ml mật ong vào buổi sáng, uống 2 lần/tuần, sẽ rất tốt đối với những người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, lao phổi, hay bị tụt huyết áp, suy nhược cơ thể, mệt mỏi.

Trứng gà ngâm giấm: Món này có thể chữa được các bệnh như: viêm loét dạ dày, viêm da thần kinh, ngứa da trâu…Rửa sạch 5 quả trứng gà, rửa bằng cồn càng tốt, cho vào lọ, sau đó đổ giấm vào, đậy kín nút, ngâm chỗ ít ánh sáng khoảng một tuần. Sau một tuần, bạn bóc bỏ vỏ trứng, khuấy tan trứng cùng nước giấm là có thể dùng đựơc.

Canh trứng gà nấu táo tàu: Lấy 2 quả trứng gà và 50-100g táo tàu, một ít đường đỏ, cho nước vào nấu thành canh. Món này thích hợp với người suy nhược thần kinh, tinh thần hoảng hốt, mất ngủ, bổ khí huyết, trị bệnh thiếu máu…

Vỏ trứng gà sau ấp chữa sốt, cảm: Dùng vỏ trứng gà, nhất là trứng được ấp sau khi đã nở thành gà con để chữa bệnh: 50-100g vỏ trứng rửa sạch, bóp nát, cho vào ấm. Sau đó đổ từ 3-5 bát nước, đun khoảng 1-2 tiếng trên lửa liu riu. Lấy nước để uống, chữa được bệnh sốt cao, sốt nóng.

Mang thai là thời kỳ phát triển thể trạng đặc biệt nhạy cảm của người phụ nữ. Trong suốt quá trình mang thai, người phụ nữ mất rất nhiều sức lực, san sẻ một lượng lớn dưỡng chất và canxi cho thai nhi. Vì vậy, khi mang thai cần ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh và hoa quả… Trứng gà là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất, giàu canxi, axit amin, vì vậy nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho phụ nữ mang thai.

(Nguồn: chamsocsausinh.com)