Top 10 # Xem Nhiều Nhất Trồng Nhiều Cây Xanh Có Lợi Ích Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Trồng Cây Xanh Có Những Lợi Ích Gì?

Cuộc sống ở các thành phố lớn hối hả, đa số mọi người rối bời với công việc của mình nên rất ít khi có thể tận hưởng được không gian xanh, nhiều người chọn cách trồng cây xanh ở chính nhà của mình để giữ lại bầu không khí trong lành.

Chúng ta đều đồng ý là không gian có cây xanh giúp không khí trong lành, đó là lý do mà nhiều gia chủ đã và đang bắt đầu xây dựng không gian xanh từ chính trong ngôi nhà của mình bằng cách tô thêm màu xanh lá tự nhiên, thêm những bông hoa nhiều màu sắc giúp thanh lọc tâm trí sau những giờ làm việc mệt mỏi. Ngoài ra việc trồng cây cảnh còn mang lại nhiều lợi ít trong cuộc sống. Nội dung bài viết này của Chậu Cảnh Công CNC, đơn vị chuyên cung cấp các loại khuôn chậu ABS, chậu composite, chậu bonsai tại Việt Nam sẽ nêu ra những lợi ích mà cây xanh mang lại cho ngôi nhà của bạn, mọi người cùng tham khảo và cảm nhận.

Trồng cây xanh làm sạch không khí

Có rất nhiều cây xanh dưới tác dụng của quá trình quang hợp sẽ hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí O2 giúp không khí trở nên sạch và trong lành hơn. Chính vì vậy nhiều gia chủ đã bắt đầu tập làm quen với việc trồng cây cảnh, cây xanh trong ngôi nhà của mình và coi đó như một thú vui tao nhã.

Trồng cây xanh giúp làm việc năng suất hơn

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy trồng cây xanh giúp ta cải thiện khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ, từ đó tăng năng suất làm việc. Chính vì vậy, việc đặt những chậu cây trang trí trên bàn làm việc trở nên phổ biến hơn.

Trồng cây cảnh giúp chúng ta hạnh phúc hơn

Màu xanh của lá là gam màu giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng cho thần kinh, giảm mệt mỏi cho thị lực đồng thời giúp con người cảm thấy nhẹ nhõm và thư thái, dễ chịu hơn. Chính vì vậy, mỗi khi làm việc với màn hình máy tính quá nhiều, bạn có thể nhìn vào các tán lá xanh trong vòng 3 phút để mắt được nghỉ ngơi đồng thời bản thân được thư giãn.

Ngăn chặn tia bức xạ và hấp thụ các thiết bị do máy móc

Công nghệ ngày càng phát triển, bên cạnh đó bức xạ và các thiết bị điện tử trong nhà như tivi, máy tính….đã trở thành một trong những nguồn gây ô nhiễm trong nhà. Chính vì vậy việc đặt một chậu cây nha đam, cây lưỡi hổ, kim phát tài… sẽ là lựa chọn phù hợp nhất để tối ưu, ngăn chặn bức xạ.

Bên cạnh việc lựa chọn cây xanh phù hợp thì chậy cây cũng đóng vai trò rất quan trọng. Hãy lựa chọn những chậu cây bền bỉ, thiết kế hiện đại, tinh tế, được làm từ nguyên vật liệu chất lượng, không gây hại cho sức khỏe và môi trường như chậu composite tại Sài Gòn.

Tại sao nên chọn chậu composite tại Sài Gòn để trồng cây cảnh?

Thị trường chậu cây cảnh này nay rất đa dạng với muôn hình vạn trạng. Bạn có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu các loại chậu đất, chậu sứ, chậu gốm… mang phong cách, thiết kế, và giá thành khác nhau. Tuy nhiên chậu composite Công CNC vẫn luôn nhận được sự tin tưởng của đông đảo khách hàng ngày nay.

Không phải ngẫu nhiên mà chậu composite lại “chiếm” được cảm tình của khách hàng đến vậy, điều đó còn bởi những ưu điểm vượt trội mà dòng sản phẩm chậu cây này đang sở hữu:

+ Chậu có trọng lượng rất nhẹ, so với những loại chậu được làm bằng gốm, sứ thì chậu composite nhẹ hơn 70%, giúp bạn dễ dàng vận chuyển từ nơi này đến nơi khác mà không cần đến sự trợ giúp của người khác.

+ Chậu có khả năng chịu lực va đập tốt, nếu vô tình bị rơi đổ, chạm vào các vật cứng thì sẽ không bị bể vỡ giống như các loại chậu thông thường.

+ Chậu composite có màu sắc trang nhã, đăng cấp, sang trọng, phù hợp với mọi không gian, không dễ bị phai hay mất màu theo thời gian.

+ Có khả năng chịu được hóa chất tốt

+ Chịu được tác động từ môi trường tốt, không bị mài mòn, bị hư hỏng khi tiếp xúc với thời tiết khắc nghiệt từ môi trường.

Lợi Ích Của Việc Trồng Cây Xanh Đối Với Con Người

Từ lâu con người và cây xanh có mối quan hệ hỗ tương, cây xanh cung cấp cho chúng ta khí O2 để thở và hấp thụ khí CO2 do quá trình hoạt động của chúng ta thải ra. Cây xanh là một thành phần quan trọng trong cuộc sống. Nó không chỉ đem lại bóng mát, làm đẹp cảnh quan mà hơn hết cây xanh còn điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển. Cây xanh là nhà máy cải tạo chất lượng không khí cho chúng sống bằng cách lọc tất cả bụi có hại cho phổi chúng ta. Bạn có biết không? Khoảng ½ ha cây xanh có thể cung cấp một lượng O2 đủ cho 18 người . Cùng với việc làm giảm sự ô nhiễm thì trồng cây xanh đang là giải pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ môi trường. Vì thế cây xanh được ví như là lá phổi của trái đất.

Không phải dĩ nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh khi mà diện tích phần lớn là rừng, biển và tầng ôzôn bao quanh. Và rừng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Rừng điều tiết dòng chảy trên mặt đất, bảo vệ và cải tạo làm tơi xốp đất, chống xói mòn, hạn chế sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão làm hại mùa màng, làng xóm.

Trong rừng còn có rất nhiều loài gỗ như đinh, lim, sến, táu,… và các loại thuốc quý. Có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho việc chế biến sản xuất như rừng cao su, rừng tre, nứa, keo tai tượng,….

Cây xanh đô thị được xem là một trong những yếu tố phản ánh trình độ văn minh đô thị. Trồng cây xanh trong đô thị, xung quanh khu dân cư hay khu công nghiệp để che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời, giảm tiếng ồn và bụi, đồng thời tạo thẩm mỹ cho cảnh quan môi trường và các công trình kiến trúc.

Cây xanh có khả năng làm sạch môi trường

Trong quá trình tổng hợp dinh dưỡng, cây xanh hấp thụ khí CO2 và một số loại bụi có hại khác thải ra môi trường do quá trình hoạt động của con người và biến đổi thành khí O2 cho chúng ta thở.

Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể giảm từ 2 đến 4oC bằng cách tiết hơi nước qua khí khổng của lá và ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất và giảm hấp thu nhiệt trên nhựa. Cây xanh hoạt động như vùng đệm hấp thu tiếng ồn vì lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh. Nếu trồng cây xanh đai rừng rộng 30m và cây cao 12m có thể giảm 50% tiếng ồn ( theo nghiên cứu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ).

Cuộc sống ở thành thị luôn đòi hỏi con người hoạt động như một cổ máy, công việc và cuộc sống chịu nhiều áp lực nặng nề. Do đó, sau những giờ căn thẳng được thư giản trong công viên, vườn cây hoặc các nhà hàng có cây xanh sẽ làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, thư thái.

Các nghiên cứu y học mới đây cho thấy rằng, bệnh nhân điều trị trong phòng cây xanh hoặc các khoảng không xanh thì bệnh có khuynh hướng phục hồi nhanh hơn.

Cây xanh trong nhà, văn phòng

Cây xanh trong văn phòng không hề tốn diện tích mà lại mang tới những hiệu quả tốt cho sức khỏe. Bổ sung một vài cây trong văn phòng sẽ tăng hiệu quả làm việc và sự thoải mái tinh thần cho các nhân viên. Theo các chuyên gia, đặt các cây chủ yếu ra lá trong văn phòng tốt hơn các loại cây ra hoa, bởi diện tích mặt lá của các cây này tương đối lớn, có thể tạo ra nhiều khí oxy, mang lại tác dụng phân giải các chất độc trong không khí.

Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh chất lượng không khí trong nhà tăng lên khi có cây xanh. Một số người cho rằng chúng làm tăng lượng O2 trong nhà, nhưng thực tế không hoàn toàn đúng như vậy. Thực vật còn có thể hấp thụ những độc tố như carbon monoxide (CO), một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và thậm chí các nhóm xyanua và chuyển hóa chúng. Cây cối cũng có thể hấp thụ các phân tử kim loại nặng và giữ chúng bên trong thân. Trước khi sơn tường, bạn nên trồng một số cây trong nhà để chúng “hút” các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thoát ra từ sơn, nhờ đó mọi người sẽ không hít phải chúng.

Thực vật sử dụng carbon dioxide (CO2) cho quá trình quang hợp và nhả khí oxy (O2). Hoạt động này diễn ra vào ban ngày. Trên thực tế, cây cối cũng “hít” O2 như động vật cả ngày lẫn đêm, nhưng lượng CO2 có tỷ lệ lớn hơn. Phần lớn carbon trong cơ thể thực vật sẽ được giải phóng khi cây bị cháy, ăn hoặc phân hủy ngoài thiên nhiên. Vì thế, cách duy nhất để “tiêu diệt” carbon là duy trì trạng thái sống của cây.

Cây cối góp phần làm tăng độ ẩm không khí, bởi khi một giọt nước xâm nhập vào rễ cây, nó sẽ di chuyển lên thân qua hệ thống mao mạch rồi hòa lẫn vào không khí. Khi độ ẩm không khí tăng, các chất có hại cho sức khỏe như bụi và phấn hoa sẽ giảm vì hơi ẩm khiến những hạt nhỏ li ti nặng hơn và rơi xuống dưới. Một điều nghịch lý là thực vật ngoài trời là một trong những tác nhân gây dị ứng cho con người, trong khi cây cối trong nhà giúp chúng ta ngăn chặn hiện tượng dị ứng.

Sự hiện diện của cây xanh trong môi trường làm việc cũng là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Con người là tài sản đáng giá nhất của mọi doanh nghiệp và tổ chức. Vì thế, nếu tìm ra một biện pháp nào đó để nhân viên cảm thấy hứng thú làm việc, năng suất lao động sẽ tăng và công ty sẽ có lợi thế so sánh. Nhiều nghiên cứu tại Mỹ chứng minh rằng, cây xanh trong nhà chẳng những làm tăng năng suất lao động mà còn giúp làm giảm hiện tượng đau đầu, mệt mỏi và căng thẳng trong môi trường làm việc.

Cây cối góp phần làm tăng độ ẩm không khí, khi độ ẩm không khí tăng, các chất có hại cho sức khỏe như bụi và phấn hoa sẽ giảm vì hơi ẩm khiến những hạt nhỏ li ti nặng hơn và rơi xuống dưới. Một điều nghịch lý là thực vật ngoài trời là một trong những tác nhân gây dị ứng cho con người, trong khi cây cối trong nhà giúp chúng ta ngăn chặn hiện tượng dị ứng.

Một số lợi ích khác

Trồng cây xanh tôn tạo thêm nét thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc. Chống xói mòn và điều tiết nước (tán lá ngăn cảng mưa rơi trực tiếp xuống mặt đất và hệ thống rễ là những con đập nhỏ ly ty có nhiệm vụ giữ và điều tiết nước).

Tăng giá trị kinh tế: Qua khảo sát cho thấy rằng, đối với những con đường có cây xanh thì việc cho thuê văn phòng sẽ dể dàng và giá sẽ cao hơn hoặc các cửa hàng buôn bán sẽ tấp nập hơn những nơi không có cây xanh. Tác dụng như vành đai bảo vệ các khu công nghiệp, khu dân cư… nhằm hạng chế sức tàn phá của các cơn gió mạnh và lốc xoáy trong múa mưa bảo. Làm nơi trú ngụ cho một số động vật và con trùng.

Vì Sao Ở Các Khu Công Nghiệp Người Ta Thường Trồng Nhiều Cây Xanh?

– Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng… Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo luật pháp. Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rùng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành ngày 19-8-1991.

– Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phai có kế hoạch và biện pháp về : định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.

– Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

– Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng : thông qua các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên, phục hồi rừng có giá trị.

Câu 2: Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc gì?

Trồng cây dứa dại và một số cây khác làm hàng rào bao quanh

– Bảo vệ,tránh sự phá hại của thú rừng

– Chặt bỏ dây leo, cây dại chèn ép cây rừng. Tránh sự chèn ép về ánh sáng, dinh dưỡng đối với cây rừng

– Diệt cỏ mọc xen với cây rừng

– Loại bỏ cây dại tranh ánh sáng, dinh dưỡng của cây rừng

– Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc, vun vào gốc cây

– Giữ cho cây vững.cung cấp dinh dưỡng cho cây

– Cung cấp phân bón cho cây ngay trong năm đầu

– Bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây

– Tỉa cây ở hố có nhiều cây,để lại 1 cây/hố.Trồng vào chỗ cây chết,thưa

– Đảm bảo mật độ cây rừng

Câu 3: Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta?

Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa….

– Cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa, voi,… phục vụ cho việc canh tác, phục vụ tham quan du lịch. – Cung cấp phân bón sinh học phục vụ cho nông nghiệp với số lượng lớn. – Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ như lông, sừng, da, xương.

Câu 4: Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?

– Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm chăn nuôi

Câu 5: Thế nào là sự sinh trưởng và sự phát dục?

– Sự sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, khối lượng của các bộ phận trong cơ thể. vd: con bò tăng cân nặng lên 2kg

– Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phân trong cơ thể. vd gà mái bắt đầu đẻ trứng.

Câu 6: Vì sao ở các khu công nghiệp người ta thường trồng nhiều cây xanh?

Vì trong thành phố và khu công nghiệp thường có những nhà máy thải chất thải độc hại ra môi trường sẽ làm ô nhiễm môi trường.NHưng để tránh ô nhiễm môi trường nên người ta hay trồng cây xanh và trồng rừng những nơi đấy vì chúng có khả năng hút khí CO2 và thải ra môi trường khí O2, làm điều hòa không khí , ngăn chặn những chấn động khí hậu . Sorry bạn, câu 8 mik ko bik làm

“Vì Lợi Ích Mười Năm Trồng Cây, Vì Lợi Ích Trăm Năm Trồng Người”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới, bởi “Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên”. Là Người luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân, Người rất chú trọng việc giáo dục nâng cao trình độ văn hoá cho dân để dân “làm ăn có ngăn nắp”, “bớt mê tín nhảm”, “bớt đau ốm”, “nâng cao lòng yêu nước” và “để thành người công dân đứng đắn”. Người chỉ rõ: “Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, văn minh và giàu mạnh”.

Bác Hồ trò chuyện với học sinh Trường thiếu nhi rẻo cao khu tự trị Việt Bắc,1960

Tư tưởng ấy là thành quả của sự chắt lọc tinh tế giữa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, vừa mang chất lý luận vừa có tính thực tiễn, giữa lý luận và thực tiễn luôn có sự gắn bó khăng khít, không tách rời nhau. Nghị quyết UNESCO đã đánh giá: “Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.

Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng và cuộc đời đấu tranh vĩ đại của mình, Người luôn coi “con người” là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định của sự nghiệp cách mạng. Người cũng thường xuyên nhắc nhở rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mượn câu nói trên để chỉ ra tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục. Trong tư tưởng Người, tất cả là vì “con người”. Đối với giáo dục thế hệ trẻ, Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Tư tưởng giáo dục ấy không chỉ bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động và thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”, có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khoẻ và thẩm mỹ… Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện, tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Trong di sản tư tưởng của Người, có tới hơn 592 lần Người nhắc đến “giáo dục”, 159 lần nhắc đến “đào tạo”, trên 190 lần nhắc đến “trường học”, gần 100 lần nhắc đến “đại học”, 92 lần nhắc đến “trường học, giáo sư”, 81 lần nhắc đến “giáo viên”, 80 lần nhắc đến “thầy giáo”, khoảng 145 lần nhắc đến “sinh viên” và đến 225 lần nhắc đến “học sinh”… Theo Người, giáo dục là để nâng cao chủ nghĩa yêu nước, ý thức chính trị, truyền thống giáo dục và tinh thần nhân ái. Người đặc biệt chú trọng đến việc truyền thụ tinh thần, truyền thống yêu nước của dân tộc. Người nói: “phải chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, kỹ thuật, lao động sản xuất”. Người nhấn mạnh: “Tăng cường hơn nữa việc giáo dục lao động trong nhà trường là một khâu chủ yếu trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhằm trang bị cho thế hệ trẻ có những kiến thức khoa học, lại có những kiến thức cơ bản về sản xuất công nghiệp – nông nghiệp, những thói quen lao động, sẵn sàng bước vào xây dựng xã hội chủ nghĩa”. Theo Người, nội dung giáo dục phải chứa đựng tính dân tộc, chủ nghĩa yêu nước và giá trị nhân văn, truyền thống văn hóa của dân tộc, ngoài ra phải lĩnh hội những giá trị khoa học của thế giới…

Và “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. Người chỉ rõ: “Việc giáo dục gồm có: đức, trí, thể, mỹ”. “Trước hết phải dạy cho họ những tri thức: Lịch sử, địa dư, làm tính, khoa học tự nhiên, xã hội, chính trị, cách viết báo cáo, nghĩa vụ và quyền lợi người công dân”.

Người đã đúc kết chân lý về giáo dục với sức mạnh nội tại của một dân tộc trong giai đoạn thuộc địa nửa phong kiến: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong “ham muốn tột bậc” của Người, Người muốn “làm cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc” “ai cũng được học hành”. Đối với cán bộ. Người chỉ rõ: học là “để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự đoàn thể, giai cấp, nhân dân, tổ quốc và nhân loại”. Trong tư tưởng mà Người nói về “Học” được khái quát qua bốn ý về giáo dục là “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người”.

Để xây dựng nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập Hồ Chí Minh đã nêu ra nhiều quan điểm rất quan trọng:

Một là, m ục tiêu của giáo dục là: Dạy và học để bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp; mở mang dân trí; bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp cho con người. Giáo dục để đào tạo con người có ích cho xã hội. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách mạng, làm cho nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Hai là, phải tiến hành cải cách giáo dục để xây dựng một hệ thống trường lớp với chương trình, nội dung dạy và học hợp lý, phù hợp với các giai đoạn cách mạng. Nội dung giáo dục phải toàn diện: Văn hóa, chính trị, khoa học – kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động…

Ba là, p hương châm, phương pháp giáo dục: Phương châm bao gồm: Luôn luôn gắn nội dung giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tế; học tập kết hợp với lao động; phải phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội; thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục; học suốt đời. Coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. Học ở mọi lúc, mọi nơi, học mọi người. Phương pháp giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục. Giáo dục là một khoa học nên cách dạy phải phù hợp với lứa tuổi; dạy từ dễ đến khó; kết hợp học tập với vui chơi có ích, lành mạnh; giáo dục phải dùng phương pháp nêu gương; giáo dục phải gắn liền với thi đua .

Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, có truyền thống yêu nước, trước khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước (năm 1911), thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã truyền bá tư tưởng yêu nước, thương nòi cho học trò Trường Dục Thanh (Phan Thiết). Những năm hoạt động cách mạng tại Pháp, Bác Hồ cực lực lên án “chính sách ngu dân” của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Trong tác phẩm nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1921 -1925), Bác viết: “Nhân dân Ðông Dương khẩn khoản đòi mở trường học vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng… “Làm cho dân ngu để dễ trị”, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất”(1).

Trong cuốn “Ðường kách mệnh” (năm 1925) và “Chánh cương vắn tắt của Ðảng” (2-1930), Bác cũng xác định rõ: Phải lập trường học cho công nhân, nông dân, cho con em họ và “Phổ thông giáo dục theo công nông hóa”(2). Ðặc biệt, ở “Chương trình Việt Minh” (1941), Bác chủ trương: “Hủy bỏ nền giáo dục nô lệ. Gây dựng nền quốc dân giáo dục. Cưỡng bức giáo dục từ bực sơ học. Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục dân tộc mình. Lập các trường chuyên môn huấn luyện chính trị, quân sự, kỹ thuật để đào tạo các lớp nhân tài… Khuyến khích và giúp đỡ nền giáo dục quốc dân làm cho nòi giống ngày thêm mạnh”(3). Khi Cách mạng Tháng Tám 1945 mới thành công, Bác đã công bố “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, trong đó, vấn đề thứ hai – là phải chống nạn dốt; vì “nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ”(4). Và, Bác nhấn mạnh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”(5). Chỉ sau một tuần lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, ngày 8-9-1945, Người đã ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, để thanh toán nạn mù chữ cho nhân dân.

Trong “Thư gửi cho học sinh”, ngày 5-9-1945, Bác viết: “Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”(6). Bác khích lệ học sinh chăm chỉ học tập để làm rạng rỡ cho nước nhà: “Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(7).

Cho đến bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành giáo dục, ngày 15-10-1968, Bác lại nhấn mạnh yêu cầu của nền GD và ÐT nước ta là phải gắng sức phấn đấu theo kịp với trình độ và chất lượng của các nước văn minh, tiên tiến: “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”(8). Và “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Ðảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới”(9). Trong Di chúc, Bác nhấn mạnh trách nhiệm của Ðảng đối với việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ: “Ðảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”(10).

Kế tục và quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp to lớn và cao cả đó của Người, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương khoá VIII đã xác định nhiệm vụ và mục đích cơ bản của giáo dục Việt Nam là “nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ. Và mới đây, tại Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng đinh: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội.

Tư tưởng Hồ Chí Minh với phương châm, chiến lược, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục – đào tạo con người luôn soi sáng sự nghiệp trồng người theo tư tưởng của Người. Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục hiện nay. Ngày nay, yêu cầu trước mắt đặt ra phải xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.

1- Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, H,1995, tr.98-99.

2,3- Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, H,1995, tr.1; tr.584.

4,5,6,7- Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H,1995, tr.8; tr.8; tr.32; tr.32.

8,11,12- Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H,1996, tr.403; tr.404; tr.498.

9- Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, H,1996, tr.331.

10- Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H,2000, tr.492.

Tâm Trang (Tổng hợp)