Top 8 # Xem Nhiều Nhất Trong Cấu Tạo Tế Bào Đường Xenlulôzơ Tập Trung Ở Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Cấu Tạo Vách Tế Bào Của Tế Bào Thực Vật

Vách tế bào của tế bào thực vật là đặc điểm nổi bật để phân biệt tế bào thực vật với tế bào Động vật.

Vách tế bào là lớp vỏ cứng bao bọc xung quanh tế bào, ngăn cách các tế bào với nhau hoặc ngăn cách tế bào với môi trường ngoài. Những tế bào có vách được gọi là dermatoplast (thể nguyên sinh có bao).

Một số tế bào Thực vật không có vách (các tế bào di động của Tảo và những tế bào giới tính ở Thực vật bậc thấp và bậc cao). Một số ít tế bào Động vật có vách (những tế bào này thuộc các cơ thể bậc thấp).

Vách tế bào đặc trưng như một thành phần không phải chất nguyên sinh, vì sau khi hình thành nó không có sự trao đổi chất, tuy nhiên ở một số tế bào sống trưởng thành chất tế bào có mặt trong vách ở các sợi liên bào.

Vách tế bào làm cho hình dạng của tế bào và kết cấu của mô rất phong phú. Nó có chức năng nâng đỡ kể cả ở tế bào sống và tế bào không còn sống, giúp cho phần khí sinh của cây ở cạn chống lại tác động của trọng lượng và bảo vệ chúng khỏi sự khô héo.

Vách giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động hấp thu, hô hấp, thoát hơi nước, di chuyển và bài tiết.

2. Cấu trúc vách tế bào của tế bào thực vật

Tế bào thực vật gồm phần vách tế bào bao quanh thể nguyên sinh, mỗi tế bào trong mỗi mô đều có vách riêng; vách của hai tế bào cạnh nhau tạo nên một lớp kép. Lớp kép này được cấu tạo bởi:

Phiến giữa – lớp pectin

Vách cấp một – lớp cellulose

Vách của tế bào mô phân sinh (tế bào đang phát triển), còn giữ lại chất nguyên sinh trong thời kỳ tột đỉnh của sự trưởng thành về sinh lý.

Sự thay đổi chiều dày vách và các chất hóa học xảy ra ở vách có thể thuận nghịch, ví dụ vách của tầng sinh gỗ thay đổi theo mùa, vách của nội nhũ ở một số hạt thường bị tiêu hóa trong thời gian nẩy mầm.

Tế bào có vách dày cần có các lỗ để trao đổi các chất giữa các tế bào ở cạnh nhau. Nếu vách tế bào rất dày các lỗ đó sẽ biến thành những ống nhỏ trao đổi, xuyên qua các lỗ và ống trao đổi là các sợi nhỏ li ty nối liền chất tế bào.

Vách tế bào của tế bào thực vật./.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Cấu Tạo Chung Của Tế Bào

. CẤU TẠO CHUNG CỦA TẾ BÀO

Cấu tạo tế bào không đơn giản như mấy em học đâu nha, càng lên lớp lớn các em càng thấy nó phức tạp hơn nhiều (đến lúc đó nhớ học Hóa cho giỏi hok thuj hok hiểu j đâu ^^). Tế bào có sự khác nhau giữa động vật và thực vật, ngay cả trên cùng cơ thể cũng có sự khác nhau giữa các loại tế bào. Nhưng hấu hết chúng đều có cấu tạo chung như sau:

1. Vách tế bào: chỉ gặp ở các tế bào thực vật, vách tế bào cấu tạo chủ yếu bằng chất xenlulôzơ, còn ở vi khuẩn và nấm vách tế bào cấu tạo chủ yếu bằng các hợp chất hữu cơ phức tạp khác nhau.

2. Màng sinh chất (màng chất tế bào): mỏng, bao xung quanh tế bào , ngăn cách nó với môi trường bên ngoài. Màng này có ở tất cả mọi tế bào. Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất

3. Chất tế bào: khối chất nửa lỏng, rất phức tạp, trong đó có nhiều tổ chức gọi là bào quan. Nơi đây thực hiện các hoạt động sống của tế bào

chất nhân ở bên trong với chất tế bào. Nhân gồm nhân con và nhiễm sắc thể

Ngoài ra tế bào còn có những bào quan khác mà lên lớp 8 các em sẽ học. Em nào mún bjk thêm thì xem hình sau nhá:

Lưới nội chất: gồm lưới nội chất có hạt và lưới nội chất không hạt (LNC không hạt là cái màu xanh giống cọng rong biển, ở bên cạnh cái nhân ấy). Chức năng: tổng hợp và vận chuyển các chất

Ribôxôm: nơi tổng hợp prôtêin. Ribôxôm gồm 1 hạt lớn và 1 hạt bé.

Ti thể: Ti thể có chức năng quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng cho tế bào. Có thể nói ti thể là trung tâm hô hấp và trung tâm năng lượng của tế bào. (các em có thể tưởng tượng ti thể như là cục pin vậy, nó cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động)

Bộ máy Golgi: Golgi là tên của nhà bác học Camilo Golgi nhười Ý đã phát hiện ra loài bào quan này vào năm 1898. Chức năng: thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm. Ngoài ra, một s ố chất độc đột nhập vào cơ thể cũng được tích lũy trong thể Golgi để rồi sau đó tống ra ngoài

Trung thể: tham gia vào quá trình phân chia tế bào. Trung thể còn là nơi lắp ráp và tổ chúc các vi ống trong tế bào động vật

Lưu ý: Không phải tế bào nào cũng có nhân. Như tế bào hồng cầu trong máu chúng ta vậy, hay một số vi khuẩn hay khuẩn lam chưa có nhân điển hình mà mới chỉ có chất nhân (phân tử ADN) nằm tập trung ở vùng giữa tế bào và chưa có màng nhân.

II. TẾ BÀO NHÂN NGUYÊN THỦY Ở VI KHUẨN

Tế bào vi khuẩn có kích thước rất nhỏ và cấu tạo hết sức đơn giản: tế bào chỉ lớn khoản 1 -10 micromet (=1/1000 mm), chưa có nhân điển hình, phần nội chất tế bào không phân biệt các bào quan (trừ ribôxôm). Bên ngoài màng sinh chất cũng có vách tế bào và một số có thêm vỏ bọc cứng bên ngoài. Nhiều tế bào vi khuẩn có roi giúp cho sự chuyển động

III. TẾ BÀO NHÂN THỰC Ở ĐỘNG VẬT

Chất tế bào không phải là một tổ chức đồng nhất mà có cấu tạo phức tạp, trong đó có thể phân biệt được các bào quan khác nhau, đặc biệt xem lẫn các bào quan này là một hệ thống các màng và hạt nhỏ, tạo thành mạng lưới nội chất (có 2 loại: mạng lướt nội chất trơn và mạng lưới nội chất có hạt, như tớ nói ở trên)

IV. TẾ BÀO NHÂN THỰC Ở THỰC VẬT

Tế bào có cấu tạo phức tạp và có một số bào quan tương tự ở tế bào thực vật (nhân, ti thể, bộ máy Golgi, ribôxôm, mạng lưới nội chất)

! Điểm phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật

– Tế bào động vật chỉ có màng sinh chất bao ngoài, không bào kém phát triển hoặc không có, có trung tử

– Tế bào thực vật có vách tế bào bên ngoài màng sinh chất, không có trung tử nhưng có một loại bào quan rất quang trọng và đặc trưng là lạp lục (trung tâm của sự quang hợp ở thực vật)

Cấu Tạo Của Tế Bào Prokaryote

Hầu hết Prokaryotes là sinh vật đơn bào. Một số loài sống thành nhóm, tập đoàn gồm nhiều tế bào giống nhau. Một số khác hình thành những tổ chức đa bào có sự phân công chức năng.

Prokaryotes có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu (cocci), hình que (bacilli), hình phẩy và hình xoắn (helice) bao gồm xoắn khuẩn (Spirilla) và Spirochettes

Kích thước tế bào từ 1-5 m. Tuy nhiên Prokaryotes lớn nhất có hình roi dài 0.5 mm (tế bào Eukaryote 10-100 m).

Hầu hết prokaryotes có vách tế bào bên ngoài màng sinh chất (plasma membrane) và duy trì hình dạng của tế bào bảo vệ tế bào không bi vỡ khi đặt trong môi trường nhược trương và có lysozyme. Tuy nhiên môi trường có áp suất thẩm thấu quá cao, Prokaryote sẽ chết.

Không giống như vách tế bào thực vật được cấu tạo từ cellulose, vách tế bào vi khuẩn có cấu tạo từ peptidoglycan gồm các phân tử polysaccharides liên kết ngang với các phân tử petides ngắn. Thành phần cấu tạo của vách là khác nhau giữa các loài. Ở một số loài, vách tế còn có thêm lipopolysaccharides (carbonhydrate liên kết với lipids) đây là đặc điểm giúp phân biệt vi khuẩn khi nhuộm Gram (Gram stain) với thuốc nhuộm tím tinh thể (crystal violet). Vi khuẩn Gram dương (Gram-positive bacteria) bắt màu sẽ có màu đỏ tía, vách tế bào của loài này phần lớn là peptidoglycan không có lipopolysaccharides. Vi khuẩn Gram âm (Gram-negative bacteria) không bắt màu, vách tế bào có ít peptydoglycan và có thêm lipopolysaccharides.

Phần lớn vi khuẩn gây bênh là vi khuẩn Gram âm bởi vì lypolysaccharides giúp vi khuẩn chóng lại lysozyme có trong tuyến nước bọt và tuyến mũi của người và có khả năng kháng kháng sinh bằng cách ngăn cản đường vào của kháng sinh. Lysozyme tác động trực tiếp lên vách tế bào. Kháng sinh chẳng hạn penicillin ngăn cản sự hình thành liên kết chéo giữa polysaccharides và polypetides. Nhiều vi khuẩn gây bệnh còn có lớp vỏ nhầy bên ngoài vách tế bào gọi là capsule tăng cường khả năng chống đề kháng của tế bào vật chủ và dính cơ chất của chúng. Mặc khác, capsule giúp kết dính các tế bào của vi khuẩn hình thành khuẩn lạc.

Một số loài có khuẩn mao giúp kết dính tế bào vào giá thể, giữ các tế bào dính đủ lâu để truyền DNA trong suốt quá trình tiếp hợp (conjugation).

Ví dụ:Neissenria gonorrhoeae gây bệnh lậu (goorrhoaeae) dùng khuẩn mao bám vào niêm mạc vật chủ.

Hơn phân nửa prokaryotes có khả năng chuyển động định hướng do có roi. Các roi tập trung trên toàn bộ cơ thể hoặc chỉ ở một hoặc hai đầu của tế bào. Có ba cơ chế trong chuyển động của vi khuẩn. Thứ nhất là nhơ roi. Thứ hai là nhờ hai hay nhiều khuẩn mao bên dưới vách tế bào có cấu trúc tương tự như roi. Mỗi sợi có motor gắn vào tế bào. Khi motor quay tế bào chuyển động theo cơ chế xoắn nút chai. Cơ chế này là đặc biệt hiệu quả trong môi trường có độ nhớt cao. Cơ chế thứ ba là một số vi khuẩn có thể tiết ra chất nhầy gây ra chuyển động trượt như khi thiếu khuẩn mao. Trong môi trường đồng nhất Prokaryote chuyển động theo hướng ngẫu nhiên. Trong môi trường không đồng nhất, Prokaryote chuyển động hướng kích thích chẳng hạn như hướng sáng, hướng nguồn thức ăn, tránh chất độc. Một số loài vi khuẩn có chứa một số phân tử nhỏ như hợp chất sắt cho phép chúng phân biệt trên, dưới để định hướng bắt mồi.

6.3 Màng sinh chất

Màng của prokaryotes có cấu trúc khảm lỏng giống như màng của Eukaryotes. Sự gấp nếp của màng tạo nên những màng có chức năng riêng biệt chẳng hạn như thylakoids, mesosome và màng hô hấp (respiration membranes)

Vật chất di truyền của prokaryote là DNA mạch đơn vòng. Những vòng DNA lớn tương tác với proteins hình thành nhiễm sắc thể của Prokaryotes hay giá genes tập trung ở một số khu vực nhỏ trong tế bào gọi là vùng nhân (không có màng nhân). So với Eukaryotes, bộ gene của Prokaryotes nhỏ hơn và đơn giản hơn.

Trong bộ gene của Eukaryotes, DNA mạch thẳng tương tác với các proteins hình thành bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài. Trung bình bộ gene của một prokaryote chỉ bằng 1/1000 DNA trong một tế bào Eukaryote.

Ngoài DNA của nhiễm sắc thể, Prokaryotes còn có những vòng DNA nhỏ hơn gọi là plasmids chứa vài genes. Trong hầu hết môi trường, Prokaryotes tồn tại không cần plasmids bởi vì các chức năng quan trọng đều mã hoá trong DNA nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, các genes của plasmids có thể giúp prokaryotes sống trong môi trường có kháng sinh, các chất dinh dưỡng lạ. Plasmid nhân đôi độc lập với nhiễm sắc thể và chuyển cho tế bào khác giới khi tiếp hợp (conjugation).

Cấu Tạo Tế Bào Thực Vậ T

Sự lớn lên và phân chia của tế bào I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH 1. Lệnh mục 1

– Quan sát 3 hình trên. Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo của rễ, thân, lá.

– Xem lại 3 hình một lần nữa. Hãy nhận xét hình dạng tế bào thực vật.

Trả lời

– Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá, hoa, quả đều cấu tạo bởi các tế bào.

– Các tế bào có nhiêu hình dạng khác nhau: hình nhiều cạnh như tế bào biểu bì, vảy hành, hình trứng như tế bào thịt quả cà chua, hình sợi dài như tế bào vỏ cây, hình sao như tế bào ruột cây bấc…

2. Lệnh mục 2

– Cấu tạo, hình dạng các tế bào của cùng một loại mô, các loại mô khác nhau?

– Từ đó rút ra kết luân: mô là gì?

Trả lời

– Trong cơ thể thực vật bậc cao có các loại mô sau: mô phân sinh, mô bì, mô cơ, mô dẫn, mỏ dinh dưỡng (mô mềm), mô tiết. Trong các loại mô này thì mô phân sinh chiếm vai trò vô cùng quan trọng vì các tế bào của mô phân sinh sẽ phân hoá cho ra tất cả các mô khác (là những mô vĩnh viễn).

– Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.

Giải bài tập 1 trang 25 SKG sinh học 6:Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào? Trả lời

– Hình dạng của tế bào thực vật rất khác nhau: hình nhiều cạnh như tế bào biểu bì vảy hành, hình trứng như tế bào thịt quả cà chua, hình chữ nhật như tế bào thịt lá, hình hạt đậu như tế bào lỗ khí… Ngay trong một cơ quan cũng có nhiều loại tế bào có hình dạng khác nhau như ở rễ cây có tế bào lông hút, tế bào biểu bì, tế bào thịt vỏ, tế bào mạch rây, tế bào mạch gỗ…

– Kích thước của tế bào cũng rất khác nhau: phần lớn có kích thưóc nhỏ bé không thể nhìn bằng mắt thường được mà phải dùng kính kiển vi.

Ví dụ: tế bào mô phân sinh ngọn có chiều dài khoảng từ 0,001 đến 0,003mm, đường kính 0,001 – 0,003mm.

Nhưng cũng có những tế bào lớn, mắt thường có thể nhìn thấy được như tế bào sợi gai chiều dài có thể tới 550mm, đường kính tới 0,04mm; tế bào tép bưởi chiều dài có thể tới 45 mm, đường kính tới 5,5mm…

Giải bài tập 2 trang 25 SKG sinh học 6:Trả lời Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?

Quan sát bất kì một tế bào thực vật nào dưới kính hiển vi đều thấy chúng có cấu tạo cơ bản giống nhau gồm:

– Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định. Chỉ có ở tế bào thực vật mới có vách tế bào.

– Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.

– Chất tế bào là một chất keo lỏng, trong chứa các hào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá ).

Tại đây diễn các hoạt động sống cơ bản của tế bào.

– Nhân: thường chỉ có một nhân, có cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Giải bài tập 3 trang 25 SKG sinh học 6: Trả lời Mô là gì? Kể tên một sô loại mô thực vật?

– Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.

Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.

– Mô phân sinh: ở chồi ngọn, đầu rễ, trong trụ giữa hay phần vỏ của thân, rễ. Chỉ các tế bào của mô phân sinh mới có khả năng phân chia, phân hoá thành các bộ phận của cây. Nhờ mô phân sinh mà cây lớn lên, to ra.

– Mô mềm: có ở khắp các bộ phận: vỏ, ruột của rễ, thân, thịt lá, thịt quả và hạt. Gồm các tế bào sống có màng mỏng bằng xenlulôzơ. Chức năng chính là dự trữ (như trong rễ, quả, hạt).

– Mô nâng đỡ (mô cơ): gồm những tế bào có vách dày lên gấp bội để chống đỡ cho các cơ quan và cho cây như sợi gỗ, sợi libe, các tế bào đá…