Top 12 # Xem Nhiều Nhất Trọn Bộ Cấu Trúc Ngữ Pháp Tiếng Anh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Tổng Hợp Trọn Bộ Kiến Thức Ngữ Pháp Tiếng Anh Lớp 9

Thì hiện tại đơn được dùng để diễn đạt:

Ex: Water freezes at 0°C.

The sun rises in the East.

2. Hành động lặp đi lặp lại (thói quen), cảm giác, nhận thức, tình trạng ở hiện tại.

Ex: We play table tennis every Thursday.

Chúng ta thường dùng thì hiện tại đơn với các trạng từ và cụm trạng từ: always, often, frequently, usually, generally, regularly, normally, sometimes, occasionally, seldom, rarely, every day/ week/ month/ year, all the time, v.v.

3. Sự việc tương lai xảy ra thời gian biểu, chương trình hoặc kế hoạch được sắp xếp theo lịch trình.

Ex: His train arrives at 7:30.

School starts on 5 September.

II. Present progressive – Hiện tại tiếp diễn

Thì hiện tại tiếp diễn được dùng để diễn đạt:

1. Hành động, sự việc đang diễn ra ngay lúc nói.

Ex: Look – the train is coming.

The children are playing in the garden now.

2. Hành động, sự việc mang tính tạm thời.

Ex: I am living with some friends until I find a place of my own.

3. Hành động đang diễn ra ở hiện tại nhưng không nhất thiết ngay lúc nói.

Ex: I am writing a book at present.

Chúng ta thường dùng thì hiện tại tiếp diễn với các trạng từ hoặc trạng ngữ: now, at present, at/ for the moment, right now, at this time.

4. Sự việc xảy ra trong tương lai gần – 1 sự sắp xếp hoặc 1 kế hoạch đã định.

Ex: We are coming to see our grandfather tomorrow.

5. Sự việc thường xuyên xảy ra gây bực mình, khó chịu cho người nói.

Thường dùng với các từ always, continually, constantly.

Ex: She is always complaining about her work.

Không dùng thì hiện tại tiếp diễn với các động từ trạng thái (stative verbs): know, believe, understand, belong, need, hate, love, like, want, hear, see, smell, sound, have, wish, seem, taste, own, remember, forget,…Dùng thì hiện tại đơn với các động từ này.

Ex: The soup tastes salty.

Thì quá khứ đơn được dùng để diễn đạt:

1. Hành động đã xảy ra và chấm dứt trong quá khứ, biết rõ thời gian.

Ex: I bought a new car three days ago.

2. Thói quen, cảm giác, sở thích, nhận thức ở quá khứ.

Ex: I played football very often when I was younger.

3. Hành động, sự việc đã xảy ra suốt 1 khoảng thời gian trong quá khứ, nhưng nay đã hoàn toàn chấm dứt.

Ex: Mozart wrote more than 600 pieces of music.

4. Hai hoặc nhiều hành động, sự việc xảy ra liên tiếp trong quá khứ.

Ex: When we saw Tom last night, we stopped the car.

Chúng ta thường dùng thì quá khứ đơn với các từ, cụm từ chỉ thời gian: ago, yesterday, yesterday morning/ afternoon/ evening, last night/ week/ month/ year, the other day.

IV. Past progressive – Quá khứ tiếp diễn

Thì quá khứ tiếp diễn được dùng để diễn đạt:

1. Hành động, sự việc đang diễn ra tại 1 thời điểm cụ thể trong quá khứ.

Ex: At 8 o’clock last night I was reading a book.

2. Hành động, sự việc xảy ra và kéo dài liên tục trong 1 khoảng thời gian ở quá khứ.

Ex: The sun was shining all day yesterday.

3. Hành động, sự việc đang diễn ra trong quá khứ thì có 1 hành động, sự việc khác xảy đến (dùng thì quá khứ tiếp diễn cho hành động kéo dài và thì quá khứ đơn cho hành động xảy đến).

Ex: When John was walking to school yesterday, he met Judy.

4. Hai hoặc nhiều hành động, sự việc xảy ra đồng thời tại 1 thời điểm xác định trong quá khứ.

Ex: At breakfast yesterday I was doing my homework while my dad was reading a newspaper.

5. Sự việc đã xảy ra thường xuyên trong quá khứ gây bực mình, phiền toái.

Ex: She was always boasting about her work when she worked here.

V. Present perfect – Hiện tại hoàn thành

Thì hiện tại hoàn thành được dùng để diễn đạt:

1. Hành động vừa mới xảy ra.

Ex: We have just come back from Hawaii.

2. Hành động đã xảy ra trong quá khứ khi người nói không biết rõ hoặc không muốn đề cập đến thời gian chính xác (thời gian không quan trọng).

Ex: I have already bought this CD.

Ex: Alex has written four novels so far. 3. Hành động, sự việc đã xảy ra trong suốt 1 khoảng thời gian cho đến hiện tại, hoặc đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ và còn có thể được lặp lại ở hiện tại hoặc tương lai.

4. Hành động, sự việc xảy ra trong quá khứ còn kéo dài hoặc có ảnh hưởng đến hiện tại hay tương lai.

Ex: I have lived in Vienna for two years. (I am still in Vienna now.)

Chúng ta thường dùng thì hiện tại hoàn thành với các trạng từ, và trạng từ: just, recently, lately, already, never, ever, (not) yet, before, for + khoảng thời gian, since + mốc thời gian, so far, until now, up to now, up to present, và trong mệnh đề sau It’s the first/ second … time.

VI. Present perfect progressive – Hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn được dùng để diễn đạt:

1. Hành động, sự việc xảy ra trong quá khứ kéo dài liên tục đến hiện tại hoặc tương lai; nhấn mạnh tính liên tục, kéo dài của sự việc. Ex: Jane has been watching TV all evening.

* Thì hiện tại hoàn thành nhấn mạnh tính hoàn tất của sự việc. Ex: I haven’t learned very much Italian yet.

2. Hành động, sự việc vừa mới chấm dứt và có kết quả ở hiện tại. Ex: I must go and wash. I’ve been gardening.

Không dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn với các động từ trạng thái (stative verbs). Dùng thì hiện tại hoàn thành với các động từ này. Ex: I have known her for a long time.

VII. Past perfect – Quá khứ hoàn thành

Thì quá khứ hoàn thành được dùng để diễn đạt hành động xảy ra, kéo dài và hoàn tất trước 1 thời điểm xác định trong quá khứ , hoặc trước 1 hành động khác trong quá khứ (dùng thì quá khứ đơn cho sự việc xảy ra sau).

Ex: John had finished his work before lunch time.

* Đôi khi trong lối nói trang trọng chúng ta dùng shall với chủ từ I và We. Thể phủ định của Shall là Shall not (shan’t).

Thì tương lai đơn được dùng để:

1. Diễn đạt hành động sẽ xảy ra trong tương lai hoặc hành động tương lai sẽ được lặp đi lặp lại. (Không dùng will để diễn đạt dự định hoặc kế hoạch). Ex: I will be at high school next year.

Thường dùng với các trạng từ chỉ thời gian tương lai: tomorrow, someday, next week/ month/ year, soon…

2. Đưa ra lời hứa, đe dọa, đề nghị, lời mời, lời yêu cầu. Ex: — I’ll send you out if you keep talking. — I’ll open the door for you. — Will you come to my party on Saturday?

Shall I…? Shall we…? Thường được dùng để đưa ra lời đề nghị hoặc gợi ý. Ex: Shall I send you the book?

3. Diễn đạt ý kiến, sự chắc chắn, sự dự đoán về điều gì đó trong tương lai, thường được dùng sau các động từ: be sure, know, suppose, think. Ex: I think you’ll enjoy the party tomorrow.

4. Đưa ra quyết định tức thì – quyết định ngay lúc đang nói. (Không dùng will để diễn đạt quyết định sẵn có hoặc dự định). Ex: There’s someone at the door. – Ok. I’ll answer it.

Be going to được dùng để diễn đạt:

1. Dự định sẽ được thực hiện trong tương lai gần, hoặc 1 quyết định sẵn có. Ex: I am going to visit my aunt next week. (I am planning this).

2. Dự đoán dựa trên cơ sở hoặc tình huống hiện tại – dựa vào những gì chúng ta nhìn thấy hoặc nghe thấy. Ex: Look out! You’re going to fall.

– Không dùng be going to với các động từ chỉ trạng thái (stative verbs). Ex: You will understand me one day.

– Thì hiện tại tiếp diễn thường được dùng với các động từ go, come. Ex: Ann is going to Tokyo next week. (rather than Ann is going to go…)

– Không dùng will hoặc be going to trong mệnh đề thời gian. Dùng thì hiện tại đơn với nghĩa tương lai. Ex: We’ll see him when he comes.

X. Used to

Used to được dùng để diễn đạt 1 tình trạng, 1 thói quen hoặc 1 hành động xảy ra thường xuyên trong quá khứ mà nay không còn nữa. Ex: – We used to live in a small village, but now we live in a city. — Be used to + verb-ing/ noun: quen với — Get used to + verb-ing/ noun: trở nên quen với

Ex: — I am used to waking up early. — Jane must get used to getting up early when she starts school.

Không dùng used to để diễn đạt sự việc đã xảy ra tại 1 thời điểm cụ thể trong quá khứ, sự việc xảy ra lặp đi lặp lại bao nhiêu lần hoặc trong thời gian bao lâu. Ex: I lived in Paris for three years.

Sau wish có 3 loại mệnh đề được dùng để chỉ sự việc ở tương lai, hiện tại và quá khứ.

I. Ao ước ở tương lai (Future wish): mong điều gì đó sẽ, sẽ không hoặc ngừng xảy ra.

Ex: I wish you would put those shelves up soon.

II. Ao ước ở hiện tại (Present wish): ước điều không thể xảy ra trong hiện tại.

* Were có thể được dùng thay cho was. Ex: I wish I were rich. (but I’m poor now).

III. Ao ước ở quá khứ (Past wish): ước điều gì đó đã hoặc đã không xảy ra trong quá khứ.

Ex: I wish I hadn’t bought that coat yesterday; I really don’t like it. Cấu trúc wish somebody something được dùng để chúc – mong ai sẽ có được điều gì đó. Sau wish là 2 tân ngữ.

Ex: I wish you a Merry Christmas.

Câu bị động (passive sentence) là câu trong đó chủ ngữ là người hoặc vật nhận hoặc chịu tác động của hành động.

Ex: — They built that house in 1999. (Active sentence) — That house was built in 1999. (Passive sentence)

Quy tắc chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động

3. Động từ chỉ cảm xúc (verbs of feeling: like, love, hate, wish, prefer, hope, want…)

4. Động từ chỉ ý kiến (verbs of opinion: say, think, believe, report, know,…)

Lời nói gián tiếp là lời tường thuật lại ý của người nói.

Cách đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp.

1. Câu trần thuật (Statements)

a. Động từ tường thuật (reporting verbs): Dùng say hoặc tell: say (that), tell somebody (that). Động từ tường thuật thường ở quá khứ (said, told).

b. Đại từ (pronouns): Đổi các đại từ nhân xưng, đại từ hoặc tính từ sở hữu, đại từ phản thân sao cho tương ứng với chủ ngữ hoặc tân ngữ của mệnh đề chính.

c. Thì (tenses): Đổi thì của động từ thành thì quá khứ tương ứng.

The following Sunday/ week/ month/ year The Sunday/ week/ month/ year after

The previous Sunday/ week/ month/ year; The Sunday/ week/ month/ year before

Ex: ‘Let’s go to that new café,’ said Ann.

⇒ Ann suggested going to that new cafe. ⇒ Ann suggested that we go/ should go/ went to that new cafe.

4. Câu cảm thán (Exclamation) Câu cảm thán thường được thuật lại bằng động từ exclaim, say that.

Ex: ‘What a beautiful house!’ She exclaimed/ said that the house was beautiful.

5. Câu hỗn hợp (Mixed types) Khi đổi câu hỗn hợp sang câu gián tiếp ta đổi theo từng phần, dùng động từ giới thiệu riêng cho từng phần.

Ex: Peter said, ‘What time is it? I must go now.’ ⇒ Peter asked what time it was and said that he had to go then

Câu hỏi đuôi là câu hỏi ngắn được thêm vào cuối câu trần thuật (statements). Câu hỏi đuôi được thành lập bằng 1 trợ động từ hoặc động từ to be và 1 đại từ nhân xưng (chỉ chủ ngữ của câu).

Ex: It isn’t cold, is it?

Câu trần thuật khẳng định + câu hỏi đuôi phủ định (Positive statement + negative question tag)

Ex: It is cold, isn’t it?

Câu trần thuật phủ định + câu hỏi đuôi khẳng định (Negative statement + positive question tag)

– Nếu câu trần thuật có trợ động từ (hoặc động từ to be) thì động từ này được lặp lại trong câu hỏi đuôi. Ex: Sally can speak French, can’t she? You haven’t lived here long, have you?

– Nếu câu trần thuật không có trợ động từ, dùng trợ động từ do trong câu hỏi đuôi. Ex: You like oysters, don’t you? Henry gave you a watch, didn’t he?

– Câu hỏi đuôi khẳng định được dùng sau câu có các từ phủ định: no, nothing, nobody, never, seldom, rarely, hardly, scarcely, little. Ex: You’ve never been to Australia, have you?

au câu mệnh lệnh khẳng định (affirmative imperatives) là will you? Would you? can you? và could you? won’t you? có thể được dùng để mời ai làm điều gì một cách lịch sự.

Ex: Give me a hand, will you? Sit down, won’t you?

3. Sau câu mệnh lệnh phủ định (negative imperatives), dùng will you?

Ex: Don’t tell anybody, will you?

4. Sau Let’s…..(trong câu gợi ý…) dùng shall we?

Ex: Let’s have a party, shall we?

5. There có thể làm chủ ngữ trong câu hỏi đuôi.

Ex: There’s something wrong, isn’t there?

6. It được dùng thay cho nothing và everything. They được dùng thay cho nobody, somebody, và everybody.

Ex: Nothing can happen, can it? Somebody wanted a drink, didn’t they?

7. It được dùng thay cho this/ that. They được dùng thay cho these/ those.

Ex: This is your pen, isn’t it? These aren’t your books, are they?

Cách trả lời câu hỏi đuôi. Trả lời YES khi câu khẳng định đúng và trả lời NO khi câu phủ định đúng.

Ex: You’re going today, aren’t you? Yes, I am. She isn’t your sister, is she? No, she isn’t.

Ex: I once heard Brendel play all the Beethoven concertos. As I passed his house I heard him playing the piano.

Ex: I regret to tell you that you failed the test. I regret lending him some money. He never paid me back.

Ex: We stopped to buy a newspaper.

Sally stopped talking and sat down.

Ex: She tried her best to solve the problem.

John isn’t here. Try phoning his home number.

Ex: I don’t think she means to get married for the moment.

If you want to pass the exam, it will mean studying hard.

Ex: She stopped talking and went on to read her novel.

He said nothing but just went on working.

Ex: You need to clean that sofa again. That sofa needs cleaning again. (= need to be cleaned)

Ex: We don’t allow smoking in our house.

We don’t allow people to smoke in our house. But: People aren’t allowed to smoke in our house.

begin, start, like, love, hate, intend, continue, cannot/ could not bear có thể được theo sau bởi động từ nguyên mẫu hoặc danh từ mà không có sự khác nhau về nghĩa.

Ex: She began playing/ to play the guitar when she was six. I intend telling / to tell her what I think.

….

Tải trọn bộ kiến thức Ngữ pháp lớp 9 bản PDF:

Khóa Học Trọn Bộ Ngữ Pháp Tiếng Anh Cho Mọi Đối Tượng

Thông tin và chính sách khóa học Trọn bộ ngữ pháp Tiếng Anh cho mọi đối tượng.

Hoàn tiền trong 7 ngày nếu không hài lòng về khóa học

Học online mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị

Giảng viên hỗ trợ trong suốt thời gian học

Sở hữu khóa học trọn đời, cấp chứng nhận hoàn thành khóa học

Bạn sẽ học được gì

Học viên sở hữu một hệ thống kiến thức ngữ pháp cực kỳ chắc chắn và đầy đủ.

Tư duy việc học ngữ pháp Tiếng Anh logic, dễ hiểu.

Học tiếng Anh như học Toán – Không còn phải học thuộc lòng quá nhiều.

Sau khóa học, học viên có thể tự tin viết luận, giao tiếp và tham gia các kỳ thi như: thi đại học, thi lấy chứng chỉ quốc tế TOEIC, IELTS,…

Mua khóa học

Giới thiệu khóa học

❌ Bạn đang lo lắng vì đã lâu không dùng nên quên cấu trúc ngữ pháp trong Tiếng Anh ?

❌ Việc sử dụng ngữ pháp Tiếng Anh chưa thật sự thành thạo khiến bạn gặp khó khăn trong giao tiếp ?

❌ Bạn muốn củng cố ngữ pháp Tiếng Anh nhưng không có thời gian tham gia học tại các trung tâm với học phí khá cao ?

Bởi khóa học Trọn bộ ngữ pháp tiếng Anh cho mọi đối tượng được biên soạn bởi giảng viên Hằng Nga có tại chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết những khó khăn đó. HỌC TIẾNG ANH NHƯ HỌC TOÁN. Không còn nỗi lo học thuộc lòng nhiều ngữ pháp nữa.

✔️ Khóa học xây dựng một hệ thống ngữ pháp Tiếng anh cực chi tiết. Toàn bộ các chủ điểm ngữ pháp THEN CHỐT đều được giảng tỉ mỉ, gần gũi và dễ hiểu thông qua các ví dụ thực tiễn. Chủ điểm ngữ pháp khó như: Thì động từ được hướng dẫn thông qua trục thời gian và tư duy Logic, hiểu bản chất các cấu trúc ngữ pháp tránh việc học truyền thống đọc chép.

✔️ Toàn bộ các chủ điểm ngữ pháp: Câu bị động, câu điều kiện, mệnh đề quan hệ, câu tường thuật, câu so sánh,…đều được triển khai tỉ mỉ cụ thể đi từ cơ bản đến nâng cao và chuyên sâu giúp người học ngoài việc có thể lấy lại kiến thức gốc cho mình còn có thể mở rộng nâng cao và chuyên sâu hơn các kiến thức mình đang có.

✔️ Bên cạnh, hệ thống lý thuyết các chủ điểm ngữ pháp cực chi tiết trên thì còn có một hệ thống bài luyện tập đi kèm sau mỗi một bài học lý thuyết giúp người học ngoại ngữ online có thể vận dụng vào thực hành và kiểm tra đánh giá được sự tiến bộ của mình sau mỗi bài học.

✔️ Mỗi chuyên đề bài tập đều được giảng viên giải thích cặn kẽ từng đáp án và có dịch nghĩa các câu trong bài. Vì vậy, người học hoàn toàn có thể yên tâm khi theo học khóa học này.

Nội dung khóa học

TỪ LOẠI VÀ TƯ DUY NGỮ PHÁP TRÊN MỘT BÀN TAY

Danh từ

Tính từ

THÌ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH

Trạng từ

CÂU ĐIỀU KIỆN

CÂU TƯỜNG THUẬT

Đại từ

Tư duy ngữ pháp trên một bàn tay

CÂU BỊ ĐỘNG

Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

MỆNH ĐỀ QUAN HỆ

CÂU SO SÁNH

Luyện tập chương 2

Tổng quan về các thì trong Tiếng anh

TỔNG KẾT KHÓA HỌC

Các thì đơn trong Tiếng anh (Hiện tại đơn, quá khứ đơn, tương lai đơn)

Các thì tiếp diễn trong Tiếng anh (Hiện tại tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn, tương lai tiếp diễn)

Hiện tại hoàn thành và hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Tương lai đơn (will) và tương lai gần (be going to)

Hiện tại hoàn thành và quá khứ hoàn thành

Quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Hiện tại hoàn thành tiếp diễn và quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Tương lai hoàn thành và tương lai hoàn thành tiếp diễn

Tương lai tiếp diễn và tương lai hoàn thành

Bài tập luyện tập về thì động từ

Lý thuyết Câu điều kiện

Bài tập Câu điều kiện

Lý thuyết Câu tường thuật

Bài tập Câu tường thuật

Lý thuyết Câu bị động

Bài tập Câu bị động

Lý thuyết Mệnh đề quan hệ

Bài tập Mệnh đề quan hệ

Lý thuyết Câu so sánh

Bài tập Câu so sánh

Tổng kết khóa học

Khóa học Trọn bộ ngữ pháp Tiếng Anh cho mọi đối tượng đang được bán với giá 799000 đồng, sở hữu trọn đời, hoàn 100% tiền trong 7 ngày nếu không hài lòng về khóa học.

Giảm thêm 10% khi thanh toán Online từ 15/12/2020 cho tới 26/12/2020

Ngữ Pháp Tiếng Anh Cơ Bản : Cấu Trúc Ngữ Pháp Tiếng Anh Cốt Lõi

LỜI MỞ ĐẦU

Khi nói về ngữ pháp tiếng Anh , chắc hẳn nhiều bạn học tiếng Anh nói chung đều thấy nhức nhối và có phần “bất lực”. Dù có thể đã trải qua nhiều năm trời tại các cấp trung học và đại học để học tiếng Anh nhưng nhiều người vẫn cảm thấy mông lung về ngữ pháp tiếng Anh.

“Vì sao phải dùng danh từ ở đây?”, “Vì sao từ này lại đứng được ở vị trí này?”, “Vì sao động từ phải chia thì hiện tại hoàn thành?” Câu hỏi cứ mọc lên như nấm nhưng câu trả lời thì không có, thế thì làm sao mà không “ngán đến tận cổ” ngữ pháp tiếng Anh chứ nhỉ!

Nhưng đâu phải là họ không được học ngữ pháp tiếng Anh! Hầu hết đều đã học qua từ danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, cho đến câu điều kiện, câu bị động, rồi cả mệnh đề quan hệ, vân vân, nhưng nhiều người vẫn không viết được một câu tiếng Anh đúng ngữ pháp. Đó chính là bởi vì, dù có rất nhiều kiến thức rời rạc nhưng họ chưa biết cách lắp ghép chúng lại với nhau để tạo nên một câu hoàn chỉnh.

Hay nói cách khác, vấn đề của họ chính là: họ chưa được học về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh một cách có hệ thống.

Nếu bạn đang đọc đến dòng này và nhận thấy mình là một trong số những người “lạc lối” trong việc học ngữ pháp tiếng anh thì bạn đã đến đúng nơi rồi!

Tiếng anh Mỗi ngày là nơi sẽ giải quyết cho bạn điểm thiếu sót lớn nhất của các sách ngữ pháp tiếng Anh bạn thường gặp, đó là trình bày từ điểm ngữ pháp này sang điểm ngữ pháp khác mà không nơi nào đề cập đến điểm cốt lõi nhất trong ngữ pháp tiếng Anh: cấu trúc câu tiếng Anh.

Chúng tôi xin chúc mừng bạn, vì khi bạn đã hiểu vấn đề của mình, nghĩa là bạn đã đạt được 50% chặng đường chinh phục ngữ pháp tiếng Anh rồi. Và 50% còn lại, Tiếng anh Mỗi ngày sẽ giúp bạn chinh phục cốt lõi của ngữ pháp tiếng Anh – CẤU TRÚC CÂU TIẾNG ANH. Chúng tôi tin chắc rằng, sau khi bạn học xong loạt bài này, bạn sẽ nắm chắc cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh trong tay thông qua:

Phân tích được các thành phần câu

Hiểu được mối quan hệ của các thành phần câu

Từ đó, có thể nghe/đọc hiểu được tất cả các câu và nói/viết đúng ngữ pháp

Hãy bắt đầu ngay bây giờ để việc học ngữ pháp tiếng Anh không còn khó khăn và cản bước bạn nữa!

1. Cấu trúc ngữ pháp của một câu tiếng Anh

Trong tiếng Anh, một câu có thể rất đơn giản:

I sleep. Tôi ngủ.

nhưng cũng có thể rất phức tạp:

Although she was very tired, Julie still went to the store to buy a birthday cake for her friend. Mặc dù rất mệt, Julie vẫn đi đến cửa hàng để mua một cái bánh sinh nhật cho bạn của cô ấy.

Nhưng chúng chắc chắn có những điểm chung mà một câu bắt buộc phải có, và những điểm riêng để mở rộng thêm ý nghĩa cho câu.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy được rằng thành phần quan trọng “không thể không có” trong một câu chính là động từ. Hãy thử tưởng tượng, một câu mà không có động từ thì câu đó không nói lên được điều gì cả.

Tom coffee in the kitchen. (?)

Tom cà phê trong nhà bếp. (?)

Nếu không có động từ, ta không thể hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Tom, cà phê, trong nhà bếp, rồi sao nữa? Khi đặt động từ vào thì ý nghĩa của câu mới trở nên sáng tỏ:

Tom made coffee in the kitchen.

Tom đã pha cà phê trong nhà bếp.

Thế giới xung quanh ta lúc nào cũng chuyển động và mọi thứ không ngừng hoạt động. Nếu không có động từ, chúng ta sẽ không thể diễn tả được bất cứ điều gì.

Vậy thì động từ là một thành phần bắt buộc trong câu. Ta cũng biết chắc chắn phải có cái gì đó hoặc ai đó thực hiện hành động này, và đó chính là chủ ngữ:

Tom made coffee in the kitchen.

Tom đã pha cà phê trong nhà bếp.

Tom chính là người thực hiện hành động “pha cà phê trong nhà bếp”, có nghĩa là Tom chính là chủ ngữ trong câu. Nếu bỏ chủ ngữ “Tom” ra, người nghe sẽ không hiểu ai “pha cà phê”. Vì vậy, chủ ngữ cũng là một thành phần không thể thiếu của một câu.

Đến đây chúng ta có “công thức” cho một câu đơn giản, đó là:

Trong câu ví dụ vừa rồi, chúng ta đã xác định được hai thành phần thiết yếu trong câu là Chủ ngữ (Tom) và Động từ (made). Vậy còn “coffee in the kitchen” là gì, và chúng có quan trọng không?

Để thử mức độ cần thiết của chúng, chúng ta hãy bỏ nó ra để xem câu còn có ý nghĩa không. Trước tiên chúng ta loại bỏ “coffee” ra khỏi câu:

Tom made in the kitchen.

Tom đã pha trong nhà bếp.

Phản xạ tự nhiên khi nghe câu này sẽ là hỏi xem Tom đã pha cái gì. Nếu không có “coffee”, câu này sẽ bị cụt ngủn vì ta không biết rõ Tom pha cái gì. “Coffee” là được gọi là tân ngữ của động từ, hiểu nôm na là thứ bị động từ tác động vào. Đây là một thành phần quan trọng trong câu này vì nó hoàn thiện ý nghĩa của động từ “made”.

Tuy nhiên, không phải động từ nào cũng cần một tân ngữ, bằng chứng là câu ví dụ đầu tiên trong bài này:

Cho nên, có thể kết luận là sự tồn tại của tân ngữ trong câu là tùy theo vào động từ đó có cần một tân ngữ hay không.

Tiếp theo, chúng ta thử bỏ đi “in the kitchen”:

Tom made coffee.

Tom đã pha cà phê.

Câu này đã trọn vẹn về mặt ý nghĩa. Nếu không tò mò thêm về hành động này thì khi nghe câu này chúng ta đã hiểu được điều gì đã xảy ra: Tom đã pha cà phê, chấm hết. Như vậy, có thể nói rằng “in the kitchen” là một thông tin nền, vì nó có tác dụng làm rõ ý nghĩa của câu hơn, cung cấp người nghe biết được nơi mà hành động “pha cà phê” diễn ra nhưng không bắt buộc phải có trong câu.

Trên thực tế, thông tin nền không chỉ giới hạn trong thông tin về nơi chốn mà còn bao gồm rất nhiều những thứ khác, chẳng hạn như thời gian, cách thức, lý do, v.v.

Tom made coffee last night. (thời gian)

Tom made coffee slowly. (cách thức)

Tom made coffee because his mother asked him to. (lý do)

Đây là những thông tin cung cấp thêm cho người nghe về hành động trong câu xảy ra trong hoàn cảnh hay tình huống nào thôi, “có thì tốt, không có cũng chả sao”, cho nên chúng ta mới gọi nó là “thông tin nền”.

Nếu chưa hiểu thông tin nền là gì, hãy thử tưởng tượng một vở kịch: nhân vật trên sân khấu chính là chủ ngữ, những cử chỉ và hành động của nhân vật đó chính là động từ, còn cảnh vật và đạo cụ xung quanh nhân vật trên sân khấu chính là thông tin nền.

Qua việc phân tích một câu khá đơn giản từ nãy đến giờ, ta có thể tự tin xác định được một câu bao gồm các thành phần sau đây:

Chủ ngữ: là người/vật thực hiện hành động & là thành phần bắt buộc.

Động từ: biểu hiện hành động của câu & là thành phần bắt buộc.

Tân ngữ: là người/vật bị hành động tác động vào & có thể có, có thể không có, tùy theo động từ.

Vì chủ ngữ và động từ là hai thành phần bắt buộc trong câu, câu nào cũng có, nên bạn phải học cách nhận diện được hai thành phần này. Một khi bạn đã xác định được chúng thì bạn sẽ nhận biết được những thành phần “râu ria” còn lại trong nháy mắt, và từ đó không bao giờ nhầm lẫn các thành phần này với nhau nữa.

2. Xác định vị trí của động từ

Trước khi đi vào cách xác định động từ nằm ở đâu trong một câu, bạn cần nhớ một NGUYÊN TẮC VÀNG bất di bất dịch sau:

Mỗi câu đơn chỉ có một động từ chính. Nếu một câu có nhiều động từ chính thì đó là một câu ghép từ nhiều câu đơn lại với nhau.

Động từ chính là gì?

Động từ chính trong câu là động từ được chia thì:

Mỗi động từ bình thường trong tiếng Anh có 6 dạng:

Dạng Ví dụ động từ “to write”

Đơn giản

write

Thêm s/es

writes

Quá khứ

wrote

To + nguyên mẫu

to write

V-ing

writing

V-ed / V3

written

Tuy nhiên, chỉ có 3 dạng đầu tiên mới được xem là chia thì, vì khi đứng riêng một mình tự thân nó đã biểu hiện một thì nào đó:

Dạng Ví dụ động từ “to write” Thì động từ

Còn những dạng còn lại không có biểu hiện được thì, nên chúng không được xem là chia thì:

Dạng Ví dụ động từ “to write” Thì động từ

Xác định vị trí của động từ trong câu

Như vậy, cách xác định động từ chính là đi tìm xem động từ nào được chia thì trong câu. Phần này nếu giải thích lý thuyết sẽ có vẻ “hàn lâm”, có khả năng gây nhức đầu chóng mặt ù tai mệt mỏi, nên mình sẽ giải thích thông qua các ví dụ cụ thể.

1. Những câu chỉ có một động từ

Ví dụ 1

Annie usually goes to school at 7am.

Annie thường đi học lúc 7 giờ sáng.

Ta thấy câu này có động từ “goes”. Động từ này đang được chia theo thì hiện tại đơn → đây là động từ chính trong câu.

Ví dụ 2

Yesterday Alex visited his grandmother in New York.

Hôm qua Alex đến thăm bà của anh ấy ở New York.

Ta thấy câu này có động từ “visited”. Động từ này đang được chia theo thì quá khứ đơn → đây là động từ chính trong câu.

2. Những câu có hai động từ

Tiếp theo, chúng ta đến với các ví dụ có hai động từ, nhưng chỉ có một trong hai động từ được chia thì.

Ví dụ 3

Kate is doing her homework at the moment.

Kate đang làm bài tập về nhà vào lúc này.

Ta thấy câu này có hai động từ “is” (trợ động từ “to be” được chia thì) và “doing” (động từ “to do” được chia ở dạng V-ing), cùng tạo nên cụm động từ “is doing” để diễn tả thì hiện tại tiếp diễn → đây là động từ chính trong câu.

Ví dụ 4

John has worked for Samsung for three years.

John đã làm việc cho Samsung được ba năm.

Ta thấy câu này có hai động từ “has” (trợ động từ “to have” được chia thì) và “worked” (động từ “to work” được chia ở dạng V-ed), cùng tạo nên cụm động từ “has worked” để diễn tả thì hiện tại hoàn thành → đây là động từ chính trong câu.

Ví dụ 5

I will watch The Voice with my friends tonight.

Tôi sẽ xem Giọng Hát Việt với bạn bè của tôi tối nay.

Ta thấy câu này có hai động từ “will” (trợ động từ “will” được chia thì) và “watch” (động từ “to watch” được chia ở dạng nguyên mẫu), cùng tạo nên cụm động từ “will watch” để diễn tả thì tương lai đơn → đây là động từ chính trong câu.

Ví dụ 6

Thomas can run very fast.

Thomas có thể chạy rất nhanh.

Ta thấy câu này có hai động từ “can” (trợ động từ – động từ khiếm khuyết “can” được chia thì) và “run” (động từ “to run” được chia ở dạng nguyên mẫu), cùng tạo nên cụm động từ “can run” kết hợp ý nghĩa của “can” và “to run”→ đây là động từ chính trong câu.

Ví dụ 7

The bridge was built in one year.

Cây cầu đã được xây dựng trong một năm.

Ta thấy câu này có hai động từ “was” (trợ động từ “to be” được chia thì) và “built” (động từ “to build” được chia ở dạng V-ed), cùng tạo nên cụm động từ “was built” để diễn tả thể bị động → đây là động từ chính trong câu.

Ví dụ 8

Allison practices swimming every day.

Allison luyện tập bơi lội mỗi ngày.

Ta thấy câu này có hai động từ “practices” (động từ “to practice” được chia thì) và “swimming” (động từ “to swim” được chia ở dạng V-ing), cùng tạo nên cụm động từ “practices swimming” kết hợp ý nghĩa của “to practice” và “to swim” → đây là động từ chính trong câu.

Ví dụ 9

Noah learned to swim three years ago.

Noah đã học bơi ba năm về trước.

Ta thấy câu này có hai động từ “learned” (động từ “to learn” được chia thì) và “to swim” (động từ “to swim” được chia ở dạng To + Verb), cùng tạo nên cụm động từ “learns to swim” kết hợp ý nghĩa của “to learn” và “to swim”→ đây là động từ chính trong câu.

Ví dụ 10 trường hợp mệnh đề quan hệ

The man that I saw yesterday was Helen’s father.

Người đàn ông tôi thấy hôm qua là cha của Helen.

Ta thấy câu này có hai động từ “saw” (động từ “to see”) và “was” (động từ “to be”). Cả hai đều là động từ chia thì, vậy đâu là động từ chính?

Nếu bình tĩnh nhìn lại bức tranh toàn cảnh, ta nhận ra là “that I saw yesterday” là mệnh đề quan hệ (một loại câu đơn) bổ nghĩa cho danh từ “man”. Vì vậy, thật ra cả cụm “the man that I saw yesterday” là một cụm danh từ đóng vai trò chủ ngữ, với “that I saw yesterday” cũng có chức năng bổ nghĩa cho danh từ “the man” tương tự như một tính từ, ví dụ như “handsome”. Vậy nên, “was” mới là động từ chính.

Ví dụ 11 trường hợp mệnh đề bình thường

Terry said that he liked icecream.

Terry nói rằng anh ấy thích kem.

Ta thấy câu này có hai động từ “said” (động từ “to say”) và “liked” (động từ “to like”). Cả hai đều là động từ chia thì, vậy đâu là động từ chính?

Nếu để ý một chút, ta có thể nhận ra “he liked icecream” là một câu đơn nhỏ nằm trong một câu đơn lớn, và bản chất “he liked icecream” chính là tân ngữ động từ “said”. Nếu bạn chưa tin, hãy so sánh hai câu sau:

Terry said that he liked icecream.

Terry said it.

Như vậy nghĩa là động từ “liked” là một phần của tân ngữ của động từ, còn “said” mới là động từ chính của câu.

Ví dụ 12

I broke my leg when I played football with my friends.

Khi tôi đá bóng với bạn, tôi bị gãy chân.

Ta thấy câu này có hai động từ “played” (động từ “to play”) và “broke” (động từ “to break”). Cả hai đều là động từ chia thì, vậy đâu là động từ chính?

Một lần nữa, chúng ta hãy lùi lại một bước để nhìn bức tranh toàn cảnh, và ta thấy được “when I played football with my friends yesterday” là một mệnh đề phụ thuộc (một loại câu đơn nhỏ) nằm trong một câu đơn lớn hơn, với bản chất của nó là thông tin nền cho câu đơn lớn, cung cấp thông tin về thời điểm xảy ra hành động. Nếu chưa hiểu rõ, hãy thử thay thế “when I played football with my friends yesterday” bằng một thời điểm cụ thể, chẳng hạn như “yesterday”.

I broke my leg when I played football with my friends yesterday.

I broke my leg yesterday.

Cho nên, chúng ta thấy được là “when I played football with my friends yesterday” chỉ là thông tin nền, còn “broke” mới là động từ chính của câu.

Đến đây thì Tiếng Anh Mỗi Ngày hy vọng đã giúp bạn hiểu được về cấu trúc câu tiếng Anh cơ bản bao gồm những thành phần nào, cũng như xác định được động từ chính trong câu nằm ở đâu.

3. Làm bài tập ngữ pháp tiếng Anh “Xác định các thành phần trong câu”

Mỗi câu đơn chỉ có một động từ chính. Nếu một câu có nhiều động từ chính thì đó là một câu ghép từ nhiều câu đơn lại với nhau.

Vì vậy, để xác định thành phần của câu, bạn cần xác định động từ chính ở đâu, sau đó tìm chủ ngữ (cái thực hiện hành động) ở khu vực phía trước động từ chính, sau đó tìm tân ngữ (cái bị tác động bởi hành động) ở khu vực phía sau động từ chính, và cuối cùng các thông tin còn lại sẽ là các thông tin nền xung quanh động từ chính.

1

I hope to try the other two restaurants you listed sometime soon.

Đáp án

I hope to try the other two restaurants you listed sometime soon. Tôi hy vọng được thử hai nhà hàng mà bạn đã liệt kê một lúc nào đó sớm.

Trong câu này chỉ có một động từ được chia thì là “hope”. Đây là động từ chính.

Trước “hope” có đại từ “I”. “I” thực hiện hành động “hope”. Đây là chủ ngữ.

Sau “hope” là cụm “to try the other two restaurants you listed sometime soon”. Tương tự như ví dụ 11, nếu thay toàn bộ “to try the other two restaurants you listed sometime soon” thành “it” chúng ta có “I hope it”, với “it” là tân ngữ của động từ “hope”. Vậy ta có thể thấy cụm này có chức năng tương tự với “it”, nên đây là tân ngữ.

“Sometime soon” là thông tin nền chỉ thời gian nhưng không phải của câu chính mà là thời gian của “try the other two restaurants you listed”

2

Jenny hates driving in heavy traffic on the way to work.

Đáp án

Jenny hates driving in heavy traffic on the way to work. Jenny ghét lái xe trong tình trạng kẹt xe trên đường đi làm.

Trong câu này chỉ có một động từ được chia thì là “hates”. Đây là động từ chính.

Trước “hates” có danh từ riêng “Jenny. “Jenny” thực hiện hành động “hates”. Đây là chủ ngữ.

Sau “hates” là cụm “driving in heavy traffic on the way to work”.

Tương tự như ví dụ 11, nếu thay toàn bộ “driving in heavy traffic on the way to work” thành “it” chúng ta có “Jenny hates it”, với “it” là tân ngữ của động từ “hates”. Vậy ta có thể thấy cụm này có chức năng tương tự với “it”, nên đây là tân ngữ.

3

He failed the final exam because he didn’t make any preparation for it.

Đáp án

He failed the final exam because he didn’t make any preparation for it. Anh ấy trượt kỳ thi cuối kỳ vì anh ấy không chuẩn bị gì cho nó cả.

Trong câu này ta thấy có hai động từ được chia thì là “failed” và “didn’t make”. Tương tự ví dụ 12, ta thấy “because he didn’t make any preparation for it” là một loại thông tin nền chỉ lý do của động từ chính. Vậy nên “failed” mới chính là động từ chính.

Trước “failed” có đại từ “he”. “He” thực hiện hành động “failed”. Đây là chủ ngữ.

Sau “failed” là cụm “the final exam”. Đây là cụm danh từ, với danh từ chính là “exam” và từ bổ nghĩa cho danh từ chính là “final”. Cụm danh từ này bị tác động bởi động từ “failed” nên nó đóng vai trò làm tân ngữ.

4

Business owners should think about what they can do for the public.

Đáp án

Business owners should think about what they can do for the public.Chủ doanh nghiệp nên suy nghĩ về những gì họ có thể làm cho cộng đồng.

Trong câu này ta thấy có hai động từ được chia thì là “should think” và “can do”. Nếu thay toàn bộ “what they can do for the public” là “it” thì ta có câu “Business owners should think about it”, với “it” bổ nghĩa cho “about”, nên “do” không thể là động từ chính được. Suy ra, “should think” mới là động từ chính.

Trước “should think” có cụm danh từ “business owners”, với danh từ chính, là “owners” và từ bổ nghĩa cho danh từ chính là “business”. Cụm danh từ này đóng vai trò chủ ngữ.

Sau “should think” là cụm “about what they can do for the public”. Tương tự ví dụ 11, nếu thay toàn bộ “what they can do for the public” thành “it” chúng ta có “Business owners should think about it”, với “it” là tân ngữ của động từ “think” và giới từ “about”. Vậy ta có thể thấy cụm này có chức năng tương tự với “it”, nên đây là tân ngữ.

5

The express train always arrives on time, unlike the local, which is always late.

Đáp án

The express train always arrives on time, unlike the local, which is always late.​ Tàu cao tốc luôn luôn đến đúng giờ, không giống như tàu địa phương, lúc nào cũng trễ.

Trong câu này ta thấy có hai động từ được chia thì là “arrives” và “is”. Tương tự như ví dụ 10, ta thấy cụm “which is always late” là mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho “the local”. Vậy nên “arrives” mới là động từ chính.

Trước “arrives” có “the express train always”. “Always” là một trạng từ chỉ mức độ thường xuyên, nên đây là một dạng thông tin nền. “The express train” là cụm danh từ, với danh từ chính là “train” và từ bổ nghĩa cho danh từ chính là “express”. Cụm danh từ này đóng vai trò chủ ngữ.

Sau “arrives” là “on time, unlike the local, which is always late”. “On time” là một cụm trạng ngữ chỉ cách thức, nên đây là một dạng thông tin nền. “Unlike the local, which is always late” là một cụm giới từ chỉ sự so sánh, với giới từ là “unlike”, tân ngữ của giới từ là cụm danh từ “the local, which is always late”. Đây đây là một dạng thông tin nền.

6

Although she was very tired, Julie still went to the store to buy a birthday cake for her friend.

Đáp án

Although she was very tired, Julie still went to the store to buy a birthday cake for her friend. Mặc dù cô ấy rất mệt, Julie vẫn đi đến cửa hàng để mua một cái bánh sinh nhật cho bạn cô ấy.

Trong câu này ta thấy có hai động từ được chia thì là “was” và “went”. Tương tự ví dụ 12, ta thấy “although she was very tired” là một loại thông tin nền chỉ hành động của động từ chính trái ngược với một sự việc khác. Vậy nên “went” mới chính là động từ chính.

Trước “went” có “Julie still” “Still” là một trạng từ chỉ cách thức, là một loại thông tin nền. “Julie” là danh từ riêng thực hiện hành động “went”, nên đây là chủ ngữ.

Sau “went” có “to the store to buy a birthday cake for her friend”. Đây là cụm giới từ chỉ đích đến của hành động “went”, nên đây là một dạng thông tin nền.

7

When I came home, my mother was cooking dinner.

Đáp án

When I came home, my mother was cooking dinner.​ Khi tôi về đến nhà, mẹ tôi đang nấu bữa tối.

Trong câu này ta thấy có hai động từ được chia thì là “came” và “was cooking”. Tương tự ví dụ 12, ta thấy “when I came home” là một loại thông tin nền chỉ thời điểm xảy ra hành động. Vậy nên “was cooking” mới chính là động từ chính.

Trước “was cooking” có “my mother”, là một cụm danh từ với danh từ chính “mother” và tính từ sở hữu “my”. “My mother” thực hiện hành động “was cooking” nên đây chính là chủ ngữ.

Sau “was cooking” có “dinner”. Đây là danh từ bị tác động bởi động từ “was cooking” nên đây là tân ngữ.

8

Due to a rainy weather forecast, today’s Free Musical Concert, scheduled for 11:30 AM, has been cancelled.

Đáp án

Due to a rainy weather forecast, today’s Free Musical Concert, scheduled for 11:30 AM, has been cancelled. Vì dự báo thời tiết có mưa, buổi hòa nhạc Free Musical, được lên lịch diễn ra lúc 11:30 sáng, đã bị hủy.

Trong câu này chỉ có một động từ được chia thì là “has been canceled”. Đây là động từ chính.

“Today’s Free Musical Concert, scheduled for 11:30 AM” là một cụm danh từ có danh từ chính là “concert”, có các cụm từ bổ nghĩa cho nó là “Free Musical”, “today’s” và “scheduled for 11:30 AM”. Đây là cụm danh từ có vai trò chủ ngữ.

“Due to a rainy weather forecast” là một loại thông tin nền chỉ lý do của hành động.

9

As I mentioned in our phone call, the convention center has a lot of exciting new events next week.

Đáp án

As I mentioned in our phone call, the convention center has a lot of exciting new events next week. Như tôi đã đề cập trong cuộc nói chuyện điện thoại, trung tâm hội nghị có rất nhiều sự kiện thú vị vào tuần tới.

10

Chris sat down to read the book.

Đáp án

Chris sat down to read the book. Chris ngồi xuống để đọc sách.

Trong câu này chỉ có một động từ được chia thì là “sat”. Đây là động từ chính.

Trước “sat” có danh từ riêng Chris thực hiện hành động “sat”. Đây là chủ ngữ.

Sau “sat” có “down to read the book”. “Down” là giới từ chỉ hướng di chuyển của hành động, là một loại thông tin nền. “To read the book” là cụm từ chỉ mục đích của hành động, là một loại thông tin nền.

11

The house that we lived in when we were young was purchased last month.

Đáp án

The house that we lived in when we were young was purchased last month. Ngôi nhà mà chúng tôi từng sống khi còn nhỏ đã được mua vào tháng trước.

Trong câu này có hai động từ được chia thì là “lived” và “was purchased”. Tương tự ví dụ 10, ta thấy “that we lived in when we were young” là một mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho danh từ “house”, tạo nên chủ ngữ. Vậy nên “was purchased” mới chính là động từ chính.

“Last month” là cụm danh từ chỉ thời gian mà “was purchased” diễn ra, là một loại thông tin nền.

12

What he told her surprised her a lot.

Đáp án

What he told her surprised her a lot. Nhưng gì anh ấy kể với cô ấy gây nhạc nhiên cho cô ấy rất nhiều.

Trong có này có hai động từ được chia thì là “told” và “surprised”. Ta thấy “what he told her” là một mệnh đề đóng vai trò làm chủ ngữ. “Surprised” là động từ chính.

“Her” là đại từ chịu tác động của động từ “surprised”, nên nó là tân ngữ.

“A lot” là cụm trạng từ chỉ mức độ nhiều ít cho động từ “surprised”, nên nó là một dạng thông tin nền.

13

Having worked on it for weeks, Stephan could finally finish the project.

Đáp án

Having worked on it for weeks, Stephan could finally finish the project.​Đã làm nó trong nhiều tuần, Stephan cuối cùng cũng có thể hoàn thành dự án.

Câu này chỉ có một động từ được chia thì là “could” nên đây là động từ chính.

Trước “could” có cụm “Having working on it for weeks, Stephan”. “Stephan” là danh từ riêng thực hiện hành động “could” nên đây là chủ ngữ. “Having working on it for weeks” là một dạng rút gọn mệnh đề “Stephan has worked on it for weeks”, đây là một dạng thông tin nền.

Sau “could” có cụm “finally finish the project”. Động từ “could” không thể đứng một mình được mà phải có một động từ nguyên mẫu để tạo thành một cụm động từ, và “finish” chính là động từ nguyên mẫu này. “The project” là đối tượng của động từ “could finish” nên nó là tân ngữ. “Finally” là một trạng từ chỉ cách thức của hành động “could finish”, là một dạng của thông tin nền.

14

The last time we spoke, you mentioned that the CEO would go on a business trip in July.

Đáp án

The last time we spoke, you mentioned that the CEO would go on a business trip in July.​ Lần cuối chúng ta nói chuyện, bạn có nhắc đến rằng giám đốc sẽ đi công tác vào tháng bảy.

Câu này có hai động từ được chia thì “spoke” và “mentioned”. Tương tự như ví dụ 12, “the last time we spoke” là một cụm chỉ thời gian cho động từ chính”. Đây là một dạng thông tin nền. Vì vậy, “mentioned” mới là động từ chính.

Trước “mentioned” có đại từ “you”. Đây là chủ ngữ của câu.

Sau “mentioned” có cụm “that the CEO would go on a business trip in July”. Tương tự như ví dụ 11, nếu ta thay cụm này bằng “it”, ta có câu “The last time we spoke, you mentioned it”, với “it” là tân ngữ của động từ “mentioned”. Vậy ta có thể thấy cụm này có chức năng tương tự với “it”, nên đây là tân ngữ.

15

We tried to call Allen but nobody picked up the phone.

Đáp án

We tried to call Allen but nobody picked up the phone. Chúng tôi cố gọi Allen nhưng không ai bắt máy.

Trong câu này có hai động từ được chia thì “tried” và “picked up”. Ta thấy có liên từ “but” nên đây là một câu bao gồm hai câu đơn ở bên từ “but”. Vậy nên, “tried” là động từ chính của câu đơn 1 và “picked up” là động từ chính của câu đơn 2.

Ở câu đơn 1, trước “tried” là đại từ “we”, là chủ ngữ. Bên cạnh đó, tương tự như ví dụ 11, nếu ta thay cụm này bằng “it”, ta có câu “We tried it”, với “it” là tân ngữ của động từ “tried”. Vậy ta có thể thấy cụm này có chức năng tương tự với “it”, nên đây là tân ngữ.

Ở câu đơn 2, trước “picked up” là đại từ “nobody”, là chủ ngữ. “The phone” là danh từ bị động từ “picked up” tác động lên, nên nó là tân ngữ.

Với những bài tập trên thì Tiếng Anh Mỗi Ngày hy vọng bạn đã thực sự hiểu rõ về cấu trúc câu tiếng Anh cơ bản bao gồm những thành phần nào, cũng như xác định được động từ chính trong câu nằm ở đâu.

Cấu trúc câu tiếng Anh chi tiếtTổng hợp ngữ pháp tiếng Anh

Trọn Bộ Ngữ Pháp Tiếng Anh Từ Lớp 6 Đến Lớp 9 *Có Ví Dụ

Trọn Bộ ngữ pháp Tiếng Anh từ Lớp 6 đến lớp 9 Ôn Thi vào Lớp 10 Có ví dụ chi tiết dễ hiểu. Hệ thống ngữ pháp Anh Văn Lớp 6, 7, 8, 9 Cực hay và ngắn gọn nhất. Tự học Online xin giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn tham khảo Trọn Bộ ngữ pháp Tiếng Anh từ Lớp 6 đến lớp 9

Trọn Bộ ngữ pháp Tiếng Anh từ Lớp 6 đến lớp 9 *Có ví dụ

TỔNG HỢP NGỮ PHÁP TIẾNG ANH THCSI. Ngữ pháp tiếng Anh: Either & Neither1, Câu trả lời ngắn với either và neither.good. (Tôi đã thử dùng điện thoại Asus và Oppois good for me.luôn phải đứng giữa neither và danh từknows that Mr. Blank passed away. (Không ai trong chúng tôi biết rằng thầy Blank đã quahow my brother looks like. (Không có đứa bạn nào của tôi biết mặt anh traime. (Không có cái váy nào vừa với tôi cả)(Bạn muốn ăn tối ở đâu, ở nhà hay ngoài tiệm? – Cái nào cũng được hết))loves volleyball.delicious. (Cả hai món ăn đều rất ngon miệng)juice. (Tôi muốn uống trà hoặc cà phê)Ngữ Pháp Tiếng Anh: CÂU ĐIỀU KIỆN(main clause): là mệnh đề kết quả, hay mệnh đề chínhCách sắp xếp mệnh đề chính và mệnh đề phụ trong câu điều kiện:If – clause, main – clauseIf + chủ ngữ 1 + động từ (chia theo chủ ngữ 1) , chủ ngữ 2 + động từ (chia theo chủ ngữ 2)thì động từ giữ nguyên.thì động từ phải thêm -s/-es/-ies.Ví dụ:(Nếu bạn đun nước đó, nó sẽ tan chảy)(Nước sẽ đạt nhiệt độ 100 độ C nếu bạn đun sôi nó)If + chủ ngữ 1 + động từ (chia ở hiện tại đơn) , chủ ngữ 2 + will + Vcó thể đứng trước hoặc đứng sau đều được(Nếu bạn uống thuốc, thì bạn sẽ thấy đỡ hơn đó)(Nếu như trời ngừng mưa thì chúng ta có thể đi ra ngoài)* Câu điều kiện loại 2:If + chủ ngữ 1 + V-ed/-d( BQT) (to be: were), chủ ngữ 2 + would/could (not) + VVí dụ:If + chủ ngữ 1 + had + P2/-ed/d, chủ ngữ 2 + would/ could + have +P2/-edVí dụ:(Nếu cậu ta học hành chăm chỉ, thì câụ ta đã đậu(Nếu tôi biết cô ấy bị bệnh, thì tôi đã tới thăm cô ấythì mệnh đề chính (main clause) không đổi;thì mệnh đề chính (main clause) phải đổi sang nghĩa phủ định.:(Nếu bạn chịu giúp mình, thì chúng ta có thể làm xong hết- Should được dùng trong mệnh đề if để diễn tả sự tình cờ và will được dùng trong mệnh đề chính.(Nếu trời mưa, mang áo mưa đi cho chắc)(Nếu mà giám đốc có xuất hiện, thì mình làm sao đây?)Ngữ h ếng Anh h n – C – ng ng ếng Anh1. ADMIT DOING SOMETHING: Chấp nhận đã làm gì14. CAN’T STAND DOING SOMETHING : Không thể chịu được làm gì42. DREAD DOING SOMETHING: Sợ phải làm gìNgữ h ếng Anh h n: C Đ ngNHỮNG KTCB CẦN NHỚ:: Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật bị tác động bởi hành động của người, vật NĂM 2019 – 2020

“Either và neither” được dùng trong câu phủ định, để thể hiện sự đồng thuận mang ý phủ định giữa các người nói với nhau về một sự việc nào đó. *Cấu trúc: – Either: đứng ở cuối câu: S + trợ động từ + not + either – either và neither khi được dùng làm đại từ sẽ đứng một mình, động từ chính trong câu chia theo ngôi thứ ba số ít trước đây. Nhưng không có cái nào tốt cả) Do you want tea or coffee? – (Bạn uống trà hay cà phê? – Cái nào cũng được hết) 3, Một số cách dùng khác của either và neither: *NEITHER a. neither + Noun số ít – Động từ phải chia ở số ít – Chỉ có 3 đại danh từ được dùng với neither of là you, them, us đời)

Ví dụ:

Ở trường hợp này neither được xem như một “người xác định” cho danh từ số ít đứng sau nó. Ví dụ: tôi)

Ví dụ: I tried Asus and Oppo phones before, but d. Neither … nor: Đây là một cặp liên từ tương quan, được dùng để diễn tả sự phủ định kép, không cái này cũng không cái kia. Ví dụ:

VD: I didn’t either; I don’t either; She doesn’t either….. -Neither: đứng ở đầu câu: Neither + trợ động từ + S VD: Neither do I, Neither did he…… 2, Either và Neither được dùng làm đại từ: b. either + of + Đại danh từ – Cấu trúc either of đi với một tân ngữ đại từ (thường là Ví dụ: I know Clara and Jason. (Tôi biết Clara và Jason. Cả hai bọn họ đều thích bóng chuyền) – Either có khi được sử dụng độc lập trong câu, lúc này nó có nghĩa là người nói không quan tâm đến sự lựa chọn, cái nào cũng được, đôi khi nó còn đi với từ “one” Ví dụ: A & B: We will eat out tonight. Do you want to eat seafood or pizza?

C: – either có nghĩa là hoặc cái này hoặc cái kia , neither có nghĩa là không cái này mà cũng không cái kia neither was Either Neither of Neither of us Neither of you từ xác định Neither of my friends knows Neither of the dresses fixed Neither me nor determiner Either option is fine for me. us, you, them Either of them Either one Either of the dishes is Either of his cars was either tea or

Mệnh đề If (If clause): là mệnh đề điều kiện, hay mệnh đề phụ – Mệnh đề chính I/they/you/we – She/he/it Mệnh đề If đứng trước mệnh đề chính và cả hai được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy (hoặc chấm phẩy). Main – clause If – clause Nếu chủ ngữ là Mệnh đề If đứng sau mệnh đề chính thì không cần dùng dấu phẩy (hoặc chấm phẩy) *Các từ điều kiện: Mệnh đề điều kiện thường được bắt đầu với các từ như: if, unless (= if … not); provided (that) (= if Nếu chủ ngữ là only); so long as (as long as); on condition that (miễn là, với điều kiện là); suppose; supposing (giả sử như); in case (trong trường hợp); even if (ngay cả khi, dù cho) CÁC LOẠI CÂU ĐIỀU KIỆN

If you heat the ice, it smelts.

* Câu điều kiện loại 0:

Lưu ý *Chức năng:Câu điều kiện loại 0 diễn tả một chân lý, sự việc luôn luôn đúng. *Cấu trúc: If clause (Simple present), main clause (simple present). → The water reaches 100 degree if you heat it. Will có thể được thay bằng can/may/shall/must – Mệnh đề chính và mệnh đề if Ví dụ: If you take this medicine, you will feel better. If it stops raining, we can go out.

– Câu điều kiện loại 2 là câu điều kiện không có thực ở hiện tại. – Câu điều kiện loại 2 được sử dụng để diễn tả một điều không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, chỉ là

– If I were you, I would help him.

If he had studied hard, he would have passed his exams. kỳ thi rồi)

rồi) – If you tried hard again, you would succeed. * Câu điều kiện loại 3: If đổi sang – Câu điều kiện loại 3 là câu điều kiện không có thực trong quá khứ. * Will/Would và Should trong mệnh đề – Câu điều kiện loại 3 được dùng để diễn tả một điều không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước Ví dụ: tầm 6h) Ví dụ:

– If it should rain, take the raincoat in.

2. AVOID DOING SOMETHING: Tránh làm gì 3. DELAY DOING SOMETHING: Trì hoãn làm gì 15. CAN’T HELP DOING SOMETHING : Không thể tránh được làm gì 16. LOOK FORWARD DOING SOMETHING: Trông mong làm gì 43. ENDURE DOING SOMETHING: Chịu đựng phải làm gì

44. GIVE UP = QUIT DOING SOMETHING: Từ bỏ làm gì đó khác. Ví dụ: The car is washed by Linh’s mother. (Mẹ của Linh rửa cái xe) CÁC BƯỚC CHUYỂN CÂU BỊ ĐỘNG *Bước 1: Chuyển tân ngữ chủ động thành chủ ngữ bị động Ví dụ: My brother wrote a letter. → The letter was written by my brother *Bước 2: Chia động từ cho thể bị động

45. GO ON DOING SOMETHING: Tiếp tục làm gì đó 46. IMAGINE DOING SOMETHING: Tưởng tượng làm gì 47. INVOVLE DOING SOMETHING: Đòi hỏi phải làm gì đó 48. MISS DOING SOMETHING: Suýt đã làm gì 49. POSTPONE DOING SOMETHING: Trì hoãn làm gì 50. REMEMBER DOING SOMETHING: Nhớ đã làm gì 51. PRACTICE DOING SOMETHING : Thực tập, thực hành làm gì 52. RESENT DOING SOMETHING: Ghét làm gì đó 53. RISK DOING SOMETHING: Có nguy cơ bị làm gì đó 54. SPEND TIME DOING SOMETHING: Bỏ (thời gian) làm gì đó 55. BEGIN DOING SOMETHING: Bắt đầu làm gì đó

17. ACCUSE SOMEBODY OF DOING SOMETHING: Buộc tội ai làm gì 18. INSIST SOMEBODY ON DOING SOMETHING: Nài nỉ ai làm gì 19. REMIND SOMEBODY OF DOING SOMETHING: Gợi nhớ làm gì 20. BE AFRAID OF DOING SOMETHING: Sợ làm gì 21. BE AMAZED AT DOING SOMETHING: Ngạc nhiên làm gì 22. BE ANGRY ABOU/ OF DOING SOMETHING : Giận/ Bực mình làm gì 23. BE GOOD/ BAD AT DOING SOMETHING : Giỏi/ Kém làm gì 24. BE BORED WITH DOING SOMETHING: Buồn chán làm gì 25. BE DEPENENT ON DOING SOMETHING : Phụ thuộc 26. THINK OF DOING SOMETHING : Nhớ về cái gì đó 27. THANK OF DOING SOMETHING : Nhờ vào cái gì, vào ai gì đó 28. THANK TO DOING SOMETHING : Cảm ơn ai vì đã làm gì 29. APOLOZISE FOR DOING SOMETHING : Xin lỗi ai vì cái gì đó 30. COMFRESS TO DOING SOMETHING: Thú nhận làm gì 31. COMGRATULATE SOMEBODY ON DOING SOMETHING: Chúc mừng ai vì điều gì đó 32. BE FROND OF DOING SOMETHING: Thích làm gì 33. BE GRATEFUL TO SOMEBODY FOR DOING SOMETHING: Biết ơn ai vì đã làm gì 34. BE USED TO DOING SOMETHING : Đã quen làm gì 35. WARN SOMEBODY ABOUT DOING SOMETHING: Cảnh báo ai việc gì hoặc làm gì 36. WARN SOMEBODY AGAINST DOING SOMETHING: Cảnh báo ai không được làm gì 37. DREAM OF DOING SOMETHING: Giấc mơ về việc gì, về ai,về làm 38. PREVENT FROM DOING SOMETHING: Ngăn cản làm gì 39. ALLOW DOING SOMETHING: Cho phép làm gì 40. CONSIDER DOING SOMETHING: Xem xét đến khả năng làm gì 41. DISKILE DOING SOMETHING: Không thích làm gì 4. DENY DOING SOMETHING: Phủ nhận làm gì 5. ENJOY DOING SOMETHING: Thích làm gì 6. FINISH DOING SOMETHING: Hoàn thành làm gì 7. KEEP DOING SOMETHING: Tiếp tục, duy trì làm gì 8. MIND DOING SOMETHING: Bận tâm làm gì 9. SUGGEST DOING SOMETHING: Gợi ý làm gì 10. LIKE DOING SOMETHING: Thích làm gì 11. HATE DOING SOMETHING: Ghét làm gì 12. LOVE DOING SOMETHING: Thích làm gì 13. CAN’T BEAR DOING SOMETHING: Không thể chịu được làm gì

If you will/would help me, we can finish by six. muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ. Cấu trúc: If clause QKHT, main clause (could/would + have + P2/ed) → một giả thiết, một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại. Cấu trúc: If clause S + V ( QKĐ), Main clause [S + would/ could (not) + V + …]. → If I had known she was sick, I would have visited her. Unless Unless If – If the director should come in, what will we do?

*Câu bị động

Đối với các động từ khiếm khuyết không có dạng quá khứ, ta chuyển đổi như sau:

– CHUYỂN ĐỔI TRẠNG TỪ TRONG CÂU TƯỜNG THUẬT