Top 10 # Xem Nhiều Nhất Trình Bày Suy Nghĩ Của Em Về Lợi Ích Của Việc Đọc Sách Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Suy Nghĩ Của Em Về Việc Đọc Sách Của Con Người

Đọc sách là một việc rất quan trọng đối với mỗi con người chúng ta và Bác Hồ cũng đã từng khẳng định vai trò to lớn của việc đọc sách chính vì vậy mà Người không ngừng đọc sách và mãi cho tới ngày nay thì việc đọc sách vẫn vẫn là một việc không chỉ có tầm quan trọng đối với những người còn đi học mà còn giành cho mọi lứa tuổi mọi trình độ.

Chu Quang Tiềm đã từng nói “Học vấn không chỉ là việc đọc sách nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”.

Chính vì đọc sách có tầm quan trọng như là con đường ngắn nhất quan trọng nhất của việc tích lũy nâng cao vốn tri thức để con người chuẩn bị cho cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn để phát triển thế giới mới, không những thế sách là một kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại, sách ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu của loài người qua các thời đại. Chúng ta đọc sách là đọc những cái đã qua những cái thành tựu mà con người đã và đang đạt được, Chúng ta chỉ có thể đọc sách vì nếu muốn tạo ra những thành tựu mới thì trước hết phải biết tiếp thu những thứ đã qua. Sách như là một người bạn đồng hành đưa chúng ta đến với những chân trời mới những tri thức mới mà chúng ta không thể tìm đâu được ngoại trừ trong sách vở. Sách là một kho tàng khổng lồ của những tri thức, đọc sách ta biết thêm về phong tục tập quán của tất cả các vùng miền của tất cả các nơi trên thế giới làm tăng vốn tri thức trong ta. Vì thế việc đọc sách luôn là nhu cầu cần thiết và rất quan trong của mỗi chúng ta , Đọc sách còn giúp ta hoàn thiện bản thân hơn tâm hồn trong sáng hơn sống lành mạnh hơn tránh được những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội.

Người đọc sách là một người luôn luôn tự tin trong giao tiếp bởi lẽ họ luôn làm chủ được kiến thức. Không những thế họ còn là những người biết đối nhân xử thế luôn có thái độ nhã nhặn từ tốn. Họ luôn biết cách xử lý những tình huống một cách khoa học và họ thương ít mắc sai lầm bởi lẽ họ đã đọc được những bài học những thất bại sương máu cảu những thế hệ đi trước để lại nên họ tránh được những sai lầm đáng tiếc như thế. Đọc sách báo là một công việc nhiều người có thể làm được, nhưng đọc để hiểu được cái thần của sách, đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của sách báo thì không phải ai cũng làm được. Muốn làm được điều đó đòi hỏi người đọc phải có sự hiểu biết rộng và khả năng phân tích tổng hợp tốt . Không chỉ dừng lại việc đọc rộng và biết cách ghi chép, đánh dấu, mà người đọc luôn phải có suy nghĩ kĩ càng không nhất thời hồ đồ tin ngay theo sách. Bác Hồ đã từng nhấn mạnh : ” Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách. Có vấn đề thông suốt thì mạnh dạn đề ra cho vỡ lẽ, đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt ra câu hỏi : ” vì sao” đều phải suy nghĩ kỹ càng, xem nó có hợp với thực tế hay không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ cho chín chắn. ”

Khi đọc sách ta cần phải có thái độ trân trọng giữ gìn sách bởi người viết sách đã đặt hết tình cảm cũng như những hiểu biết và bài học của mình vào trong sách nên ta cần có thái độ tôn trọng người viết chính là tôn trọng sách. Ta không được xé nát hay vứt sách lung tung không được vẽ bậy vào sách. Trân trọng sách chính là ta tôn trọng những kiến thức tri thức mà ta có được qua việc đọc sách. Hãy giữ lại những quyển sách đã đọc xong hoặc là cho mọi người mượn để cùng được tiếp thu những tri thức mới. Trong thời đại hiện nay khi thông tin đại chúng ngày càng phát triển con người cũng phụ thuộc nhiều đần vào các trang mạng xã hội khi mà mọi thứ đều lên trên đó để tra cứu . Những phương tiện truyền thông kể cả về nghe và nhìn đều có những phát triển vượt bậc khi mà hình ảnh âm thanh đẹp thu hút mọi người khiến cho mọi người quên dần vào việc đọc sách. Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhìn nhận lại độ tin cậy của những thông tin đó khi ma hiện nay những báo lá cải xuất hiện này càng nhiều câu người đọc với những chiêu trò bịp bơm đưa tin sai sự thật . Điều nay đã ảnh hưởng đến tâm lí của quần chúng nhân dân nhất là những bạn trẻ sẽ dễ đi theo những thói hư tật xấu những tệ nạn không lành mạnh. Việc đọc trước đây là một thú vui nhưng gần đây nó đã mất dần đi nhất là đối với thế hệ trẻ. Họ không còn hứng thú với việc đọc sách nữa mà thay vào đó là trào lưu nghiện game nghiện facebook. Thật đáng buồn cho một lớp thế hệ trẻ đang mất dần đi cái thói quen đọc sách trong mình. Tuy vậy ta cũng thấy thật hạnh phúc khi đi ngang trên đường ta bắt gặp hình nhả những bạn trẻ đang giới thiệu cho mọi người về tầm quan trong của việc đọc sách không những thế ta thấy những ngày hội đọc sách ngày càng được diễn ra thường xuyên hơn và một niềm tự hào khi mà những ngày hội đó thu hút rất nhiều bạn trẻ sinh viên . Ta có thể tự hào và tin tưởng vào thế hệ trẻ sẽ làm cho truyền thống đọc sách của dân tộc Việt Nam ta ngày càng được phát triển mạnh mẽ.

Đối với riêng tôi thì một buổi chiều đẹp trời khi đi xe buýt và miên man đọc một cuốn sách đúng là một điều thú vị biết bao. Đối với tôi và rất nhiều bạn trẻ ngày nay thì đọc sách vẫn là một thói quen không thể thiếu được bởi lẽ đọc sách là một trong những con đường của học vấn, của tri thức nhưng con đường ấy là con đường quan trọng và cốt yếu của học vấn và tri thức, vì từ việc đọc sách ta không những rèn luyện được đạo đức, tính sáng tạo và khả năng tư duy, tiếp nhận những giá trị vật chất lẫn tinh thần của cuộc sống mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện tại: học vấn, vốn tri thức.

Từ Văn Bản ” Bàn Về Đọc Sách” Em Có Suy Nghĩ Gì Về Hiện Tượng Đọc Sách Của Học Sinh Ngày Nay

Mở bài:

Sách ra đời từ lâu và đem lại nhiều lợi ích cho con người. Trong văn bản ” Bàn về đọc sách”, Chu Quang Tiềm từng nhận định: ” Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách. Nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”. Vậy mà ngày nay, việc đọc sách không còn được chuộng cho lắm, nhất là giới trẻ mà dư luận xã hội đã gióng tiếng chuông báo động.

Thân bài:

1/ Giải thích:

Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy tích lũy hàng ngàn năm nay. Theo đà phát triển của xã hội, chất liệu làm ra sách bắt đầu từ da thuộc, tre nứa,giấy đến ngày nay có hiện diện của sách điện tử. Còn học vấn là sự tiếp thu, học hỏi tích lũy kiến thức. Chúng ta có thể học tập từ thầy cô, bạn bè, thực tế cuộc sống nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Từ những nền tảng tri thức có sẵn trong sách, con người sẽ kế thừa và sáng tạo, phát minh thêm tri thức mới góp phần cho cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại, không có sách, con người sẽ lạc hậu, trở về điểm xuất phát. Nhất là học sinh, đọc sách sẽ giúp việc học tập thêm nâng cao, mở rộng hơn, bồi đắp tâm hồn, nhân cách qua những quyển sách mang đậm tính nhân văn.

2/ Trình bày hiện tượng đọc sách của học sinh ngày nay:

Trong tình trạng bùng nổ công nghệ thông tin với những phương tiện truyền thông hiện đại ngày nay thì học sinh càng xa rời việc đọc sách. Từ trong nhà đến công viên, quán nước, bến đợi xe buýt, trên đường đi, ta dễ bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ cầm điện thoại di động, ipad, laptop tìm kiếm thông tin trên các mạng xã hội như Facebook, Zing me , Twitter với những mẫu tin ngắn mà tác giả cũng không rõ nguồn gốc… Nếu có đọc sách thì chỉ đọc theo ngẫu hứng, phong trào rộ lên một thời, đọc qua loa, không chuyên sâu. Ở nhà, giờ đây giá sách cũng không phải là vật quý trong phòng học, mà thay vào đó là bộ máy vi tính là chủ yếu với những sách văn mẫu, sách giải bài tập… nhằm đáp ứng nhanh cho yêu cầu thi cử, bài làm, có nhiều bạn đã học trung học cơ sở mà còn ngại đọc sách chữ, chỉ thích đọc truyện tranh, kể cả truyện khoa học bằng tranh

3/ Phân tích nguyên nhân, tác hại:

Việc không đọc sách sẽ gây nhiều tác hại lớn. Không đọc sách, kiến thức ta sẽ không sâu rộng. Mỗi khi có việc cần làm thì lên mạng tra cứu vừa mất thời gian vừa không có tài liệu chuyên sâu. Những quyển sách có giá trị lâu dài ít ai đưa lên mạng miễn phí, nhất là những công trình khoa học tự nhiên, xã hội. Không đọc sách, ta sẽ mất đi nguồn vốn từ tích lũy được từ sách, không học tập được những lời hay ý đẹp và ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong diễn đạt ngôn từ.

Còn đọc sách qua loa, cốt chỉ để cho người ta biết mình có đọc thì chỉ tốn công sức, thời gian, tiền bạc giống như cưỡi ngựa xem hoa, thật đáng phê phán

4. Biện pháp:

Văn bản ” Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm cho ta một bài học thấm thía về tầm quan trọng của việc đọc sách. Để đọc sách có hiệu quả, chúng ta cần chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Đọc những quyển sách có giá trị, bồi dưỡng kiến thức, nhân cách. Đọc ít nhưng phải đọc kỹ, ta phải có sự suy ngẫm, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu… thì mới hiểu thấu đáo nội dung của sách và mới nhớ lâu. Những điều hay có trong sách ta cần ghi chép lại để học tập cách diễn đạt. Ta cần đọc sách thường thức kết hợp với sách chuyên sâu, theo sở thích. Sách thường thức rất quan trọng, ứng dụng thực tiễn nhiều trong mọi lĩnh vực. Đọc sách phải có kế hoạch liên tục, suốt đời thì mới thấy được lợi ích của việc đọc sách

III. Kết bài:

Từ hiện tượng học sinh không có thói quen đọc sách hay đọc sách qua loa, ta càng thấy lời khuyên của Chu Quang Tiềm thật đúng đắn. Hãy tập thói quen đọc sách, từ đọc ít đến đọc nhiều, đọc đều đặn, thường xuyên, học sinh chúng ta sẽ nhận được điều kì diệu của sách để từ đó nuôi dưỡng ươm mầm niềm đam mê đọc sách như Gorki có nói ” Hãy yêu sách …”

Bùi Thị Mỹ Hạnh @ 01:44 15/01/2016 Số lượt xem: 14671

Đọc Sách Là Một Hoạt Động Mang Lại Nhiều Lợi Ích. Viết Bài Văn Bày Tỏ Những Suy Nghĩ Của Em Về Hoạt Động Này

Sách là tài sản quý giá đối với mỗi con người và toàn nhân loại. Đọc sách là một cách để con người tự học hỏi và trau dồi thêm kiến thức, đồng thời, giúp mỗi người luôn theo kịp xu thế của thời đại, trở thành người có tri thức tiên tiến để có thể giúp ích cho xã hội.

Mỗi cuốn sách là nơi lưu trữ kiến thức để truyền lại cho con người những hiểu biết về thế giới xung quanh. “Cuộc đời con người là hữu hạn nhưng kiến thức là vô hạn” nên con người sẽ chẳng bao giờ có thể biết hết, khám phá hết thế giới xung quanh mình. Qua thời gian, nhân loại đã tích luỹ được lượng kiến thức vô cùng to lớn, được lưu trữ dưới nhiều dạng, trong đó dạng phổ biến nhất, thuận tiện nhất chính là những cuốn sách. Có thể nói, sách là nơi mà ta có thể cập nhật thông tin, kiến thức một cách nhanh nhất. Vì thế, đọc sách có lợi cho mỗi người. Sách đưa ta đến sự hiểu biết về vũ trụ, về thế giới, về lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người, về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, về đất nước, thiên nhiên… mà ta chưa được biết tới. Hơn thế nữa, sách còn là người bạn trung thành dẫn dắt ta trên con đường tìm kiếm, học hỏi kiến thức. Có lẽ vì thế mà sách luôn gắn bó với con người từ khi còn bé với các câu chuyện cổ tích hướng tới cái thiện, cái đẹp cho tới khi lớn với những cuốn sách về khám phá tự nhiên, xã hội… Trong xu thế phát triển đất đất nước hiện nay, sách bây giờ đã không còn khan hiếm như trước. Hàng loạt những cuốn sách ra đời hằng ngày với những nội dung mới lạ, hình thức đẹp mắt. Chúng ta có thể mua sách ởrất nhiều nơi với giá không quá đắt.

Để đọc sách, mỗi người lại có một chỗ đọc riêng. Người đọc ở ngay tại nhà, người thì tìm đến các thư viện ở trường, ở thành phố để tìm đọc những cuốn sách hay, bổ ích. Có thể nói, bây giờ, trong cuộc sống bận rộn, công việc đọc sách đã diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi: lúc nghi ngơi, trước khi đi ngủ, khi xem tivi…

Trong thực tế, lượng sách phát hành mỗi ngày quá lớn mà không phải cách thể nào cũng đều có chất lượng tốt. Vì thế, chọn sách để đọc cũng là một công việc không hề dễ dàng. Khi chọn được những cuốn sách hay, phù hợp vổi mỗi người thì việc suy nghĩ về những kiến thức đã thu nhận được cũng là một cách để trau dồi sự hiểu biết. Một cách đọc để nhớ lâu là ghi chép, tóm tắt những nội dung cơ bản trong cuốn sách. Điều này rất cần thiết: mỗi khi cần, ta có thể vận dụng các kiến thức đó vào cuộc sống để những kiến thức đó không còn là sách vở, là lý thuyết suông. Chính vì vậy sách là một người thầy, một người bạn trung thành dạy ta những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống, là một thứ của cải tinh thẩn vô giá với mỗi người. Chúng ta cần phải giữ gìn, nâng niu, quý trọng và bảo quản sách, vận dụng những kiến thức trong sách vào đời sống để xứng đáng với những gì mà sách đem lại cho ta.

Đối với tôi, là một học sinh, giữ gìn những cuốn sách hay, bổ ích cũng là cách giữ gìn những gì mà mình đã học được từ đó. Đồng thời, công việc đọc sách cũng là một cách tự học hiệu quả nhất để có một “phông văn hoá” rộng lớn và sâu sắc.

Trích: chúng tôi

Nghị Luận Về Ích Lợi Của Việc Đọc Sách Từ Bài Bàn Về Đọc Sách Của Chu Quang Tiềm

Nghị luận về ích lợi của việc đọc sách từ bài Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm

Cuộc sống của chúng ta như một đại dương mênh mông vô tận, là sa mạc rộng lớn trải dài mà mỗi con người chỉ là một giọt nước hòa trong ngàn giọt nước biển cả, một hạt cát vô danh trong hàng triệu con người. Để sống và tỏa sáng như một ngôi sao thực thụ, bạn phải thực sự khác biệt. Và điều làm cho mỗi người nổi bật, để bước tới thành công và hạnh phúc chính là sách. Những lợi ích của việc đọc sách đã được Chu Quang Tiềm khẳng định trong bài “Bàn về đọc sách”.

Sách là nơi lưu trữ kiến thức, nguồn tri thức vô tận của con người và được truyền lại cho thế hệ khác qua những kí tự được viết trên trang giấy. Đọc sách chính là hành động tiếp thu những kiến thức ấy vào mình qua cách cảm nhận và thực hành. Qua bài “Bàn về đọc sách”, tác giả đã chỉ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc đọc. Ông khẳng định rằng, sách là kho tàng quý báu, cất giữ những giá trị của lịch sử nhân loại, là cột mốc tiến hóa của cả nhân loại. Sách là sự chuẩn bị trên con đường trường chinh vạn dặm trên con đường tri thức … Đó là những lí do trên lí thuyết: đọc sách để tích lũy tri thức, tăng thêm hiểu biết. Nhưng để làm gì?

Cuộc sống ngày nay là những guồng quay với sự đào thải bất kì ai không có năng lực. Bạn cần phải đọc sách vì đó mới là con đường thay đổi cuộc đời bạn, không phải tri thức bạn.

Thứ nhất, sách là con đường đơn giản nhất để bạn trở nên khác biệt trong thế giới mà con người đang ngày càng hòa lẫn vào nhau như những hạt cát vô danh. Giới trẻ vẫn thường nói: “Ngoại hình và đầu óc, ít nhất phải có một cái chứ”. Bạn không thể quyết định mình trở nên xinh đẹp nhưng bạn có thể khiến mình nổi bật nhờ “cái đầu” của mình. Khoa học đã chứng minh, đọc sách rèn cho con người tư duy và khả năng suy luận nhạy bén hơn. Nếu không, bạn cũng có thể phát huy được trí tưởng tượng phong phú của mình. Sách mang đến cho bạn thứ còn quan trọng hơn cả kiến thức, đó là trí tưởng tượng: Kiến thức thì duy trì thế giới nhưng trí tưởng tượng mới là thứ tạo nên thế giới và thay đổi thế giới. Kiến thức thì có giới hạn còn trí tưởng tượng thì không. Có những nơi đôi mắt không thể đến được, đôi chân không thể tới được, nhưng con chữ thì có thể. Đọc sách hẳn là việc đơn giản, dễ thực hiện nhất… trong tất cả những việc nên làm. Thử so sánh với việc tập thể thao, nuôi động vật, nấu ăn, chơi nhạc cụ, từ bỏ chất gây nghiện… mà xem. Để đọc sách, đơn giản, bạn chỉ cần biết chữ! Nói chuyện với một người, bạn có thể gây ấn tượng với người đối diện bởi sự hài hước nhờ bạn đọc một quyển truyện cười nào đó, sự uyên bác bởi những điều bạn đọc được từ một cuốn sách khoa học. Để tương lai, thay vì mệt mỏi nói về nào những cơm, áo, gạo tiền, dầu, muối, xăng, xe với người yêu, bạn còn có thể nói về cầm, kì, thi, họa, phong, hoa.Và bạn trở nên khác biệt hoàn toàn với những người khác!

Thứ ba, khi bạn đã có sẵn những khác biệt là tố chất rồi, sách chính là con đường nhanh nhất để có được thành công. Con đường nhanh nhất để đi đến với thành công là không cần phải bắt đầu từ vạch xuất phát, đi lên những dấu chân mà lịch sử đã đi qua mà là bước tiếp những bước chân mà những người xưa đang dừng lại, là khai phá ra những nơi không có dấu chân người. Ta không nhất thiết phải vấp ngã tại những nơi người khác đã ngã, thất bại ở những nơi không cần thiết. Và làm được điều đó cũng chỉ có sách. Edison có phải lần mò từ đầu để sáng chế ra đèn điện? Không, ông biết đọc sách để tiếp thu những gì người đi trước để lại, để ông tạo ra thứ tốt hơn đèn dầu lúc bấy giờ. Marie Curie có thể là người phụ nữ duy nhất trên thế giới nhận 2 giải Nobel nếu không dành hầu hết tuổi thơ mình để đọc sách? Rất nhiều những cuốn sách đã thay đổi cuộc đời người khác và nhất định sẽ có một cuốn sách thay đổi cuộc đời bạn!

Bây giờ trên tay bạn có cuốn sách nào không. Nếu muốn cuộc đời mình phải hối hận, hãy cứ ngồi đó. Sách không kì thị bất kì ai, chỉ có những người không nhận ra giá trị thực của nó mà thôi.