Top 12 # Xem Nhiều Nhất Trình Bày Quy Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Lợi Ích Cận Biên (Marginal Utility) Là Gì? Qui Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần

Định nghĩa

Lợi ích cận biên trong tiếng Anh là Marginal Utility. Lợi ích cận biên là lợi ích tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hành hóa, dịch vụ.

Lợi ích trong tiếng Anh là Utility. Lợi ích là sự hài lòng, thỏa mãn do tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ mang lại.

Ví dụ: Một người đang ở trong trạng thái khát nước. Sau khi uống một cốc nước mát, anh ta cảm thấy hài lòng cao độ bởi cốc nước này đã làm giảm cơn khát của anh ta.

Như vậy, anh ta đã thu được lợi ích từ việc tiêu dùng cốc nước này.

Tổng lợi ích trong tiếng Anh là Total Utility, kí hiệu TU.

Tổng lợi ích là tổng thể sự hài lòng, thỏa mãn do tiêu dùng toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại.

Công thức xác định lợi ích cận biên

Công thức xác định lợi ích cận biên như sau:

MU = ΔTU / ΔQ

Trong đó:

MU là lợi ích cận biên

ΔTU là sự thay đổi về tổng lợi ích

ΔQ là sự thay đổi về lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng

Giả sử nếu một người uống một cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 5; uống hai cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 8.

Như vậy, lợi ích cận biên được xác định theo công thức trên sẽ bằng:

MU = (8 – 5)/(2-1) = 3

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần

– Thực tế là, độ thỏa mãn hài lòng của người khát nước trong ví dụ trên đối với mỗi cốc là không giống nhau.

– Cốc nước thứ nhất có thể cho cảm giác khoái cảm đỡ khát; cốc nước thứ hai không thể đem lại lợi ích bằng cốc nước đầu tiên… đến cốc nước thứ ba, thứ tư lợi cích thu được sẽ tiếp tục giảm…

– Như vậy, lợi ích mà người khát nước thu được từ cốc thứ nhất cao hơn cốc thứ hai, lợi ích thu được từ cốc thứ hai cao hơn cốc thứ ba và cứ thế tiếp tục.

– Có thể hiểu rằng, độ thỏa mãn hài lòng của người uống nước sẽ giảm xuống đối với mỗi cốc nước uống thêm. Hiện tượng đó được gọi là qui luật lợi ích cận biên giảm dần.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu như sau:

Lợi ích cận biên của một hàng hóa có xu hướng giảm khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời điểm nhất định.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần nói lên khi ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào đó, tổng lợi ích sẽ tăng lên song với tốc độ ngày càng chậm và việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hóa đó.

Qui Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần (Law Of Diminishing Marginal Utility) Là Gì?

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần

Khái niệm

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần trong tiếng Anh là Law of Diminishing Marginal Utility.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần giải thích rằng, khi một người tiêu thụ một mặt hàng hoặc sản phẩm, sự hài lòng và lợi ích mà họ có được từ các sản phẩm sẽ giảm đi khi họ tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm đó.

Ví dụ, một cá nhân có thể mua một loại sô cô la nhất định trong một thời gian. Chẳng mấy chốc, họ có thể mua ít hơn và chọn một loại sô cô la khác hoặc mua bánh quy thay thế, do sự hài lòng ban đầu họ nhận được từ sô cô la đang giảm dần.

Nội dung của qui luật lợi ích cận biên giảm dần

Trong kinh tế học, qui luật lợi ích cận biên giảm dần nói rằng, lợi ích cận biên của hàng hóa hoặc dịch vụ giảm khi nguồn cung sẵn có của nó tăng lên. Các tác nhân kinh tế sẽ khiến lần lượt các đơn vị của hàng hóa hoặc dịch vụ ngày càng giảm đi, cho đến khi nó hết giá trị. Qui luật lợi ích cận biên giảm dần được sử dụng để giải thích cho các hiện tượng kinh tế khác, chẳng hạn như lí thuyết về thị hiếu theo thời gian.

Bất cứ khi nào một cá nhân tương tác với một hàng hóa kinh tế, thì cá nhân đó hành động theo cách thể hiện thứ tự mà họ coi trọng việc sử dụng hàng hóa đó. Do đó, đơn vị đầu tiên được tiêu thụ, là dành cho mục đích có giá trị nhất của cá nhân đó. Đơn vị thứ hai được dành cho mục đích có giá trị thứ hai, và cứ như vậy. Nói cách khác, qui luật lợi ích cận biên giảm dần qui định rằng, khi người tiêu dùng đi chợ để mua hàng hóa, họ không coi trọng tất cả các mặt hàng họ mua như nhau. Họ sẽ trả nhiều tiền hơn cho một số mặt hàng và ít hơn cho những mặt hàng khác.

Một ví dụ khác, một người bị dạt vào một hòn đảo hoang, tìm thấy một thùng nước đóng chai trên bờ biển. Người đó có thể uống chai đầu tiên, và điều này cho thấy việc thỏa mãn cơn khát cho người đó là lợi ích quan trọng nhất của chai nước. Người này có thể rửa ráy bằng chai thứ hai hoặc quyết định để dành nó cho sau này. Nếu người đó có thể để dành, điều này cho thấy rằng, người đó coi trọng việc sử dụng nước trong tương lai hơn là việc rửa ráy hiện tại, nhưng độ coi trọng vẫn ít hơn là việc làm dịu cơn khát ngay lập tức. Điều này được gọi là thị hiếu theo thời gian. Khái niệm này giúp giải thích việc tiết kiệm và đầu tư so với tiêu dùng và chi tiêu hiện tại.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần áp dụng cho tiền và lãi suất

Ví dụ trên cũng giúp giải thích lí do tại sao đường cầu dốc xuống trong các mô hình kinh tế vi mô, vì mỗi đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung được đưa vào có giá trị nhỏ hơn. Ứng dụng này của qui luật lợi ích cận biên giảm dần cho thấy lí do tại sao sự gia tăng của dung lượng tiền (hoặc những thứ tương đương) làm giảm giá trị trao đổi của một đơn vị tiền vì mỗi đơn vị tiền được sử dụng để mua bán sẽ lần lượt có giá trị ít hơn.

Ví dụ về trao đổi tiền tệ đã cung cấp một lập luận kinh tế chống lại sự thao túng lãi suất bởi các ngân hàng trung ương. Vì lãi suất ảnh hưởng đến thói quen tiết kiệm và chi tiêu của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp. Việc bóp méo lãi suất khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu hoặc tiết kiệm theo thị hiếu thời gian thực tế của họ, dẫn đến thặng dư có thể xảy ra hoặc sự thiếu hụt trong vốn đầu tư cơ bản.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần và marketing

Các marketer sử dụng qui luật lợi ích cận biên giảm dần vì họ muốn giữ lợi ích cận biên ở mức cao cho các sản phẩm mà họ bán. Một sản phẩm được tiêu thụ vì nó mang lại sự hài lòng, nhưng quá nhiều sản phẩm có thể có nghĩa là lợi ích cận biên bằng 0 vì người tiêu dùng đã có đủ sản phẩm và chúng bị bão hòa. Tất nhiên, lợi ích cận biên phụ thuộc vào người tiêu dùng và sản phẩm được tiêu thụ.

(Theo Investopedia)

Ích Y

Ích Lợi Cận Biên Là Gì?

Ích lợi cận biên (marginal utility) là mức tăng ích lợi của một cá nhân nhận được khi sử dụng hay tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ. Đôi khi nó còn được gọi là ích lợi tăng thêm. Chẳng hạn, tổng ích lợi (hay mức thỏa mãn) của một người tăng khi anh ta có thêm một đôi giày. Ích lợi cận biên mang dấu dương, nhưng giảm dần. Ví dụ, một người có hai đôi giày sẽ có thêm ích lợi nếu mua thêm một đôi giày nữa, nhưng mức ích lợi tăng thêm này thấp hơn mức ích lợi tăng thêm khi anh ta đang có một đôi giày và mua thêm một đôi giày nữa. Hiện tượng này được gọi là quy luật ích lợi cận biên giảm dần.

Không nên nhầm lẫn giữa ích lợi cận biên và tổng ích lợi. Tổng ích lợi là tổng số ích lợi thu được từ tất cả các đơn vị hàng hóa tiêu dùng, còn ích lợi cận biên là tổng số ích lợi thu được khi sử dụng hay tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa. Sự khác biệt này cho phép chúng ta lý giải được cái gọi là nghịch lý của giá trị. Nước có giá trị cao, tổng ích lợi của nó lớn, nhưng do rất sẵn nên có ích lợi cận biên rất thấp. Kim cương có tổng ích lợi thất, nhưng do khan hiếm nên có ích lợi cận biên cao. Cùng với hàm cung cho trước của nước và kim cương, thực tế này góp phần xác định giá của chúng. Những mặt hàng có ích lợi cận biên thấp (nước) đòi hỏi giá thấp, còn mặt hàng có ích lợi cận biên rất cao (kim cương) đòi hỏi giá rất cao.

Khi có sự thay đổi ích lợi, chẳng hạn do sự thay đổi từ hai đôi giày lên ba đôi giày, người ta có thể sử dụng toán học để tính toán mức thay đổi. Trong quá trình tính toán, những thay đổi như thế được gọi là đạo hàm (hay vi phân) bậc nhất, và ích lợi cận biên chính là đạo hàm (hay vi phân) bậc nhất của hàm tổng ích lợi, còn tốc độ thay đổi của những thay đổi đó là đạo hàm bậc hai.

Sự Khác Biệt Giữa Tổng Lợi Ích Và Lợi Ích Cận Biên Là Gì?

Câu trả lời ngắn gọn:

Lợi ích cận biên là đầu vào đơn vị gây ra thay đổi đầu ra (trong phần quy trình đó).

Tổng lợi ích là tổng sản lượng gây ra bởi tổng đầu vào (trong phần quy trình đó).

Điểm cân bằng cận biên là thời điểm không có lợi ích cận biên trong quá trình này. Đây là điểm quan trọng mà một đầu vào đơn vị sẽ gây ra mất mát; nó là 0 nằm giữa dương và âm.

Giải thích thêm:

Khái niệm lợi ích cận biên được sử dụng trong cạnh tranh kinh tế vi mô để tối đa hóa lợi nhuận nhưng có một cách khác để sử dụng khái niệm này để hiểu quá trình kinh tế vĩ mô và tránh quá trình cạnh tranh kinh tế vi mô dẫn đến điều kiện kinh tế vĩ mô suy thoái gây ra tình trạng mất cân bằng kinh tế.

Nhưng khi cả thế giới rơi vào trạng thái cân bằng kinh tế này một ngày nào đó trong tương lai, thủ đô và dân số bị dồn vào chân tường này sẽ không còn nơi nào để đi ngoài việc ngồi đó chờ đợi để bị bốc hơi vào hư vô.

Do tác động phá hủy hiện tại đối với giá trị vật chất (giá trị thực) ngày càng trở nên ác tính hơn đã vượt qua khả năng điều chỉnh khả năng phục hồi tự nhiên, những sự phá hủy này là quá trình không thể đảo ngược, không thể phục hồi, ví dụ: giảm năng lượng địa nhiệt là quá trình không thể đảo ngược mùa thu ngắn của vòng đời của hệ sinh thái. Ô nhiễm hóa học là quá trình không thể đảo ngược, gây ra thiệt hại không thể đảo ngược đối với hệ sinh thái làm suy giảm các điều kiện tiến hóa làm giảm tốc độ tiến hóa sẽ làm giảm mức độ tiến hóa mà chúng ta cần đạt đến mức quan trọng để đạt được tương lai vô tận, do đó phủ nhận toàn bộ quá trình thành một điều vô nghĩa – – công việc vô giá trị.

Nền kinh tế của chúng tôi là một xu hướng tự nhiên thúc đẩy quá trình tự nhiên. Quá trình tự nhiên này là một quá trình tăng trưởng entropy, phụ thuộc vào việc khai thác sự khác biệt tiềm năng trong các yếu tố kinh tế như tài nguyên, chi phí lao động, thị trường, vốn, khoa học và công nghệ để kiếm lợi nhuận. Chênh lệch càng cao, bạn càng nhận được nhiều lợi nhuận. Quá trình kinh tế này thậm chí sẽ làm giảm sự khác biệt tiềm năng trong các yếu tố kinh tế làm giảm biên lợi nhuận. Các yếu tố kinh tế càng phân phối đồng đều, tỷ suất lợi nhuận càng nhỏ. Đây là lợi ích cận biên là lợi ích tương đối.

Vì vậy, kết quả cuối cùng của tăng trưởng kinh tế và chuyển tiếp đầu tư từ nước giàu sang nước nghèo không phải là tất cả những người giàu mong đợi mà tất cả đều nghèo.

Một người đàn ông thực tế và nghiêm túc sẽ không coi đó là một nguyên nhân lớn để theo đuổi, bởi vì anh ta tham lam và tham vọng hơn: anh ta muốn tương lai vô tận và tự do tối thượng trong vũ trụ.

Điều mà tất cả mọi người hiện đang làm là cố gắng giành chiến thắng trong quá trình chơi trò chơi cấp độ nhưng trong khi đó, không biết tất cả sẽ làm mất đi cấp độ hệ thống sẽ gây ra sự tuyệt chủng. Ngay cả khi bạn sẵn sàng tiếp tục chơi trò chơi cấp độ quá trình (quá trình cạnh tranh tự nhiên và chọn lọc tự nhiên) mãi mãi, quá trình này sẽ làm cạn kiệt tất cả các tài nguyên và kết thúc trò chơi này sớm hơn bạn mong đợi.