Top 3 # Xem Nhiều Nhất Trình Bày Đặc Điểm Phát Triển Của Dịch Vụ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Trình Bày Đặc Điểm Phát Triển Ngành Dịch Vụ Của Đông Nam Bộ

2.– Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước: + Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khỏang 3 triệu ha, chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.+ Đất nhìn chung màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thích hợp cho việc trồng lúa với quy mô lớn.+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, nguồn nước sông ngòi tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa.Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì:a) Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.– Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau – cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).– Thị trường tiêu thụ rộng lớn.+ Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.+ Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.– Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có.+ Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.+ Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.b) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao:-Về mặt kinh tế:+ Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.+ Chiếm tỉ trọng tương đối cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp (23,7% năm 2007).+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.– Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên keests nông – công.c) Ngành này cũng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:– Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.– Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành khác.+ Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhạy bén trong việc tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới về trồng lúa.+ Được Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại giống…),+ Nhu cầu lớn của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bài 13 : Vai Trò, Đặc Điểm Phát Triển Và Phân Bố Ngành Dịch Vụ

I. Cơ cấu và vai trò củ dịch vụ trong nền kinh tế

1. Cơ cấu ngành dịch vụ

– Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người .

– Bao gồm 3 nhóm ngành:

+ Dịch vụ tiêu dùng: thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cá nhân và cộng đồng.

+ Dịch vụ sản xuất: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, kinh doanh tài sản, tư vấn

+ Dịch vụ công cộng: khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm xã hội.

Biểu đồ cơ cấu GDP của các ngành dịch vụ, năm 2002 (%)

– Khi kinh tế càng phát triển thì dịch vụ càng trở nên đa dạng.

+ Ở nông thôn hiện nay, Nhà nước đầu tư xây dựng các mô hình đường, trường, trạm, đó là các dịch vụ công cộng.

+ Ngày nay, kinh tế phát triển việc đi lại trong nước và nước ngoài bằng đủ các loại phương tiện.

+ Hiện nay, các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí ngày càng được xây dựng nhiều (dịch vụ tiêu dùng).

2. Vai trò của dịch vụ

– Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất cho các ngành kinh tế.

– Tiêu thụ sản phẩm tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất trong và ngoài nước.

– Thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.

II. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta

1.Đặc điểm phát triển

– Dịch vụ nước ta chiếm khoảng 25% lao động và 38,5% cơ cấu GDP (2002).

– Trong điều mở cửa nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ nước ta đang ngày càng phát triển rất nhanh để vươn lên tầm khu vực và quốc tế.

– Việt Nam đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ty nước ngoài mở các hoạt động dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận cao của các ngành dịch vụ.

– Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phải dựa trên trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt. Đây là một thách thức trong phát triển các hoạt động dịch vụ ở nước ta hiện nay.

2. Đặc điểm phân bố

– Sự phân bố của các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư

+ Ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng, tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ

+ Ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nặng tính chất tự cấp, tự túc thì các hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.

Dịch Vụ Logistics Là Gì? Đặc Điểm, Quy Trình Các Dịch Vụ Logistics

Khái niệm logistics và dịch vụ logistics khá quen thuộc với nhiều doanh nghiệp Việt. Xét trên tổng thể khái quát nhất, thì có thể hiểu logistics như một chuỗi dịch vụ vận tải hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Logistics có các đặc điểm pháp lý cơ bản, quy trình tương ứng với từng mô hình vận chuyển khác nhau tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Dịch vụ logistics là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa nào được lấy làm tiêu chuẩn cho khái niệm logistics. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu cơ bản logistics chính là một quy trình cụ thể nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Chuỗi cung ứng này đi từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất, thẩm định, cho đến phân phối đến tay người dùng. Trong đó, nhiệm vụ của logistics là lên kế hoạch, triển khai và giám sát việc vận chuyển hàng hóa.

Trong Bộ Luật thương mại, điều 233 LTM 2005 cũng có định nghĩa về dịch vụ logistics cụ thể như sau:

Vì hoạt động theo dây chuyền, nên nếu logistics tối ưu thì quá trình kinh doanh cũng được tối ưu. Khi sản phẩm được vận chuyển nhanh nhất tới tay khách hàng, giá trị và tính cạnh tranh thương hiệu sẽ tăng lên. Hiệu quả của logistics không chỉ áp dụng cho hoạt động thương mại trong nước. Nó còn có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa giữa các quốc gia.

Nền tảng hoạt động của doanh nghiệp logistics

Từ khái niệm về dịch vụ logistics, chúng ta có thể thấy được một doanh nghiệp logistics hoạt động dựa trên các nền tảng sau:

Logistics sinh tồn

Đây chính là nền tảng cơ bản của các hoạt động logistics nói chung. Nền tảng này hướng đến việc logistics cung ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Nó đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống của con người. Hiểu nôm na, thì logistics sinh tồn chính là quá trình vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây cũng chính là bản chất cơ bản của các dịch vụ logistics nói chung.

Logistics hoạt động

Logistics hoạt động đáp ứng nhu cầu vận chuyển mở rộng cho doanh nghiệp

Logistics hệ thống

Đây chính là những yếu tố giúp cho một công ty dịch vụ logistics có thể hoạt động được. Nó bao gồm nhà xưởng, công nghệ, nhân lực, máy móc thiết bị tối thiểu. Thiếu những yếu tố này, thì doanh nghiệp không thể thực hiện được dịch vụ logistics.

Đặc điểm dịch vụ logistics

Như đã nói, dịch vụ logistics chịu sự điều phối và quản lý của pháp luật. Vì vậy nó được kiểm soát bằng những quy định cụ thể trong luật thương mại 2005. Theo đó, chúng ta có thể thấy được những đặc điểm cơ bản của logistics:

Do thương nhân thực hiện

Dịch vụ logistics sẽ do thương nhân đảm nhiệm thực hiện. Khi lựa chọn cung ứng dịch vụ, thương nhân cần phải đáp ứng đầy đủ các quy định theo pháp luật:

Đăng ký kinh doanh

Đảm bảo đáp ứng các điều kiện về phương tiện thiết bị

Đảm bảo các công cụ cần thiết cho công việc

Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và yêu cầu kỹ thuật trong vận chuyển hàng hóa

Có đủ số lượng nhân viên theo quy mô dịch vụ.

Hiện nay, có khá nhiều công ty dịch vụ logistics. Để dễ hình dung hơn về logistics, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn qua dịch vụ các công ty như: Viettel, Bưu điện, Kho vận miền Nam, Tân cảng Sài Gòn, Giao nhận toàn cầu DHL…

Dịch vụ logistics do thương nhân thực hiện, dưới sự quản lý của pháp luật

Có một đặc điểm của dịch vụ logistics mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Đó là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ không thể can thiệp vào chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Đồng thời, các công ty logistics còn có thể liên kết với 1 bên thứ 3 (ví dụ các công ty chuyên về vận chuyển). Vì vậy, hàng hóa cũng có thể sẽ tiềm ẩn rủi ro hư hỏng, mất mát. Hoặc tác động từ các yếu tố khách quan cũng làm hư hỏng hàng hóa.

Chính vì vậy, pháp luật cũng có các quy định cụ thể để đảm bảo và giới hạn trách nhiệm cho các thương nhân thực hiện dịch vụ.

Là dịch vụ có tính hoàn thiện cao nhất

Nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện 1 khâu trong toàn bộ các dịch vụ logistics. Khi đó, họ cũng tự nhận mình là đơn vị dịch vụ logistics. Trên thực tế, dịch vụ logistics có bước phát triển cao nhất.

Nó không chỉ bao gồm vận tải, giao nhận, lưu kho. Nó còn bao trùm cả một dây chuyền cung ứng vận tải phức tạp. Thương nhân thực hiện dịch vụ logistics sẽ thực hiện quy trình theo chuỗi để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp

Logistics không chỉ có ý nghĩa trong bán hàng. Nó đóng vai trò trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ tất cả các khâu từ chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất, phân phối thành phẩm đến tay người dùng. Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí. Đồng thời cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế tối đa rủi ro.

Logistics có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp

Ngoài ra, các dịch vụ logistics chuyên về lưu trữ và kiểm kê hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp chủ động nhất trong kinh doanh. Từ đó, hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tốt hơn.

Được thực hiện trên cơ sở hợp đồng các bên

Dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận giữa các bên. Thương nhân thực hiện dịch vụ sẽ được nhận thù lao tương ứng với công việc. Hợp đồng đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào từng mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng. Trong hợp đồng sẽ có điều khoản đền bù cụ thể để đảm bảo trách nhiệm của đơn vị logistics.

Phân loại dịch vụ logistics

Hiện nay, logistics được phân thành 3 nhóm chính:

Nhóm dịch vụ logistics chủ yếu

Bốc xếp hàng hóa: Đóng hàng lên container, dỡ hàng từ container

Dịch vụ kho bãi mục đích lưu giữ hàng hóa (tính cả kinh doanh cho thuê kho bãi)

Dịch vụ đại lý vận tải: Thực hiện thủ tục hải quan, bốc dỡ hàng, đóng gói hàng, đóng thùng gỗ chèn lót cho hàng hóa…

Dịch vụ bổ trợ: 

Bảo quản hàng hóa lưu kho

Xử lý đơn hàng bị khách hoàn trả

Kiểm tra hàng tồn kho

Kiểm tra và xử lý hàng hóa quá hạn, lỗi mốt

Tái phân phối hàng hóa

Cho thuê, mua bán container

Nhóm dịch vụ logistics vận tải

Vận chuyển hàng hóa theo đường bộ (xe tải, container)

Vận tải hàng hóa bằng đường sắt

Vận chuyển hàng hóa đường biển nội địa

Vận chuyển hàng hóa đường biển quốc tế

Vận chuyển hàng hóa đường hàng không

Chuyển phát nhanh nội địa

Chuyển phát nhanh quốc tế

Kiểm tra sản phẩm, tư vấn kỹ thuật vận chuyển

Phân loại hàng hóa

Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác

Tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp

Dịch vụ bưu chính

Dịch vụ xin giấy phép: giấy công bố sản phẩm, giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa…

Tra cứu mã HS cho hàng hóa (Mã số hàng hóa xuất nhập khẩu. Mã số này cần được tra cứu chính xác làm căn cứ để đóng thuế hải quan)

Các dịch vụ thương mại bán buôn và bán lẻ khác

Quy trình chung các dịch vụ logistics

Logistics không phải là một hoạt động riêng lẻ cơ bản. Nó là một chuỗi quy trình mà doanh nghiệp logistics cần phải lên kế hoạch cụ thể cho từng khâu. Việc sắp xếp hợp lý sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Điều này cũng giúp các công ty logistics gây được ấn tượng với khách hàng.

Chi tiết cụ thể của một quy trình logistics cơ bản

Báo giá, ký hợp đồng: Doanh nghiệp sẽ tiếp nhận các thông tin cơ bản về số lượng, chủng loại, yêu cầu vận chuyển hàng hóa. Sau đó có báo giá cơ bản gửi đến khách hàng. Hợp đồng sẽ được lập dựa vào báo giá và thỏa thuận các điều kiện hai bên.

Nhận hàng: Thực hiện nhận hàng đúng như thỏa thuận tại địa điểm yêu cầu

Đóng gói bao bì (theo yêu cầu, hoặc cần thiết với sản phẩm để đảm bảo an toàn vận chuyển)

Ghi ký mã hiệu hàng hóa, sản phẩm

Vận chuyển: thực hiện đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến các kho phân phối.

Lưu kho, lưu bãi: Lưu trữ hàng hóa trước khi đến tay người tiêu dùng

Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho quá trình logistics

Làm các thủ tục hải quan cho hàng hóa

Giao hàng đến tay người nhận.

Ví dụ quy trình logistics cụ thể

Dịch vụ  logistics xuất khẩu đường biển có nhiều quy trình bắt buộc

Quy trình dịch vụ logistics cho xuất khẩu biển quốc tế:

Báo giá, ký hợp đồng với khách hàng

Nhận hàng và lưu kho (Hoặc có thể để hàng hóa tại kho của khách)

Xin giá cước biển

Lấy booking xuất khẩu: Báo tên hàng hóa, ngày đi, cảng đi, cảng đến, số lượng cont, trọng lượng chính xác của hàng hóa…

Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho xuất khẩu

Mở hải quan xuất khẩu

Phun xịt khử trùng hàng hóa (tùy theo yêu cầu nước nhập khẩu)

Vận chuyển hàng hóa xuống cảng

Gửi hướng dẫn lập bill gửi hải quan

Nhận bill gốc từ đơn vị xuất khẩu và hải quan

Vận chuyển hàng hóa đến nước nhập khẩu

Gửi bill cho nhà nhập khẩu

Lưu hồ sơ xuất khẩu

Lưu ý, Với hàng nguyên cont hay hàng lẻ, thì quy trình cũng sẽ có một vài thay đổi nhỏ.

Đến đây, chắc chắn bạn đã hiểu được dịch vụ logistics là gì. Những đặc điểm và quy trình của logistics cũng đã được chúng tôi thông tin chi tiết. Qua đó có thể thấy được vai trò của logistics với nền kinh tế. Vấn đề của bạn là lựa chọn một đơn vị dịch vụ logistics có chất lượng, uy tín, giàu kinh nghiệm. Đây chính là sự đảm bảo tốt nhất cho sự an toàn của hàng hóa, giúp hoạt động doanh nghiệp ổn định nhất.

Dịch vụ logistics là gì?

Đặc điểm dịch vụ logistics?

Các đặc điểm của dịch vụ logistics bao gồm: Do thương nhân thực hiện, Là dịch vụ có tính hoàn thiện bao trùm cả một dây chuyền cung ứng vận tải phức tạp, đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp và được thực hiện trên cơ sở hợp đồng các bên.

Quy trình dịch vụ logistics?

Lý Thuyết Đặc Điểm Phát Triển Và Phân Bố Các Ngành Dịch Vụ Ở Nước Ta

II. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta1. Đặc điểm phát triểnKhu vực dịch vụ ở nước ta mới chiếm khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm 38,5 % trong cơ cấu GDP (năm 2002).Trong điều kiện mở của nền kinh tế. chuyển dịch…

II. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta 1. Đặc điểm phát triển

Khu vực dịch vụ ở nước ta mới chiếm khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm 38,5 % trong cơ cấu GDP (năm 2002).

Trong điều kiện mở của nền kinh tế. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ ở nước ta phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.

Dựa vào hình 13.1, tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nêu nhận xét.

Việt Nam đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ti nước ngoài mở các hoạt động dịch vụ, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, du lịch, giáo dục đại học,… Điều này càng cho thấy rõ khả năng thu lợi nhuận cao của các ngành dịch vụ.

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phái dựa trên trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt. Đây là một thách thức trong phát triển các hoạt động dịch vụ ở nước ta hiện nay.

2. Đặc điểm phân bố

Sự phân bố của các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bổ của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư. Vì vậy, ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ. Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nặng tính chất tự cấp, tự túc thì các hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.

©2019 chúng tôi – Giải bài tập Sách giáo khoa, giải bài tập Sách bài tập tất cả môn học 12 lớp