Top 6 # Xem Nhiều Nhất Trình Bày Cấu Trúc Và Vai Trò Của Atp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Trình Bày Cấu Trúc Hóa Học Và Chức Năng Của Phân Tử Atp

Giải bài 3 trang 56 sách giáo khoa Sinh học 10: Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.

Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 56 sgk Sinh lớp 10

Cấu trúc hóa học của phân tử ATP:

ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ.

ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sinh sản và phân hủy tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.

Chức năng của phân tử ATP:

+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.

+ Vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.

+ Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.

Bài 14. Enzim Và Vai Trò Của Enzim Trong Quá Trình Chuyển Hóa Vật Chất

Bài 14. Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

Giáo viên giảng dạy: Phạm Văn An– Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của ATP?– Bài tập: Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được xellulozơ?TIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. ENZIM1. Khái niệm:Enzim là gì? Enzim là chất xúc tác sinh học, có bản chất là protein, xúc tác các phản ứng sinh hóa trong điều kiện bình thường của cơ thể sống. Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.TIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. ENZIM1. Khái niệm:2. Cấu trúc: Nêu cấu trúc của enzim? PrôtêinPrôtêin kết hợp với chất khác không phải là Prôtêin (Côenzim)Enzim 1 thành phầnEnzim 2 thành phầnCơ chất là gì?S1S2S4S3Enzim A và B có thể liên kết với cơ chất nào? Vì sao?Trung tâm hoạt động của enzim có cấu tạo như thế nào? Có chức năng gì?TIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. ENZIM1. Khái niệm:EnzimAEnzim BS1S2S4S3Phức hợp E – S2. Cấu trúc: Chất chịu tác dụng của enzim gọi là cơ chất. Trong phân tử enzim có những vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất gọi là trung tâm hoạt động.TIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. ENZIM1. Khái niệm:EnzimAEnzim BS1S2S4S3Phức hợp E – S2. Cấu trúc: – Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo thành sản phẩm.TIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. ENZIM1. Khái niệm:2. Cấu trúc: 3. Cơ chế hoạt động của enzim:P2P1EnzimSPhức hợp E – SSản phẩmTrình bày cơ chế tác động của enzim? E + SEnzim Cơ chất E – SPhức hợptrung gianSP + ESản phẩm Enzim– Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo phức hợp enzim – cơ chất, sau đó enzim tác động lên cơ chất tạo ra sản phẩm và giải phóng enzim tự do.I. ENZIM1. Khái niệm:2. Cấu trúc: – Mỗi enzim chỉ xúc tác cho một hoặc một vài phản ứng nhất định – tính đặc thù của enzim.3. Cơ chế hoạt động của enzim:P2P1EnzimS1+Enzim+PEnzimS1S2++EnzimPhân giảiTổng hợpS1EnzimS1S2EnzimTIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT TIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. ENZIM1. Khái niệm:2. Cấu trúc: 3. Cơ chế hoạt động của enzim:Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:a. Nhiệt độ: Nhận xét về ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính của Enzim?TIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. ENZIM1. Khái niệm:2. Cấu trúc: 3. Cơ chế hoạt động của enzim:4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:a. Nhiệt độ: b. Độ pH: Nhận xét về ảnh hưởng của độ pH lên hoạt tính của Enzim?TIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. ENZIM1. Khái niệm:2. Cấu trúc: 3. Cơ chế hoạt động của enzim:4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:a. Nhiệt độ: b. Độ pH: c. Nồng độ cơ chất: Nhận xét về ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên hoạt tính của Enzim?Với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch, thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng dần đến một mức nhất định rồi dừng lại.TIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. ENZIM1. Khái niệm:2. Cấu trúc: 3. Cơ chế hoạt động của enzim:4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:a. Nhiệt độ: b. Độ pH: c. Nồng độ cơ chất: d. Nồng độ enzim: Nhận xét về ảnh hưởng của nồng độ enzim lên hoạt tính của Enzim?Với một lượng cơ chất xác định, nồng độ enzim càng cao thì tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh.TIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. ENZIM1. Khái niệm:2. Cấu trúc: 3. Cơ chế hoạt động của enzim:4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:a. Nhiệt độ: b. Độ pH: c. Nồng độ cơ chất: d. Nồng độ enzim: e. Chất ức chế enzim: Enzim liên kết với cơ chất bình thườngEnzim không liên kết được với cơ chấtMột số hóa chất có thể làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim.TIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. ENZIMII. VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT100 g tinh bộtHCl7200 giây, t0 = 1000CGlucôzơGlucôzơE. Amilaza2 giây, t0 = 370CEnzim có vai trò gì?– Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng, do đó làm tăng tốc độ phản ứng.TIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. ENZIMII. VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT– Các chất trong tế bào được chuyển hoá thông qua hàng loạt các phản ứng hoá sinh. Mỗi phản ứng được điều khiển bởi một enzim đặc hiệu.– Cơ thể sinh vật có thể tạo ra các enzim ở dạng chưa hoạt động, khi cần sẽ hoạt hoá chúng hoặc sử dụng các chất ức chế.TIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. ENZIMII. VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT– Khi sản phẩm của một số quá trình tổng hợp trở nên dư thừa chúng sẽ quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng đầu của quá trình chuyển hoá và được gọi là quá trình ức chế ngược. TIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. ENZIMII. VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤTNếu G và F tăng lên một cách bất thường trong tế bào thì nồng độ chất nào trong tế bào sẽ tăng lên? Vì sao?CỦNG CỐ, LUYỆN TẬPTIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT – Tại sao một số người khi tiêm một loại thuốc kháng sinh lại có thể chết ngay lập tức vì bị sốc phản vệ nếu không thử thuốc trước?(vì những người này không có hoặc không đủ lượng enzim phân giải thuốc) – Tại sao một số người không ăn được cua ghẹ, nếu ăn sẽ bị dị ứng?(cơ thể người đó không có enzim phân giải prôtêin của cua, ghẹ nên không tiêu hoá được)HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ– Đọc phần “em có biết” phần cuối bài học.– Học bài cũ và trả lời câu hỏi theo câu hỏi SGK. Đọc bài mới trước khi đến lớp. Tại sao ăn thịt bò khô với gỏi đu đủ thì lại dễ tiêu hóa hơn khi ăn thịt bò riêng?– Tại sao trong công nghệ chế biến bột giặt người ta thường cho thêm nhiều loại enzim?TIẾT 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC. CHÀO THÂN ÁI!

Bài 2: Enzim Và Vai Trò Của Enzim Trong Quá Trình Chuyển Hóa Vật Chất

I. Enzim

– Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, xúc tác các phản ứng sinh hóa trong điều kiện bình thường của cơ thể sống. Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

– Enzim có bản chất là prôtêin (enzim một thành phần) hoặc prôtêin kết hợp với chất khác không phải là prôtêin (enzim hai thành phần).

– Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động. Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo thành sản phẩm.

– Tên enzim = tên cơ chất + aza.

3) Cơ chế tác động của enzim

– Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động phức hợp enzim – cơ chất enzim tương tác với cơ chất giải phóng enzim và sản phẩm.

– Liên kết enzim cơ chất mang tính đặc thù. Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.

4) Các yểu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

Hoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phẩm được tạo thành từ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim bao gồm:

– Trong giới hạn nhiệt hoạt tính của enzim tỷ lệ thuận với nhiệt độ.

– Mỗi enzim chỉ hoạt động trong 1 giới hạn pH xác định.

c) Nồng độ enzim và cơ chất

– Hoạt tính của enzim thường tỷ lệ thuận với nồng độ enzim và cơ chất.

d) Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim

– Một số hoá chất có thể làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim.

II. Vai trò của enzim trong qúa trình chuyển hoá vật chất

– Enzim giúp tăng tốc độ cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào (không quyết định chiều phản ứng)

– Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các enzim.

– Ức chế ngược: là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim phản ứng ngừng lại.

Xương Trụ Nằm Ở Đâu? Cấu Trúc Và Vai Trò Của Xương Trụ

Về cấu trúc, xương trụ là xương dài có 2 đầu và 1 thân xương:

Hai đầu xương

Đầu trên của xương trụ có 2 mỏm và 2 khuyết:

Mỏm khuỷu: như một hình tháp gồm 4 mặt (trong, ngoài, trước, trên), nhô ra ở phía sau khuỷu, đặc biệt nổi rõ khi cẳng tay ở tư thế gấp lại. Mặt trên của mỏm khuỷu gồ ghề có cơ tam đầu bám. Mặt trước tạo nên phần trên của khuyết ròng rọc.

Ngoài ra còn có 2 mặt bên mỏm khuỷu lắp vào hố khuỷu xương cánh tay khi cẳng tay thả lỏng duỗi hoặc chống tay lên bàn.

Mỏm vẹt: nhô ra phía trước, lắp vào hố mỏm vẹt của xương cánh tay khi gấp cẳng tay. Mặt trên của mỏm vẹt tạo nên phần dưới của khuyết ròng rọc.

Khuyết ròng rọc (hõm Sigma lớn): do mặt trước của mỏm khuỷu và mặt trên của mỏm vẹt tạo thành. Khuyết ròng rọc gồm một gờ và hai sườn cấu thành hình bán nguyệt để khớp với ròng rọc của xương cánh tay.

Khuyết quay (hõm Sigma nhỏ): nằm ở mặt ngoài của mỏm vẹt, là một diện khớp liên tục với diện khớp ở khuyết ròng rọc. Khuyết quay này khớp với vành đai quay của xương quay.

Đầu dưới: lồi thành một chỏm nhỏ gọi là chỏm xương trụ, có diện khớp vòng khớp với khuyết trụ của xương quay. Phía trong của chỏm có mỏm trâm trụ, từ mỏm này có một dĩa sụn sợi hình tam giác đi ra ngoài dính vào bờ dưới khuyết trụ của xương quay, do đó ngăn cách đầu dưới xương trụ với các xương cổ tay.

Thân xương

Thân xương có hình lăng trụ tam giác có 3 mặt và 3 bờ:

3 mặt bao gồm:

Mặt trước: nửa trên hơi lõm, có lỗ dưỡng cốt. Phía dưới hơi lồi có cơ gấp chung nông bám, dưới phẳng có cơ sấp vuông bám

Mặt trong: phía dưới trơn nhẵn, phía trên có bề mặt gồ ghề là chỗ bám của cơ gấp chung sâu các ngón tay và che phủ phía dưới xương.

Mặt sau: phía trên lồi có diện của cơ khuỷu bám, càng xuống dưới càng thu hẹp và càng lõm. Trên có 1 diện hình tam giác cho cơ khuỷu bám. Dưới có gờ thẳng chia mặt sau ra làm 2 phần: phần trong lõm có các cơ duỗi cổ tay trụ bám, phần ngoài cho các cơ lớp sau bám.

3 bờ bao gồm:

Bờ trước: khá nhẵn, trên có cơ gấp chung sâu, dưới có cơ sấp vuông bám.

Bờ sau: cong hình chữ S, ở trên toả ra làm hai ngành ôm lấy mỏm khuỷu, ở dưới mờ dần rồi mất hẳn, có cơ trụ trước, trụ sau bám. Có thể sờ được toàn bộ bờ này ở dưới da.

Bờ ngoài (bờ gian cốt): Nằm ở phía ngoài bờ trước và có bờ gian cốt mảnh và sắc. chia ra làm hai ngành ôm lấy khuyết quay (hõm Sigma bé), ở dưới nhẵn có màng liên cốt bám

Trên thân xương có 1 cạnh sắc, dựa vào đặc điểm cạnh sắc luôn hướng ra ngoài có thể biết được xương trụ là bên tay phải hay tay trái.