Top 9 # Xem Nhiều Nhất Trình Bày Cấu Trúc Và Chức Năng Atp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Trình Bày Cấu Trúc Hóa Học Và Chức Năng Của Phân Tử Atp

Giải bài 3 trang 56 sách giáo khoa Sinh học 10: Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.

Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 56 sgk Sinh lớp 10

Cấu trúc hóa học của phân tử ATP:

ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ.

ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sinh sản và phân hủy tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.

Chức năng của phân tử ATP:

+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.

+ Vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.

+ Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.

Atp Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Atp Với Người Tập Gym

ATP là gì? ATP (Adenosine Triphosphate) là một nucleotide thực hiện nhiều vai trò thiết yếu trong tế bào. ATP là nguồn năng lượng cho hoạt động sống, cho các quá trình vận động như tập gym, chạy bộ…

Với những người tập thể hình, những việc quan trọng mà họ luôn chú ý là về các bài tập, lịch tập và chế độ ăn uống. Họ chỉ tìm hiểu và chọn ra những chế độ ăn, tập phù hợp với mình và bỏ qua câu hỏi vô cùng quan trọng “tại sao lại thế?”. Chỉ khi hiểu rõ cách thức hoạt động của cơ thể, bạn mới có thể làm chủ và phát triển tối đa cơ bắp của mình.

ATP là gì? Nguồn gốc và cấu tạo của ATP

ATP là một nucleotide thực hiện nhiều vai trò thiết yếu trong tế bào. Nó là nguồn gốc năng lượng chủ yếu, cung cấp năng lượng cho hầu hết các hoạt động tiêu thụ năng lượng của tế bào, cơ bắp.

ATP được tạo ra từ hoạt động của các bào quan trong tế bào, cụ thể hơn là ở ti thể. ATP có thể truyền năng lượng thông qua việc chuyển nhóm photphat thành ADP (ATP = ADP + Pi). Vì vậy, nó vô cùng quan trọng trong hoạt động trao đổi chất của cơ thể.

Trong một tế bào, tổng năng lượng ATP chỉ đủ dùng trong vài giây và nó là chất trung gian trong việc thu và giải phóng năng lượng.

Cấu tạo của ATP gồm 3 phần:

Bazo nito Adenin

Đường Ribozo

3 nhóm photphat (liên kết giữa 2 nhóm photphat cuối cùng dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng).

Vai trò và chức năng của ATP

Chức năng của ATP rất lớn và vô cùng quan trọng đối với mọi hoạt động của cơ thể.

ATP không phải là một dạng năng lượng nhưng nó là một nguồn năng lượng dự trữ quan trọng trong tế bào, được coi là đồng tiền năng lượng.

ATP là nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động sống và quá trình tập luyện.

Giữ vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất và hoạt động thần kinh

Khi năng lượng trong cơ thể hao hụt, lập tức ATP sẽ được tổng hợp lại và cung cấp cho hoạt động của cơ thể.

Các hệ năng lượng ATP

Hiểu rõ hơn ATP là gì, bạn phải nhớ rằng: ATP không phải là vô hạn. Chúng sẽ cạn kiêt rất nhanh và cơ thể phải liên tục tái tạo ATP từ các hệ năng lượng khác nhau. Có 3 hệ năng lượng ATP: hệ Oxy, hệ Lactic, hệ Phophatgen.

1. Hệ Oxy (hệ hiếu khí)

Đúng với tên gọi của nó, hệ oxy giúp cung cấp đầy đủ oxy trong các bài tập có công suất vừa phải, thời gian kéo dài. Hệ oxy hoạt động dựa trên quá trình oxy hóa các chất dinh dưỡng, cụ thể là đường, protein, chất béo để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.

Quá trình tập gym sẽ luôn tiêu tốn rất nhiều oxy để phục hồi năng lượng. Vì vậy, viêc thiếu oxy hay hít thở sai sẽ làm đi tong cả bài tập. Tệ hơn sẽ khiến cơ bắp luôn ở trạng thái căng thẳng và không thế phát triển hiệu quả được.

Do đó, phải luôn chú ý hấp thu đủ chất dinh dưỡng, giúp cho hệ năng lượng oxy hoạt động một cách hiệu quả. Hãy tìm hiểu thêm chế độ ăn với người tập gym ở đây.

2. Hệ Lactic (hệ yếm khí)

Trong các hoạt động tương đối dài, cơ thể sẽ tổng hợp lại ATP và CP thông qua quá trình phân giải yếm khí đường glucose. Một chú ý là quá trình này sẽ sinh ra axit lactic không tốt cho cơ bắp.

Hệ Lactic sẽ hoạt động ngay ở đầu quá trình tập nhưng nó chỉ thực sự mạnh mẽ trong khoảng 30s-40s sau đó. Vì vậy, đây là nguồn năng lượng chính cho các bài tập cường độ cao, kéo dài trong phòng tập.

Năng lượng của hệ Lactic có công suất lớn hơn hệ oxy 1,5 lần.

3. Hệ Photphatgen (hệ yếm khí)

Hệ Photphatgen giúp tải tổng hợp ATP thông qua creatine phophat (CP) trong cơ.

Một điều đặc biệt là: Nếu coi năng lượng từ hệ oxy có công suất là 1, hệ lactic là 1,5 thì hệ Photphatgen lên tới 4. Một con số vô cùng lớn và là năng lượng chủ yếu cho hoạt đồng đầu của cơ bắp. Năng lượng từ hệ Photphatgen chỉ kéo dài trong 12s đầu. Vì vậy nó phù hợp với những động tác ngắn, công suất tối đa như đẩy, nhảy, ném,…

Dù công suất lớn nhưng do thời gian cung cấp năng lượng từ phophatgen quá ngắn nên nó rất cần sự hỗ trợ từ hệ oxy hay lactic cho những bài tập kéo dài.

Hiểu rõ hơn về ATP qua ví dụ cụ thể

1. Chạy bộ 100m

Các tế bào cơ của bạn sẽ đốt cháy lượng ATP mà chúng có trong khoảng 3 giây.

Quá trình tái tổng hợp ATP bắt đầu.

Hệ Photphatgen hoạt động đầu tiên cung cấp năng lượng cho cơ bắp trong khoảng 10s. Đây là nguồn năng lượng chính, mạnh mẽ nhất được sử dụng.

Thời gian trung bình cho để một người bình thường chạy 100m là 12s-15s. Đó là khoảng thời gian mà hệ photphatgen hoạt động và sẽ không có thêm hệ năng lượng nào tham gia vào trong thời gian này.

2. Chạy bộ 100m + bơi 100m

Đốt cháy ATP trong 3s, hệ photphatgen hoạt động trong khoảng 12s để tái tạo ATP.

Lúc này, thời gian của photphatgen đã hết, công việc thì vẫn còn.

Đây chính là thời điểm hệ lactic bắt đầu hoạt động để tái tổng hợp lại ATP.

Hệ hô hấp hiếu khí (hệ Oxy) cũng sẽ hoạt động.

Kết thúc 2 quá trình trong khoảng thời gian 40s – 60s, ta có sự tái tạo ATP của cả 3 hệ năng lượng.

Tổng kết:

Muốn cơ bắp bắp phát triển một cách tối đa thì bạn phải hiểu rõ nó. Từ đó mới có thể tập một cách thật sự hiệu quả.

Mong rằng bài viết của mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn ATP là gì cũng như là chức năng của ATP để có một nền tảng kiển thức đầy đủ nhất khi tập gym.

Xem Thêm:

0/5

(0 Reviews)

Trình Bày Cấu Tạo Và Chức Năng Của Da

Cấu tạo da gồm 3 lớp : lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra. Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra. Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu. Lớp mỡ dưới da chứa mở dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

Lông, móng là sản phẩm của da. Lòng bàn tay và gan bàn chân không có lông. Lông, móng được sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của tầng tế bào sống.

Chức năng của da gồm:

-Bảo vệ da khỏi tác động bên ngoài môi trường, giữ độ ẩm cho da: ở lớp ngoài cùng biểu bì có chứa các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMFs)- Những chất này gắn kết với nước và giúp duy trì được sự đàn hồi, sự vững chắc và mềm mại của da. Khi độ ẩm của lớp sừng xuống còn từ 8- 10%, da trở nên khô, sần sùi và có xu hướng bị nứt nẻ.

-Đàn hồi, bảo vệ da: Các tế bào mỡ ở mô dưới da cung cấp lớp đệm hoạt động như thiết bị giảm va chạm, bảo vệ các mô cơ và các sợi mô bao quanh cơ ở phía dưới. Khả năng đệm của màng hydrolipid và axit bảo vệ giúp bảo về cơ thể khỏi các chất hóa học có tính kiềm gây hại.

Bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và vi rút: lớp sừng của biểu bì và các axit bảo vệ chống lại các loại vi khuẩn và nấm. Nếu có tác nhân nào đó vượt qua được rào cản đầu tiên thì hệ thống miễn dịch của da sẽ phản ứng lại.

-Điều chỉnh nhiệt độ: Da đổ mồ hôi giúp làm mát cơ thể và thu nhỏ lại hệ thống các mạch máu ở hạ bì để giữ nhiệt.

-Kiểm soát cảm xúc: Đầu các dây thần kinh ở da khiến da nhạy cảm với áp lực, chấn động, va chạm, nỗi đau và nhiệt độ .

-Sự tái tạo: da có khả năng phục hồi các vết thương

-Cung cấp dinh dưỡng: các tế bào chất béo ở mô dưới da cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng. Khi cơ thể cần, những chất này sẽ được di chuyển đến các mạch máu và đưa đến nơi cần thiết.

-Da cũng đóng một vai trò quan trọng về tâm lý: Là chỉ số dễ thấy nhất của sức khỏe. Sở hữ một làn da khỏe mạnh, hồng hào, tươi nhuận sẽ luôn giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

Trình Bày Cấu Tạo Bên Trong Và Chức Năng Của Phổi

2. Chức năng của phổi

Không tế bào nào trong cơ thể hoạt động mà không cần đến những phân tử ôxy nhỏ bé mà phổi mang đến. Là cơ quan tiếp xúc với khí trời, có rất nhiều tác nhân gây bệnh ở ngoài môi trường xâm nhập nên phổi có nhiều chức năng nhằm chống lại các nguy cơ làm tổn thương mình.

Các mao mạch ở phế nang tạo thành một mạng lưới dày đặc, làm nhiệm vụ trao đổi khí – chức năng chính của phổi. Cùng đi với mạch máu là các dây thần kinh điều khiển các cơ trơn phế quản, làm cho phế quản giãn ra hoặc co lại. Toàn bộ mặt trong các phế quản và phế nang có niêm mạc bao phủ với lớp nhung mao rất mịn luôn rung chuyển để đưa các vật lạ ra ngoài.

Ở người lớn tầm vóc trung bình, thể tích khí lưu thông là 1,2 lít/phút, trong vòng 24 tiếng đồng hồ là hơn 1.700 lít. Thể tích máu ở trong các mao mạch phế nang là 250 ml. Nhờ sự chênh áp lực của ôxy và khí CO2 mà ôxy từ phế nang được chuyển vào máu, gắn vào các hồng cầu làm cho máu động mạch có màu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Còn khí CO2 được chuyển ra phế nang, rồi theo các phế quản thở ra ngoài.

Người ta thường nghĩ phổi chỉ có chức năng trao đổi chất ôxy và CO2. Thực ra, mỗi tế bào phổi hoạt động như một nhà máy siêu nhỏ và đảm nhận những chức năng cực kỳ quan trọng, giúp cho cơ thể duy trì cuộc sống. Tế bào biểu mô (phủ lên toàn bộ lòng phế nang, phế quản) và tế bào nội mô (phủ lên nền mạch) như một hàng rào ngăn nước và các phân tử protein đi quá nhiều vào mô kẽ (tổ chức liên kết giữa màng phế nang và mao quản), tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp nhiều chất quan trọng. Trong mô kẽ có các tế bào miễn dịch; chúng tăng số lượng khi có bệnh lý, tạo kháng thể giúp chống vi khuẩn và tăng sức chống đỡ của cơ thể. Xác bạch cầu cùng với xác vi khuẩn chết được bài tiết ra ngoài dưới hình thức đờm.

Do phổi được cấu tạo bởi các thùy, phân thùy riêng biệt nên khi một thùy bị viêm nhiễm, các thùy còn lại sẽ tăng công suất, bù cho các tổ chức đã bị tổn thương. Khi cơ thể suy yếu, tác nhân gây bệnh mạnh, tổn thương có thể lan tỏa ra một phổi hay cả hai phổi, gây bệnh lý rất nặng.

Mỗi người nên biết tự bảo vệ phổi của mình cũng như cộng đồng bằng cách hạn chế ô nhiễm môi trường. Khi có nghi ngờ mắc bệnh hô hấp như sốt, ho, khạc đờm, khó thở, đau ngực…, phải đến cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh kịp thời.