Top 7 # Xem Nhiều Nhất Trình Bày Cấu Trúc Hóa Học Của Protein Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Trình Bày Cấu Trúc Hóa Học Và Chức Năng Của Phân Tử Atp

Giải bài 3 trang 56 sách giáo khoa Sinh học 10: Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.

Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 56 sgk Sinh lớp 10

Cấu trúc hóa học của phân tử ATP:

ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ.

ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sinh sản và phân hủy tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.

Chức năng của phân tử ATP:

+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.

+ Vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.

+ Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.

Cấu Trúc Và Tính Chất Hóa Lý Của Protein

Đề tài:CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT LÝ HOÁ CỦA PROTEINCẤU TRÚC BÀI THẢO LUẬN

CÁC KIỂU LIÊN KẾT TRONG CẤU TRÚC PROTEIN HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC VÀ CẤU TRÚC CỦA PHÂN TỬ PROTEIN TÍNH CHẤT LÝ HOÁ CỦA PROTEIN BIẾN TÍNH PROTEINI. CÁC KIỂU LIÊN KẾT TRONG CẤU TRÚC PROTEIN 1.1 Các liên kết cộng hoá trị a. Liên kết peptideHb. Liên kết disunfua Một số liên kết hydro quan trọng trong hệ thống sốnggiữa hydro của một ancohol và oxy của nước; b) giữa nhóm carbonyl keto và nước;c) giữa nhóm peptide trong polypeptide;1.2.1 Liên kết hydro D – H + A D – H  A1.2 Các liên kết yếu làm ổn định cấu trúc protein 2.2.2. Liên kết ion Là tương tác tĩnh điện giữa hai nhóm có điện tích ngược dấu. Trong nhiều trường hợp chất vô cơ, điện tử liên kết luôn luôn bị hút về phía nguyên tử có độ âm điện cao hơn gây ra sự phân li cation (nguyên tử tích điện tích âm) và anion (nguyên tử tích điện dương) Ví dụ: NaCl → Na+ + Cl- 2.2.3. Liên kết Van der Waals Là các tương tác không đặc hiệu xuất hiện giữa hai nguyên tử khi chúng tiến lại gần nhau. Tương tác này không do sự phân phối lệch của các điện tử giữa hai phân tử mà do các biến động thoáng qua của đám mây điện tử gây ra sự phân cực nhất thời trên phân tử. Liên kết Van der Waals là kết quả của lực hút và lực đẩy. Hai lực này cân bằng ở một khoảng cách nhất định, đặc trưng cho từng loại nguyên tử. Khoảng cách này được gọi là bán kính Van der Waals. Đây là lực liên kết yếu nhất, với giá trị chỉ khoảng 1 k cal mol-1. 2.2..4. Liên kết kị nước (tương tác kị nước) Lực thúc đẩy các phân tử không phân cực, hay các vùng không phân cực của các phân tử liên kết với nhau thay vì với các phân tử H2O (đẩy phân tử H2O ra ngoài) được gọi là liên kết kị nước. Đây không phải là một lực liên kết đúng nghĩa mà là khuynh hướng loại trừ các nhóm không phân cực ra khỏi mạng lưới nước. Còn liên kết thật sự tồn tại giữa các phân tử không phân cực là liên kết Van der WaalsII. HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC VÀ CẤU TRÚC CỦA PHÂN TỬ PROTEIN 2.1 Hình dạng kích thước Protein có khối lượng phân tử (Mr) tương đối lớn và thay đổi trong một dải rộng từ hơn 10 nghìn đến hàng trăm nghìn dalton (bảng 4.1). Các phân tử protein có thể có dạng cầu (kể cả hình bầu dục) hoặc dạng sợi.2.2 Cấu trúc bậc nhấtCấu trúc bậc nhất biểu thị thành phần, trình tự aa trong phân tử protein mạch thẳng. Cấu trúc này được giữ vững nhờ liên kết cộng hoá trị và liên kết peptide.Cấu trúc bậc nhất của ribonuclesae của bò* Cấu trúc bậc I của một số protein đã biết Ngoài một số loại protein đã biết rõ cấu trúc bậc I như insulin, hiện nay nhiều loại protein khác đã biết được trình tự các amino acid trong chuỗi polypeptide như: – ribonuclease là một protein có 124 amino acid, nối với nhau thành một chuỗi; – hemoglobin là protein có 4 chuỗi polypeptide, 2 chuỗi α (mỗi chuỗi 141 amino acid) và 2 chuỗi β (mỗi chuỗi 146 amino acid) – tripsinogen bò (229 amino acid) – chimotrypsin bò (229 amino acid) – alcohol dedhyrogenase ngựa (374 amino acid) – glutamate dehdrogenase bò (500 amino acid).* Tính quy luật trong cấu trúc bậc I của protein Những protein đồng thể của những loài khác nhau có một số gốc amino acid tương đối không đổi ở những vị trí đặc biệt và có những gốc amino acid thay đổi, nghĩa là ở những loài khác nhau, các amino acid khác có thể thay thế cho nhau. 2.3 Cấu trúc bậc II (cấu trúc thứ cấp) Cấu trúc bậc 2 là sắp xếp không gian bền của các vùng trong polypeptide. Cấu trúc bậc 2 được làm bền nhờ các liên kết hydro, được tạo thành giữa liên kết peptide ở kề gần nhau, cách nhau những khoảng xác định. Các cấu trúc bậc 2 cơ sở là xoắn α và phiến β và đoạn ngoặt β ngắn hình chữ U.

Hóa Học Về Cấu Trúc Của Dna

Đôi nét về lịch sử

DNA được tìm thấy trong nhân của các tế bào ở các sinh vật đa bào, và lần đầu tiên được phân lập vào năm 1869, bởi bác sĩ người Thụy Sĩ Friedrich Miescher. Tuy nhiên, cấu trúc của nó đã không được làm sáng tỏ cho đến gần một thế kỷ sau đó, vào năm 1953. Các tác giả của bài báo mà cấu trúc này được đề xuất là James Watson & Francis Crick, và đã giành giải thưởng Nobel cho công trình của họ. Tuy nhiên, công trình này phụ thuộc rất nhiều vào công việc của một nhà khoa học khác, Rosalind Franklin.

Bản thân Franklin cũng đang nghiên cứu cấu trúc của DNA và từ bức ảnh chụp X-quang của bà ấy, cho thấy rõ cấu trúc xoắn kép của DNA, hỗ trợ rất nhiều cho công việc của họ. Cô vẫn chưa công bố phát hiện của mình khi Watson và Crick có được quyền truy cập vào chúng mà không biết. Tuy nhiên, việc cô không giành được giải thưởng Nobel không phải là một trường hợp sơ suất, mà chỉ là hậu quả từ chính sách của ủy ban Nobel rằng các giải thưởng không thể được trao tặng sau đó.

Cấu trúc của DNA

Mô hình xoắn kép của DNA (axit deoxyribonucleic) bao gồm hai sợi đan xen. Các chuỗi này được tạo thành từ các nucleotide, bản thân chúng bao gồm ba thành phần: một nhóm đường, một nhóm phốt phát và một bazơ. Các nhóm đường và phốt phát kết hợp tạo thành “xương sống” lặp lại của các chuỗi DNA. Có bốn bazơ khác nhau có khả năng gắn vào nhóm đường: adenine, thymine, guanine và cytosine, được chỉ định A, T, G và C.

Các bazơ là những gì cho phép hai chuỗi DNA giữ lại với nhau. Các lực liên phân tử mạnh gọi là liên kết hydro giữa các bazơ trên các dải liền kề chịu trách nhiệm cho việc này. Do cấu trúc của các bazơ khác nhau, adenine (A) luôn tạo liên kết hydro với thymine (T), trong khi guanine (G) luôn tạo liên kết hydro với cytosine (C). Trong DNA của con người, trung bình có 150 triệu cặp bazơ trong một phân tử.

Khả năng tự sao chép

Các tế bào trong cơ thể bạn liên tục phân chia, tái tạo và chết, nhưng để quá trình này xảy ra, DNA trong tế bào phải có khả năng tự sao chép. Trong quá trình phân chia tế bào, hai chuỗi DNA tách ra và hai chuỗi đơn sau đó có thể được sử dụng làm mẫu để tạo phiên bản mới theo nguyên tắc bổ sung. Vì A luôn ghép với T và G luôn ghép với C, nên có thể tạo ra chuỗi các bazơ trên một chuỗi bằng cách sử dụng chuỗi ngược lại và điều này cho phép DNA tự sao chép. Quá trình này được thực hiện bởi một họ enzyme gọi là DNA polymerase.

Sản xuất protein

Khi DNA được sử dụng để tạo protein, hai sợi cũng phải tách ra. Tuy nhiên, trong trường hợp này, mã của DNA được sao chép sang mRNA (axit ribonucleic messenger), một quá trình được gọi là “phiên mã”. Cấu trúc của RNA rất giống với cấu trúc của DNA, nhưng với một vài điểm khác biệt chính. Đầu tiên, nó chứa một nhóm đường khác nhau trong xương sống đường phốt phát của phân tử: ribose thay vì deoxyribose. Thứ hai, nó vẫn sử dụng các bazơ A, G và C, nhưng thay vì bazơ T, nó sử dụng uracil, U. Cấu trúc của uracil rất giống với thymine, trong đó không có nhóm methyl (CH 3) là duy nhất sự khác biệt.

Khi các nucleotide của DNA đã được sao chép, mRNA có thể rời khỏi nhân của tế bào và đi đến tế bào chất, nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein. Ở đây, các phân tử phức tạp được gọi là ribosome ‘đọc’ chuỗi các bazơ trên phân tử mRNA. Các axit amin riêng lẻ, kết hợp tạo nên protein, được mã hóa bởi bộ ba mã hóa của chuỗi mRNA. Các mã khác nhau có thể, và các axit amin mà chúng mã hóa, đã được tạo ra. Một loại RNA khác như RNA vận chuyển, chịu trách nhiệm vận chuyển axit amin đến mRNA và cho phép chúng kết hợp với nhau.

Lỗi trong quá trình sao chép

Tuy nhiên, quá trình này không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Lỗi có thể xảy ra khi sao chép chuỗi DNA vào mRNA và các lỗi ngẫu nhiên này được gọi là đột biến. Các lỗi có thể ở dạng bazơ đã thay đổi, hoặc thậm chí là bazơ bị xóa hoặc thêm. Một số hóa chất và bức xạ có thể gây ra những thay đổi này, nhưng chúng cũng có thể xảy ra trong trường hợp không có các tác động bên ngoài này. Chúng có thể dẫn đến mã của một axit amin bị thay đổi thành mã khác hoặc thậm chí không thể đọc được. Một số bệnh có thể do đột biến trong quá trình sao chép DNA, bao gồm xơ nang và thiếu máu hồng cầu hình liềm, nhưng đáng chú ý là đột biến cũng có thể có tác động tích cực.

Tham khảo Compound Interest, Chemguide, Genome và Beth A. Montelone.

Cấu Trúc Và Thành Phần Hóa Học Của Thép

Thép xây dựng có cấu trúc tinh thể, do các hợp chất sau tạo thành: Ferit (chiếm 99% thể tích): là sắt nguyên chất, mềm và dẻo.

Thép xây dựng có cấu trúc tinh thể, do các hợp chất sau tạo thành:

Ferit (chiếm 99% thể tích): là sắt nguyên chất, mềm và dẻo.

Xementit: là hợp chất sắt cacbua (Fe3C): cứng và giòn

Peclit: là hợp chất của ferit và xementit

Màng peclit nằm giữa các hạt ferit quyết định sự làm việc và tính dẻo của thép. Thép càng nhiều cacbon thì màng peclit càng dày và thép càng cứng.

Thành phần hóa học của thép:

Thép cacbon: ngoài sắt và cacbon, thép xây dựng còn có thêm các thành phần:

Mangan (Mn): Mangan có tác dụng tăng cường độ và độ dai của thép. Thông thường luộng mangan chiếm 0,4 – 0,65%, không nên lớn quá 1,5%vì như vậy thép sẽ trở nên giòn.

Silic (Si): silic có tác dụng tăng cường độ của thép nhưng có nhược đểm là làm giảm khả năng chống ăn mòn và tính dễ hàn của thép. Vì vậy, nên khống chế lượng silic trong khoảng 0.12 – 0.3%.

Lưu huỳnh (S): chất này làm cho thép dòn nóngnên khi ở nhiệt độ cao thép chịu tác dụng tải trọng kém, đồng thời dể bị nứt khi hàn.

Phốt pho (P): làm cho thép dòn, giảm tính dẻo của thép.

Lưu huỳnh và photpho là 2 tạp chất có hại, vì vậy phải đảm bảo hàm lượng của chúng theo quy định: không quá 0.07% đối với kết cấu thông thường, và không quá 0.05% đối với kết cấu quan trọng.

Ngoài ra còn có các chất khí nitơ (N), oxy (O) trong không khí hòa vào kim loại làm thép giòn, giảm cường độ thép, do đó cần khử hết các chất này.

Thép hơp kim: để tăng cường độ, tính dai, tính năng cơ học và khả năng chống gỉ của thép, người ta cho thêm các nguyên tố kim loại như đồng (Cu), crôm (Cr), kền (Ni)

Bài viết: trích sáng Giáo trình kết cấu Thép – Gỗ của Bộ xây dựng

Hình: internet

CÔNG TY TNHH VLXD TÔN THÉP TÂN HỒNG PHÚC

Địa chỉ: 1181 Đại lộ Bình Dương, KP 3A, P. Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương

Email: tontheptanhongphuc@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/VLXDTanHongPhuc/