Top 9 # Xem Nhiều Nhất Trình Bày Cấu Trúc Của Protein Màng Tế Bào Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Màng Sinh Chất (Màng Tế Bào)

Năm 1972,Singơ(Singer) và Nicolson (Nicolson) đã đưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là mô hình khảm động. Theo mô hình này, màng sinh chất có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người, màng sinh chất còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Có thể nói, màng sinh chất như bộ mặt của tế bào và các thành phần của màng sinh chất như prôtêin, glicôlipit và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ (kênh) và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào (hình 10.2). 

Hình 10.2. Cấu trúc màng sinh chất theo mô hình khảm động

b) Chức năng của màng sinh chất

Với thành phần cấu tạo chủ yếu là phôtpholipit và prôtêin nên màng sinh chất có các chức năng chính sau đây :

– Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc : Lớp phôtpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào. Với đặc tính chi cho một số chất nhất định ra vào tế bào nên người ta thường nói càng sinh chất có tính bán thấm.– Màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở luôn thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài và đưa ra vững đáp ứng thích hợp trước sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ, màng sinh chất của tế bào thần kinh ở người có các thụ thể nhận tín hiệu là các chất dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào phía trước giải phóng ra, nhờ vậy xung thần kinh được truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác.

– Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác). 

Cấu Tạo Và Chức Năng Của Màng Tế Bào

Hình hiển vi điện tử cho thấy màng tế bào là một màng mỏng, khoảng 100A 0 gồm hai lớp sẫm song song kẹp giữa là một lớp nhạt. Mỗi lớp dày khoảng từ 25 đến 30 A 0. Lớp nhạt là lớp phân tử kép lipit còn hai lớp sẫm là do đầu của các phân tử prôtêin lồi ra khỏi lớp phân tử kép lipit tạo nên.

Màng lipit có thành phần cấu trúc và đặc tính cơ bản như sau :

Về thành phần hóa học, lipit màng được chia làm hai loại :

Tính chất chung của hai loại là mỗi phân tử đều có một đầu ưa nước và một đầu kỵ nước. Đầu ưa nước quay ra ngoài tế bào hoặc và trong tế bào để tiếp xúc với nước của môi trường hoặc của bào tương, còn đầu kỵ nước thì quay vào giữa, nơi tiếp giáp của hai phân tử lipit. Tính chất dấu đầu kỵ nước này đã làm chomàng luôn luôn có xu hướng kết dính các phân tử lipit với nhau để cho đầu kỵ nước ấy khỏi tiếp xúc với nước, và lớp phân tử kép lipit còn khép kín lại tạo thành một cái túi kín để cho tất cả các đầu kỵ nước được dấu kín khỏi nước. Nhờ tính chầt này mà màng lipit có khả năng tự động khép kín, tái hợp nhanh mỗi khi bị mở ra, xé ra hay tiếp thu một bộ phận màng lipit mới vào màng.

Hình 3.7. Cấu trúc phân tử phospholipid

Các loại phân tử này xếp xen kẽ với nhau, từng phân tử có thể quay xung quanh chính trục của mình và đổi chỗ cho các phân tử bên cạnh hoặc cùng một lớp phân tử theo chiều ngang. Sự đổi chỗ này là thường xuyên, chúng còn có thể đổi chỗ cho nhau tại hai lớp phân tử đối diện nhau nhưng rất hiếm xảy ra so với đổi chỗ theo chiều ngang. Khi đổi chỗ sang lớp màng đối diện photpholipit phải cho phần đầu ưa nước vượt qua lớp tiếp giáp kỵ nước giữa hai lá màng cho nên cần có sự can thiệp của một hoặc một số prôtêin màng.

+ Cholesterol :

Màng sinh chất của Eukaryota bao giờ cũng có thêm một lipit steroit trung tính; Cholesterol. Màng Prokaryota không có cholesterol. Cholesterol là một loại phân tử lipit nằm xen kẽ các photpholipit và rải rác trong hai lớp lipit của màng. Cholesterol chiếm từ 25 đến 30% thành phần lipit màng tế bào và màng tế bào là loại màng sinh chất có tỉ lệ Cholesterol cao nhất, màng tế bào gan tỉ lệ Cholesterol còn caohơn : 40% trên lipit toàn phần. Thành phần còn lại của lipit màng là glycolipit (khoảng 18%) và acid béo kỵ nước (khoảng 2%).

– Các phân tử prôtêin màng tế bào :

Gọi là xuyên màng vì phân tử prôtêin có một phần nằm xuyên suốt màng lipit và hai phần đầu của phân tử thì thò ra hai phía bề mặt của màng.

Về ví dụ prôtêin xuyên màng có thể kể:

– Glycophorin : một loại prôtêin xuyên màng có phần kỵ nước xuyên màng ngắn.

Chuỗi polypeptit có đuôi cacboxyl ưa nước quay và trong bào tương, có thể tham gia vào việc liên kết với các prôtêin khác bên trong màng. Các glycophorin có thể mang các tên phân tử khác nhau. Chức năng của chúng cũng đa dạng như chức năng của lớp áo tế bào.(sẽ nói rõ hơn ở phần sau)

– Prôtêin band3 xuyên màng: loại này được nghiên cứu đầu tiên ở màng hồng cầu. Đó là một phân tử prôtêin dài, phần kỵ nước xuyên trong màng rất dài, lộn vào lộn ra tới 6 lần.

– Prôtêin màng ngoại vi

Loại này chiếm khoản 30% thành phầìn prôtêin màng gặp ở mặt ngoài hoặc mặt trong tế bào. Chúng liên kết với đầu thò ra hai bên màng của các prôtêin xuyên màng. Kiểu liên kết này được gọi là hấp phụ, không phải là liên kết cộng hóa trị mà bằng lực tĩnh điện hay bằng các liên kết kỵ nước.

Lấy ví dụ ở hồng cầu: Fibronectin làprôtêin ngoại vi, ở phía ngoài màng còn actin,spectrin, ankyrin, Band4.1 thì ở phía trong màng.

Nhiều prôtêin màng ngoại vi khác cũng đã được phát hiện ở phía ngoài màng, chúng tham gia cùng các oligosaccarit có mặt trong lớp áo tế bào hoặc dưới lớp áo tế bào, đõng các vai trò khác nhau.

– Cacbonhydrat màng tế bào

Glycolipit cũng vậy, có phần cacbonhydrat quay ra phía ngoài tế bào cũng liên kết với một acid gọi là gangliosit cũng mang điện âm và góp phần cùng với các glycoprôtêin làm cho hầu hết các mặt ngoài của hầu hết tế bào mang điện tích âm.

Cả 3 thành phần: lipit màng, prôtêin xuyên màng và prôtêin ngoại vi cùng với cacbonhydrat glycosyl hóa tạo nên một lớp bao phủ tế bào gọi là áo tế bào (cell coat).

Tính chất chung là như vậy nhưng từng vùng, từng điểm một, thành phần và cấu trúc rất khác nhau tạo nên các trung tâm các ổ khác nhau phụ trách các chức năng khác nhau như nhận diện, đề kháng, truyền tin, vận tải … Điều chú ý là prôtêin bào tương không có glycosyl hóa. Ở vi khuẩn Eubacteria hầu như không có glycosyl hóa.

Sự hình thành màng tế bào : màng chỉ được sinh ra từ màng.

Màng tế bào được nhân lên mạnh nhất là trước lúc phân bào khi bào tương nhân đôi thì màng tế bào nhân đôi đủ cho hai tế bào con. Bào quan trực tiếp tổng hợp nên màng mới là lưới nội sinh chất có hạt. Màng lipit do màng lưới nội sinh chất không hạt tổng hợp, prôtêin màng do các ribosom bám trên lưới nội sinh chất có hạt tổng hợp. Nguồn gluxit lấy từ bào tương và một phần không nhỏ do các túi gôngi cung câp thông qua các túi tiết và các túi thải chất cặn bã.

2. Chức năng chung của màng tế bào

– Bao bọc tế bào, ranh giới giữa tế bào và môi trường- Là hàng rào cho phép vật chất qua lại màng theo hai cơ chế thụ động và chủ động

– Truyền đạt thông tin bằng các tín hiệu hóa học và vật lý học

+ Nhận diện : nhận diện tế bào quen, lạ, kẻ thù

+ Kích thích hoặc ức chế tiếp xúc giữa các tế bào, tế bào với cơ chấtLàm giá thể cho các enzym xúc tác các phản ứng sinh học các loại trên màng, cố định các chất độc dược liệu, virut, đề kháng bằng các cấu trúc trên màng.

– Vi khuẩn gam âm: có hai lớp màng. Màng trong là màng tế bào phụ trách vận chuyển chủ động chính. Màng ngoài cho phép thấmcác chất có trọng lượng phân tử lớn từ 1000 trở lên. Chứa prôtêin tên là porin tạo nên các kênh vận chuyển các phân tử ấy. Ngoài còn liên kết với nhiều oligosaccarit và lipit. Sự liên kết này khác nhau tùy loài.

– Giữa hai lớp màng là khoảng gian màng chứa peptidoglycan, các prôtêin và oligosaccarit làm cho tế bào trở nên cứng. Khoảng gian màng này chứa các prôtêin do bào tiết ra.

– Peptidoglycan được cấu trúc bởi các polymer tuyến tính của disaccarit N-acetyl glucosamin – N – acetylmuramic -axit. Các chuỗi này liên kết chéo với nhau bởi các peptit nhỏ chứa cả D- amino – axitvà L- amino – axit thường gặp ở trong cácprôtêin

Hình 3.8. Cấu trúc màng prokaryota

– Vi khuẩn gam dương : vi khuẩn gam + như Bacillus polymyxa chỉ có một lớp màng plasma photpholipit, không có màng ngoài và khỏang gian màng. Peptidoglycan của chúng dày hơn ở gam âm và vi khuẩn tiết prôtêin thẳng ra môi trường.

Cấu Trúc Của Tế Bào Nhân Sơ

– 1665: Rôbớc Húc là người đầu tiên mô tả tế bào khi ông sử dụng kính hiển vi để quan sát lát mỏng của cây bấc. Vài năm sau, nhà tự nhiên học người Hà Lan Antonie Van Lơvenhuc đã quan sát các tế bào sống đầu tiên. – 1838, Matias Slâyđen khi nghiên cứu các mô thực vật đã đưa ra Học thuyết về tế bào: tất cả các cơ thể thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. – 1839, Têôđo Sơvan cũng cho rằng tất cả các cơ thể động vật được xây dựng từ tế bào.

Tế bào rất đa dạng, dựa vào cấu trúc người ta chia chúng thành hai nhóm: Tế bào nhân sơ (Prokaryote) và tế bào nhân thực (Eukaryote).

Tất cả các tế bào đều có ba thành phần cấu trúc cơ bản: – Màng sinh chất bao quanh tế bào: Có nhiều chức năng, như màng chắn, vận chuyển, thẩm thấu, thụ cảm… – Tế bào chất: là chất keo lỏng hoặc keo đặc (bán lỏng) có thành phần là nước, các hợp chất vô cơ và hữu cơ… – Nhân hoặc vùng nhân: Chứa vật chất di truyền.

III. CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN SƠ

– So với tế bào nhân thực, thì tế bào vi khuẩn có kích thước 1- 5mm, bằng 1/10 tế bào nhân thực, tức S/V lớn ” Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường, sinh sản một cách nhanh chóng. – Không có các bào quan có màng bao bọc. 1. Lông roi, vỏ nhầy, thành tế bào, MSC

– Cấu tạo: bản chất là protein .

– Chức năng lông: + Như thụ thể: tiếp nhận các virut.

+ Tiếp hợp: trao đổi plasmit giữa các tế bào nhân sơ.

+ Bám vào bề mặt tế bào: Một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.

– Chức năng Roi giúp VK di chuyển.

– Cấu tạo: Có bản chất là polysaccarit. – Chức năng: + Giúp vi khuẩn tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh… + Cung cấp dinh dưỡng khi gặp điều kiện bất lợi.

– + Giữ cho vi khuẩn có hình dạng ổn định. + Bảo vệ, duy trì áp suất nội bào. + Dựa vào cấu tạo thành tế bào chia vi khuẩn ra làm hai loại → đề xuất các biện pháp chữa bệnh.

– Cấu tạo: Từ lớp kép photpholipit có 2 đầu kị nước quay vào nhau và các protein.

– Chức năng: + Bảo vệ tế bào, kiểm soát sự vận chuyển các chất ra vào tế bào. + Mang nhiều enzym tham gia tổng hợp ATP, lipit.

+ Tham gia phân bào.

*Bào tương: Là một dạng chất keo bán lỏng, chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau.

*: – Riboxom: cấu tạo từ protein, rARN và không có màng bao bọc. Là nơi tổng hợp nên các loại protein của tế bào. Riboxom của vi khuẩn (30S+ 50S) nhỏ hơn riboxom của tế bào nhân thực (40S+ 60S). – Các hạt dự trữ: Giọt mỡ (Lipit) và tinh bột.

*Mesoxom:

Chủ yếu có ở Gram dương, do MSC xâm nhập, đâm sâu vào tế bào chất.

+ Gắn với ADN và có chức năng trong quá trình sao chép ADN và quá trình phân bào.

+ Quang hợp hoặc hô hấp ở một số vi khuẩn quang hợp hoặc có hoạt tính hô hấp cao.

– Không có hệ thống nội màng → không có các bào quan có màng bao bọc; khung tế bào;

Vùng nhân – Không có màng nhân, nhưng đã có bộ máy di truyền là một phân tử ADN vòng và thường không kết hợp với protein histon. Ngoài ra, một số vi khuẩn còn có ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit.

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN Ý nghĩa của việc nhuộm bằng phương pháp gram đối với các chủng vi khuẩn.

Phương pháp nhuộm Gram phân lập Vi khuẩn thành 2 nhóm lớn:

– VK Gram dương: thành tế bào dày, bắt màu tím.

– VK Gram âm: thành tế bào mỏng, bắt màu đỏ.

Từ những đặc điểm của 2 lnhoms vi khuẩn mà có thể nhận biết và sử dụng các thuốc kháng sinh đặc hiệu cho từng loại, ngăn ngừa sự bùng phát của chúng, bảo vệ sức khỏe con người và sinh vật khác.

Plasmitlà gì? Plasmit cóvaitrò gì đối với vi khuẩn.

Ở vi khuẩn, ngoài ADN vùng nhân còn có các ADN vòng nhỏ gọi là Plasmit.

Các plasmid không phải là yếu tố nhất thiết phải có đối với sự sống tế bào, nhưng khi có mặt, chúng đem lại cho tế bào nhiều đặc tính chọn lọc quý giá như có thêm khả năng phân giải một số hợp chất, chống chịu với nhiệt độ bất lợi, chống chịu với các kháng sinh…

Thuốckhángsinh là gì? Nêu các tác động của thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh(Trụ sinh)là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.

Thuốc kháng sinhcó tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn. Từ đó tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Cụ thể:

+ Ức chế quá trình tổng hợp vách của vi khuẩn(vỏ) của vi khuẩn.

+ Ức chế chức năng của màng tế bào.

+ Ức chế quá trình sinh tổng hợp protein.

+ Ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic.

Vì sao một số loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc?

Sự kháng lại thuốc kháng sinh của vi khuẩn về cơ bản là do gen. Tức là vi khuẩn “tự nhiên” có những gen kháng thuốc trong tế bào. Nhờ có gen kháng thuốc mà vi khuẩn có đủ năng lực chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Và nhờ đó mà chúng có thể tồn tại và tiếp tục gây bệnh.

Vi khuẩn có được gen kháng thuốc là do 3 nguyên nhân:

+ Đột biến gen.

+ Lai tạo gen giữa các dòng vi khuẩn.

+ Hiện tượng chuyển gen giữa các dòng vi khuẩn.

Chương Ii: Cấu Trúc Của Tế Bào

Chương II: Cấu trúc của tế bào

1. Tế bào nhân sơ

1.1. Đặc điểm chung

1.1.1. Chưa có nhân hoàn chỉnh

1.1.2. Kích thước nhỏ: 1/10 TB nhân thực

1.1.3. TBC chưa có hệ thống nội màng

1.1.4. Các bào quan chưa có màng bao bọc

1.2. Cấu tạo chung: 3 phần

1.2.1. Thành TB, màng sinh chất, lông và roi

1.2.1.1. Thành TB

1.2.1.1.1. Cấu trúc: Cấu tạo từ peptidoglican

1.2.1.1.2. Chức năng: Bảo vệ & quyết định hình dạng TB

1.2.1.2. Màng sinh chất

1.2.1.2.1. Cấu tạo: Polipeptit kép & protein

1.2.1.2.2. Chức năng: Bảo vệ TB & trao đổi chất

1.2.1.3. Lông và roi

1.2.1.3.1. Lông: Bám vào TB chủ

1.2.1.3.2. Roi: di chuyển

1.2.2. Tế bào chất

1.2.2.1. Vị trí: Nằm giữa màng sinh chất & vùng nhân

1.2.2.2. Thành phần chủ yếu: Bào tương

1.2.2.3. Có chứa bào quan riboxom

1.2.3. Vùng nhân

1.2.3.1. Chưa có màng nhân bao bọc

1.2.3.2. Có chứa 1 phân tử ADN dạng vòng

1.2.3.3. Chức năng: Mang & truyền đạt thông tin di truyền

2. Tế bào nhân thực

2.1. Đặc điểm chung

2.1.1. Kích thước lớn, gấp 10 lần TB nhân sơ

2.1.2. Nhân đã hoàn chỉnh

2.1.3. Các bào quan đã có màng bao bọc

2.1.4. Cấu tạo 3 phần:

2.1.4.1. Màng sinh chất

2.1.4.2. Tế bào chất

2.2. Nhân TB

2.2.1. Cấu tạo: hình cầu, đường kình 5 μm

2.2.1.1. ngoài: lớp màng kép

2.2.1.2. trong: dịch nhân

2.2.2. Chức năng

2.2.2.1. Mang & truyền đạt TTDT

2.2.2.2. Điều kiển mọi hoạt động của TB

2.3. Các bào quan

2.3.1. Lưới nội chất

2.3.1.1. Cấu tạo: Là một hệ thống màng bên trong TB tạo nên hệ thống các ống và các xoang dẹp thông với nhau

2.3.1.2. Chức năng:

2.3.1.2.1. Tổng hợp lipit

2.3.1.2.2. Chuyển hóa đường

2.3.1.2.3. Phân hủy các chất độc hại với cơ thể

2.3.2. Riboxom

2.3.2.1. Cấu tạo: Là bào quan chưa có màng bao bọc, cấu tạo từ rARN và protein

2.3.2.2. Chức năng: Tổng hợp protein

2.3.3. Bộ máy gôngi

2.3.3.1. Cấu tạo: là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhưng tách biệt nhau

2.3.3.2. Chức năng: Lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm đến các bộ phận của TB

2.3.4. Ti thể

2.3.4.1. Cấu tạo

2.3.4.1.1. Ngoài: lớp màng kép. Màng trong gấp khúc, màng ngoài không gấp khúc

2.3.4.1.2. Trong: Chất nền: ARN, riboxom

2.3.4.2. Chức năng:

2.3.4.2.1. Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho TB

2.3.4.2.2. Tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và các chất hữu cơ thành năng lượng

2.3.5. Lục lạp (chỉ có ở TBTV)

2.3.5.1. Cấu tạo

2.3.5.1.1. Ngoài cùng: Màng kép không gấp khúc

2.3.5.1.2. Trong

2.3.5.2. Chức năng: Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành NLHH

2.3.6. Khác

2.3.6.1. Không bào

2.3.6.2. Lizoxom

2.4. Màng sinh chất

2.4.1. Cấu trúc khảm động, gồm 2 tp chính

2.4.1.1. lớp photpholipit kép

2.4.1.2. protein

2.4.1.3. Ngoài ra: Colesteron, cacbonhidrat, glico protein

2.4.2. Chức năng

2.4.2.1. Trao đổi chất với môi trường có chọn lọc

2.4.2.2. Thu nhận thông tin cho TB

2.4.2.3. Đặc trưng cho TB

2.5. Cấu trúc bên ngoài MSC

2.5.1. Thành TB: ở nấm, thực vật

2.5.2. Chất nền ngoại bào: ở người và động vật

3. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

3.1. Vận chuyển thụ động

3.1.1. Khái niệm

3.1.1.1. Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao

3.1.2. Các kiểu

3.1.2.1. Khuếch tán qua lớp photpholipit: các chất kích thước nhỏ, không phân cực: 02, CO2,…

3.1.2.2. Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng: các chất kích thước lớn, phân cực: glucozo

3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng: Chủ yếu là sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài màng

3.2. Vận chuyển chủ động

3.2.1. Khái niệm

3.2.1.1. Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

3.3. Nhập bào và xuất bào

3.3.1. Nhập bào

3.3.1.1. Là phương thức TB đưa các chất vào bên trong bằng cách làm biến dạng MSC

3.3.1.2. 2 loại

3.3.1.2.1. Thực bào

3.3.1.2.2. Ẩm bào

3.3.2. Xuất bào

3.3.2.1. Là phương thức TB đưa các chất ra ngoài bằng cách làm biến dạng MSC