Top 9 # Xem Nhiều Nhất Trình Bày Cấu Trúc Bậc 1 Của Protein Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Review: Cấu Trúc Bậc 2 Của Protein

Dạng α-helix

Mô hình chuỗi polypeptide xoắn của Pauling và Corey đưa ra nhiều cách để xác định từ bộ khung đến sự cân đối tuần hoàn trong cấu trúc đó, được phát hiện qua các dữ liệu nhiễu xạ của protein sợi α-keratin. Trật tự đơn giản nhất và ưa nhìn nhất là cấu trúc xoắn phải được gọi là α-helix.

Cách đơn giản để nhớ chuỗi xoắn phải khác chuỗi xoắn trái như thế nào là bằng cách nắm cả 2 bàn tay đặt phía trước bạn với ngón cái hướng lên trên và các ngón còn lại nắm vào. Mỗi ngón cái cho biết hướng dịch mã và các ngón kia nắm lại cho biết hướng xoắn.

Pauling và Corey đã biết tầm quan trọng của liên kết Hydrogen định hướng cho nhóm phân cực như CPO và NOH của liên kết peptide. Chúng đều là kết quả thí nghiệm của William Astbury, năm 1930 ông đã chỉ đạo nghiên cứu đầu tiên về tia X. Astbury đã chứng minh rằng protein cấu tạo lên tóc và lông (protein sợi α-keratin) có cấu trúc cân đối 5.15 đến 5.2 A 0 (angstrom – 0.1 nm).

Cấu trúc này tự quay quanh nó mỗi vòng có chiều cao là 5.4 A 0. Nên chúng ta nói rằng chuỗi xoắn α có chiều cao là 5.4 A 0 tương ứng khoảng 3.6 amino acid mỗi vòng, ví dụ mỗi chuỗi xoắn có 36 amino acid thì gồm 10 vòng. Sự phân chia amino acid dọc theo trục xoắn là 5.4/3.6 hay độ cao (độ dày) là 1.5 A0 Superscript text cho mỗi amino acid.

Cấu trúc này được bền vững hóa nhờ liên kết hydrogen gắn với nguyên tử nitrogen tích điện âm của liên kết peptide và nguyên tử carbonyl oxygen tích điện âm của amino acid thứ 4 trên vùng tận cùng của amino acid của liên kết peptide. Bên trong chuỗi helix, mỗi liên kết peptide (trừ liên kết kề với 2 đầu của chuỗi) tham gia vào liên kết peptide đó. Mỗi vòng liên tiếp của chuỗi helix chứa 3 đến 4 liên kết hydrogen. Tất cả liên kết hydrogen đó tạo nên tính ổn định cho cấu trúc chuỗi xoắn helix.

Một chuỗi helix cũng chứa amino acid dạng L hoặc D. Tuy nhiên tất cả các phần còn lại phải là đồng phân lập thể; một amino acid D sẽ gây trở ngại cho cấu trúc thường lệ chứa các amino acid L và ngược lại. Trong tự nhiên, amino acid L có thể tạo dạng xoẵn trái và phải, nhưng dạng xoắn trái không thấy xuất hiện ở protein sợi.

Mỗi nhóm chính C=O và N-H sẽ tạo liên kết hydrogen với một liên kết peptide cách 4 amino acid (ví dụ, Oi với Ni+4). Điều này tạo một sự tuần hoàn, trật tự vững chắc.

Bề mặt peptide khá song song với trục xoắn và sự lưỡng cực trong chuỗi có thứ tự, ví dụ tất cả nhóm C=O có cùng hướng và tất cả nhóm N-H xếp theo hướng khác. Các chuỗi bên hướng ra ngoài trục và thường hướng về phía amino acid cuối.

Tất cả các amino acid có góc phi và psi âm, tương ứng đặc trưng cho giá trị -60 độ và -50 độ

Không phải tất cả polypeptide có thể tạo nên cấu trúc xoắn bền vững. sự tương tác giữa các chuỗi bên amino acid có thể làm bền hóa hoặc mất ổn định cấu trúc này. Ví dụ, nếu một chuỗi polypeptide có một đoạn dài mang Glu, đoạn này sẽ không hình thành dạng xoắn ở pH=7. Nhóm carboxyl tích điện âm gần kề với Glu còn lại sẽ đẩy nhau mạnh ngăn cản sự hình thành chuỗi xoắn. Vì một nguyên nhân tương tự, nếu có nhiều Lys và/hoặc Arg mang nhóm R tích điện dương ở pH=7, chúng sẽ đẩy nhau và ngăn cản sự hình thành cấu trúc xoắn. Các amino acid khác như Asn, Ser, Thr và Cys có thể làm mất sự ổn định của chuỗi xoắn nếu chúng gần nhau trong chuỗi.

Sự xoắn cuộn của chuỗi xoắn xảy ra giữa một chuỗi amino acid và phần dư 3 chuỗi (đôi khi là 4) nằm cách xa vùng kia. Amino acid tích điện dương thường thấy cách 3 amino acid so với tích điện âm, cho phép sự hình thành một cặp ion. 2 amino acid thơm thường nằm ở vị trí giống nhau hình thành tương tác kỵ nước, và một số amino acid ức chế sự hình thành dạng xoắn alpha là Pro và Gly.

Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến sự bền vững của chuỗi xoắn là sự đồng nhất của các amino acid nằm gần điểm cuối của mỗi đoạng xoắn. Mỗi liên kết peptide tồn tại 2 cực điện. Các cực này liên kết với nhau thông qua liên kết hydrogen của chuỗi xoắn, dẫn đến mạng lưới lưỡng cực dọc theo chiều dài của chuỗi. 4 amino acid nằm cuối cùng của chuỗi không tham gia vào liên kết hydrogen. Cực âm và cực dương của vùng lưỡng cực chính tại nhóm amino và carbonyl gần đầu tận cùng amino và carbonyl tương ứng. Vì thế, các amino acid thường thấy ở đầu tận cùng amino của đoạn xoắn, nơi có tương tác bền với cực dương của đoạn xoắn lưỡng cực; amino acid tích điện dương ở đầu tận cùng amino ít bền vững. Điều ngược lại xảy ra ở đầu tận cùng của đoạn xoắn.

Có 5 mối liên hệ khác ảnh hưởng đến sự bền vững của chuỗi xoắn: 1) lực đẩy tĩnh điện (lực hấp dẫn) giữa các amino acid liền kề với nhóm R tích điện, 2) cấu hình của nhóm R kề bên, 3) sự tương tác giữa nhóm R của 3 hoặc 4 amino acid riêng biệt, 4) sự hiện diện của Pro và Gly, 5) sự tương tác giữa amino acid ở cuỗi đoạn xoắn và điểm lưỡng cực vốn có của chuỗi xoắn. Kiểu cấu thành chuỗi xoắn trên phụ thuộc vào sự đồng nhất và trình tự của amino acid bên trong đoạn xoắn.

Đa số các vòng xoắn trong protein cầu bị cong và méo một chút so với mô hình chuẩn của Pauling và Corey. Sự cong méo này do một số yếu tố sau:

Việc đóng gói các vòng xoắc ốc bị vùi ngăn cản các yếu tố cấu trúc bậc 2 trong lõi protein.

Proline gây ra sự cong méo khoảng 20 độ so với trục, bởi vì proline không thể tạo nên chuỗi xoằn α tuần hoàn do sự cản trở của cấu trúc không gian có tính chu kỳ của chuỗi đã ngăn nguyên tử N và ngăn cản nó hình thành liên kết hydrogen. Janet Thomas đã chỉ ra rằng proline làm cho 2 liên kết hydrogen trong chuỗi xoắn bị phá vỡ khi nhóm NH của amino acid kế tiếp cũng bị ngăn không cho hình thành liên kết hydrogen. Vòng xoắn chứa proline thường dài bởi vòng xoắn ngắn chứa proline thường bị làm mất ổn định bởi sự xuất hiện của proline. Proline thường tác động nhiều trong vùng mở rộng của chuỗi polypeptide.

Khả năng hòa tan. Vòng xoắn bị lộ thường có xu hướng tránh xa vùng hòa tan. Do nhóm C=O lộ ra ngoài có xu hướng dễ hòa tan để gia tăng năng lực của liên kết hydrogen, ví dụ xu hướng tạo liên kết H để hòa tan cũng như tạo nhóm NH. Điều này làm gia tăng sự uốn của trục xoắn.

Dạng này rất hiếm, cấu trúc này là một dạng xoắn khác biệt nhưng chúng thường ngắn và xuất hiện ở vùng cuối của chuỗi xoắn α thường. Tên 3 10 nghĩa là có 3 aminoacid ở mỗi vòng và 10 nguyên tử vây quanh nhau thành một vòng kín tạo bởi liên kết H (chú ý là nguyên tử H cũng tham gia vào nhóm này). 3 liên kết của chuỗi chính nằm giữa các amino acid bị chia cắt bởi 3 amino acid nằm dọc chuỗi (ví dụ, O i đến N i+3). Theo danh pháp này thì mô hình của Pauling và Corey là chuỗi xoắn 3.6 13, lưỡng cực của chuỗi xoắn 3 10 không có trật tự như dạng chuỗi xoắn α, ví dụ nó là cấu trúc ít bền vững hơn và là chuỗi có ít sự liên hợp.

Dạng β-sheet

Pauling và Corey đưa ra mô hình về cấu trúc đối xứng của protein sợi β-keratin. Trong dạng cấu trúc polypeptide này không có dạng xoắn ốc. thay vì thế, nó có dạng zigzag hơn là xoắn α. Amino acid trong cấu trúc đối xứng β các góc Φ và Ψ có giá trị dương. Giá trị đặc trưng của Φ là -140 độ và Ψ là 130 độ. Ngược lại, amino acid của xoắn thì cả 2 góc này mang giá trị âm. Một vùng của polypeptide mà các amino acid tồn tại dạng đối xứng sẽ là dạng sợi β và các sợi này liên kết với nhau thông qua liên kết H để tạo thành phiến.

Trong một phiến beta với 2 hoặc nhiều hơn 2 chuỗi polypeptide chạy dọc nhau và được liên kết theo một phương thức chung bởi liên kết hydrogen giữa các nhóm CO và NH của chuỗi chính. Vì vậy tất cả các liên kết hydrogen trong phiến alpha là tạo bởi các đoạn khác nhau trong chuỗi polypeptide. Sự đối ngược này với dạng xoắn alpha nơi mà tất cả liên kết hydrogen gồm yếu tố giống ở cấu trúc bậc 2. Nhóm R (các chuỗi bên) của các amino acid “láng giềng” trong điểm chuỗi beta ngược hướng.

Cấu trúc protein-phiến: Pauling và Corey dự đoán một cấu trúc lặp lại bậc 2, trật tự phân tử lặp-conformation. Trong dạng đối xứng (conformation), bộ khung của chuỗi polypeptide được mở rộng thành dạng zigzag hơn là dạng xoắn. Các chuỗi polypeptide zigzag có thể được sắp xếp kế tiếp nhau tạo thành cấu trúc một loạt các nếp gấp-gọi là phiến (sheet); liên kết hydrogen được tạo bởi các đoạn kề nhau của chuỗi polypeptide. Các chuỗi polypeptide trong một phiến có thể song song hoặc đối song (cùng hoặc ngược hướng amino – carboxyl tương ứng). Cấu trúc này khá giống nhau, mặc dù đoạn lặp lại ở cấu trúc song song là ngắn hơn (6.5 A0, ở cấu trúc đối song là 7A 0) và kiểu liên kết hydrogen khác nhau.

Một vài cấu trúc prptein giới hạn nhiều loại amino acid xuất hiện trong sheet. Khi hai sheet hoặc nhiều hơn được bao phủ gần nhau trong protein, nhóm R của các amino acid trên bề mặt phải tương đối nhỏ. Keratin-fibroin lụa và fibroin ở mạng nhện chứa nhiều Gly và Ala, 2 amino acid này có nhóm R nhỏ nhất. Quả thật, trong fibroin lụa Gly và Ala đan xen các phần lớn của trình tự.

Trong phiến beta song song, tất cả các sợi chạy cùng một hướng, trong khi đó trong các phiến đối song, chúng chạy ngược hướng nhau. Trong phiến hỗn hợp, một vài sợi song song và một số khác đối song nhau.

Trong mô hình cổ điển của Pauling và Corey, phiến beta song song ít có sự uốn xoắn nên liên kết hydrogen giữa các sợi yếu hơn.

Các phiến beta rất phổ biến trong các protein hình cầu, và hầu hết gồm ít hơn 6 chuỗi. Độ rộng của phiến beta 6 chuỗi khoảng 25 A0. Không có kết quả nào ở dạng song song và đối song được quan sát thấy, nhưng phiến song song có ít hơn 4 chuỗi là rất hiếm, có thể điều này ảnh hưởng đến sự bền vững của chúng. Phiến này có xu hướng một là tất cả song song nhau hoặc tất cả đối song nhau, còn dạng hỗn hợp không xuất hiện.

Phiến beta song song ít xoắn hơn dạng đối song và luôn bị chôn vùi. Ngược lại, phiến đối song có thể thấy sự xoắn rõ rệt hơn (twisting và beta-bulbe) và dễ hòa tan hơn. Điều này có nghĩa là phiến đối song bền vững hơn dạng song song cái mà luôn có định hình ổn định liên kết hydrogen và thực tế là ít khi thấy dạng phiến song song.

Vòng ngược (reverse turns)

Một vòng ngược là vùng của chuỗi polypeptide có liên kết hydrogen tử một nhóm CO ở chuỗi chính với nhóm NH cũng ở chuỗi chính trong 3 amino acid (ví dụ Oi đến Ni+3). Vùng xoắn bị loại khỏi định nghĩa này và vòng giữa sợi beta tạo một lớp đặc biệt được gọi là vòng kẹp tóc beta (beta-hairspin). Vòng ngược rất phổ biến trong protein hình cầu và thường thấy ở bề mặt của phân tử. người ta cho rằng các vùng này hoạt động như là trung tâm hoạt động trong quá trình gấp cuộn protein.

Vòng ngược được chia thành các lớp dựa trên góc phi ( và psi ( của amino acid ở vị trí i+1 và i+2. Loại I và loại II nếu trong hình dưới là dạng vòng phổ biến nhất, sự khác nhau chính giữa chúng là sự tồn tại hướng của liên kết peptide giữa các amino acid ở (i+1) và (i+2).

Góc xoắn giữa amino acid (i+1) và (i+2) trong 2 loại nằm trong các vùng khác nhau của đồ thị Ramachadran.

Chú ý rằng phần (i+2) của loại II nằm trong một vùng đồ thị Ramachandran có thể chỉ thấy ở Glycine. Từ sơ đồ của vòng này, nó có thể thấy được đó là phần (i+2) có một chuỗi bên. Vì thế, phần (i+2) trong vòng ngược loại 2 gần như luôn là glycine.

Các Bậc Cấu Trúc Của Phân Tử Protein

Protein là một polymer mà monomer của nó là các amino acid. Các amino acid này liên kết với nhau bằng liên kết peptide. Về mặt cấu trúc và các dạng tồn tại trong không gian của các protein có khác nhau, hiện người ta phân biệt 4 loại cấu trúc của protein:

Bậc I Bậc II Bậc III Bậc IV

Hình 1: Các bậc cấu trúc của protein

a. Cấu trúc bậc I

Cấu trúc bậc I của protein là thành phần và trình tự sắp xếp của các gốc amino acid trong mạch polypeptide.

Hiện nay, cấu trúc bậc I của nhiều protein đã được thiết lập. Đa số các protein có số gốc amino acid giữa 100 và 500, nhưng cũng có nhiều protein có số lượng gốc amino acid lớn hơn nhiều.

b. Cấu trúc bậc II

Biểu thị sự xoắn của chuỗi polypeptide, là tương tác không gian giữa các gốc amino acid ở gần nhau trong mạch polypeptide.

Nói cách khác, cấu trúc bậc II là dạng không gian cục bộ của từng phần trong mạch polypeptide. Cấu trúc này được làm bền nhờ các liên kết hydro được tạo thành giữa liên kết peptide ở kề gần nhau, cách nhau những khoảng xác định. Theo Pauling và Cori (1951) cấu trúc bậc II của protein bao gồm 2 kiểu chính là xoắn α và phiến gấp nếp β.

Xoắn α Liên kết

Hydro

Gấp nếp β

Hình 2: Các dạng cấu trúc bậc II của protein

– Cấu trúc xoắn α: Khi nghiên cứu về cấu hình không gian của protein , Linus và Robert Corry đã chứng minh rằng, chuỗi polypeptide có cấu tạo xoắn ốc. Mỗi vòng xoắn gồm 3,6 gốc amino acid (18 gốc amino acid sẽ tạo được 5 vòng xoắn). Khoảng cách giữa các vòng xoắn là 5,4A 0 (1,5A 0 cho mỗi amino acid). Các gốc bên của các amino acid không tham gia trực tiếp vào việc tạo thành mạch polypeptide đều hướng ra ngoài. Góc xoắn là 26 0. Có thể xoắn αphải và xoắn αtrái (ngược chiều kim đồng hồ).

Cấu tạo xoắn được giữ bền vững nhờ liên kết hydro, các liên kết hydro được hình thành tối đa giữa các nhóm -CO của liên kết polypeptide này với nhóm -NH của liên kết nhóm peptide thứ 3 kề nó.

Cấu trúc xoắn αcủa protein có độ bền rất cao và rất phổ biến trong các protein, tuy nhiên số lượng vòng xoắn αtrong mỗi protein phụ thuộc vào số lượng và trình tự sắp xếp các amino acid trong protein đó. Một số amino acid không có khuynh hướng tham gia cấu tạo xoắn, ngược lại, một số khác lại đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành cấu tạo xoắn.

Một số kiểu cấu tạo xoắn khác cũng được xác định như cấu tạo xoắn 3 10. Theo kiểu xoắn này, trong mỗi vòng xoắn có 3 gốc amino acid . Cấu tạo xoắn α x và α y thì có 4,4 và 5,2 gốc amino acid trong 1 vòng xoắn. Các dạng cấu tạo xoắn này ít gặp hơn cấu tạo xoắn α.

– Cấu trúc gấp nếp β: là cấu trúc hình chữ chi, tương tự như tờ giấy gấp nếp. Mặt liên kết peptide nằm trên mặt phẳng gấp nếp (mặt phẳng tờ giấy), các gốc bên R của các amino acid có thể nằm ở trên hoặc ở dưới mặt phẳng gấp nếp. Các mạch polypeptide nằm kề nhau liên kết với nhau bằng liên kết hydro giữa nhóm -CO của mạch này với nhóm -NH của mạch kia. Khoảng cách trên trục giữa hai gốc amino acid kề nhau là 3,5A 0 (ở xoắn α).

c. Cấu trúc bậc III

Cấu trúc bậc III là tương tác không gian giữa các gốc amino acid ở xa nhau trong mạch polypeptide, là dạng cuộn lại trong không gian của toàn mạch polypeptide (hình dạng chung của chuỗi polypeptide). Trong thực tế, nhiều protein có cấu trúc bậc III dạng hình cầu. Nguyên nhân làm cho các phân tử protein có thể cuộn lại thành hình cầu là do sự tương tác của các nhóm bên (gốc R) của amino acid. Do sự tương tác này mà cấu trúc bậc II đều đặn bị biến dạng, dẫn đến hình thành cấu trúc bậc III. Như vậy, ở cấu trúc bậc III, chuỗi polypeptide có những vùng có cấu trúc bậc II xác định, có những vùng có cấu trúc gấp nếp β và những vùng xoắn ngẫu nhiên làm cho phân tử cuộn lại có dạng hình cầu. Myoglobin là một protein có cấu trúc bậc III được Kendrew xác định bằng phương pháp chụp nhiễu xạ tia X.

Đặc điểm quan trọng trong cấu trúc bậc III là sự hình thành những vùng kỵ nước do các gốc bên không phân cực của các amino acid hợp thành. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, cấu trúc bậc III được giữ vững và ổn định chủ yếu do sự tương tác kỵ nước và liên kết hidro.

Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy liên kết disulfur (-S-S) ở một số protein có cấu trúc bậc III, song sự hình thành cầu disunfua không phải là lực chủ đạo làm cho mạch polypeptide cuộn lại, mà nó được hình thành ngẫu nhiên khi các nhóm -SH của các gốc amino acid trong chuỗi polypeptide đã cuộn lại nằm kề nhau.

Cầu disunfua đóng vai trò giữ vững và ổn định cấu trúc bậc III. Phần lớn các protein hình cầu có cấu trúc bậc III, có các gốc amino acid kỵ nước quay vào trong, còn các gốc amino acid ưa nước phân bố trên bề mặt.

d. Cấu trúc bậc IV

Biểu thị sự kết hợp của các chuỗi có cấu trúc bậc III trong phân tử protein. Hay nói cách khác, những phân tử protein có cấu trúc từ 2 hay nhiều chuỗi protein hình cầu, tương tác với nhau trong không gian tạo nên cấu trúc bậc IV. Mỗi một chuỗi polypeptide đó được gọi là một tiểu đơn vị (subunit), chúng gắn với nhau nhờ các liên kết hydro, tương tác VanderWaals giữa các nhóm phân bố trên bề mặt của các tiểu đơn vị để làm bền cấu trúc bậc IV.

Myoglobin Hemoglobin

Hình 3: Cấu trúc bậc III của myoglobin và bậc IV của hemoglobin

Cấu Trúc Bài Thi Tiếng Anh B1 Theo Khung 6 Bậc

Đề thi chứng chỉ B1 Tiếng Anh có 4 kỹ năng nhưng được chia thành 3 bài thi kéo dài khoảng 135 phút.

BÀI 1: ĐỌC VÀ VIẾTĐỌC: 4 phần /20 câu hỏi (30 điểm)

– Phần 1 (10 câu – 10 điểm): Cho 10 câu độc lập có một từ bỏ trống trong mỗi câu. Chọn đáp án đúng trong 4 lựa chọn ABCD. Dựa trên kiến thức từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa và kiến thức văn hóa, xã hội.

– Phần 2 (5 câu – 5 điểm): Chọn một trong hai dạng sau

– Phần 3 (5 câu – 5 điểm). Đọc hiểu bài dài khoảng 200 – 250 từ để chọn đáp án Đúng/ Sai Hoặc ABCD. Bài đọc có thể lấy nguồn từ báo hoặc tạp chí đơn giản dễ hiểu. Dạng phổ biến kiến thức, thường gặp trong đời sống hàng ngày.

– Phần 4 (10 câu – 10 điểm). Đọc điền từ dạng Cloze test bỏ từ thứ 7 trong văn bản. Bắt đầu từ câu thứ 3, giữ nguyên 2 câu đầu tiên để thí sinh hiểu rõ ngữ cảnh. Bài đọc có độ dài khoảng 150 từ với 10 chỗ trống. Thí sinh chọn 10 trong số 15 từ đã cho để điền vào chỗ trống.

VIẾT: 2 phần (30 điểm)

– Phần 1 (5 câu hỏi – 10 điểm): Viết lại 5 câu ý nghĩa không đổi bằng những từ gợi ý cho sẵn.

BÀI 2: NGHE HIỂU (35 phút -20 điểm/ 100 điểm)

Bài thi Nghe hiểu tiếng Anh B1 gồm 02 phần:

– Phần 1 (5 câu hỏi -10 điểm): Nghe 5 đoạn hội thoại ngắn để chọn 5 bức tranh hình ảnh đúng. Trong đó mỗi hội thoại có 4 đến 6 lần đổi vai. Hoặc nghe một đoạn hội thoại dài để chọn 5 câu Đúng Sai. Bạn có thể nghe một đoạn độc thoại ngắn để đánh dấu vào 5 đồ vật hay sự việc.

– Phần 2 (10 câu hỏi – 10 điểm): Nghe một đoạn hội thoại hay độc thoại để điền vào 10 chỗ trống mang thông tin quan trọng.

BÀI 3: NÓI (10 – 12 phút, 20/100 điểm)

Thí sinh được chuẩn bị từ 5 đến 7 phút, không kể thời gian thi.

– Phần 1 (2 đến 3 phút): Giáo viên đánh giá khả năng giao tiếp xã hội của thí sinh thông qua một số câu hỏi về tiểu sử bản thân.

Cách tính điểm bài thi chứng chỉ tiếng Anh B1 sau đại học

Bài thi tiếng Anh B1 tính trên thang điểm 100, trong đó kết quả hiển thị ĐẠT hoặc KHÔNG ĐẠT. Học viên ĐẠT nếu được tổng 50/100 điểm. Mỗi bài thi Đọc viết, Nghe, Nói điểm không dưới 30%. Đồng nghĩa với việc, thí sinh phải đạt được ít nhất 6 điểm cho kĩ năng Nghe hoặc Nói để không bị liệt.

Bài 1: Cấu Trúc Của Da

CẤU TRÚC CỦA DA

(Structure of the skin)

1. ĐẠI CƯƠNG

Da là một cơ quan lớn nhất, chiếm khoảng 16% tổng trọng lượng của cơ thể, nằm ở mặt ngoài, tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống.

Da là bộ phận vô cùng quan trọng, giống như một tấm áo tự nhiên bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân có hại bên ngoài và có chức năng bài tiết, điều hòa nhiệt độ cơ thể. Tổng diện tích da ở người trưởng thành là 1,2-2m2 .

Da người có 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì. Thượng bì có nguồn gốc phôi thai từ lá thai ngoài, bản chất là biểu mô. Trung bì có người gốc phôi thai từ lá thai giữa, bản chất là mô liên kết. Ngoài ra còn có các phần phụ của da như lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn.

2. MÔ HỌC DA THƯỜNG

2.1. Thượng bì (Epidermis)

Thượng bì là lớp ngoài cùng của da, gồm chủ yếu là tế bào biểu mô sừng (keratinocyte) chiếm tới 95%, ngoài ra còn có tế bào hắc tố, tế bào Merkel và tế bào Langerhans.

Thượng bì tác dụng như hàng rào bảo vệ da, gồm 4 lớp chính: tính từ ngoài vào trong là lớp tế bào sừng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy (lớp tế bào mầm). Riêng lòng bàn tay, bàn bàn chân có thêm 1 lớp sáng nằm xen kẽ giữa lớp sừng với lớp hạt (5 lớp).

Thượng bì dày khoảng 0,4-1.5mm tùy theo vị trí trên cơ thể (dày nhất ở lòng bàn tay, bàn chân, mỏng nhất ở vùng sinh dục).

Thượng bì có các lớp sau:

2.1.1. Lớp tế bào đáy (stratum basale)

Lớp này còn gọi là lớp tế bào cơ bản (basel cells), là lớp sâu nhất của thượng bì, gồm những tế bào hình trụ, nhân có trục dài, thẳng đứng. Nguyên sinh chất ưa kiềm chứa các hạt sắc tố melamin. Các tế bảo đáy có khả năng sinh sản rất mạnh để sản xuất các tế bào mới thay thế các tế bào cũ đã biệt hóa.

Trong bào tương của lớp tế bào đáy xuất hiện các sợi keratin rất mảnh tập trung từ xung quanh nhân chạy ra gắn với các cầu nối gian bào (desmosome) và nửa cầu nối gian bào (hemidesmosome) giúp các tế bào liên kết với nhau một cách vững chắc.

Thời gian cần thiết cho một tế bào đáy phân chia, biệt hóa và di chuyển tới lớp sừng khoảng 14 ngày. Thời gian ở lớp sừng đến khi thành vảy da và bong ra khoảng 14 ngày nữa. Như vậy thời gian để tái tạo toàn bộ thượng bì là khoảng 4 tuần.

Rải rác, xen giữa những tế bào đáy còn có tế bào hắc tố (melanocyte) có nguồn gốc từ các mào thần kinh, tập trung nhiều nhất ở mặt và những vùng tiếp xúc với ánh sáng. Ngoài ra, ở lớp đáy còn có tế bào Merkel.

Tế bào lớp đáy có cặp phân tử keratin là K5 (trọng lượng phân tử là 58kDa) và K14 (trọng lượng phân tử là 50kDa)

2.1.2. Lớp tế bào gai (stratum spinosum)

Còn gọi là lớp nhầy Malpighi. Là lớp tế bào hình đa diện, nằm trên lớp đáy, xếp từ 6 đến 20 hàng, càng về phía trên các tế bào càng dẹt dần. Đây là những tế bào trưởng thành của biểu bì.

Desmosome là cấu trúc ở bề mặt của tế bào và phụ thuộc calci do bó sợi keratin từ trong tế bào chạy ra liên kết với phần xuyên màng và gắn với tế bào sừng kề bên. Đây kết cấu rất vững chắc với các tác nhân cơ học nên chức năng của Desmosome là ổn định tế bào, hạn chế tác động từ các sang chấn. Trong một số bệnh lý, điển hình là nhóm bệnh da mọng nước tự miễn trong thượng bì như Pemphigus, các cầu nối gian bào này bị đứt gây nên các bọng nước mềm, nhẽo, vết trợt trên da và/ niêm mạc.

Nhân của tế bào gai to và rất hoạt động. Trong bào tương của tế bào gai và cả lớp hạt có chứa bào quan mới, gọi là tiểu thể Lamella (lamellar granuler) hay thể Odland, kích thước 100-500nm, đường kính 0,2-0,3nm, có dạng lá gấp lại hoặc dạng đĩa. Các tiểu thể này chứa hỗn hợp của lipid như phospholipid, sphinggolipid và cholesterol. Khi lên đến lớp tế bào hạt trên cùng, các tiểu thể này sẽ hòa mảng và giải phóng các lá lipit vào khoảng gian bào tạo thành lớp lipid gian bào, một hàng rào chắn nước rất có hiệu quả, giúp da giữ nước, tránh khô da và tham gia vào quá trình gắn kết và bong vảy của lớp sừng.

Trong lớp tế bào gai vẫn tồn tại các lá sừng chạy từ nhân tế bào ra gắn với các cầu nối gian bào và vẫn có cá keratin K5, K14. Ngoài ra còn xuất hiện thêm K1 (56,5kDa) và K10 (67kDa). Đó là những keratin đặc thù cho sự biệt hóa cho thấy quá trình sừng hóa của tế bào gai đang diễn ra mạnh mẽ.

Các tế bào gai cũng có khả năng sinh sản bằng gián phân. Hoạt động gián phân của lớp đáy và lớp gai đều mạnh mẽ và liên tục.

Trong lớp tế bào gai còn có tế bào tua di chuyển hay còn gọi là tế bào Langerhans.

2.1.3. Lớp tế bào hạt (stratum granulosum)

Lớp này là những tế bào dẹt nằm ở trên lớp gai, gồm 3-4 hàng tế bào, nhân sáng. Tế bào ở lớp này thể hiện hình ảnh sự thoái triển của tế bào biểu mô.

Bên trong bảo tương của tế bào hạt có nhiều hạt keratohyalin mà thành phần chủ yếu là tiền chất filaggrin và các lá keratin trung gian. Sự xuất hiện của các hạy này chứng tỏ quá rình sừng hóa đang diễn ra. Các phân tử keratin K1 biến đổi thành K2, K10 và thành K11. Trong quá trình chuyển dần từ tế bào hạt thành tế bào sừng, các tiền chất filaggrin sẽ chuyển thành filaggrin và là thành phần chú yếu của các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên (natural moiturizing factors) và vỏ tế bào lớp sừng.

2.1.4. Lớp tế bào sáng (stratum lucidum)

Lớp này chỉ có ở lòng bàn tay, bàn chân và nằm ở trên lớp hạt bao gồm những tế bào trong, thuần nhất, không có nhân, dẹt, sắp xếp thành 2 hoặc 3 hàng. Các tế bào này chứa chất eleidin, hình thành do hóa lỏng các hạt sừng trong chứa nhiều nhóm disulfid.

2.1.5. Lớp tế bào sừng (stratum corneum)

Lớp tế bào sừng (horny cells) là lớp ngoài cùng của da, có bề dày khoảng 0,1mm (100μm), dày nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân từ 0,8-1,4mm, mỏng nhất là ở mi mắt 50μm.

Đây là những tế bào có kích thước lớn nhất ở lớp thượng bì. Thành phần chủ yếu là chất sừng (keratin). Ở những lớp ngoài cùng, các tế bào sừng trở nên dẹt hoàn toàn, màng bào tương dầy, nhân biến mất, trong bào tương chỉ còn toàn những sợi sừng. Mỗi tế bào biến thành một lá sừng mỏng, chồng chất lên nhau như một bức tường gạch. Các tế bào sừng là những viên gạch và chất gian bào sừng là xi măng gắn các tế bào sừng lại với nhau, thành một khối vững chắc để chống lại các tác động từ bên ngoài. Do hiện tượng bong da sinh lí, trung bình mỗi ngày có một lớp sừng bong ra tạo nên những vảy nhỏ như vảy phán, quện với mồ hôi và chất bã tạo thành ghét.

80-85% chất keratin trong tế bào sừng là K1/K10.

Quá trình sừng hóa diễn ra liên tục giúp da luôn đổi mới. Quá trình này chịu sự ảnh hưởng của cả yếu tố bên ngoài môi trường và bên trong (gen, các yếu tố toàn thân).

Thượng bì không có mạch máu và được nuôi dưỡng bằng dịch gian bào.Các sợi thần kinh chỉ phân nhánh đến lớp đáy.

2.1.6. Các tế bào thượng bì có tua (dendric cells)

Thượng bì chứa hai loại tế bào có giả túc (có tua) là tế bào sắc tố và tế bào Langerhans.

2.1.6.1. Tế bào sắc tố

Tế bào sắc tố (melanocyte) là tế bào tua gai cung cấp sắc tố cho các tế bào sừng, tạo màu da. Tế bào sắc tố có nguồn gốc từ mào thần kinh, trong bào tương có các sợi vimentin, thường khu trú dọc theo lớp đáy của thượng bì. Tỷ lệ giữa tế bào sắc tố và tế bào đáy thay đổi từ khoảng 1/4 ở mặt đến 1/10 ở chi. Khi nhuộm bằng Hematoxylineosin (HE), tế bào sáng màu, không có tonofilament và desmosomes. Một tế bào sắc tố và một nhóm các tế bào sừng liền kề được cung cấp sắc tố còn gọi là “1 đơn vị sắc tố thượng bì”.

Tế bào sắc tố là tế bào duy nhất có khả năng sản xuất ra các hạt melanosome. Các melanosome được vận chuyển theo các giả túc của tế bào sắc tố đến một nhóm tế bào sừng (đơn vị sắc tố của thượng bì).

Các hạt melanosome sẽ biến đổi qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1 chỉ chứ tyrosinase

Giai đoạn 2 chứa nhiều tyrosinase và một vài melanin

Giai đoạn 3 chứa phần lớn melanin với một vài tyrosinase

Giai đoạn 4 chỉ chứa melanin

Sắc tố khác nhau từ mày vàng đến màu nâu hoặc màu đen giải thích sự khác nhau về màu da trong một chủng tộc và với các chủng tốc khác. Sự khác nhau giữa các màu da, giữa các chủng tộc không phụ thuộc vào số lượng tế bào sắc tố mà phụ thuộc vào bản chất của melanin và kích thước hạt melanosome.

Sắc tố (melanin) được tạo thành do một chuỗi các phản ứng từ chất nền tyrosin qua con đường DOPA và dopaquinon dưới sự kiểm soát của nhiều loại men.

Chức năng của sắc tố là chống lại tác hại của tia cực tím (ultraviolet = UV), che trở sự sự gián phân của tế bào đáy ở thượng bì khỏi sự ảnh hưởng của các tia UV, kiểm soát sự tổng hợp vitamin D3 và điều hòa thân nhiệt tại chỗ. Số lượng tế bào sắc tố tăng khi phản ứng với sự kích thích của UV.

Ở da người có hai loại sắc tố.

Eumelanin: có màu nâu hoặc đen

Phaeomelanin: có màu vàng đỏ

2.1.6.2. Tế bào Langerhans

Là tế bào trình diện kháng nguyên, có nguồn gốc từ tủy xương, chiếm 5% tế bào thượng bì, nằm ở khắp thượng bì tạo hàng rào lưới, nhưng tập trung nhiều ở lớp tế bào gai phía trên. Mật độ thay đổi tùy vào vị trí trên cơ thể, nhiều nhất ở mặt với 600-1000 tế bào/mm2.

Tế bào Langerhans điển hình có nhân chia múi, bào tương sáng, không có desmosomes và tonofilaments, có các giả túc đi vào giữa các tế bào biểu mô sừng lên tận lớp hạt và xuống tận màng đáy. Trong tế bào chứa bào quan đặc biệt giống như hình vợt tennis gọi là hạt Birbeck.

Tế bào Langerhans có khả năng miễn dịch nhờ vai trò trình diện kháng nguyên và tăng số lượng trong phản ứng tiếp xúc. Đây chính là tiền đồn của hệ thống miễn dịch tế bào của cơ thể.

2.1.6.3. Tế bào Merkel

Tế bào nằm rải rác ở lớp đáy và chiếm khoảng 0,2-5% số tế bào thượng bì, có hình bầu dục dài khoảng 15μm, nhân lớn 2 múi, bào tương sáng, ít tổ chức bên trong nằm song song với màng đáy.

2.2. Trung bì (Dermis)

Trung bì là lớp thứ 2, nằm dưới thượng bì và là vùng dày nhất của da. Độ dày khác nhau tùy từng vùng của cơ thể từ 1/10mm đến bài milimet gồm các mô liên kết để giữ hạ thượng bì với hạ bì.

Trung bì và thượng bì ngăn cách nhau bởi màng đáy (hay còn gọi là màng cơ bản). Màng đáy dày chừng 0,5mm. Các dịch sẽ truyền từ trung bì ngấm qua màng đáy để nuôi dưỡng thượng bì. Ranh giới giữa thượng bì và trung bì không phải là 1 đường thẳng mà là đường lượn sóng. Phần sóng nhô lên phía trên là gai bì (hay nhú bì, hay còn gọi là trung bì nông). Phần sóng nhô lên phía trên là gai bì (hay nhú bì) gọi là mào liên gai (hay là mào liên nhú).

Cấu trúc của màng đáy gồm 4 phần:

Nửa cầu nối gian bào (Hemidermosome). Đường kính của nửa cầu nối gian bào khoảng 500-1000nm, gồm các sợi tơ keratin (tonofilament); sợi bám để nối màng bào tương với lá đặc (Lamina densa).

Lá sáng (Lamina lucida) dày khoảng 20-40nm.

Lá đặc (Lamina densa) dày khoảng 30-40nm, trong đó chủ yếu là collagen lớp IV.

Dưới là đặc (Sub-lamina densa( có nhiều bó vi sợi bản chất là collagen, chủ yếu là collagen típ VII).

Thành phần sinh hóa chủ yếu của màng đáy (BMZ) là collagen típ IV (lamina densa) và một số glycoprotein bao gồm laminin 322 (lamina lucida). Màng đáy gắn kết với tế bào đáy bởi các hemidesmosomes, đồng thời gắn kết với trung bì thông qua các sợi néo (anchoring filaments/anchoring fibrils). Các sợi néo ở thượng bì (anchoring filaments) có kích thước 5-7nm giàu laminin 332 (laminin 5) và 311 (laminin 6) liên kết với α6 β4 integrin trên bề mặt tế bào sừng. Còn các sợi néo ở trung bì (anchoring fibrils) có kích thước 20-60nm, là những dải không đều, chéo nhau và trông giống như hình đuôi chim ở cả hai đầu, cấu tạo chủ yếu là collagen típ VII liên kết giữa lá đặc với mảng néo ở trung bì. Khi có bất thường ở sợi néo sẽ làm cho vùng liên kết trung bì và thượng bì (DEJ) lòng lẻo dễ bị tổn thương như gặp trong bệnh ly thượng bì bọng nước bẩm sinh.

Trung bì gồm các lớp

2.2.1. Trung bì nông(papillary dermis)

Lớp này là lớp nuôi dưỡng, rất mỏng chỉ khoảng độ 0,1mm. Trên bề mặt có những gai nhô lên còn gọi là nhú bì hay gai bì (papille) ăn sâu vào thượng bì. Các gai do tổ chức liên kết non tạo nên, ở đó có nhiều mao mạch. Các nhú bì có chiều cao và độ lớn khác nhau tùy theo vùng da. Da ở lòng bàn tay, bàn chân các nhú có khi cao tới 0,2mm, ở da mặt thì lớp nhú rất mỏng.

2.2.2. Trung bì chính thức hay còn gọi là trung bì sâu (reticular dermis)

Đây là lớp chống đỡ, dày khoảng 0,4mm, gồm có:

Những sợi chống đỡ

Sợi keo hay còn gọi là sợi hồ (collagen fiber). Là chết liệu chính làm da bền vững chống lại các sang chấn bảo vệ các tổ chức bên trong. Bản chất các sợi collagen là các protein với 3 chuỗi polypeptide. Đó là những sợi thẳng không phân nhánh, dài vài micron. Cấu tạo bởi những chuỗi polypeptid, gồm 20 loại acid amin khác nhau, chủ yếu là glycin và argenin. Sợi keo có thể bị phá hủy bởi men collagenase do vi khuẩn tiết ra và được thay thế bằng các sợi mới. Sợi keo là chất liệu chính làm cho da vững chắc trước tác động cơ học, lý học, hóa học từ bên ngoài. Sợi keo tập trung chủ yếu ở trung bì sâu, một ít ở nhú bì, nang lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi, quanh mạch máu.

Sợi chun (Elastic fiber) (hay còn gọi là sợi đàn hồi): là một thành phần của các mô liên kết ở trung bì có tác dụng giúp da đàn hồi. Đây là những sợi mỏng, lượng sóng hoặc thành từng đoạn có kích thước từ 1-3

μ

m, chiếm dưới 2-4% trọng lượng khô của trung bì, bắt màu đen khi nhuộm bạc, bắt màu nâu khi nhuộn accin. Đột biến gen của một trong thành phần của sợi chun gặp trong bệnh nhão da (cutix laxa)

Sợi lưới: sợi lưới tạo thành mạng lưới mỏng bao quanh mạch máu, tuyến mồ hôi, cấu trúc giống sợi keo.

Sợi liên võng (Reticulum fiber): sợi liên vọng là dạng đặc biệt của sợi tạo keo tập trung ở bì nông, phần phụ của da, mạch máu.

Các chất cơ bản: các chất cơ bản là một màng nhày gồm Trytophan, Tyrosin, Mucopolycharcarit, Hyaluronic.

Tế bào:

Các tế bào xơ hình thoi hoặc hình amip, có nhân to hình bầu dục, chứa nhiều hạt ty lạp thể, có tác dụng làm da lên sẹo.

Tổ chức bào hình thoi hoặc hình sao, nó có thể biến thành thực bào, đại thực bào.

Dưỡng bào (Mastocyte) tham gia quá trình chuyển hóa heparin, histamin, acid hyaluronic.

Mạch máu, trung bì chỉ có những mạch máu nhỏ tập trung ở gai bì và quanh các tuyến.

Thần kinh ở da có 2 loại:

Thần kinh não tủy có vỏ myelin, có nhánh đi riêng.

Thần kinh giao cảm không có vỏ myelin chạy trong các tế bào mạch máu.

Thần kinh da được tạo thành từ đám rối ở hạ bì, sau đó phân nhánh chạy thẳng góc tới các đầu gai bì rối tận cùng ở lớp hạt. Ngoài những nhánh này, thần kinh da còn có những nhánh cuộn tròn lại thành những tiểu thể. Có 5 loại tiểu thể:

Tiểu thể Vater Pacini khu trú ở đáy trung bì, có nhiều ở lòng ngón tay, chi phối xúc giác (sờ mó)

Tiểu thể Buffini chi phối cảm giác nóng

Tiểu thể Krause chi phối cảm giác lạnh

Tiểu thể Golgi-Mazzoni chi phối xúc giác

Đĩa Meckel-Ranvier và tiểu thể Meissnercho cảm giác tiếp xúc.

2.3. Hạ bì (Subcutaneous layer)

Hạ bì (còn gọi là lớp mỡ dưới da) chứa mô liên kết, nhiều mạch máu, thần kinh… đảm bảo cho da sống và thực hiện các chức năng của mình. Cấu trúc gồm nhiều tần ngăn, liên kết tạo thành nhiều ô, chứa nhiều chất mỡ.

Ở hạ bì có nhiều mạch máu lớn.

Độ dày của hạ bì tùy thuộc vào thể trạng từng người. Đây là kho dự trữ mỡ lớn nhất của cơ thể, có vai trò bảo vệ cơ học chống những sức ép, chấn động đột ngột, xem như cái gối che chở da và những cấu trúc bên dưới và có vai trò điều hòa nhiệt độ.

2.4. Các thành phần phụ của da

2.4.1. Tuyến mồ hôi (Sweat glands)

Tuyến mộ hôi là tuyến ngoại tiết, có loại đổ trực tiếp qua da , có loại đổ ở phần đầu của nang lông. Có 2 loại tuyến mồ hôi.

Tuyến bảo toàn (Eccrine gland): được phân bố trên khắp bề mặt da, trừ niêm mạc. Tùy vùng cơ thể mà số lượng tuyến mồ hôi có khác nhau. Ở lòng bàn tay, bàn chân có khoảng 620 cái/1cm2, đùi có khoảng 120 cái/cm2. Toàn bộ cô thể có khoảng 2,5 triệu tuyến.

Cấu tạo gồm 3 phần

Cầu bài tiết hình tròn khu trí ở trung bì sâu hoặc hạ bì, có 2 lớp tế bào giữa là những tế bào bài tiết, xung quanh có lớp tế bào dẹt bao bọc.

Ống dẫn đoạn qua trung bì có cấu trúc như phần cầu nhưng ít bài tiết.

Ống dẫn đoạn qua thượng bì có đoạn xoắn ốc, càng ra ngoài càng xoắn nhiều, gồm một lớp tế bào có nhiễm hạt sừng.

Tuyến mồ hôi làm nhiệm vụ điều hòa thân nhiệt, góp phần làm cho thân nhiệt hằng định. Sự bài tiết mồ hôi được điều chỉnh bởi thần kinh giao cảm ở xung quanh tuyến, các trung khi dọc tủy sống, vùng dưới đồi. Các chất như Pilocarpin, Cholin, Adrenalin làm tăng tiết mồ hôi, Atropin làm giảm bài tiết mồ hôi.

Tuyến đầu hủy (Aprocrine gland)

Tuyến này tập trung ở mặt, quanh hậu môn, quanh đầu vú, nách.

Cấu tạo gồm cuộn bài tiết là một ống đơn thuần gốm lớp tế bào hình trụ hoặc hình hộp nằm trên lớp màng đáy có ống dẫn đổ vào cổ nang lông phía trên tuyến bã, một số đổ trực tiếp lên da mặt. Trong quá trình bài tiết, một phần bào tương của tế bào bị tống ra ngoài.

Tuyến tiết ra chất lỏng như dầu, có khi có màu. Ban đầu chấy này không mùi, khi lên đến mặt da do tác động của vi khuẩn có thể có mùi đặc biệt gây ra hôi nách.

2.4.2. Tuyến bã (Sebaceous glands)

Tuyến bã là tuyến ngoại tiết nằm cạnh nang lông, đổ chất tiết vào nang lông mỏ ra ở da, tạo da mềm mại, chống thấm nước, chống khô da.

Mỗi tuyến bã có nhiều thùy, mỗi thùy gồm nhiều lớp tế bào: ngoài cùng là những tế bào trẻ giống tế bào lớp cơ bản, rối đến lớp tế bào to chứa những hạt mỡ, trong cùng có những lớp tế bào chứa đầy mỡ làm căng vỡ tế bào, rồi chảy ra ngoài thành chất thành chất bã (sebum). Ống tiết được cấu tạo bởi tế bào sừng. Chất mỡ đào thải qua ống tuyến lên mặt da.

Có 2 loại tuyến bã nang lông:

Tuyến bã nang lông dài: nằm ở da đầu, râu, lông nách, lông mu. Tại những nơi lòng bàn tay, bàn chân không có tuyến bã.

Tuyến bã nang lông tơ: tuyến bã nang lông tơ nằm ở khắp nơi trên cơ thể trừ lòng bàn tay, bàn chân không có tuyến bã.

Tuy tuyến bã nang lông tơ có kích thước nhỏ hơn tuyến bã nang lông dài nhưng tế bào tuyến hoạt động mạnh hơn, có kích thước lớn hơn, bài tiết chất bã nhiều hơn. Ở mặt, tuyến bã phát triển gấp 5 lần ở những nơi khác. Số lượng tuyến bã thay đổi khác nhau tùy vùng trên cơ thể. Ở da đầu, mặt, ngực, lưng, tầng sinh môn có từ 400-900 tuyến/cm2 da. Các vùng còn lại có khoảng 100 tuyến/1cm2 da. Tuyến bã ở miệng (hạt fordyce) và ở rãnh quy đầu (tuyến tyson) không đổ qua ống tuyến mà bài tiết trực tiếp lên niêm mạc.

2.4.3. Nang lông (Hair follicles)

Lông là biến dạng nhiễm keratin của thượng bì. Nang lông là phần lõm sâu xuống của thượng bì chứa sợi lông và tiếp cận với tuyến bã. Cấu tạo của nang lông bao gồm: chất cơ bản của lông, sợi lông, lớp vỏ trong, lớp vỏ ngoài, gai lông. Các tế bào hắc tố có trong phần chất cơ bản của lông tạo nên màu sắc cho sợi lông.

Ở người có 2 loại lông:

Lông nhẵn hay còn gọi là lông tơ: là sợi lông ngắn bao phủ phần lớn cơ thể trừ lòng bàn tay, bàn chân.

Lông dài là những sợi lông dài, cứng và có đường kính lớn hơn lông nhẵn. Lông dài nằm ở các vùng da đầu (tóc), xung quanh miệng (râu), lông nách, lông mu.

Ngoài ra, thai nhi còn có lông tơ mịn mượt, lông này sẽ rụng đi trước khi sinh 2 tháng.

Một sợi lông gồm có 3 phần: phần nằm trên thượng bì; phần mọc xuyên qua thượng bì, phần nằm ở trong chân bì (trung bì). Phần nằm trong chân bì gọi là rễ lông được bao bọc bởi một vỏ gọi là nang lông. Nang lông có 3 lớp: lớp bao biểu mô ngoài, bao biểu mô trong và bao xơ.

Mỗi nang lông có 3 phần:

Miệng nang lông thông ra mặt da.

Bao nang lông là phần dài nhất ăn sâu xuống hạ bì.

2.4.4. Móng (nails)

Móng là biến dạng của da, ở các đầu ngón tay, ngón chân. Móng là một tấm sừng mỏng dày chừng 0,3-0,5-0,75mm nằm gọn trong một rãnh của mặt lưng (mu) đầu ngón.

Móng có 4 bờ, bờ tự do nằm ở đầu móng, ba bờ còn lại được các nếp da phủ lên gọi là bờ sau và 2 bở bên. Bờ sau và nếp gấp vùng gốc móng gọi là nếp gấp trên móng. Phần móng ở bờ sau có hình vát gọi là rễ móng. Phần còn lại dày đều, hình khum gọi là thân móng. Thượng bì ở dưới móng tiếp với thượng bì da ở nếp gấp sau và các nếp gấp bên. Phần gốc móng có hình bán nguyệt gọi là liềm móng. Thượng bì ở dưới rễ móng gọi là mầm móng, đó là lớp sinh sản, có lớp malpighi khá dày. Những tế bào ở mầm móng phát triển từ đáy mầm ra thân móng và dẹt đi biến thành lá sừng đắp vào mặt dưới của móng. Bản móng mọc liên tục từ gốc móng ra bờ từ do. Mỗi ngày móng mọc dài ra khoảng 0,1mm. Móng chân mọc chậm hơn móng tay. Càng nhiều tuổi móng càng mọc chậm. Thời gian thay thế hoàn toàn 1 móng tay khoảng 3 tháng, móng chân 6 tháng.

2.4.5. Niêm mạc

Khác da ở chỗ không nhiễm keratin. Các lớp nông ở niêm mạc gồm tế bào có nhiều lỗ hổng dẹt và sẽ bong đi chứ không nhiễm keratin, còn các lớp tế bào gai, lớp hạt giống như da nhưng dày hơn.

(Tài liệu được biên soạn bởi PGS. TS. Trần Lan Anh của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)