Top 7 # Xem Nhiều Nhất Trình Bày Cấu Trúc Atp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Trình Bày Cấu Trúc Hóa Học Và Chức Năng Của Phân Tử Atp

Giải bài 3 trang 56 sách giáo khoa Sinh học 10: Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.

Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 56 sgk Sinh lớp 10

Cấu trúc hóa học của phân tử ATP:

ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ.

ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sinh sản và phân hủy tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.

Chức năng của phân tử ATP:

+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.

+ Vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.

+ Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.

Bài Giảng Cấu Trúc Máy Tính: Lập Trình Hợp Ngữ

CẤU TRÚC MÁY TÍNH LẬP TRÌNH HỢP NGỮ Cấu trúc Máy tính & Lập trình Assembly MỤC TIÊU : Khám phá bí mật bên trong máy tính. 3. Nắm được cách hoạt động,cách giao tiếp của các thành phần cấu tạo nên máy tính. 4. Biết viết 1 chương trình bằng Assembly – dịch liên kết và thực thi chương trình này. 5. Biết lập trình xử lý đơn giản phần cứng, lập trình hệ thống . 6. Các khái niệm cơ bản về virus TH – nghiên cứu các kỹ thuật lây lan của virus tin học 2.Trang bị những kiến thức cơ bản về cấu trúc tổng quát của máy tính cũng như các thành phần cấu tạo nên máy tính. Tài liệu tham khảo Structured Computer Organization – Andrew Tanenbaum Assembly Language For the IBM-PC – Kip R Irvine Assembly Programming Language & IBM PC Ythayu – Charles Marut Giáo trình Cấu trúc máy tính – Tống Văn On Lập trình Hợp ngữ – Nguyễn Ngọc Tấn -Vũ Thanh Hiền Cấu trúc Máy tính – Đại học Bách khoa Tài liệu tham khảo Computer Virus Handbook Virus Writing guide Billy Belceb The macro virus writing guide The little black book of computer viruses Một số mẫu chương trình virus (virus file, virus macro) Giáo viên : Ngô Phước NguyênEmail : nguyenktcn@yahoo.comMobile: 091-8-380-926 Đề cương mơn học Chương 1 : Tổ chức tổng quát của hệ thống MT Chương 2 : Tổ chức CPU Chương 3 : Mức logic số Chương 4 : Tổ chức bộ nhớ Chương 5 : Xuất nhập Chương 6 : Lập trình Assembly – Tập lệnh Chương 7 : Cấu trúc điều khiển & Vịng lặp Chương 8 : Macro & Procedure – nhúng CT Assembly vào ngơn ngữ cấp cao như C… Chương 9 : Lập trình xử lý màn hình-bàn phím-mouse. Chương 10 : Lập trình xử lý File Chương 11 : Các khái niệm cơ bản về Virus tin học – phân tích các kỹ thuật lây lan chung của VR tin học và lây lan trên mạng. Chương 1 :CẤU TRÚC TỔNG QUÁT CỦA MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH Nắm được tổng quan về cấu trúc máy tính. Hiểu về Máy Turing & Nguyên lý Von Neumann Biết sơ đồ khối chi tiết của máy tính Nắm nguyên lý hoạt động máy tính Biết các component của máy tính : Processors,Memory,Input/Output devices,Bus Mục tiêu : Chương 1 Tổng quan về cấu trúc máy tính. Mô hình máy Turing Nguyên lý Von Neumann. Sơ đồ tổng quát của một máy tính. Nguyên lý hoạt động của máy tính Câu hỏi ôn tập 2+3/4*3-5=? ……………. …………….. ………………. Memory : chứa các chỉ thị & dữ liệu Input device : thiết bị nhập Bộ xử lý Máy tính & Sự tính toán The system bus (shown in yellow) connects the various components of a chúng tôi CPU is the heart of the computer, most of computations occur inside the chúng tôi is a place to where the programs are loaded in order to be executed. Tổng quan về cấu trúc máy tính Máy tính hiện đại ngày nay được thiết kế dựa trên mơ hình Turing Church và mơ hình Von Neumann. khối xử lý đầu đọc ghi chứa tập hữu hạn các trạng thái Băng dữ liệu vơ hạn, dữ liệu kết thúc là b Mơ hình Turing : Mơ hình này rất đơn giản nhưng nĩ cĩ tất cả các đặc trưng của 1 hệ thống máy tính sau này. Nguyên lý cấu tạo máy Turing : Nguyên lý xây dựng MT MT điện tử làm việc theo hai nguyên lý cơ bản : nguyên lý số và nguyên lý tương tự. Nguyên lý số sử dụng các trạng thái rờI rạc của 1 đạI lượng vật lý để biểu diễn số liệu  nguyên lý đếm. Nguyên lý tương tự sử dụng 1 đạI lượng vật lý biến đổI liên tục để biểu diễn số liệu  nguyên lý đo Mạch điện trong MT Trong MT cĩ những loạI mạch điện nào ? Mạch tổ hợp : là mạch điện cĩ trạng thái ngõ ra phụ thuộc tức thờI vào tổ hợp của trạng thái ngõ vào. Ex : Mạch giảI mã địa chỉ Mạch tuần tự : là mạch điện thực hiện 1 mục đích mà trạng thái ngõ ra phụ thuộc vào tổ hợp của trạng thái ngõ vào và trạng thái của quá khứ ngõ vào. Ex : mạch cộng, trừ, nhân , chia Nguyên lý Turing Máy làm việc theo từng bước rời rạc. Một lệnh của máy như sau : qiSiSjXqj. Nghĩa là : đầu đọc ghi đang ở ơ Si thì sẽ ghi đè Sj vào ơ hiện tại và dịch chuyển hoặc đứng yên theo chỉ thị là X và trạng thái hiện hành của máy là qj khối xử lý đầu đọc ghi chứa tập hữu hạn các trạng thái Băng dữ liệu vơ hạn, dữ liệu kết thúc là b Nguyên lý hoat động máy Turing Quá trình sẽ dừng lại khi trạng thái trong của máy là trạng thái kết thúc qf. Dữ liệu của bài tốn là 1 chuổi các ký hiệu thuộc tập các ký hiệu của máy khơng kể ký hiệu rỗng b, được cất vơ băng. Trạng thái trong ban đầu của máy là q0 . Đầu đọc/ghi ở ơ chứa ký hiệu đầu tiên của chuổi ký hiệu nhập. Trong quá trình hoạt động, sự thay đổi dữ liệu trên băng, sự dịch chuyển đầu đọc ghi và sự biến đổi trạng thái trong của máy sẽ diễn ra tuân theo các lệnh thuộc tập lệnh của máy tùy theo trạng thái hiện tại và ký hiệu ở ơ hiện tại. Thí dụ máy Turing Xét thí dụ máy Turing thực hiện phép tốn NOT trên chuổi các bit 0/1.Chuổi dữ liệu nhập ban đầu là 10 tập các ký hiệu của máy {0,1} tập các trạng thái trong {q0, q1} tập lệnh gồm 3 lệnh : q001Rq0 , q010Rq0 , q0bbNq1 … Nguyên lý VonNeumann Máy Von Neumann là mơ hình của các máy tính hiện đại. Nguyên lý của nĩ như sau : Về mặt logic (chức năng) , máy gồm 3 khối cơ bản : đơn vị xử lý, bộ nhớ và hệ thống xuất nhập. Bộ nhớ Đơn vị xử lý Hệ xuất nhập data chương trình Trao đổi thơng tin Điều khiển Nguyên lý Von Neumann (cont) Chương trình điều khiển xử lý dữ liệu cũng được xem là data và được lưu trữ trong bộ nhớ gọi là chương trình lưu trữ. Bộ nhớ chia làm nhiều ơ, mỗi ơ cĩ 1 địa chỉ (đánh số thứ tự) để cĩ thể chọn lựa ơ nhớ trong quá trình đọc ghi dữ liệu. (nguyên lý định địa chỉ) Nguyên lý Von Neumann (cont) Các lệnh được thực hiện tuần tự nhờ 1 bộ đếm chương trình (thanh ghi lệnh) nằm bên trong đơn vị xử lý. Chương trình MT cĩ thể biểu diễn dướI dạng số và đặt vào trong bộ nhớ của MT bên cạnh dữ liệu. Typical Von Neumann Machine Typical Von Neumann Machine ALU Nguyên lý hoạt động MT CPU Đọc lệnh Phân tích lệnh Thực thi lệnh Bộ nhớ chính Lưu trữ thơng tin Nơi chứa chương trình để CPU đọc và thực thi Khối xuất nhập Giao tiếp với mơi trường bên ngồi xuất nhập dữ liệu, bộ nhớ phụ Tổ chức Máy tính 1 CPU & 2 I/O device Printer Disk CPU Main Memory Control Unit ALU ………. ………. Registers Bus I/O Devices Bus Bus Sơ đồ khối chi tiết Control Unit đọc, phân tích, ra lệnh cho các đơn vị chức năng thực hiện ALU Phép tốn: số học, luận lý, so sánh, dịch, quay,xử lý bit. Main Memory Cĩ 2 tác vụ : đọc /Ghi 2 loại dữ liệu: 1) Data : số liệu đầu vào, kết quả,dữ liệu trung gian 2) Chương trình Đơn vị giao tiếp – IO Card IO Devices Registers MỗI phép tốn cho 2 kết quả Tổng kết chương Máy tính được thiết kế trên ý tưởng của Máy Turing và nguyên lý Von Neumann. Về mặt chức năng máy tính gồm 3 phần : đơn vị xử lý, bộ nhớ chính và các thiết bị xuất nhập. Câu hỏi Câu 1: Trình bày nguyên lý Von Neumann. Câu 2: Cho biết sự khác nhau giữa mơ hình Turing và mơ hình VonNeumann. Câu 3: Trình bày nguyên lý hoạt động của Máy Turing. Câu 4: Truớc khi cĩ nguyên lý Von Neumann, chương trình để máy tính thực hiện được để ở đâu? Câu 5 : Cho biết kết quả của 2+3 ?

Bài 3: Cấu Trúc Chương Trình Và Sử Dụng Biến Trong Lập Trình Java 9

Bài 3: Cấu trúc chương trình và sử dụng biến trong lập trình Java 9

access_time1/30/2018 12:00:00 AM

+ Ứng dụng Cosole base (Sử dụng cửa sổ câu lệnh để thao tác).

+ Ứng dụng chạy windows

+ Ứng dụng Applets, đây là các chương trình được viết bằng Java nhưng có kích cỡ nhỏ, và có nhúng HTML và chạy trên trình duyệt.

+ Ứng dụng Web, đây là ứng dụng phổ biến ngày nay, ứng dụng Web được phát triển bằng Java chứa các Component như Servlet, Java Server Page, Java Server Face (JSF) ..

+ Các thành phần JavaBean được sử dụng để chia sẻ các chức năng trên nhiều các phân lớp (layer) của ứng dụng.

+ Ứng dụng Enterprise sử dụng các thành phần Enterprise như Enterprise JavaBean (EJB) được thiết kế và sử dụng phân tán.

+ Ngoài ra có thể có một loạt các nền tảng khác hỗ trợ cho các lập trình viên Java phát triển ứng dụng theo mô hình hệ sinh thái phần mềm như Spring.

Các ứng dụng Java có thể được xây dựng và phát triển thông qua các bộ công cụ lập trình như Eclipse, NetBean … Ở đây chúng ta sẽ sử dụng công cụ Eclipse để thực hiện code minh họa.

2. Cấu trúc của ứng dụng Java. 2.1 Mô tả chung

Ngôn ngữ lập trình Java được thiết kế với các đặc tính soay quanh đặc trưng hướng đối tượng. Đó chính là việc xoay quanh việc thiết kế các lớp (Class) và việc tạo các đối tượng (Object) là thể hiện của lớp. Việc này cũng tương tự giống như các nhà thiết kế ứng dụng sử dụng ngôn ngữ mô hình hóa (UML) hay ngôn ngữ mô hình hóa hệ thống (SyML) để đặc tả phần mềm.

Phát triển ứng dụng Java sẽ được khởi đầu bằng việc định nghĩa các lớp, Sau khi định nghĩa các lớp xong, định dạng của tệp lưu trữ các lớp sẽ có đuôi mở rộng là .java.

Hình số 1 : Mô tả cấu trúc cơ bản của lớp Java

+ package : Một package (gói) mô tả không gian tên có chứa các lớp của Java, sử dụng ký tự thường và dấu chấm để định nghĩa tên, chúng ta có thể xem package như là một thư mục, còn class chính là các file trực thuộc thư mục.

+ import : Từ khóa được sử dụng trong Java nhằm để xác định các class hoặc các package được sử dụng trong lớp này.

+ class : Từ khóa nhằm để định nghĩa lớp của Java. Nó đứng trước khai báo tên lớp của Java. Ngoài ra còn có từ khóa public, từ khóa này xác định phạm vi truy cập của lớp. Đặc tính này chính là tính đóng gói trong lập trình hướng đối tượng.

+ methods : Phương thức hay còn gọi là hàm chứa các hành động thực thi của đối tượng. Đương nhiên nội dung của phương thức chính là các đoạn mã thực thi của chính phương thức này.

+ constructors : Phương thức khởi tạo (Hay hàm khởi tạo) của đối tượng. Hình dạng của đối tượng được thể hiện ra sao sẽ phụ thuộc vào phương thức này.

2.2 Ví dụ Hình số 2 : Ví dụ minh họa

+ ecosoftware.training : Tên gói chứa lớp

+ Welcome : Tên lớp

+ main() : Phương thức bắt đầu chạy, chú ý một lớp có chứa nhiều phương thức. Tuy nhiên phương thức main() gọi tự động khi ứng dụng chạy.

2.3 Biên dịch và thông dịch chương trình

Do chúng ta sử dụng bộ công cụ hỗ trợ phát triển ứng dụng Java là Eclipse do vậy các bạn chỉ cần thực hiện chạy ứng dụng. Khi đó công cụ Eclipse sẽ tự động thực hiện biên dịch ra mã Bytecode và thông dịch ra mã máy để thực thi ứng dụng.

Tuy nhiên chi tiết của vấn đề này được mô tả như sau :

Hình số 3 : Hình ảnh biên dịch và thông dịch

Trong đó javac và java là công cụ thực hiện biên dịch và thông dịch trực thuộc Jdk 9.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về công cụ javac và java bằng cách sử dụng của sổ dòng lệnh và thực hiện các câu lệnh sau :

hoặc câu lệnh javac -help java -help sau đó đọc các chú giải về các tham biến truyền vào khi thực hiện các lệnh biên dịch và thông dịch chương trình java.

Hình ảnh mô tả quá trình biên dịch và chạy chương trình Java.

Hình số 4 : Mô tả chạy chương trình 3. Biến và các kiểu dữ liệu

Tất cả chương trình ứng dụng đều phải thao tác với dữ liệu theo nhiều cách khác nhau. Lập trình viên Java cần phải hiểu được cách thức lưu trữ và xử lý dữ liệu trong chương trình mà lập trình viên đó muốn xây dựng và phát triển.

Khi chương trình cần lưu trư dữ liệu tạm thời để phục vụ cho quá trình xử lý tính toán thì chúng ta nghĩ ngay tới việc lưu trữ dữ liệu đó vào trong một biến. Trước khi sử dụng biến thì phải định nghĩa nó. Khi định nghĩa biến thì chúng ta phải định nghĩa tên biến và kiểu dữ liệu của biến.

3.1 Định nghĩa

Một biến là một thực thể chứa giá trị, giá trị này có thể được thay đổi trong chương trình hoặc trong một khối lệnh chứa nó. Ví dụ dùng biến để lưu trữ thông tin của tuổi của một sinh viên, hay mức lương của một nhân viên trong công ty.

Tương tự như các ngôn ngữ lập trình khác như C, C++, C# … Thông tin của biến sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính và được định danh thông qua tên biến, tên biến được xác định là duy nhất trong phạm vi khai báo biến. Giá trị của biến sẽ được xác định thông qua tên biến, kích cỡ của bộ nhớ cấp phát cho biến đó là phụ thuộc vào kiểu dữ liệu của biến.

3.2 Sử dụng biến

Trong Java, bộ nhớ được khởi tạo và cấp phát cho biến tại thời điểm biến đó được tạo. Lập trình viên có thể khởi tạo giá trị của biến tại thời điểm tạo biến hoặc muộn hơn.int empNumber = 100; Khai báo một biến có tên là empNumber, giá trị của biến này được thiết lập tại lúc khởi tạo biến. Hình ảnh mô tả biến :

Hình số 5 : Mô tả biến

Cú pháp khai báo biến trong Java như sau :

: Tên của biến; Chú ý tên của biến cần phải tuân thủ theo quy tắc đặt tên biến của Java.

Quy tắc gán giá trị : Giá trị của biến có thể được gán tại lúc khởi tạo biến hoặc sau đó đều được. Cũng như các ngôn ngữ khác để gán giá trị của biến ta sử dụng dấu “=”;

+ Tên của biến chỉ sử dụng các kỹ tự trong bảng chữ cái (a..z A..Z), các ký tự số (0..9) và các dấu gạch dưới, không sử dụng ký tự đặc biệt

+ Ký tự đầu tiên của tên biến chỉ được phép sử dụng ký tự hoặc dấu gạch dưới.

+ Không được phép sử dụng các từ khóa trong ngôn ngữ lập trình Java để đặt tên cho biến.

+ Java phân biệt chữ hoa và chữ thường vì vậy khi đặt tên biến cần lưu ý điều này.

Hình số 6 : Khai báo biến

+ Đoạn mã trên gán giá trị 5 cho biến a.

+ Đoạn mã trên gán giá trị 7 cho biến b.

+ Sau đó tính tổng a + b cho biến c; và in thông tin của biến c ra màn hình.

4 Kiểu dữ liệu

Java hỗ trợ hỗ trợ cả 2 kiểu dữ liệu bao gồm:

+ Kiểu dữ liệu nguyên thủy (primitive-type)

+ Kiểu tham chiếu ( Reference-types)

Kiểu dữ liệu nguyên thủy hay cơ bản: Kiểu dữ liệu này bao gồm :

Hình số 7 : Kiểu dữ liệu nguyên thủy

Kiểu tham chiếu (Reference types): Chứa tham chiếu tới dữ liệu điều này có nghĩa là biến có kiểu tham chiếu sẽ trỏ tới địa chỉ chứa dữ liệu mà dữ liệu của biến đó chứa. Vì vậy có khả năng với một địa chỉ có thể có 2 biến tham chiếu cùng trỏ tới. Vì vậy khi thao tác trên một biến có thể sẽ ảnh hưởng tới biến kia.

Hình số 8 : Kiểu dữ liệu tham chiếu

Chi tiết về kích cỡ của các kiểu dữ liệu các bạn có thể tìm hiểu thêm trên internet.

Trình Bày Cấu Tạo Của Hoa

Một bông hoa điển hình bao gồm bốn loại cấu trúc gắn vào đỉnh của một cuống ngắn. Mỗi loại cấu trúc này được sắp xếp thành vòng trên đế hoa. Bốn vòng chính tính từ gốc (móng) của hoa hay mấu thấp nhất và tính dần lên trên là:

Đài hoa: vòng ngoài cùng nhất, bao gồm các thành phần đơn vị gọi là lá đài; chúng thường có màu xanh và bao bọc phần còn lại của hoa khi ở trong nụ. Tuy nhiên, các lá đài này có thể không có hoặc dễ thấy và sặc sỡ nổi bật như các cánh hoa ở một số loài.

Tràng hoa: vòng kế tiếp tính về phía đỉnh, bao gồm các thành phần đơn vị gọi là cánh hoa, chúng thường mỏng, mềm và có màu sắc sặc sỡ để thu hút động vật giúp chúng thụ phấn.

Bộ nhị: vòng kế tiếp (đôi khi sắp xếp thành vài vòng), bao gồm các thành phần đơn vị gọi là nhị hoa. Nhị hoa bao gồm 2 phần: một cuống nhỏ gọi là chỉ nhị, trên đầu của chỉ nhị là bao phấn, trong đó sinh ra phấn hoa nhờ phân bào giảm nhiễm để cuối cùng phát tán đi.

Bộ nhụy: vòng trong cùng nhất của hoa, bao gồm một hay vài đơn vị thành phần gọi là lá noãn. Lá noãn hay các lá noãn hợp lại thành một cấu trúc rỗng, gọi là bầu nhụy, bên trong nó sinh sản ra các noãn. Noãn là các túi đại bào tử và tới lượt chúng, chúng sinh ra các đại bào tử nhờ phân bào giảm nhiễm để phát triển thành các thể giao tử cái. Chúng tạo ra các tế bào trứng. Bộ nhụy của hoa cũng được miêu tả bằng cách sử dụng một thuật ngữ thay thế là cấu trúc mà người ta nhìn thấy ở vòng trong cùng nhất (bao gồm một bầu nhụy, vòi nhụy và đầu nhụy), gọi là nhụy hoa. Một nhụy có thể bao gồm một lá noãn hay vài lá noãn hợp lại cùng nhau. Phần đỉnh dính của nhụy gọi là đầu nhụy, nơi tiếp nhận phấn hoa. Một cuống hỗ trợ nâng đỡ gọi là vòi nhụy, trở thành con đường cho các ống phấn phát triển từ các hạt phấn hoa bám vào đầu nhụy.

Cấu tạo và chức năng của nhị và nhụy hoa?

– Cấu tạo:

+ Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.

+ Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.

– Chức năng: Nhị và nhụy là cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa.