Top 9 # Xem Nhiều Nhất Tính Năng Moonphase Là Gì Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Chức Năng Moonphase Là Gì

Chắc hẳn các bạn đã từng trông thấy những mẫu đồng hồ có chức năng Moonphase với một chấm tròn hay vòng cung thể hiện hình trăng sao rất đẹp mắt, rất thơ mộng của những thương hiệu xa xỉ nổi tiếng và bạn muốn sở hữu chúng. Vậy chức năng moonphase của đồng hồ là gì? Có tác dụng gì? Có đáng để sở hữu không? Cách sử dụng như thế nào? Trong bài viết này Tân Tân sẽ trả lời các câu hỏi đó.

Moonphase là gì?

Moonphase dịch tiếng Việt nghĩa là Pha Mặt Trăng hoặc Pha của Mặt Trăng, là sự xuất hiện của phần bề mặt được chiếu sáng ở Mặt Trăng khi được quan sát từ một vị trí, thường là từ Trái Đất.

Các pha của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, tùy thuộc vào sự thay đổi vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trăng với hướng ánh sáng nhận từ Mặt Trời mà ta sẽ có được các pha trăng tròn, pha trăng khuyết hay nửa vầng trăng.

Các pha Mặt Trăng được chia ra làm 8 loại pha và được đặt tên để phân biệt theo thứ tự sau:

1. Tuần trăng mới ( người ta hay gọi là trăng sóc): ko có trăng 2. Trăng lưỡi liềm đầu tháng (trăng non) 3. Trăng bán nguyệt đầu tháng ( trăng thượng tuần): lúc này là trăng lên, nhìn thấy 50% vào buổi chiều và đầu tối 4. Trăng khuyết đầu tháng 5. Trăng đầy: hay trăng tròn, lúc này thì trăng lên đỉnh, nằm chính giữa cửa sổ của moonphase. Trăng đầy là vào ngày 16 AL chứ không phải là ngày 15 như nhiều người nghĩ. Điều này cũng đúng với thực tế, các bạn sẽ thấy ngày 16 trăng lúc nào cũng tròn và to hơn so với trăng của ngày 15. Căn cứ vào đây sẽ giúp các bạn chỉnh đồng hồ cho đúng 6. Trăng khuyết cuối tháng 7. Trăng bán nguyệt cuối tháng (trăng hạ tuần): lúc này thì trăng xuống, nhìn thấy 50% vào cuối ban đêm và buổi sáng. 8. Trăng lưỡi liềm cuối tháng. ( trăng tàn)

Thời gian Mặt Trăng xoay đúng một vòng Trái Đất và kết thúc 8 chu kì pha mặt trăng mất trung bình khoảng 29,53 ngày (29 ngày 12 giờ 44 phút)

Đồng hồ có chức năng Moonphase là gì? Đồng hồ Moonphase hoạt động như thế nào?

Khác biệt hoàn toàn với chức năng Sun and Moon (hay còn gọi Sunrise, Sunset) bao gồm hiển thị cả Mặt trăng và mặt Trời để báo giờ sáng hay tối. Đồng hồ có chức năng Moonphase là dòng đồng hồ chỉ hiển thị các pha chu kỳ trăng để mô phỏng các pha trăng tròn hay khuyết của mỗi ngày trong tháng,

Như ta đã biết thì Mặt Trăng sẽ mất khoảng 29 ngày 12 giờ 44 phút hoàn thành chu kì xoay quanh Trái Đất, nên lịch moonphase sẽ chỉ nhảy trăng qua môt ít đúng một lần mỗi ngày vào tầm từ 5h-7h tối, cho đến khi hết 29,53 ngày thì trăng trên lịch moonhphase trở lại chu kì ban đầu,

Đối với chức năng moonphase thì ở đồng hồ pin sẽ có bộ tính riêng rất chình xác cho chức năng này, nhưng còn ở đồng hồ cơ thì để đồng bộ giữa giờ 24h cùng lịch ngày 30 với lịch trăng là ta sẽ sử dụng loại bánh xe lịch với 59 răng (số 59 lấy từ công thức 2×29,5 ngày, mỗi ngày bánh xe lịch tăng sẽ nhảy qua 2 răng) gắn riêng với một cơ cấu bánh răng giờ để đảm bảo hoạt động chính xác tách biệt giữa lịch dương và lịch âm.

Dĩ nhiên bánh xe lịch 59 răng của đồng hồ cơ sẽ không đảm bảo độ chính xác tuyệt đối đến con số 29,53 ngày mà sẽ có sai số khoảng mức 0,03 mỗi ngày nên cứ khoảng 2,5 năm là chức năng moon phase sẽ nhảy sai trăng một ngày và bạn cần phải chỉnh lại chu kì trăng đồng hồ.

Một số hãng chuyên tạo tác đồng hồ xa xỉ lừng danh như Patek Philippe hoặc A. Lange & Söhne đã phát triển bánh xe lịch 59 răng lên thành 135 răng, giúp gia tăng độ chính xác của chức năng moonphase lên đến 122 năm.

Và ngoài ra cũng phải kể đến nghệ nhân chế tác đồng hồ độc lập Andreas Strehler đã phát triển kĩ thuật chế tác đặc biêt để tạo ra chiếc đồng hồ mang tên Lune Exacte, đạt kỷ lục với độ chính xác của chức năng moonphase lên đến 2 triệu năm.

Có bao nhiêu kiểu hiển thị Moonphase trên đồng hồ tất cả?

Có rất nhiều cách hiển thị chức năng moonphase cho đồng hồ tùy thuộc vào sự sáng tạo và tính lãng mạn của các nghệ nhân đồng hồ.

Nhưng tựu chung các thiết kế này se xoay quanh hai dạng thiết kế là Phase of the moon (hiển thị một hình tròn với các vạch che khuyết tượng trưng cho các pha mặt trăng) và dạng Moonrise, moonset (hiển thị cũng giống như Sun & Moon nhưng sẽ chỉ hiển thị mặt trăng với các pha chu kì của Mặt Trăng nhờ vào hai vành che khuyết khi trăng lên, trăng xuống ở hai bên để mô phỏng pha mặt trăng).

Một số mẫu đồng hồ sẽ có sơn phủ dạ quang lên phần Trăng sao của lịch Moonphase để tăng tính thẩm mỹ cho đồng hồ…

Và ngoài chức năng moonphase riêng biệt, ta còn có một cơ chế đồng hồ sẽ bao gồm luôn cả chức năng moonphase được gọi là cơ chế lịch hoàn thiện (Complete (Full) Calendar) với đầy đủ các tính năng là: Thứ-Ngày-Tháng-Lịch Trăng.

Một số mẫu đồng hồ moonphase có thiết kế độc đáo

Đồng hồ Richard Lang Terraluna L096.1 của Lange & Söhne – với máy đồng hồ có cấu tạo phức tạp và có tính thẩm mỹ vô cùng cao. Chức năng đồng hồ chu kỳ mặt trăng của nó chỉ phải điều chỉnh lại sau 1058 năm. Lúc này mặt trăng cũng hoàn thành vòng quay của nó quanh trái đất và xoay 1 lần mỗi ngày.

Đồng hồ Christiaan Van Der Klaauw với chiếc đồng hồ Real Moon, chiếc đồng hồ có biểu tượng mặt trăng 3D và phải hơn 11.000 năm mới phải có một ngày đặt lại giờ. Đó cũng là chiếc đồng hồ với chức năng giờ chu kỳ mặt trăng 3D chính xác nhất trên thế giới được kết hợp trong cùng một chiếc đồng hồ cơ.

Ngoài ra, cũng có dạng đồng hồ phân biệt moonphase của Bắc bán cầu với moonphase của Nam bán cầu.

Người dân ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu sẽ nhìn thấy hình dạng của mặt trăng khác nhau trong cùng thời điểm. Bán cầu Nam sẽ nhìn thấy “nửa dưới” của mặt trăng ở”phần nhìn thấy” của mặt trăng từ trái đất . Ví dụ, trong kỳ trăng khuyết chúng ta sẽ nhìn thấy mặt trăng có hình chữ “D” từ phía bắc bán cầu trong khi ở Nam bán cầu mặttrăng có hình dạng chữ “C”. Chỉ khi đến kỳ trăng tròn và kỳ trăng non thì hình dạnh của mặt trăng mà chúng ta thấy ở cả hai nửa bán cầu là như nhau.

Hầu hết đồng hồ theo chu kỳ mặt trăng đều hiển thị hình dạng mặt trăng như là chúng ta thấy ở phía Bắc bán cầu. Tuy nhiên, một số nhà chế tác đồng hồ đã tạo ra những mẫu đồng hồ với hình dạng nhìn thấy ở phí Nam bán cầu hoặc thậm chí hiển thị chu kỳ mặt trăng được nhìn thấy ở cả hai phía bán cầu – như thương hiệu Arnold&Son với chiếc đồng hồ HM Double Hemisphere Perpetual Moon.

Tại sao nhiều người lại thích mua đồng hồ có chúc năng Moonphase? Đồng hồ có chức năng Moonphase có thực sự đáng để sở hữu?

“Đừng lấy trăng kia ra thề thốt bởi vầng trăng thay đổi không ngừng và em sợ tình yêu của chàng như trăng kia cũng sẽ đổi thay” – đây là lời thoại của Juliet trong tác phẩm Romeo và Juliet của đại văn hào Shakespears.

Qua lời thổ lộ của nàng, bạn có thể thấy rằng sức hấp dẫn của mặt trăng lên trí tưởng tượng của chúng ta cũng như lực hấp dẫn của nó lên thủy triều vậy.

Ngoài việc gợi những liên tưởng về mối quan hệ giữa nghệ thuật chế tác đồng hồ và ngành thiên văn, sự tác động của mặt trăng lên mặt số của đồng hồ còn tạo nên một vẻ rất nên thơ mang đầy tính hình tượng và sự lãng mạn cho thiết kế đồng hồ.

Những chiếc đồng hồ moonphase như còn là một tuyên bố đầy trữ tình về phong cách thi vị thông qua sự kết nối tinh tế giữa thời gian và không gian, khi ẩn bên dưới mặt đồng hồ là các cỗ máy vận hành phức tạp và tinh vi, có thể hoạt động ăn khớp và chính xác hoàn toàn với chu kỳ của mặt trăng.

Vì thế, đối với những nhà đam mê đồng hồ, việc một chiếc đồng hồ có chức năng moonphase là một điều cực kì thú vị bởi chúng luôn có một nét hấp dẫn rất riêng cả về kĩ thuật bộ máy lẫn thiết kế vẻ ngoài mà không một dòng đồng hồ khác có thể sánh được, mặc dù đây cũng là chức năng không được nhiều dùng đánh giá cao về tính thiết thực.

Loại lịch thứ ngày tháng mà cả thế giới đang sử dụng phổ biến hiện nay là lịch dương, một loại lịch có cách tính ngày dựa trên sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời, nên những mẫu đồng hồ có hiển thị thứ, ngày, tháng theo lịch dương sẽ mang lại tính thực tế và hữu dụng cho người đeo đồng hồ hơn.

Hơn nữa, đặc biệt là những mẫu đồng hồ cơ có chức năng moonphase sẽ rất khó thiết lập và mất nhiều thời gian điều chinh cho đúng, cũng như cần phải đeo hằng ngày hoặc phải đầu tư một hộp xoay đồng hồ để chức năng này có thể hoạt động chính xác và ổn định mà không cần phải mất vài phút điều chỉnh lại mỗi khi sử dụng.

Thực sự, nếu bạn cần sử dụng chức năng moonphase trong cuôc sống vì một nguyên do nào đó thì bạn nên chọn mua đồng hồ pin hoặc đồng hồ năng lượng ánh sáng để mang lại tính chính xác và sự ổn định lâu dài cho chức năng này.

Bạn có thực sự cần thông tin mỗi ngày về chu kì trăng? Nếu có thì bạn có thể sở hữu và nhớ rằng đồng hồ pin hoặc đồng hồ năng lượng ánh sáng mang lại độ chính xác cao hơn, ổn định hơn và dễ sử dụng chức năng moonphase hơn so với đồng hồ tự động.

Bạn có phải là người đam mê đồng hồ cơ, có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về cách sử dụng, cũng như có điều kiện kinh tế tốt để bảo dưỡng và duy trì lâu dài đồng hồ cơ chức năng moonphase? Nếu có, thì bạn có thể sở hữu và cần đeo đồng hồ có chức năng này mỗi ngày. Nếu không thì bạn phải đầu tư hộp xoay đồng hồ để bảo trữ cho chúc năng moonphase hoạt động lâu dài và ổn định mỗi khi không sử dụng.

Sử dụng và duy tri đồng hồ có chức năng Moonphase như thế nào?

Có rất nhiều cách chỉnh lịch Moonphase tùy theo cách thiết kế riêng của từng thương hiệu.

Mẫu mã có thể có cơ chế chỉnh quickset (là cơ chế điều chỉnh lịch đổi trục tiếp bằng núm vặn hoặc bằng nút ấn) hay no-quickset (phải xoay núm chinh thu công cho các kim giờ và kim phút qua một mốc giờ nhất định, như góc giờ 12 giờ đêm, thì lịch trăng mới nhảy) rất khác nhau nên cách tốt nhất là bạn nên đọc và làm theo hướng dẫn chinh trong sổ hướng dẫn kèm theo khi mua.

Nhưng tựu chung khi chinh lịch moonphase thì ta cần lưu ý:

_ Tránh chỉnh lịch moonhase khi đồng hồ đang trong tầm từ 5h – 7h tối vì khi đó các bánh răng lịch trăng của đồng hồ đang tự động chuyển lịch. Nếu cố chỉnh thủ công thì sẽ làm các bánh răng cọ sát gây mòn thậm chí gẫy răng của bánh.

_ Nên đợi tới những ngày không trăng, hoặc ngày trăng tròn để có thể cập nhật chính xác nhất chu kì trăng cho đồng hồ.

Nếu sử dụng loại đồng hồ cơ có chức năng moonphase thì đeo đồng hồ mỗi ngày, nếu không thì bạn phải đầu tư hộp xoay đồng hồ để bảo trữ cho chúc năng moonphase hoạt động lâu dài và ổn định để không mất thời gian điều chỉnh lại mỗi khi không sử dụng trong thời gian dài.

Đồng thời, với đồng hồ cơ có chức năng moonphase thì cứ khoảng 2,5 năm là chức năng moon phase sẽ nhảy sai trăng một ngày và bạn cần phải chỉnh lại chu kì trăng đồng hồ.

Một số mẫu đồng hồ chức năng Moonphase hot tại Tân Tân 2020

THÔNG TIN LIÊN HỆ Showroom Citizen, Bulova (1000+ mẫu): 285 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1, HCMShowroom đồng hồ Thụy Sĩ (1500+ mẫu): 109 Trần Hưng Đạo, P. Cầu Ông Lãnh, Q.1, HCMTrung tâm sửa chữa đồng hồ Thụy Sĩ & Citizen chính hãng: 109 Trần Hưng Đạo, P. Cầu Ông Lãnh, Q.1, HCMHotline: 1800 9027Tư vấn mua hàng 24/7: 098 3831 547Mở cửa: Từ 8h30 – 21h30 mỗi ngày

Đồng Hồ Moonphase Là Gì? Đôi Dòng Lịch Sử Của Biết Chứng Moonphase

Hiểu được vai trò quan trọng này, con người đã không ngừng vận dụng trí tuệ và sức tưởng tượng để mô phỏng chuyển động của Mặt trăng nhằm làm chủ thời gian một cách hiệu quả. Và rồi, những chiếc đồng hồ thiên văn học đã ra đời. Mặc dù tồn tại dưới nhiều hình dạng khác nhau nhưng xét đến thực tại, sự góp mặt của những chiếc đồng hồ đeo tay với tính năng lịch tuần trăng (Moon Phase) đã phần nào gợi về những tháng ngày nghiên cứu trong quá khứ nhân loại.

Vậy câu hỏi đầu tiên được đặt ra ở đây: đồng hồ lịch tuần trăng (đồng hồ Moon Phase) là gì?

ĐỒNG HỒ MOON PHASE (LỊCH TUẦN TRĂNG) LÀ GÌ?

Đồng hồ lịch tuần trăng hay đồng hồ moon phase là cách nói ngắn gọn của những chiếc đồng hồ có biến chứng moonphase (pha của mặt trăng). Đây là một tính năng thú vị mang vẻ đẹp vượt thời gian và có giá trị nghệ thuật cao, vì thế hầu hết sự xuất hiện của moonphase sẽ được tìm thấy ở những chiếc đồng hồ cao cấp.

Để tìm hiểu về đồng hồ Moon Phase, trước hết chúng ta cần biết đôi điều Moon Phase. Moon Phase là gì? Hiểu theo tiếng Việt, Moon Phase nghĩa là Pha Mặt trăng (hay pha của Mặt trăng) – sự xuất hiện của phần bề mặt Mặt trăng khi được ánh sáng Mặt trời chiếu đến tại một vị trí quan sát nhất định.

Độ dài trung bình của một tháng bằng 1/12 của năm, tương đương khoảng 30,44 ngày. Trong khi đó, thời gian để chu kỳ của Mặt trăng lặp lại khoảng 29,53 ngày. Vì vậy việc tính thời gian cho các pha Mặt trăng dịch chuyển trung bình khoảng một ngày cho các tháng kế tiếp. Khi chúng ta ghi lại hình ảnh các pha Mặt trăng mỗi ngày trong một tháng, bắt đầu từ buổi tối sau khi Mặt trời lặn, cứ lặp lại đều đặn sau khoảng 25 phút ở các ngày tiếp theo, và kết thúc việc ghi hình đến cuối tháng vào buổi sáng trước khi Mặt trời mọc, ta sẽ thu được một bức ảnh tổ hợp như hình bên dưới. Tương tự, ta có thể liệt kê thời gian trăng mọc và trăng lặn trên l ịch , một số ngày sẽ được bỏ qua. Khi Mặt Trăng mọc vừa trước nửa đêm của một đêm thì nó sẽ mọc vừa sau nửa đêm của đêm tiếp theo. ‘Ngày bỏ qua’ chỉ là của lịch nhân tạo và không phải là do sự bất thường của Mặt trăng.

Đồng hồ (máy chấm công hay timekeeping) được sinh ra từ mong muốn có thể tái hiện thời gian qua sự chuyển động của Trái đất xoay quanh Mặt trời, sự chuyển động của Mặt trăng xoay quanh Trái Đất, cũng như sự góp mặt của những chòm sao khác. Khi các nhà chiêm tinh học đã hoàn thành “thước đo” cơ bản của thời gian như đồng hồ Mặt trời, bánh răng và bộ kim chỉ thời gian, một trong những sự kiện quan trọng kế tiếp mà họ quan tâm chính là chu kỳ Mặt trăng.

Tính năng Moon Phase trong mặt số phụ trên đồng hồ đeo tay

Một chiếc đồng hồ Moonphase cho thấy giai đoạn hiện tại của Mặt trăng khi bạn nhìn thấy nó trên bầu trời. Tựa như cách mà Mặt trăng chậm chạp trôi qua trên cao, chuyển động của tính năng Moon Phase trên chiếc đồng hồ nhỏ gọn cũng từ tốn như thế. Điều này cũng khá thú vị có phải không? Nghĩ xem, bạn thậm chí có thể quan sát sự di chuyển của ánh trăng ngay trên cổ tay mình.

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ CỦA ĐỒNG HỒ MOON PHASE

Mặc dù các giai đoạn của Mặt trăng đã được theo dõi từ hàng ngàn năm trước bằng các phương pháp thô sơ, nhưng Moonphase thường được tìm thấy ở những chiếc đồng hồ cổ điển bỏ túi với cấu tạo phức tạp hơn vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Rồi đến khi sự phổ biến của đồng hồ đeo tay thay thế cho đồng hồ bỏ túi, Moonphase cũng di chuyển đến cổ tay của người sử dụng. Nói một cách thực tế, Moonphase dường như đại diện cho mối liên kết bền bỉ giữa người thợ chế tác đồng hồ và dòng chảy thời gian – một phiên bản thu nhỏ của vũ trụ.

Đồng hồ bỏ túi (pocket watch) với tính năng Moonphase cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Năm 1925, nhà sản xuất đồng hồ Patek Philippe đã chế tạo chiếc đồng hồ đeo tay lịch vạn niên đầu tiên với bộ máy chuyển động dành cho mẫu đồng hồ nữ. Theo sau đó, Breguet và Audemars Piguet cũng nối gót với đồng hồ lịch hàng năm và vĩnh viễn của riêng họ trong những năm 1930 và 1940.

Chức năng Moonphase thường được tích hợp bên trong những mẫu đồng hồ cơ học đặc biệt. Đằng sau mặt số của một chiếc đồng hồ Moonphase điển hình là một đĩa quay có chứa hai Mặt trăng giống hệt nhau. Cứ sau 29 ngày rưỡi, đĩa này sẽ quay trọn một chu kỳ hoàn chỉnh. Và sự trọn vẹn hay suy yếu của Mặt trăng sẽ do một bộ phận khác (có thể nằm trên mặt số hoặc trong chính bộ máy chuyển động) đóng vai trò che chắn dưới nhiều hình thức khác nhau.

Một bộ máy chuyển động của đồng hồ Moonphase

Đĩa Mặt trăng được điều khiển bởi một bánh răng 59-tooth được nâng lên dần dần dần bởi một ngón tay cơ học cứ sau mỗi 24 giờ, do đó tương ứng với một vòng quay (gần như) đầy đủ cho toàn bộ chu kỳ của Mặt trăng.

Vì sao phải để chèn thêm từ “gần như” ở câu trên? Trong thực tế, Mặt trăng không tuân theo sự phối hợp này. Chu kỳ của Mặt trăng thật sự chỉ kéo dài 29 ngày, 12 giờ 44 phút (hoặc nói cách khác là 29,53 ngày). Mặc dù độ chính xác tương đối này đã đủ tốt với người dùng bình thường, nhưng các thợ chế tạo đồng hồ đương nhiên sẽ không thỏa mãn với con số có thể làm tròn lên hoặc làm tròn xuống này. Thử nghĩ xem, được nghỉ 0,03 ngày mỗi tháng tương đương với việc Moonphase sẽ bị tắt trọn một ngày cứ sau 2 năm 7 tháng rưỡi.

Đồng hồ Jaeger-LeCoultre Duometre Quantieme Lunaire

Để khắc phục được sai biệt giữa chu kỳ Mặt trăng đo được và các pha của Mặt trăng trong thực tế, một cơ chế phức tạp hơn đã ra đời với thiết bị 135 răng để điều khiển đĩa Mặt trăng. Sự cải thiện này đã góp phần làm tăng độ chính xác của chuyển động để Moonphase chỉ tắt đúng một ngày mỗi 122 năm.

À, có nghĩa là nếu bạn mua chiếc đồng hồ moon phase hiện tại thì cháu trai của bạn sau này sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh nho nhỏ đấy. Hy vọng là cháu của bạn sẽ nhớ đến bạn khi làm điều này.

Có lẽ đã đến phần hấp dẫn mà ai cũng chờ đợi sau một bài dài về kiến thức đồng hồ. Cùng Luxury Shopping điểm qua những mẫu đồng hồ Moon Phase cao cấp đầy ấn tượng nào.

#1 FIFTYSIX 4000E/000R-B438 COMPLETE CALENDAR 40

Mở đầu bằng một sắc màu cổ điển, Fiftysix Complete Calendar 4000E/000R-B438 là mẫu đồng hồ nam hứa hẹn mang đến cho các quý ngài một góc nhìn lịch lãm và cao quý.

Trong lối thiết kế thủy chung với phong cách truyền thống, đặc trưng bởi vỏ rose-gold 18K 5N và dây cá sấu Mississippiensis, sự góp mặt của tính năng Moon Phase ở vị trí 6 giờ khiến mặt số trở nên sống động và tinh tế. Hơn thế nữa, mặt lưng đồng hồ được ốp kính sapphire trong suốt phô bày bộ máy Calibre 2460 QCL/1 đến từ Vacheron Constantin.

Những mẫu đồng hồ Moon Phase Vacheron Constantin khác:

Những mẫu đồng hồ moonphase Montblanc khác:

Cuộc sống của chúng ta hiện tại có thể không còn chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi quỹ đạo của Mặt trăng nữa. Có vô số công nghệ hiện đại ra đời để nhắc nhở chúng ta phải làm gì và vào khi nào. Nhưng bạn biết không? Vẻ đẹp vượt thời gian và giá trị nghệ thuật của những chiếc đồng hồ có chức năng Moonphase mãi mãi không thể thay thế được. Tin rằng nếu bạn có thể sở hữu một chiếc đồng hồ Moonphase thì đấy là một điều rất đáng tự hào.

Moonphase Là Gì? Đồng Hồ Moon Phase Hoạt Động Như Thế Nào?

Trên trái đất, mặt trăng là hành tinh mang lại nhiều sức hút, nó mang đến cho mọi người nhiều điều thú vị vào ban đêm. Một chiếc đồng hồ có chức năng Moonphase, sẽ giúp người dùng theo dõi chu kỳ mặt trăng ngay trên chiếc đồng hồ đó, bằng kỹ thuật tinh xảo và thiết kế cực kỳ ấn tượng.

Trong thực tế rất nhiều chuyên gia và những người đam mê đồng hồ tranh luận rằng biến chứng Moonphase là thừa, điều này đã không thể ngăn được một nhóm các nhà sưu tập hiện đại tìm mua những chiếc đồng hồ moonphase nổi bật được sản xuất.

Bạn có thể lên lịch các cuộc họp và nghỉ ngơi hàng ngày theo quỹ đạo của mặt trời, nhưng mặt trăng lại giúp bạn xác định tiến trình trong 1 tháng, với các sự kiện quan trọng như ngày lễ, ngày tổ chức sinh nhật, vv.

Chúng ta cũng đừng quên về ảnh hưởng bấy lâu nay của mặt trăng đối với hiện tượng lên xuống của thủy triều. Do đó đồng hồ mặt trăng không chỉ để sử dụng, đó là một công cụ hữu dụng để theo dõi chu kỳ mặt trăng. Vậy đồng hồ moonphase chính xác là gì? và chúng hoạt động thế nào?

Chức năng Moonphase là gì?

Chức năng Moonphase là lịch tuần trăng hay còn gọi là chu kỳ mặt trăng, pha Mặt Trăng “dịch nguyên nghĩa từ tiếng Anh thì Phase là chu kỳ, Moon là mặt trăng”, nó là phần mặt trăng được chiếu sáng bởi mặt trời khi quan sát từ trái đất. Giúp chúng ta có thể biết được gần như chính xác trăng tròn hay khuyết theo chu kỳ từng tháng. Hình ảnh của phần được chiếu sáng thay đổi mỗi ngày và tuần hoàn khi mặt trăng quay quanh trái đất, tùy thuộc vào sự thay đổi vị trí tương đối của trái đất, mặt trăng và mặt trời. Chức năng Moon Phase lần đầu tiên xuất hiện trên đồng hồ bỏ túi, về sau nó được tích hợp trên đồng hồ đeo tay cơ học và Quartz. Đây là một chức năng khá phức tạp trong các chức năng của đồng hồ.

Pha chu kỳ mặt trăng

Mặt trăng quay xung quanh trái đất hết 29.53 ngày, đó gọi là một tuần trăng. Từ đó người ta mới nảy ra suy nghĩ là chia thời gian thành các tháng trong năm và tạo thành 1 bộ lịch âm. Vì vậy chức năng Moonphase là để theo dõi lịch âm chứ không phải lịch dương như một số người lầm tưởng.

Mặc dù, Pha Mặt Trăng đã được theo dõi từ hàng ngàn năm trước đây, từ thời đại con người còn ăn lông ở lỗ nhưng đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thì chức năng Moonphase mới xuất hiện trên đồng hồ bỏ túi, ít lâu sau đó là đồng hồ đeo tay cơ học và tiếp đến là đồng hồ quartz.

Lợi ích của chức năng Moon Phase trên đồng hồ

Tuần trăng mới hay còn gọi là trăng sóc: Không có trăng.

Trăng lưỡi liềm đầu tháng hay trăng non.

Trăng bán nguyệt đầu tháng hay trăng thượng tuần: Lúc này thì trăng lên và chúng ta có thể nhìn thấy 50% hình ảnh của mặt trăng vào buổi chiều và đầu tối.

Trăng khuyết đầu tháng.

Trăng tròn: Trăng lên đỉnh, nằm chính giữa cửa sổ của moonphase. Trăng tròn là vào ngày 16 âm lịch chứ không phải là ngày 15 như nhiều người nghĩ. Điều này cũng đúng với thực tế, các bạn sẽ thấy ngày 16 trăng lúc nào cũng tròn và to hơn so với trăng của ngày 15. Căn cứ vào đây sẽ giúp các bạn chỉnh đồng hồ cho đúng.

Trăng khuyết cuối tháng.

Trăng bán nguyệt cuối tháng (trăng hạ tuần): lúc này thì trăng xuống và chúng ta có thể nhìn thấy 50% hình ảnh của mặt trăng vào cuối ban đêm và buổi sáng.

Trăng lưỡi liềm cuối tháng hay trăng tàn.

Như bạn cũng có thể biết, Mặt Trăng luôn đóng một vai trò quan trọng trong các:

Theo dõi lịch âm

Lễ hội tôn giáo trên toàn thế giới

Dòng chảy của các thủy triều

Mùa vụ thu hoạch và định hướng khi đi biển

Nghiên cứu thiên văn

Đó là lý do tại sao con người cần đến những chiếc đồng hồ có chức năng Moon Phase để theo dõi và kiểm soát các quỹ đạo của Mặt Trăng. Ngoài ra, đây cũng là một chức năng khá là phức tạp trên đồng hồ, đặc biệt là đồng hồ cơ học. Các nhà sản xuất đồng hồ phải bổ sung thêm từ 50 đến vài trăm bộ phận mới vào bộ máy để có thể hiển thị tương đối chính xác hình ảnh của pha mặt trăng trên đồng hồ.

Đồng hồ Moon Phase là gì?

MoonPhase hoạt động thế nào trên đồng hồ?

Trên mặt số của đồng hồ sẽ được thiết kế một cửa sổ với đĩa xoay mô phỏng hình ảnh của hai mặt trăng tròn giống hệt nhau. Cửa sổ hiển thị chức năng Moonphase trên mặt số có hình dạng đặc biệt, nó được tạo thành hình dạng cung tròn cỡ lớn, hai cung tròn cỡ vừa bằng nhau ở hai bên và một cung tròn cỡ nhỏ ở giữa, cửa sổ này sẽ cho chúng ta thấy một phần đĩa của mặt trăng.

Cách chỉnh lịch Moonphase

Chu kì lịch tuần trăng của đồng hồ thay đổi vào lúc 6 giờ đến 7 giờ tối, cái này cũng gần đúng với chu kỳ trăng thực tế, khi vào tầm trăng mới lên. Vì vậy, tránh chỉnh lịch Moonphase vào tầm từ 5 giờ đến 7 giờ tối, vì khi đó các bánh răng đã ăn khớp với nhau, nếu cố tình chỉnh sẽ làm các bánh răng cọ sát gây mòn hoặc thậm chí là gẫy răng.

Một trong những cách chỉnh đồng hồ cơ tự động có chức năng Moon Phase chuẩn xác nhất và nhanh nhất chính là khi chỉnh chúng ta lấy mốc ngày 16 Âm Lịch để hiệu chỉnh, vì đây là giai đoạn trăng tròn nhất và nằm chính giữa cửa sổ Moon Phase.

Bước 1: Sử dụng nút điều chỉnh Moonphase chỉnh tới lúc trăng lên đỉnh, tức là lúc trăng tròn nhất thì đây chính là ngày 16 âm lịch của đồng hồ.

Bước 2: Sử dụng nút điều chỉnh Moonphase (thường là nút bấm), khi nhấn nút thì lịch moonphase sẽ nhảy đúng một ngày. Và chúng ta bấm đến đúng ngày âm lịch với lịch ngày tại thời điểm muốn điều chỉnh.

Tại sao mọi người mua đồng hồ Moonphase?

Trong thời đại nhờ sự phát triển toàn diện của công nghệ, nếu bạn muốn kiểm tra chu kỳ mặt trăng, có thể xem nó trên điện thoại thông minh của mình. Vậy làm thế nào để giải thích cho sự phổ biến ngày càng tăng của đồng hồ moonphase?

Có thể nói, dù bạn đang tìm kiếm một chiếc đồng hồ moonphase automatic, moonphase cơ học, đồng hồ thủy triều moonphase hay một số biến thể khác, nó chưa bao giờ dễ dàng tìm thấy hơn bây giờ.

5 Mẫu đồng hồ Moon Phase đáng chú ý

Những mẫu đồng hồ hiển thị chức năng Moon Phase là một trong những mẫu đồng hồ có cấu tạo rất phức tạp, tuy nhiên nó rất hữu ích trong cuộc sống khi cần thiết, mỗi thương hiệu họ có một kỹ thuật riêng giúp cho những mẫu đồng hồ Moon Phase trở nên hoàn hảo và rất đáng để sở hữu.

1. A. Lange & Sohne Lange 1 Moon Phase Rose Gold

2. Jaeger-LeCoultre Reverso Tribute Moon

3. Jaquet Droz Grande Seconde Moon

4. Hublot Spirit of Big Bang Moon Phase Gold White

5. Hublot Big Bang Unico Perpetual Calendar Sapphire

Tính Năng Chronograph Trên Đồng Hồ Là Gì?

Nếu bạn là một người đam mê và mới chập chững bước chân thế giới của những chiếc đồng hồ chắc hẳn bạn đã đọc qua thuật ngữ “Chronograph”. Vậy thì chronograph là gì mà lại phổ biến đến như vậy? Chronograph là một tính năng rất phổ biến trên đồng hồ. Đầu tiên được xuất hiện trên những chiếc đồng hồ cơ đeo tay vào năm 1910, tính năng này xuất phát từ nhu cầu khám phá và đưa vào những chức năng phức tạp lên đồng hồ đeo tay.

Chức năng chính của tính năng chronograph là đo một thời gian một cách chuẩn xác đến đơn vị giây bằng hai mốc bắt đầu tính và kết thúc. Chức năng này đã trở nên phổ biến bởi tính hữu dụng của nó. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được một chiếc đồng hồ chronograph cơ bản từ xa qua lớp vỏ đồng hồ bởi 2 nút bấm rất đặc trưng. Phổ biến nhất là vị trí hai nút bấm ở góc 2 và 4 giờ.

Cách thức hoạt động rất đơn giản, khi chúng ta cần đo một khoảng thời gian có sự chính xác cao và quãng thời gian không quá lớn (thường nhỏ hơn 12 giờ). Đầu tiên sẽ kích hoạt tính giờ bằng nút bấm ở vị trí góc 2 giờ. Thời gian ghi lại sẽ được hiển thị trên các ô cửa sổ nhỏ trong mặt số, phổ biến nhất là loại có một kim lớn thay vị trí của kim giây để ghi lại đơn vị giây, 2 ô cửa sổ, một ô ghi mốc thời gian phút và ô còn lại sẽ ghi mốc giờ và kim giây sẽ thu nhỏ lại đặt vào một ô cửa sổ khác. Bấm nút một lần nữa góc 2 giờ để kết thúc quá trình đo thời gian. Chúng ta sẽ biết được chính xác được khoảng thời gian mà chúng ta đo lại được hiển thị trên mặt số đồng hồ. Nút bấm ở góc 4 giờ chính là nút reset, khi kích hoạt nút này sẽ đưa vị trí các kim tính giây, phút, giờ quay trở về vị trí ban đầu là mốc 0 để sãn sàng cho lần đo tiếp theo.

Có hai điều cần lưu ý nên tránh khi sử dụng đồng hồ chronograph cơ bản. Điều đầu tiên là kim tính giây chronograph không phải là kim giây đồng hồ. Kim giây sẽ được thu nhỏ dời xuống vị trí khác, khi không được sử dụng kim tính giây chronograph sẽ đứng im ở mốc 12 giờ nên sẽ gây nhầm tưởng cho nhiều người là đồng hồ chết, do đó đã cho chạy kim này liên tục như kim giây nhưng điều này là không cần thiết và không nên đối với đồng hồ cơ chronograph, sẽ gây tốn cót và để lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự sai lệch của đồng hồ.

Thứ hai đó chính là lỗi khi sử dụng tính năng chronograph cơ bản. Đó là ở vị trí nút reset, vì là đồng hồ cơ nên mọi sử chuyển động sẽ được những bánh răng truyền lực đảm nhận, chỉ reset vị trí khi mà các kim tính giờ đã dừng (kích hoạt ở nút bấm 2 giờ). Khi kim tính giờ còn chạy mà lỡ bấm reset sẽ can thiệp trực tiếp vào các bánh răng đang chuyển động, có khả năng sẽ bị vỡ bánh răng (nên tránh cho trẻ con nghịch những chiếc đồng hồ có tính năng chronograph cơ bản), trừ khi chiếc đồng hồ chronograph của bạn có tính năng flyback có hỗ trợ reset khi đang tính giờ.

Tính năng chronograph trở nên cuốn hút bởi rất nhiều người thích việc nhấn nút để điều khiển đồng hồ, khiến cho họ có cảm giác được kết nối với những linh kiện nhỏ bé bên trong lớp vỏ. Những chiếc đồng hồ có tính năng chronograph được sử dụng như một công cụ chuyên nghiệp trong các lĩnh vực như thể thao, nổi tiếng nhất là được sử dụng trong các kỳ Olympic trong quá khứ hay sử dụng trong nghiên cứu. Qua thời gian những chiếc đồng hồ có tính năng chronograph được nghiên cứu và được phát triển thêm những tính năng vượt trội và cả một số tính năng đi kèm.

Flyback chronograph

Hoạt động giống như chronograph thông thường về việc bấm giờ. Nó được kích hoạt bởi nút bấm tại vị trí 2h và dừng lại bằng cách nhấn vào nút đó thêm một lần nữa. Để khiến chúng trở về vị trí ban đầu, tiếp tục sử dụng nút bấm tại vị trí 4h. Tuy nhiên, Flyback có một điểm đặc biệt: nếu chức năng Chronograph đang hoạt động, người dùng có thể nhấn vào nút 4h để ngay lập tức bắt đầu một quá trình bấm giờ mới – Rất đơn giản và nhanh chóng.

Rattrapante

Hai kim giây chronograph sẽ cùng di chuyển trên mặt số. Nếu nhìn qua, chúng ta có thể lầm tưởng chỉ xuất hiện một kim đồng hồ. Thiết kế Rattrapante thường có ba nút bấm Chronograph tại vị trí 2h, 4h và 10h. Cơ chế Rattrapante được thực hiện như sau: bắt đầu đo thời gian kích hoạt bằng cách nhấn vào nút 2 giờ, cả hai kim chronograph sẽ hoạt động cùng lúc. Khi hai kim đang chạy, nhấn vào nút 10h để kim 1 sẽ dừng lại và kim 2 tiếp tục chạy.

Sử dụng hai kim này cho phép người dùng lưu được khoảng thời gian đầu tiên trong khi vẫn tiếp tục ghi giờ. Khi nhấn nút 10 giờ một lần nữa, kim 1 sẽ đuổi đến vị trí của kim 2, cứ như thế cho tới khi bạn kết thúc việc ghi giờ. Khi kết thúc việc đo thời gian, nhấn nút ở góc 2h để dừng kim Chronograph, trước khi reset nhấn nút góc 10h để 2 kim chập lại thành 1 rời cuối cùng mới bấm nút 4h để điều khiển kim về vị trí ban đầu.

Khoảng cách giữa kim chronograph chính và kim rattrapante là rất nhỏ và để hoàn thiện chức năng này đòi hỏi nhiều kỹ thuật chế tác phức tạp. Đôi khi các thuật ngữ khác được sử dụng thay cho “rattrapante” như là “double chronograph”, nhưng thiết kế và cơ chế hoạt động thì vẫn giữ nguyên.

Mono-Pusher

Thiết kế chronograph rất phức tạp nhưng lại rất dễ để sử dụng với sự tích hợp cả 3 công đoạn bắt đầu, dừng và trở về vị trí ban đầu trên cùng một nút bấm. Nút bấm duy nhất trên chiếc đồng hồ thực hiện tất cả các nhiệm vụ để vận hành chức năng Chronograph. Thiết kế một nút bấm này giúp cho chiếc đồng hồ có bộ vỏ trở nên gọn gàng, đẹp mắt hơn, và đặc biệt nó còn được chế tác tích hợp với núm chỉnh giờ.