Top 10 # Xem Nhiều Nhất Tiếng Anh Có Cấu Tạo Gồm Những Bộ Phận Nào Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Cấu Tạo Gan Gồm Những Bộ Phận Nào

Trong hệ thống phủ tạng, Gan là cơ quan đảm nhận nhiều vai trò quan trọng nhất; được ví như cửa ngõ đầu vào “kiểm duyệt” tất cả thức ăn, nước uống đi vào cơ thể con người, do đó Gan cũng dễ có nguy cơ bị tổn thương nhất. Để nhận thức tốt hơn tầm quan trọng trong việc bảo vệ lá gan khỏe mạnh, chúng ta cùng tìm hiểu những nét khái quát về cấu tạo và các chức vụ mà gan đảm nhiệm.

Gan là tạng nặng nhất của cơ thể, cân nặng bình thường vào khoảng 2,2 – 2,4 kg. Gan nằm trong ổ bụng về phía hạ sườn phải, mặt hoành giáp cơ hoành (cơ hít vào), mặt còn lại (mặt tạng) giáp với các tạng khác như dạ dày, đại tràng ngang. Gan khỏe mạnh có màu đỏ nâu trơn bóng.

Gan được neo giữ cố định tại chỗ bởi 3 yếu tố chính:

Tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch dẫn máu vào gan), dính chặt vào gan bởi các sợi liên kết

Các dây chằng gan và các lá phúc mạc trung gian cố định gan với cơ hoành và với các tạng lân cận, gồm các thành phần cụ thể sau

– Dây chằng liềm gan: treo gan vào cơ hoành và vào mặt trong thành bụng trước

– Dây chằng tròn của gan: di tích của tĩnh mạch rốn đã bị tắc và thoái hoá thành một thừng sợi

– Dây chằng vành

– Dây chằng tam giác phải

– Dây chằng tam giác trái

– Mạc nối nhỏ: chủ yếu nối gan với dạ dày và phần trên tá tràng (ruột non)

Bao gan (áo gan) là các mô liên kết mỏng bao phủ bề mặt nhu mô gan. Nhu mô bao gồm các tế bào gan sắp xếp vào từng đơn vị cấu trúc gọi là các tiểu thùy gan. Mỗi tiểu thùy gan có cấu trúc hình đa giác, ở giữa hình đa giác là tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy. Từ đây, các tế bào gan xếp thành bè gồm 2 hàng liền nhau tỏa ra phía ngoại vi như hình nan hoa, giữa 2 hàng tế bào gan có các đường ống nhỏ gọi là ống mật. Nơi 3 tiểu thùy tiếp xúc nhau gọi là khoảng cửa gồm các thành phần: 1 nhánh của tĩnh mạch cửa, 1 nhánh của động mạch gan, những sợi thần kinh, đường bạch huyết và một ống mật to hơn nhận mật từ các ống mật của bè tế bào gan.

Cấu Tạo Xe Máy Bao Gồm Những Bộ Phận Nào?

Hiện nay xe máy được xem là phương tiện giao thông được sử dụng rộng rãi nhất bởi độ nhỏ gọn cùng nhiều tính năng tiện lợi. Để có cái nhìn tổng quát về phương tiện này, đồng thời hiểu sâu hơn về cấu tạo xe máy, chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin sau đây.

Nhu cầu sử dụng xe máy của người Việt như thế nào?

Theo số liệu thống kê, tổng số xe máy ở Việt Nam, bao gồm cả xe máy đã không sử dụng lên đến 42.818.527 chiếc xe máy. Một phép tính đã được đưa ra rằng nếu so sánh số lượng xe máy với tổng số 90,5 triệu người dân Việt Nam thì trung bình cứ 1000 người dân sẽ có khoảng 460 người sở hữu xe máy.

Lý do xe máy trở thành loại phương tiện thông dụng như vậy là vì có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ rất dễ di chuyển và sử dụng. Kết cấu của những chiếc xe máy rất phù hợp với địa hình giao thông tại Việt Nam, có thể di chuyển linh hoạt đến các ngõ hẻm, khi cất giữ không chiếm quá nhiều diện tích không gian.

Tìm hiểu về cấu tạo xe máy số

Nhìn chung, trên thị trường có rất nhiều loại xe và dòng xe khác nhau, mỗi mẫu xe sẽ có cấu tạo riêng nhưng đa phần các loại xe máy đều có chung các bộ phận chính như sau: Khung xe, hệ thống phanh, động cơ, ắc quy nổ, thanh truyền. Những bộ phận này đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong kết cấu của bất cứ loại xe máy nào. Ngoài ra, trên xe máy còn được bố trí rất nhiều bộ phận với nhiều chức năng khác như: hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống giảm xóc…

Thông thường, một chiếc xe gắn máy sẽ bao gồm các bộ phận sau:

Bộ phận này có chức năng thay đổi hướng di chuyển của chiếc xe, giữ cho xe chạy chậm ngắt chuyển động từ từ để giữ được độ an toàn khi di chuyển trên đường. Hệ thống điều khiển của xe máy bao gồm: tay lái, dây phanh và các cần điều khiển.

Động cơ được xem là trái tim của chiếc xe, có chức năng tiếp nhiên liệu để chiếc xe có thể hoạt động được bình thường. Động cơ của một chiếc xe máy gồm rất nhiều chi tiết và hệ thống ghép lại, có liên hệ mật thiết với nhau. Hệ thống động cơ được lắp bên trong thân xe kèm các bộ phận: Bugi, xi lanh, xăng gió,… để thực hiện chức năng đánh lửa đốt cháy nhiên liệu tỏa nhiệt thành cơ năng truyền sang hệ thống truyền động tạo lực cho xe di chuyển. Nhìn chung, trong động cơ của mỗi chiếc xe không thể thiếu các bộ phận sau:

+ Hệ thống phân phối khí

+ Các chi tiết cố định cùng các chi tiết di động

+ Hệ thống làm mát, bôi trơn động cơ

+ Hệ thống đánh lửa (bugi) cho động cơ

+ Hệ thống nhiên liệu (bình xăng)

+ Hệ thống truyền động của xe (bộ ly hợp).

– Hệ thống di chuyển (hệ thống chuyển động)

Hệ thống truyền động có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến tốc độ và độ êm ái của xe khi vận hành

Hệ thống chuyển động của chiếc xe có nhiệm vụ biến chuyển động quay từ hệ thống truyền chuyển động sang thành chuyển động tịnh tiến để xe có lực vận hành. Ngoài ra, hệ thống chuyển động còn có tác dụng giữ độ êm ái khi chiếc xe di chuyển qua những cung đường kém bằng phẳng.

Hệ thống báo hiệu là yếu tố bắt buộc cần được trang bị trên xe máy để đảm bảo an toàn

Hệ thống báo hiệu của xe máy bao gồm: đèn pha (chiếu gần + chiếu xa), đèn chiếu sáng bảng điều khiển công tơ mét (trên đầu xe), đèn xi nhan, kèn xe,… Hệ thống này có tác dụng chiếu sáng, báo hiệu hoạt động của xe.

Tất cả những bộ phận trên đều là những bộ phận quan trọng không thể thiếu, được lắp đặt ở hầu hết tất cả các dòng xe số, tay tay ga hoặc xe tay côn.

Cấu tạo tạo xe máy điện

Xe máy điện được biết đến là dòng xe có thiết kế và cấu tạo khác biệt khi sử dụng nguồn nhiên liệu điện để di chuyển. Dòng xe này có đặc điểm là khi di chuyển không phát ra tiếng kêu lớn, rất thân thiện với môi trường. Ngoài ra, những chiếc xe điện có trọng lượng rất nhẹ, dễ vận hành nên rất thích hợp để đối tượng học sinh – sinh viên sử dụng.

Cũng như những chiếc xe máy khác, xe máy điện cũng có cấu tạo bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau hợp thành

Cấu tạo của xe máy điện bao gồm các bộ phận chính sau:

Cấy tạo bên ngoài Khung sườn của những chiếc xe máy điện có kiểu dáng khác nhau tùy từng mẫu xe khác nhau Cấu tạo bên trong

Đặc điểm của những chiếc xe máy điện là khi vận hành sử dụng nguồn nhiên liệu điện là chủ yếu, do đó những chiếc xe này được thiết kế cổng sạc, vị trí sạch pin có thể được lắp đặt tùy theo cấu tạo của từng mẫu xe riêng biệt. Ngoài ra, một số dòng xe máy điện được bố trí ắc quy dự phòng hoặc pin dự phòng để sử dụng trong trường hợp xe đang di chuyển thì hết điện cần nạp thêm nguồn nhiên liệu.

Bài viết trên đã điểm mặt tất cả các bộ phận, chi tiết của một chiếc xe máy. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu thêm về cấu tạo xe máy và có thêm kiến thức để sử dụng tốt chiếc xe của mình. Xin cảm ơn các bạn đã dõi theo bài viết của chúng tôi.

Cấu Tạo Của Máy Tính (Pc / Laptop) Gồm Những Bộ Phận Nào?

Trong bài này mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu các bộ phận cấu tạo của máy tính để bàn (PC) và laptop. Như các bạn đã biết, [ PC] và [ laptop] đã trở thành một trong những thiết bị công nghệ rất phổ biến và quen thuộc đối với nhiều người hiện nay.

I. Cấu tạo và các bộ phận của máy tính để bàn (PC)

Như bạn thấy, máy tính để bàn rất cồng kềnh nên chắc chắn nó sẽ có rất nhiều bộ phận. Nếu nhìn từ bên ngoài thì sẽ thấy màn hình, chuột, thung case. Còn nếu phân tích kỹ hơn thì nó sẽ có những bộ phận sau:

1. Thùng máy CPU

Đây là một trong những bộ phận đầu tiên gắn liền với máy tính để bàn, thùng máy CPU thường được thiết kế khá lớn, trên các loại thùng máy được trang bị các lỗ thông hơi để tản nhiệt và các vị trí để gắn dây cáp, đôi khi còn được trang bị thêm bộ đèn phát sáng theo nhu cầu của người sử dụng.

Kích thước của chúng to hay nhỏ đều sẽ phụ thuộc phần lớn vào các bộ phận và cấu hình được lắp đặt bên trong thùng máy. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là thùng máy càng lớn thì máy tính sẽ mạnh hơn, mà quan trọng là loại bo mạch chủ nằm bên trong là gì.

2. CPU

Tên gọi của bộ phận này viết tắt của cụm từ Central Processing Unit, tức là đây là nơi có chứa các bộ vi xử lý. Đây có lẽ là một trong những bộ phận quan trọng nhất của PC, quyết định đến sự “sống còn” và hiệu suất của cả phần cứng và phần mềm trên máy tính.

Trong đó, hai hãng sản xuất CPU nổi tiếng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là Intel và AMD, với kiểu kiến ​​trúc CPU quen thuộc là 32 bit và 64 bit.

3. RAM

Ram là viết tắt của cụm từ Random Access Memory tức là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Chúng thường được dùng cho bộ nhớ chính trong máy tính để bàn với vai trò là lưu trữ tạm thời các dữ liệu và thông tin mà các phần mềm, chương trình trên máy tính đang sử dụng. Những dữ liệu được lưu trên RAM sẽ chỉ được lưu trữ tạm thời, khi máy tính được tắt nguồn là các dữ liệu này cũng sẽ bị mất đi.

Loại Ram thường được dùng trên laptop là loại RAM DDR 1, 2, 3 hoặc 4. Hầu như các loại ram này khi sử dụng trên máy tính sẽ đều hoạt động theo nguyên tắc kiến trúc kênh đôi để phân chia các dữ liệu được xử lý và làm tăng băng thông dữ liệu.

4. Bo mạch chủ – mainboard

Mainboard nằm bên trong PC thường được gọi với tên Tiếng Việt là bo mạch chủ . Tất cả các bộ phận bên trong và bên ngoài máy tính, thì đều cần kết nối thông qua bo mạch chủ này.

Ngoài ra, còn có một số bộ phận quan trọng được gắn trực tiếp vào bo mạch chủ, bao gồm chất bán dẫn oxit kim loại ( CMOS) để lưu trữ một số thông tin chẳng hạn như đồng hồ của hệ thống khi máy tính bị tắt nguồn. Bo mạch chủ có các kích cỡ và tiêu chuẩn khác nhau, nhưng phổ biến nhất là loại [ ATX] và [ MicroATX].

Hiện nay, bo mạch chủ còn có thể tháo rời và được thiết kế linh hoạt để gắn vào các thiết bị bên ngoài trong trường hợp cần thiết.

5. Ổ cứng

Ổ cứng là thiết bị lưu trữ dữ liệu, phần mềm và hệ điều hành của PC, bao gồm các loại ổ đĩa quang thường được sử dụng để đọc và ghi dữ liệu trên CD, DVD và Blu-ray.

Khi ổ đĩa kết nối với bo mạch chủ sẽ được dựa trên kiểu công nghệ kết nối điều khiển mà nó được trang bị, bao gồm kết nối tiêu chuẩn IDE và tiêu chuẩn SATA.

6. Card đồ họa

Trong khi các loại máy tính để bàn thường có sẵn card đồ họa trên bo mạch chủ của mình, thì một số mẫu máy tính khác lại cần nạp card đồ họa từ bên ngoài vào theo khe cắm mở rộng.

Với cả hai hình thức trên, PC đều sẽ xử lý các hình ảnh và video lên màn hình bằng các dữ liệu đồ họa phức tạp, nhờ vào hoạt động của CPU.

Hơn nữa, một bo mạch chủ sẽ được kết nối với card đồ họa thẻ dựa trên một giao diện tiêu chuẩn, chẳng hạn như tiêu chuẩn AGP và tiêu chuẩn PCI.

7. Quạt tản nhiệt

Máy tính khi càng càng hoạt động lâu và xử lý nhiều dữ liệu thì sẽ càng tạo ra nhiều nhiệt lượng. CPU và các bộ phận khác trong máy tính không thể làm giảm tải lượng nhiệt tỏa ra này. Do đó, nếu PC không được làm mát đúng cách, sẽ làm CPU bị nóng quá mức, gây nguy cơ làm hư hỏng các bộ phận của máy tính.

Do đó, việc trang bị quạt tản nhiệt là cách làm phổ biến nhất để làm mát PC. Ngoài ra, CPU còn được bao phủ bởi một khối kim loại được gọi là bộ tản nhiệt, giúp thu nhiệt từ CPU. Đối với các game thủ và những người dùng máy tính chuyên nghiệp, đôi khi họ còn dùng đến các giải pháp tản nhiệt đắt tiền hơn, chẳng hạn như trang bị hệ thống làm mát bằng nước để đáp ứng nhu cầu làm mát mạnh hơn.

8. Dây cáp

Hầu hết tất cả các bộ phận quan trọng của máy tính đều cần được kết nối bằng dây cáp. Những dây cáp này có nhiệm vụ chính là truyền tải dữ liệu và cung cấp nguồn. Đối với các máy tính để bàn, bạn nên sử dụng các loại dây cáp kiểu gập có thiết kế gọn gàng để tránh vướng víu và đỡ rối mắt khi được cắm trong thùng máy.

9. Bộ nguồn máy tính

Đây là bộ phận quan trọng bởi lẽ mọi bộ phận trong PC đều sẽ phụ thuộc vào nguồn điện. Bộ nguồn máy tính này sẽ có vai trò kết nối với nguồn điện để cung cấp năng lượng cho máy tính.

Trên một số loại máy tính để bàn, thì bộ nguồn này thường được gắn bên trong thùng máy có kết nối cáp nguồn ở bên ngoài với một số dây cáp kèm theo bên trong. Các dây cáp này sẽ kết nối trực tiếp với bo mạch chủ và các bộ phận khác như ổ đĩa và quạt tản nhiệt.

10. Cổng kết nối

Đây là loại cổng thường được sử dụng để kết nối giữa các thiết bị ngoại vị và máy tính. Thậm chí còn có nhiều cổng được gắn trực tiếp vào bo mạch chủ. Các loại cổng kết nối phổ biến thường được sử dụng trên PC như: Cổng USB, cổng mạng Ethernet và FireWire, cổng kết nối video như VGA, DVI, RCA, HDMI, và ổ cắm tai nghe và phát âm thanh ra loa.

11. Các bộ phận ngoại vi

Các bộ phận ngoại vi này bao gồm các thiết bị cơ bản đều được trang bị trên máy tính để bàn đó là: màn hình, bàn phím, chuột, máy in, loa, tai nghe, micro, webcam và ổ đĩa USB. Hầu hết bất cứ các thiết bị điện tử nằm khi được cắm vào cổng kết nối trên PC thì điều được gọi các thiết bị ngoại vi của máy tính để bàn.

12. Khe cắm mở rộng

Thường thì trên bo mạch chủ thường sẽ trang bị thêm các khe cắm mở rộng. Các bộ phận có thể tháo rời và được thiết kế để phù hợp với các khe cắm mở rộng sẽ được gọi là card.

Khi sử dụng các khe cắm mở rộng, bạn có thể thêm các card đồ họa, card mạng, cổng máy in hoặc đầu thu TV. Tuy nhiên, loại card đó phải phù hợp với loại khe cắm mở rộng đang sử dụng, cho dù đó là loại ISA / EISA cũ hay các loại PCI , PCI-X hoặc PCI Expres s đang phổ biến hiện nay.

II. Cấu tạo và các bộ phận của laptop

Laptop cũng là một máy tính nên về cấu tạo nó vẫn cần đầy đủ những thiết bị trên. Tuy nhiên về chủn loại và cách bố trí hiển thị lại khác nhau. Hầu hết phụ kiện của laptop được thiết kế nhỏ gọn hơn, vì vậy giá thành chắc chắn sẽ cao hơn desktop rất nhiều. Ví dụ với 10 triệu đồng nếu mua máy PC thì có cấu hình khá ổn, nhưng nếu laptop thì bạn chỉ sử dụng ở văn phòng mà thôi.

1. CPU

Đơn vị xử lý trung tâm – Central Processing Unit, đây chính là bộ phận quan trọng quyết định tốc độ của laptop .Nguyên tắc hoạt động của chúng là sẽ tiếp nhận dữ liệu từ các bộ phận bên trong và ngoài laptop để xử lý và truyền thông tin thông qua màn hình và máy in.

Cấu tạo bên trong của CPU – ALU-Arithmetic bao gồm các bộ phận như: Logic Unit – Control Unit và Registers. Hầu hết các CPU khi được sản xuất dành riêng cho laptop sẽ tập trung nhiều về mặt hiệu năng và tiết kiệm pin.

Hiện nay, loại CPU laptop được sử dụng phổ biến nhất đều đến từ hai thương hiệu lớn đó là Intel và AMD.

2. RAM

Ram là viết tắt của cụm từ Random Access Memory tức là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Chúng thường được dùng cho bộ nhớ chính trong laptop với vai trò là lưu trữ tạm thời các dữ liệu và thông tin mà các phần mềm, chương trình trên laptop đang sử dụng. Những dữ liệu được lưu trên RAM sẽ chỉ được lưu trữ tạm thời, khi máy tính được tắt nguồn là các dữ liệu này cũng sẽ bị mất đi.

Loại Ram thường được dùng trên laptop là loại RAM DDR 1, 2, 3 hoặc 4. Hầu như các loại ram này khi sử dụng trên laptop sẽ đều hoạt động theo nguyên tắc kiến trúc kênh đôi để phân chia các dữ liệu được xử lý và làm tăng băng thông dữ liệu.

3. Ổ cứng

Ổ cứng hay còn gọi là ổ đĩa, chính là nơi sẽ lưu trữ tất cả dữ liệu bao gồm các file và các phần mềm chương trình đã được cài đặt trên laptop của bạn.

Chúng sẽ hoạt động bằng cách sao chép các mã hóa khi máy tính cần và chuyển từ ổ đĩa vào RAM.

Ổ cứng thường có mức dung lượng lưu trữ cao, có thể lên đến 500GB tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng.

4. Quạt tản nhiệt

Quạt tản nhiệt có vai trò làm mát nhiệt độ của laptop, nhằm tránh cho laptop gặp hiện tượng bị nóng lên quá mức gây ảnh hưởng đến hoạt động và các bộ phận quan trọng của laptop.

Chúng được hoạt động bằng một mạch điện gồm cảm biến nhiệt ở bộ phận phát nhiệt, chúng có thể tự điều chỉnh tốc độ quạt dựa vào nhiệt độ đang có trên laptop.

5. Màn hình (Monitor)

Đây là một bộ phận gắn liền với laptop, giúp bạn có thể giao tiếp trực tiếp với chiếc laptop của mình.

Dựa vào các kiểu và mẫu laptop khác nhau, thì sẽ được thiết kế và phân loại màn hình theo tỷ lệ và độ phân giải màn hình khác nhau. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu mã laptop đa dạng với các kích thước màn hình khác nhau để người dùng thoải mái lựa chọn như: 10.6 inch, 12.1 inch, 13.3 inch, 14.1 inch, 15.4 inch hay 17 inch.

6. Card đồ họa

Cũng tương tự như trên máy tính để bàn, card đồ họa ( Video Graphic Adapter – VGA) chính là thiết bị giao tiếp quan trọng giữa màn hình và bo mạch chủ.

Hiện nay trên laptop thường sử dụng hai loại card đồ họa chính đó là loại card rời: cắm khe AGP hoặc PCI và loại dạng được tích hợp trên bo mạch chủ (onboard), chẳng hạn như loại Intel Extreme Graphic..

7. Card mạng

Đây là một trong những cách thức kết nối mạng trên laptop mà nhiều người thường hay sử dụng. Hiện nay, đang có hai kiểu card mạng phổ biến đó là card cắm rời trên khe PCI và card được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ ( onboard).

Việc cài đặt card mạng thông qua đĩa driver đi kèm theo máy đó là card tích hợp hoặc kèm theo card khi mua card rời.

8. PIN

Pin cũng là một trong những bộ phận quan trọng nhằm cung cấp nguồn năng lượng để laptop hoạt động. Hiện nay các nguồn sạc pin trên laptop thường ở mức 10,8V, 11,1V hoặc 14,8V, với kiểu pin phổ biến là pin Li-ion, với ưu điểm là lưu trữ nguồn pin lớn, có thể sạc bất cứ lúc nào và hạn chế tình trạng bị chai pin trên laptop.

9. Các bộ phận ngoại vi

Cũng tương tự như trên máy tính để bàn, các bộ phận ngoại vi này bao gồm các thiết bị kết nối cơ bản đều được trang bị trên laptop đó là: bàn phím, chuột, máy in, loa, tai nghe, micro, webcam và ổ đĩa USB. Hầu hết bất cứ các thiết bị điện tử nằm khi được cắm vào cổng kết nối trên laptop thì điều được gọi các thiết bị ngoại vi.

Tìm Hiểu Cấu Tạo Khẩu Trang Y Tế Gồm Những Bộ Phận Nào?

Tìm hiểu cấu tạo khẩu trang y tế

3 bộ phận Cấu tạo khẩu trang y tế chính là dây thun, thanh nẹp nhựa và lớp vải kháng khuẩn. Chi tiết cụ thể về từng bộ phận:

Phân loại các loại thun được sử dụng làm khẩu trang hiện nay:

Theo hình dáng: thun tròn và dẹt là kiểu dáng chính được sử dụng cho khẩu trang y tế hiện nay.

Theo kích thước thun: Tùy vào mỗi sản phẩm, mỗi một công ty sản xuất mà sẽ có những kích thước khác nhau như 8,12,14,.. kim. Với đường kính khoảng từ 3-5 mm.

Theo độ dài: Có một số kích thước chính như 1m/kg; 1,2m/kg; 1,4m/kg. Độ dài sẽ ảnh hưởng đến trọng lượng của dây, đồng nghĩa với việc giá bán của thun sẽ khác nhau.

Chất lượng dây thun: Được phân chia thành các tiêu chí khác nhau như độ đàn hồi co dãn, màu sắc trắng ngà hoặc trắng sáng, mềm mịn,….

Theo nguồn gốc của thun: Hiện trên thị trường có 2 loại sản phẩm là thun Việt Nam và thun nhập khẩu. Thun nhập khẩu thường nhẹ hơn, độ mịn và đàn hồi cao hơn thường được nhập từ Ấn Đồ, Trung Quốc,… Tuy nhiên thun Việt Nam vẫn luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khách hàng.

Giá bán: Dựa vào những phân loại trên mà thua cũng được phân chia theo từng loại giá khác nhau. Giá bán của thun phụ thuộc nhiều vào chất lượng và xuất xứ của thun.

Về màu sắc, thun được sử dụng làm khẩu trang y tế thường được sử dụng 2 màu chính là đen và trắng. Tuy nhiên, cũng có thể thay đổi màu sắc tùy theo mỗi yêu cầu của khách hàng.

Thành phần chính cấu tạo nên thun đeo khẩu trang là từ cotton và spandex. Đây là thành phần không có hại cho làn da con người, cùng với đó là khả năng tự phân hủy giữ an toàn vệ sinh môi trường.

Là một thành phần cũng rất quan trọng, có tác dụng cố định vị trí khẩu trang trên mặt. Giúp bó sát khẩu trang với mặt hơn, loại bỏ các khe hở ngăn chặn bụi bẩn cùng vi khuẩn xâm nhập. Theo các chuyên gia, độ hở tốt nhất giữa khẩu trang và da mặt là không quá 5%.

Hiện nay, dịch bệnh covid đang diễn biến phức tạp. Nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng gia tăng yêu cầu các công ty sản xuất khẩu trang đẩy nhanh tốc độ sản xuất. Các công ty hiện nay đều phải nhập thanh nẹp từ nước ngoài để đảm bảo tiến trình.

Thành phần chính của thanh là kẽm bọc nhựa tổng hợp poly giúp thanh không bị biến dạng khi bị bẻ cong. Không tạo cảm giác đau mỏi khi đeo trong thời gian dài.

Khẩu trang y tế trên thị trường hiện nay được phân loại theo số lượng lớp vải kháng khuẩn. Loại 2 lớp, 3 lớp, 4 lớp và 5 lắp; khẩu trang càng có nhiều lớp sẽ đảm bảo hiệu quả lọc bụi tốt hơn.

Cấu tạo của lớp vải thường gồm: lớp vải không dệt bên ngoài không thấm nước, lớp vải kháng khuẩn, lớp giấy lọc, lớp vải than hoạt tính,…

2 lớp vải ở phía mặt ngoài được làm bằng vải không dệt có tác dụng ngăn chặn các giọt nước có chứa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong lẫn phát ra bên ngoài. Lớp vải này thường rất mỏng và nhẹ, khả năng tự phân hủy trong tự nhiên. Được sử dụng nhiều trong các sản phẩm khác như băng vệ sinh, khăn ướt, tã lót, cùng nhiều sản phẩm khác,…

Lớp vải lọc kháng khuẩn, than hoạt tính thường được đặt ở giữa có có dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus xâm nhập. Theo một số nghiên cứu từ các chuyện gia, lớp vải này có khả năng tiêu diệt lên đến 99% vi khuẩn.

Phần lớn vải được sử dụng làm khẩu trang y tế đều được nhập khẩu từ các nước bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc chiếm đến 70%.