Top 6 # Xem Nhiều Nhất Tác Dụng Phụ Của Thuốc Kháng Sinh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Tác Dụng Phụ Của Thuốc Kháng Sinh

Thuốc kháng sinh cũng giống những loại thuốc khác, đều có khả năng gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng.

Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là một hợp chất hóa học có tác dụng chuyên biệt cho một giai đoạn nhất định và thiết yếu của vi sinh vật. Với những liều lượng phù hợp thuốc kháng sinh có thể kìm hãm và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh cho cơ thể.

Kháng sinh ngày nay đã trở thành một loại thuốc được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng không nên lạm dụng để đảm bảo hiệu quả tác dụng cũng như an toàn sức khỏe.

Những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh bạn nên biết Tác dụng phụ về mặt vi trùng học

Sau khi sử dụng thuốc người bệnh sẽ gặp những rối loạn hệ vi khuẩn. Các kháng sinh sẽ tiêu hủy những vi sinh khuẩn bình thường ở đường ruột để thay thế bằng những vi khuẩn kháng thuốc và nấm. Sự thay thế này có thể biểu hiện với những triệu chứng và hậu quả sau:

– Bị tiêu chảy trong thời gian dài, có thể nặng hơn vì tụ cầu khuẩn gây viêm ruột dưới dạng kiết lỵ. Có một số trường hợp viêm đại tràng màng giả do clostridium difficile.

– Bệnh nấm candida đường ruột.

– Thiếu hụt vitamin nhóm K, vitamin B.

Cách đề phòng tác dụng phụ này là nên cho bệnh nhân dùng thuốc tái tạo hệ vi khuẩn bình thường của đường ruột như: antibio, biosubtyl, enterogermina sau một đợt trị liệu kháng sinh.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị tai biến do sự phóng thích một lượng lớn nội độc tố từ sự phân hủy một lượng lớn vi khuẩn sau một liều kháng sinh cao. Cơ thể sẽ có những phản ứng như: sốt, lạnh, nhức đầu, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp nhẹ…

Phản ứng dị ứng

Nguyên nhân là do sự mẫn cảm cao ở một số người bệnh. Để nhận biết tác dụng phụ này có bạn nên chú ý đến những triệu chứng sau:

– Cơ thể bị nổi ban đỏ, mẩn da, đôi khi là màng nhầy. Nặng hơn là viêm loét giác mạc, sốt cao, da bị nổi mọng nước.

– Những triệu chứng và phản ứng giống trong bệnh huyết thanh (sốt, tiểu ra máu, đau khớp, khó thở, nổi mẩn ở da)

– Triệu chứng của sốc phản vệ (mạch nhanh, huyết áp tụt kẹp, nổi mày đay, nặng nhất có thể tử vong)

– Tăng bạch cầu ưa toan trong máu.

Tai biến do độc tính của kháng sinh

Tác dụng phụ này phụ thuộc vào thời gian và liều lượng sử dụng kháng sinh. Nó xuất hiện khi kháng sinh làm thay đổi cấu trúc của tế bào. Bạn không nên sử dụng kháng sinh liều cao trong một khoảng thời gian dài vì sẽ dẫn đến tình trạng tai biến.

Có nhiều loại tai biến do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh như: Tai biến thận, tai biến ốc tai tiền đình, tai biến huyết học, tai biến gan, tia biến thần kinh, tai biến cho thai nhi.

Dự phòng phản ứng phụ do kháng sinh

Biện pháp cơ bản và quan trọng nhất để hạn chế các phản ứng phụ gây ra từ thuốc kháng sinh là nên sử dụng đúng đắn các loại thuốc.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc kháng sinh nên đặc biệt chú ý đến các chống chỉ định của thuốc và các yếu tố là gia tăng các độc tính của thuốc. Đối với những người có tiền sử bị dị ứng thuốc kháng sinh nên tránh dùng các loại thuốc chồng chéo vì sẽ rất dễ gây sốc và dị ứng nặng.

Với bất kỳ ai sau khi sử dụng thuốc kháng sinh đều nên theo dõi diễn biến tình trạng sức khỏe sát sao.

Thuốc Kháng Sinh Zinnat: Công Dụng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ

Zinnat là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, thường được sử dụng ở cả người lớn và trẻ em. Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như viêm tai giữa, viêm amidan, viêm họng,…

I. Zinnat được chỉ định điều trị những bệnh lý nào?

Thuốc Zinnat được chỉ định để điều trị một số bệnh nhiễm trùng sau đây:

Viêm amidan và viêm họng do liên cầu khuẩn.

Nhiễm trùng da và các mô mềm không gây biến chứng.

Viêm xoang cấp tính do nhiễm khuẩn.

Viêm bể thận.

Viêm tai giữa cấp tính.

Viêm bàng quang.

Viêm phế quản mãn tính.

Bệnh Lyme (một bệnh lây lan do ký sinh trùng gây nên)

II. Không dùng Zinnat trong trường hợp nào?

Người bệnh bị dị ứng với axetil cefuroxime, thành phần của thuốc kháng sinh cephalosporin hoặc bất cứ thành phần nào có trong Zinnat, tốt nhất không nên dùng thuốc để điều trị bệnh.

Ngoài ra, nếu bạn đã từng bị dị ứng nghiêm trọng với bất cứ loại kháng sinh betalactam nào như carbapenems, penicillin và monobactam,… tuyệt đối không được dùng thuốc.

Ngoài các trường hợp nêu trên, để an tâm hơn bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn cụ thể về những trường hợp cần tránh sử dụng thuốc Zinnat.

III. Liều dùng Zinnat dành cho người lớn và trẻ em như thế nào?

1/ Liều dùng dành cho người lớn và trẻ em trên 40kg

Viêm amidan cấp tính và viêm họng, viêm xoang cấp tính do vi khuẩn: 250 mg hai lần mỗi ngày.

Viêm tai giữa cấp: 500 mg hai lần mỗi ngày.

Các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: 500 mg hai lần mỗi ngày.

Viêm bể thận: 250 mg hai lần mỗi ngày.

Các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: 500 mg hai lần mỗi ngày.

Viêm bàng quang: 250 mg hai lần mỗi ngày.

Bệnh Lyme: 500 mg hai lần mỗi ngày trong 14 ngày (khoảng 10 đến 21 ngày).

Nhiễm trùng da và mô mềm không biến chứng: 250 mg hai lần mỗi ngày.

2/ Liều dùng thông thường dành cho trẻ dưới 40kg

Viêm amidan cấp tính, viêm xoang cấp tính và viêm họng do vi khuẩn: 10 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 125 mg hai lần mỗi ngày.

Viêm bàng quang: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày.

Nhiễm trùng da và mô mềm không biến chứng: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày.

Trẻ em từ hai tuổi trở lên bị viêm tai giữa hoặc bị nhiễm trùng nặng hơn: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày.

Bệnh Lyme: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày trong 14 ngày (10 đến 21 ngày).

Viêm bể thận: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày trong 10 đến 14 ngày.

Lưu ý: Trẻ em dưới 3 tháng tuổi không được sử dụng Zinnat để điều trị bệnh.

(*) Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh sử dụng quá liều?

Sử dụng thuốc Zinnat quá liều có thể dẫn đến các di chứng về thần kinh như bệnh não, hôn mê và co giật, động kinh. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa ngay đến bệnh viện. Ngoài ra, ở những bệnh nhân bị suy thận, quá liều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

(*) Người bị gan có nên uống thuốc Zinnat hay không?

Người bị gan nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Bởi cefuroxime có trong Zinnat chủ yếu được đào thải qua thận. Do đó, thuốc có thể gây rối loạn chức năng gan.

(*) Thuốc Zinnat có được dùng cho phụ nữ mang thai?

Có một số tài liệu khuyến cáo nên hạn chế sử dụng cefuroxime ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, dựa trên một số nghiện cứu động vật cho thấy, thuốc không gây tác dụng có hại nào đối với sự phát triển của thai kỳ. Nhưng Zinnat chỉ được chỉ định sử dụng ở thai phụ khi bác sĩ nhận thấy lợi ích do thuốc mang lại vượt trội hơn nguy cơ có thể xảy ra.

(*) Phụ nữ cho con bú có được dùng Zinnat?

Hoạt chất Cefuroxime được bài tiết qua sữa mẹ với số lượng nhỏ và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con như gây tiêu chảy. Do đó, mẹ không nên dùng Zinnat để điều trị bệnh, tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến trẻ. Nếu mẹ đã sử dụng thuốc, tốt nhất, nên ngưng cho con bú một thời gian.

(*) Thuốc có gây ảnh hưởng đến người đang lái xe không?

Thuốc Zinnat không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe của người sử dụng. Tuy nhiên, vì thuốc có thể gây chóng mặt và khiến bạn kém tập trung. Do đó, người bệnh nên thận trọng, nếu dùng thuốc, bạn không nên lái xe.

IV. Tác dụng phụ của thuốc Zinnat

Giống như các loại thuốc khác, Zinnat cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải ai thuốc cũng gây tác dụng phụ giống nhau. Do đó, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên đến viện để được bác sĩ kiểm tra, từ đó có hướng xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Thuốc Zinnat có thể gây ra một vài phản ứng phụ như:

1/ Dị ứng da

Một số trường hợp gây dị ứng da nghiêm trọng như:

Da bị ngứa, nổi mẩn đỏ và sưng, đôi khi biểu hiện này xuất hiện ở mặt và miệng gây khó thở.

Phát ban da có thể gây phồng rộp.

Phát ban lan rộng với các mụn nước gây bong tróc và đau nhức. Có thể đây là dấu hiệu của hoại tử biểu bì độc hại hoặc hội chứng Stevens – Johnson.

2/ Nhiễm nấm

Thuốc Zinnat có thể là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển quá mức của nấm men Candida trong cơ thể dẫn đến nhiễm nấm ở miệng, còn gọi là tình trạng tưa miệng. Tác dụng phụ này xuất hiện có thể là do người bệnh dùng thuốc Zinnat trong một thời gian dài.

3/ Gây ảnh hưởng hệ đường ruột

Thuốc Zinnat có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy nặng hay còn gọi là viêm đại tràng giả mạc. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây đau dạ dày, viêm đại tràng,…

4/ Phản ứng của Jarisch-Herxheimer

Trong một số trường hợp, thuốc Zinnat gây phản ứng Jarisch-Herxheimer. Người bệnh có thể bị sốt cao, cơ thể cảm thấy ớn lạnh, đau đầu, đau cơ kèm theo sốt phát ban. Phản ứng này xảy ra khi người bệnh sử dụng Zinnat điều trị bệnh Lyme. Các triệu chứng thường kết thúc sau đó vài giờ hoặc cũng có thể kéo dài vài ngày.

V. Cách bảo quản thuốc Zinnat

Thuốc Zinnat cần được bảo quản ở nơi khô ráo, dưới 30 độ C, tránh ánh nắng mặt trời.

Để thuốc khỏi tầm nhìn và xa tầm ray trẻ em.

Không sử dụng thuốc Zinnat nếu thuốc đã hết hạn sử dụng.

Nếu có bất cứ thông tin về thuốc Zinnat, bạn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Tác Dụng Phụ Ít Biết Của Kháng Sinh

Nhức đầu

Nhức đầu là một phản ứng phụ phổ biến từ những người dùng thuốc kháng sinh. Nếu bạn bị đau đầu và bạn không nghĩ rằng đó là do thiếu ngủ hay mắc bệnh lý nào đó thì có thể là do loại thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng. Thông thường, những cơn đau đầu này không nghiêm trọng và chúng chỉ là tạm thời, có thể khắc phục bằng uống thuốc giảm đau. Trong trường hợp cơn đau kéo dài, không thể chịu nổi thì nên đi khám bác sĩ.

Sốc phản vệ

Một tác dụng phụ đáng sợ và nguy hiểm nhất của các loại kháng sinh là phản ứng dị ứng. Trên thực tế, dị ứng với kháng sinh là một trong những lý do phổ biến nhất khiến người bệnh phải nhập khoa cấp cứu tại bệnh viện.

Các phản ứng dị ứng có thể là mẩn ngứa, nổi mề đay, sưng môi hoặc trở nên khó thở, thậm chí có thể xuất hiện phản ứng phản vệ toàn phần, trong đó cổ họng sưng lên và cần phải cấp cứu ngay lập tức. Những phản ứng này tuy không phổ biến nhưng chúng chắc chắn là thứ bạn cần chú ý nếu bạn được kê đơn một loại thuốc mới mà bạn chưa từng sử dụng trước đây.

Giống như các loại thuốc, kháng sinh cũng có nhiều tác dụng phụ cần lưu ý.

Viêm gân

Béo phì

Một trong những tác động tiêu cực đáng ngạc nhiên của thuốc kháng sinh là việc chúng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh béo phì. TS. Martin J. Blaser – một chuyên gia nghiên cứu về vi trùng học cho biết: Những người uống thuốc kháng sinh từ sớm có nguy cơ béo phì rất cao. Trên thực tế, các con vật nuôi công nghiệp được cho sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng thấp để tăng trọng. Điều này cũng không loại trừ nguy cơ thuốc kháng sinh khiến con người ngày càng phát phì.

Các vấn đề về tim mạch

Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim hoặc huyết áp thấp. Khi gặp tác dụng phụ này, bác sĩ sẽ chỉ định thay đổi kháng sinh. Thông thường, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh erythromycin và một số fluoroquinolone có thể dẫn đến những tác dụng phụ như vậy.

Trầm cảm và lo âu

Nấm âm đạo

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh liều cao có thể làm thay đổi môi trường sống của các loại vi khuẩn bên trong cơ thể. Chính điều này khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm nấm tại một số bộ phận như: miệng, da hoặc dưới móng tay và âm đạo. Một số loại thuốc như tetracycline và clindamycin kích thích sự phát triển của nấm, do âm đạo bị giảm độ pH, mất tính axit. Do đó, nếu bạn được kê đơn sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, bác sĩ có thể sẽ phải kê đơn dùng thêm thuốc chống nấm.

Nguyễn Hưng

((Theo Health))

Thuốc Kháng Sinh Azithromycin Có Thể Gây Ra Nhiều Tác Dụng Phụ Nguy Hiểm

Thuốc kháng sinh azithromycin có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh nhưng bất lợi gây ra cho người dùng cũng khá nhiều, vậy sử dụng thuốc azithromycin như thế nào cho đúng cách?

Thuốc Azithromycin là thuốc kháng sinh có mặt trong nhóm macrolid với tác dụng được biết trong điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Cơ chế hoạt động của thuốc bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại. Đặc biệt một số bệnh như mụn nhọt, áp xe cơ, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm tai giữa hay viêm phế quản…Mặc dù tác dụng không hề nhỏ nhưng tác dụng phụ mà thuốc azithromycin gây ra cho người sử dụng cũng rất nhiều, hơn nữa là thuốc kháng sinh nên sử dụng lâu dài sẽ gây hậu quả không tốt. Đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần rất thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.

Những tác dụng phụ nguy hiểm mà thuốc azithromycin có thể gây ra

Tác dụng phụ mà thuốc azithromycin gây ra đối với người dùng là khác nhau, có người gặp phải tác dụng phụ thông thường dễ xử lý nhưng cũng có người gặp nhiều triệu chứng nghiêm trọng.

Các tác dụng phụ thông thường khi sử dụng thuốc azithromycin

Đau bụng kèm tiêu chảy hoặc đi ngoài ra máu

Bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, tức ngực hoặc có thể bị ngất

Cảm giác buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, vàng da, nước tiểu sậm màu

Phản ứng nghiêm trọng trên da kèm các biểu hiện sốt, đau họng, sưng mặt mũi, khó thở, phát ban trên da, một số vùng da có thể bầm tím và bong tróc.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng của ít trường hợp có thể gặp phải

Tác dụng phụ nghiêm trọng mà thuốc azithromycin gây ra gồm các biểu hiện như sau:

Tình trạng khó thở kèm sốt cao, phát ban khắp người, sưng môi lưỡi và họng. Gây phồng rộp da, đỏ da hoặc da chết. Ngoài ra còn gặp phải tình trạng giảm cân nhanh chóng, chán ăn, nôn sau bữa ăn…

Những người tuyệt đối không được sử dụng thuốc azithromycin

Nếu gặp phải các loại bệnh viêm nhiễm mà muốn sử dụng thuốc kháng sinh azithromycin cần lưu ý những điều như sau:

Thông thường sử dụng thuốc azithromycin hay gặp tác dụng phụ ở người cao tuổi bởi trong độ tuổi này thận hoạt động không còn được tốt làm cho cơ thể xử lý thuốc chậm hơn so với những người trẻ. Nếu quá 65 tuổi thì nguy cơ ảnh hưởng đến tim mạch là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu như tự ý mua thuốc về sử dụng. Nghiêm cấm không dùng thuốc azithromycin cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi, bởi chưa có nghiên cứu nào chứng minh loại thuốc này có thể sử dụng ở trẻ sơ sinh chưa qua 6 tháng tuổi.

Thuốc azithromycin là loại thuốc kháng sinh được nhiều người sử dụng nhưng tất cả chúng ta đều phải nắm rõ được cách sử dụng, tác hại và lợi ích chúng đem lại để cân nhắc phù hợp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình được an toàn.

Nguồn Báo sức khỏe đời sống – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur