Top 15 # Xem Nhiều Nhất Tác Dụng Lá Dứa Thơm Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Công Dụng Của Lá Dứa Thơm

Đây là loại lá có mùi thơm mà bà con ở nông thôn thường dùng để pha trà, làm bánh hoặc bỏ vào trong xôi cho thơm. Trong lá dứa có nhiều tinh dầu và chứa glycosides, alkaloid nên có rất nhiều công dụng trong y học, được dùng rộng rãi và cách sử dụng rất đơn giản.

– Yếu dây thần kinh: Dùng 3 lá dứa rửa sạch và cắt nhỏ. Nấu với 3 ly nước cho đến khi còn lại cỡ 2 chén. Uống một chén vào buổi sáng và một chén vào buổi trưa.

– Bệnh thấp khớp: Đun nóng khoảng nửa chén dầu dừa ở lửa nhỏ. Khi dầu dừa nóng thì bắc chảo ra khỏi bếp và bỏ khoảng 3 lá dứa (đã rửa sạch và cắt mỏng) vào dầu dừa. Khuấy đều cho đến khi nguội rồi dùng để thoa vào những vùng sưng khớp, đau khớp.

– Trị gàu: Dùng 7 lá dứa rửa sạch rồi đâm nhuyễn. Thêm vào nửa chén nước và khuấy đều, vắt nước cốt và lọc. Dùng nước lọc thoa vào da đầu, để khô, sau một giờ thì thoa vào da đầu thêm một lần nữa. Sau đó gội đầu bằng nước sạch. Làm mỗi ngày như vậy cho đến khi sạch gàu.

– Trị gián: Một đặc điểm rất hay của lá dứa là có thể dùng để đuổi gián. Nếu không muốn dùng các sản phẩm diệt gián thương mại có nhiều hóa chất độc hại, chúng ta dùng lá dứa bằng cách cắt lá dứa thành từng đoạn 5 cm bỏ vào rổ rồi đặt ở nhà bếp hoặc những nơi gián thường lai vãng. Khi lá dứa hết mùi thơm thì thay lá dứa khác.

Gần đây, chúng tôi nhận được nhiều thư hỏi về tác dụng của lá dứa, nhất là dùng lá dứa để trị tiểu đường.

Lá dứa hay dứa thơm là một loại thực vật dạng cây thảo miền nhiệt đới dùng làm gia vị trong ẩm thực.

Người miền Bắc gọi dứa thơm, lá dứa, lá thơm, lá nếp, lá cây cơm nếp.

Người ta trồng chỉ để lấy lá, lá không có gai, có mùi thơm dịu khi bỏ vào cơm, chè, trà, thạch, sữa đậu nành, bánh đúc…

Trước đây, dân gian thường chỉ dùng lá dứa để tạo mùi thơm cho một số thực phẩm dùng để nấu. Dân gian cũng dùng phối hợp với một số vị thuốc có hương thơm khác, nấu nước xông, giúp các bà mẹ mới sinh con thêm sức khỏe và có da hồng hào.

Gần đây, trên phương tiện thông tin đại chúng, đã thấy xuất hiện những thông tin dùng lá dứa thơm để điều trị tiểu đường với một số kết quả nhất định.

Cách dùng lá dứa trị tiểu đường như sau: Mỗi lần nấu chừng 10 lá dứa, cắt nhỏ ra, nấu với 2,5 lít nước, còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được. Với 2 lít nước lá dứa này uống hết trong 1 ngày. Uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút. Nếu 1 ngày ăn 3 lần thì mỗi lần uống 0,7 lít nước lá dứa.

* Lưu ý, khi dùng lá dứa trong điều trị tiểu đường:

– Nên uống lá dứa đã phơi khô nhưng còn thấy màu hơi xanh.

– Uống từ 1 đến 3 tuần lễ mới bắt đầu có kết quả.

– Giảm thuốc tây từ ngày đầu, tới ngày thứ 3 thì bỏ hẳn thuốc tây. Nếu không có kết quả tốt thì ngưng uống lá dứa. Nếu thấy kết quả tốt thì tiếp tục uống.

– Hai ngày đo đường huyết 1 lần. Về sau thì đo mỗi tuần 1 lần. Nếu thấy lượng đường xuống quá thì giảm lá dứa.

Nếu thấy lượng đường xuống nhưng chưa đạt yêu cầu thì tăng lượng lá dứa lên. Nếu không có kết quả tốt trong 3 hay 4 tuần thì ngừng uống.

Đây là một kinh nghiệm dân gian, chưa được các nhà khoa học và chuyên môn lên tiếng. Tuy nhiên, dù bất cứ hình thức thuốc nào đều cần có yếu tố đáp ứng của người bệnh. Vì vậy, cần thăm dò từng bước trong quá trình sử dụng. Chúng tôi đề nghị khi dùng, quý vị nên dùng từ liều thấp tăng lên dần, đồng thời theo dõi kết quả thường xuyên. Nếu thấy không có hiệu quả hoặc có sự thay đổi nhất định nào đó thì không nên tiếp tục mà nên chuyển sang dùng loại khác thích hợp với cơ thể và bệnh chứng đó hơn.

Vị thuốc lá dứa, xét về cơ bản, không thấy có độc tính, cho nên nếu uống không có kết quả trong điều trị tiểu đường, cũng không gây tổn hại các cơ quan tạng phủ bên trong cơ thể.

Xin đừng nhầm tên lá dứa với lá thơm hay lá khóm vì có nơi gọi khóm, thơm cũng là dứa.

Đây là loại lá có mùi thơm mà bà con ở nông thôn thường dùng để pha trà, làm bánh hoặc bỏ vào trong xôi cho thơm. Trong lá dứa có nhiều tinh dầu và chứa glycosides, alkaloid nên có rất nhiều công dụng trong y học, được dùng rộng rãi và cách sử dụng rất đơn giản.

– Yếu dây thần kinh: Dùng 3 lá dứa rửa sạch và cắt nhỏ. Nấu với 3 ly nước cho đến khi còn lại cỡ 2 chén. Uống một chén vào buổi sáng và một chén vào buổi trưa.

– Bệnh thấp khớp: Đun nóng khoảng nửa chén dầu dừa ở lửa nhỏ. Khi dầu dừa nóng thì bắc chảo ra khỏi bếp và bỏ khoảng 3 lá dứa (đã rửa sạch và cắt mỏng) vào dầu dừa. Khuấy đều cho đến khi nguội rồi dùng để thoa vào những vùng sưng khớp, đau khớp.

– Trị gàu: Dùng 7 lá dứa rửa sạch rồi đâm nhuyễn. Thêm vào nửa chén nước và khuấy đều, vắt nước cốt và lọc. Dùng nước lọc thoa vào da đầu, để khô, sau một giờ thì thoa vào da đầu thêm một lần nữa. Sau đó gội đầu bằng nước sạch. Làm mỗi ngày như vậy cho đến khi sạch gàu.

– Trị gián: Một đặc điểm rất hay của lá dứa là có thể dùng để đuổi gián. Nếu không muốn dùng các sản phẩm diệt gián thương mại có nhiều hóa chất độc hại, chúng ta dùng lá dứa bằng cách cắt lá dứa thành từng đoạn 5 cm bỏ vào rổ rồi đặt ở nhà bếp hoặc những nơi gián thường lai vãng. Khi lá dứa hết mùi thơm thì thay lá dứa khác.

(ST).

Cây Lá Dứa (Dứa Thơm,Nếp Thơm,Cây Cơm Nếp)

Lá dứa hay dứa thơm, nếp thơm, cây cơm nếp, tên khoa học là Pandanus amaryllifolius, thuộc họ dứa dại (Pandanaceae), là một loài thực vật dạng cây thảo miền nhiệt đới dùng làm gia vị trong ẩm thực Đông nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai Á, Nam Dương và Philippines, nhất là trong những món quà ngọt tráng miệng.

Cây lá dứa (dứa thơm,nếp thơm,cây cơm nếp) mọc thành bụi, lùm cao đến 1m, thân rộng 1-3cm, chia nhánh. Lá cây lá dứa hình dài, hẹp và thẳng như lưỡi gươm tụm lại ở gốc như nan quạt, lá có mùi thơm nếp hương, không lông, xếp hình máng xối, dài 30-50cm, rộng 3-4cm, mép không gai, mặt dưới màu nhạt, mặt trên láng. Cây không có hoa.

Cây lá dứa (nếp thơm,cây cơm nếp)

Công dụng:

Cây lá dứa gần như không mọc hoang nữa mà phần lớn được trồng để thu hoạch lá.

Lá dứa được dùng ở dạng tươi hoặc đông lạnh.

Lá dứa (nếp thơm) khá lành, không gây độc hại cho sức khỏe con người nên từ lâu cây được dùng nhiều trên các lĩnh vực công nghiệp, ẩm thực… Các nhà khoa học đã xác định được một số thành phần dễ bay hơi của cây dứa thơm chủ yếu là 3-metyl-2(5H)-furanon (83,82%); 2-axetyl-1-pyrrolin (3,15%) là chất gây mùi thơm nếp đặc trưng.

Thông thường, trong “ẩm thực dân gian” khi nấu chè, làm kem, gói bánh, luộc sắn… đều bỏ vài lá dứa thơm vào nồi làm thức ăn có mùi thơm hấp dẫn hơn. Có nơi, người ta giã nát, hoặc xay nhuyễn lá dứa, vắt lấy nước cốt, trộn chung với gạo nếp, dùng để gói bánh chưng, làm xi-rô, tạo màu và mùi hương cho xoa xoa… Bánh chưng gói theo kiểu này khi chín, vỏ bánh sẽ có màu xanh đẹp, hương thơm khá hấp dẫn với người ăn. Không chỉ người Việt mới có thói quen dùng lá dứa nấu ăn mà các cư dân châu Á cũng có nhiều món ăn truyền thống có dùng lá dứa thơm.

Cây lá dứa (nếp thơm,cây cơm nếp)

Ẩm thực: Thạch làm từ lá dứa

Những năm gần đây, trà sâm dứa rất được ưa chuộng. Có người còn bỏ lá nếp thơm vào nồi nước xông giải cảm cho thơm. Gần đây, một số người đã thành công làm hạ lượng đường trong máu xuống nhờ uống lá dứa thơm, nhất là những người bị tiểu đường loại hai. Cách dùng như sau: mua lá dứa về phơi khô dùng dần, phơi thế nào cho lá vẫn còn màu xanh lục diệp. Mỗi lần nấu khoảng 10 lá khô với 2,5 lít nước, nấu sôi cho đến khi còn lại 2 lít là vừa. Uống trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút và uống hết số nước ấy trong ngày. Uống sau 10 ngày là có kết quả. Trong quá trình uống lá dứa thơm, điều lưu ý, bạn phải ăn kiêng theo chế độ và năng tập thể dục. Tuy nhiên, tính năng chữa bệnh tiểu đường của loại cây này, các nhà khoa học, thầy thuốc… cần nghiên cứu sâu hơn.

Lá Dứa Thơm: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Chữa Bệnh

Lá Dứa Thơm còn được gọi với cái tên dân giã là cây nếp thơm. Lá Dứa sinh trưởng mạnh ở điều kiện đất ẩm, miền nhiệt đới. Cây trưởng thành cao từ 30 đến 40cm. Bề ngang lá cây khoảng 3 đến 4 cm. Điểm đặc biệt của lá cây là có màu xanh sẫm và bóng ở mặt trên, phủ lông mịn ở mặt dưới và không có gai bao quanh viền lá.

Rễ Lá Dứa là loại rễ chùm. Vì thế nên cây không sinh trưởng đơn độc mà mọc thành bụi. Lá cây có mùi thơm dịu đặc trưng như mùi cơm nếp chín. Khi phơi khô, mùi thơm Lá Dứa vẫn được giữ nguyên vẹn.

Lá Dứa Thơm phân bố ở đâu?

Điều kiện để Lá Dứa phát triển tốt là vùng đất nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm. Cây sinh trưởng mạnh khi được trồng ở dưới bóng mát. Vì thế nên loài cây này được tìm thấy nhiều ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Tại Việt Nam, Lá Dứa mọc hoang hoặc được trồng ở khắp mọi miền trên tổ quốc. Tuy nhiên, Lá Dứa rất phổ biến và ưa chuộng tại miền Nam.

Thu hái và sơ chế Lá Dứa Thơm

Lá Dứa Thơm được thu hái quanh năm. Người thu hái chọn những lá bánh tẻ, dài, xanh sẫm màu. Bên cạnh đó, các lá già úa cũng được loại bỏ để bụi cây phát triển thêm. Sau khi Lá Dứa được thu hái sẽ đem rửa qua nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, ký sinh trùng.

Lá Dứa Thơm có thể dùng tươi chế biến món ăn, làm đẹp hoặc làm thuốc. Bên cạnh đó, Lá Dứa cũng được đem phơi khô dưới bóng râm và bảo quản trong túi nilon kín.

Thành phần hóa học có trong Lá Dứa Thơm

Thành phần hóa học tạo nên mùi thơm đặc trưng của Lá Dứa Thơm là một enzyme không bền. Đặc điểm loại enzyme này rất dễ bị oxy hóa. Bên cạnh đó, các thành phần hóa học được tìm thấy trong Lá Dứa chủ yếu là chất xơ, nước, Glycosides, Alkaloid, 2-Axetyl – 1 – Pyrrolin, 3-Metyl-2 (5H) – Furanon. Nhờ có thành phần hóa học này mà Lá Dứa rất tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Món ăn chuẩn vị nhờ có Lá Dứa Thơm

Sữa chua thạch Lá Dứa

Tin chắc bạn sẽ sớm bị chinh phục bởi món ăn ngon giải khát mùa hè – sữa chua thạch Lá Dứa. Vị chua thanh thanh của sữa chua hòa quyện với vị béo của cốt dừa. Topping ăn kèm trân châu, thạch Lá Dứa kích thích vị giác người ăn với mùi thơm hấp dẫn. Với nguyên liệu bột rau câu, đường, sữa chua, nước cốt dừa, trân châu, bạn có thể chế biến sữa chua thạch Lá Dứa vô cùng đơn giản tại nhà:

Bước 1: Trộn đều bột thạch rau câu cùng 100g đường.

Bước 2: Đun sôi nước cho thêm nước cốt Lá Dứa xay vào nồi đun 3 phút.

Bước 3: Đổ hỗn hợp bột thạch vào khuấy đều tay.

Bước 3: Đổ thạch ra khay và bảo quản lạnh cho đông lại rồi cắt miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 4: Đun sôi nước rồi luộc trân châu dừa vừa chín, vớt ra bát nước lạnh.

Bước 5: Trộn thạch Lá Dứa, trân châu dừa, nước cốt dừa, sữa chua và thêm đá là có thể thưởng thức.

Chè dừa non Lá Dứa

Chè dừa non Lá Dứa luôn nằm trong top đầu những món ăn vặt yêu thích nhất của giới trẻ. Sự kết hợp ăn ý giữa chè non, nước cốt dừa và những sợi thạch Lá Dứa mềm thơm gây ấn tượng mạnh cho thực khách.

Nguyên liệu cần có cho món ăn vặt này gồm: Lá Dứa, bột rau câu, đường trắng, nước cốt dừa, dừa non, sữa tươi, trân châu. Công thức chế biến chè dừa non lá nếp khá đơn giản, bạn có thể thành công ngay từ lần đầu tiên:

Bước 1: Lá Dứa rửa sạch, cắt nhỏ rồi xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt.

Bước 2: Cho 1 gói thạch rau câu trộn đều với 100g đường.

Bước 3: Đun sôi nước cốt Lá Dứa với 800ml nước tinh khiết rồi đổ bột thạch vào nồi khuấy đều.

Bước 4: Đổ thạch ra khay và bảo quản lạnh sua đó cắt sợi vừa ăn.

Bước 5: Đun sôi nước luộc trân châu vớt ra bát nước lạnh.

Bước 6: Cho hỗn hợp nước cốt dừa, 100g đường trắng, sữa tươi, lá nếp tươi vào đun sôi trong nồi.

Bước 7: Cho bột báng cùng dừa non thái miếng vừa ăn vào nồi.

Bước 8: Múc ra bát, cho thêm trân châu và thạch dừa là có thể thưởng thức. Chè dừa non Lá Dứa sẽ ngon hơn nếu được bảo quản lạnh.

Xôi Lá Dứa Thơm

Xôi Lá Dứa có màu xanh tươi và mùi hương thơm của Lá Dứa trở thành món ăn thân quen của người Việt. Cách chế biến món xôi không tốn thời gian, không cầu kỳ và gây khó dễ cho người nấu.

Chỉ với nguyên liệu nửa cân gạo nếp, một nắm Lá Dứa và 200g dừa nạo sợi là bạn có thể nấu xôi thơm ngon cho cả nhà ăn:

Bước 1: Lá Dứa thái nhỏ, xay nhuyễn với nước rồi lọc bỏ bã.

Bước 2: Gạo nếp sau khi vo sạch được ngâm vào nước cốt Lá Dứa từ 6 đến 8 tiếng.

Bước 3: Vớt gạo nếp ra để ráo trộn với một ít muối sau đó cho vào nồi đồ chín.

Bước 4: Đồ xôi khoảng 25 phút là xôi chín đều. Trong quá trình đồ, bạn lấy đũa xới xôi lên để xôi chín đều.

Bước 5: Tắt bếp, trộn xôi Lá Dứa với nước cốt dừa để gia tăng vị ngậy và hương thơm.

Bước 6: Cho xôi ra đĩa và thêm dừa nạo lên trên bề mặt.

Chăm sóc sắc đẹp với nguyên liệu Lá Dứa Thơm rẻ tiền

Ai cũng biết Lá Dứa Thơm là hương liệu được sử dụng phổ biến để chế biến các món ăn hấp dẫn. Thế nhưng công dụng làm đẹp của Lá Dứa thì không phải ai cũng hiểu hết. Những công thức làm đẹp nhờ nguyên liệu rẻ tiền Lá Dứa Thơm sẽ khiến phái đẹp phải bất ngờ lớn.

Cứu làn da cháy nắng: Lá Dứa Thơm là một giải pháp chữa bỏng rát do cháy nóng hiệu quả. Bạn hãy ngâm mình vào bồn tắm có hòa lẫn trà Lá Dứa sẽ thấy làn da được làm dịu nhanh chóng.

Nhuộm tóc: Í tai biết Lá Dứa Thơm có thể hô biến mái tóc của bạn trở nên đen óng ả như dưỡng ngoài spa. Cách nhuộm tóc bằng lá cây Dứa Thơm rất dễ làm tại nhà. Bạn chỉ cần đun sôi nắm lá cây Dứa Thơm trong nước rồi để qua đêm cho cô đặc. Sau đó, bạn dùng nước trái nhàu trộn đều lên rồi gội đầu thường xuyên sẽ giúp mái tóc đen hơn.

Cách bài thuốc chữa bệnh từ Lá Dứa Thơm

Thảo dược này rất giàu chất xơ, enzyme và nhiều hoạt chất ưu việt. Nhờ vậy mà Lá Dứa phát huy hiệu quả tuyệt vời trong quá trình điều trị một số căn bệnh thường gặp.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường

Thành phần chất xơ có trong lá cây Dứa Thơm thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động mạnh. Đồng thời, cao chiết từ Lá Dứa đóng vai trò là chất hạ đường huyết cho người bệnh tiểu đường.

Lá Dứa được rửa sạch, cắt nhỏ và đem phơi khô dưới bóng râm. Sau đó, bệnh nhân tiểu đường dùng Lá Dứa Thơm phơi khô để hãm trà uống mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn. Người khỏe mạnh cũng có thể uống trà Lá Dứa để phòng ngừa bệnh tiểu đường rất tốt.

Bài thuốc chữa bệnh thấp khớp

Lá Dứa Thơm kết hợp với dầu dừa là bài thuốc dân gian lưu truyền chữa thấp khớp hiệu nghiệm. Người bệnh dùng Lá Dứa đã rửa sạch và băm nhỏ sau đó cho vào dầu dừa vừa được đun nóng khuấy đều tay. Hỗn hợp được thoa vào vùng đau nhức xương khi còn ấm để giảm nhanh cơn đau.

Bài thuốc lợi tiểu từ Lá Dứa Thơm

Đông y gia truyền cho biết Lá Dứa Thơm là dược liệu bổ thận, lợi tiểu. Người mắc tình trạng đái buốt, đái dắt, đau khi đi tiểu có thể áp dụng bài thuốc lợi tiểu từ cây Lá Dứa.

Lá Dứa Thơm được thu hái, rửa sạch bằng nước muối loãng rồi đem xay nhuyễn. Sau khi xay nhuyễn, hỗn hợp nước Lá Dứa được lọc bỏ bã, chỉ giữ lại phần nước cốt. Nước cốt này đun sôi trên bếp rồi cho thêm đường phèn.

Người bệnh chờ đến khi thuốc nguội hẳn có thể uống. Duy trì bài thuốc trong vòng 2 tuần, bạn sẽ thấy hiệu quả lợi tiểu bất ngờ từ cây Lá Dứa.

Trà Lá Dứa Thơm chữa chuột rút

Bạn có bao giờ phải chịu đau do chuột rút dạ dày? Nguyên nhân có thể xuất phát từ máu lưu thông không đều. Hãy thử bài thuốc từ Lá Dứa trong vườn nhà để chữa bệnh không tốn tiền thuốc. Cách pha trà Lá Dứa rất đơn giản.

Lá Dứa tươi hoặc khô được rửa sạch, cho vào ấm hãm trà. Bạn cho thêm một vài lát gừng để tăng cường lưu thông máu tốt nhất. Nước sôi được chế lần một để tráng trà. Sau đó, bạn chế thêm nước rồi đợi trà ngấm là có thể thưởng thức.

Lá Dứa Thơm có tác dụng phụ không?

Loài thảo dược quý này hoàn toàn không gây tác dụng phụ cho người dùng bởi thành phần không chứa độc tố. Vì thế, người dùng hoàn toàn không cần lo ngại đến tác dụng phụ khi chế biến món ăn, làm đẹp hay chữa bệnh bằng cây Lá Dứa.

31+ Tác Dụng Của Lá Dứa

Lá dứa từ lâu đã là một loại cây quen thuộc đối với người dân Việt. Người ta sử dụng lá dứa để làm màu sắc món ăn thêm bắt mắt. Cùng với đó là giúp món ăn ngon miệng hơn nữa. Ví dụ như xôi mà có lá dứa sẽ rất thơm và có màu đẹp mắt này. Hoặc các loại chè, nước uống có lá dứa cũng bắt mắt hơn nhiều. Có thể nói lá dứa đóng góp khá nhiều vai trò trong nền ẩm thực Việt Nam.

Nhưng mấy ai biết cây lá dứa còn có công dụng rất tốt đối với sức khỏe nữa đấy! Thật sự là có tìm hiểu thì mới biết được nó có nhiều công dụng như thế nào? Chứ không thì chỉ biết là nó làm ẩm thực được thôi.

Vậy cụ thể tác dụng của lá dứa là gì? Lá dứa chữa được bệnh gì? Khi dùng có cần lưu ý gì không?…. Cùng hàng loạt các câu hỏi khác mà có thể bạn đang thắc mắc. Nhưng lại chưa tìm được câu trả lời.

1. Cây lá dứa là cây gì? Đặc điểm của cây lá dứa ra sao?

Ngoài cái tên cây lá dứa nó còn được gọi là cây dứa thơm, cây lá nếp hay cây cơm nếp. Vì lá của nó rất thơm nên có các tên gọi này. Còn khi nghiên cứu kỹ về cây người ta chỉ gọi đơn thuần là Pandanus amaryllifolia Roxb. Và xếp cây lá dứa vào nhóm thực vật thuộc họ dứa gai mà thôi.

Nhìn chung cây lá dứa là 1 loại thảo mọc tốt. Nó mọc thành bụi hoặc khóm và chỉ cao tối đa 1m trở lại mà thôi. Mỗi thân cây chỉ to tầm 1 đến 2 ngón tay là cùng. Thân chia thành nhiều nhánh khác nhau.

Cây có lá thuôn dài đầu lá nhọn như lưỡi mác. Các lá xếp thành hình máng. Chiều dài của lá tầm 40 đến 50cm là bình thường. Mỗi lá cũng to tầm 2 ngón tay chụm lại. Mép lá nguyên. Hai mặt lá nhẵn nhụi. Mặt dưới lá màu xanh nhạt hơn mặt trên. Lá cây có mùi thơm như cơm nếp. Để héo sẽ thơm hơn để tươi.

Thường thì cây lá dứa hay mọc dại lắm. Nhưng hiện tại các tỉnh phía Nam người ta cũng đã tiến hành trồng rồi. Để lấy lá cho vào bánh kẹo và đồ ăn.

Người ta có thể thu hái lá cây quanh năm.

Mùi thơm của lá dứa là do 1 enzyme không bền gây ra. Nhưng enzyme này dễ bị oxy hóa.

Thử nghiệm trên những con chuột bị tiểu đường thì thấy được. Cao toàn phần 50% chiết xuất từ lá dứa giúp glucose trong cơ thể nó hạ xuống. Theo đánh giá cao này không độc tính đối với các con chuột bình thường khi cho chúng uống 200g/kg.

Nhờ những thực nghiệm này mà nhiều người hi vọng, sẽ sớm có sản phẩm điều trị bệnh đái tháo đường an toàn và hiệu quả.

Lá dứa thường được dùng để tạo màu hoặc mùi thơm cho món ăn. Ví dụ như cơm, bánh, chè. Ngoài ra nó còn dùng để nhuộm màu xanh chlorophylle. Dùng lá dứa cùng các thảo dược khác để uống hoặc làm nước xông. Sẽ giúp mẹ sau sinh mau hồi sức.

Ở Malaysia hay Indonesia người ta coi cây lá dứa là hương liệu truyền thống. Nên họ còn gọi là dứa thơm.

2. Cây lá dứa dùng làm gì? Tác dụng của lá dứa như thế nào?

Cây lá dứa từ lâu đã được đánh giá là có nhiều công dụng cho con người. Nó có thể không chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo. Nhưng cũng không thể phủ nhận công dụng của nó được. Những bệnh đơn giản hoặc chăm sóc sắc đẹp lá dứa đều làm rất tốt. Vậy đối với từng công dụng thì nó có thể sử dụng ra sao?

Đông y cho rằng lá dứa có rất nhiều công dụng. Ví dụ như ổn định đường huyết. Nhất là người bị tiểu đường. Giảm viêm, chữa ho, hạ sốt, giảm đau nhức xương,… rất tốt. Ngoài ra còn nhiều công dụng nữa. Nhìn chung là lá dứa không độc. Nên dùng lâu dài không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Như mình đã nói lá dứa không chỉ là một loại thực phẩm giúp món ăn ngon hấp dẫn hơn. Mà trên thực tế nhờ hàm lượng dưỡng chất có trong là dứa. Mà nó được đánh giá là tốt cho sức khỏe con người. Thậm chí còn được đánh giá cao hơn nhiều loại thực phẩm khác nữa.

Cũng nấu nước lá dứa theo cách lấy tầm 2 đến 3 lá nấu với 600ml. Đun cạn còn 200ml thì lấy uống. Nước chia ra uống sáng tối sẽ giúp tiêu hóa khỏe. Ăn uống ngon miệng hơn.

Để loại bỏ hơi thở có mùi thì chỉ cần lấy lá dứa nhâm nhi là được.

Trong lá dứa có nhiều tinh dầu. Các loại tinh dầu này được đánh giá là giúp nâng cao sức khỏe.

Chuột rút bên ngoài tay chân chỉ cần xoa bóp là được. Nhưng đường tiêu hóa bị chuột rút thì sao? Nhất là dạ dày ấy! Lúc này chỉ cần lấy 4 lá dứa rửa sạch cho vào nồi nấu với đậu khấu trắng 5 hạt và 1 nhánh gừng tươi. Cùng với đó là 600ml nước. Đun 10p cho ra hết dưỡng chất. Khi nào uống thêm đường cọ vào uống là được.

Do lá dứa có chất tannin nên nó có tác dụng làm giảm căng thẳng thần kinh. Chính vì thế mà ai hay lo lắng, bồn chồn thì có thể lấy lá dứa nấu nước để uống.

Người Đông Nam Á hay dùng nước nấu từ lá dứa để làm giảm đi tình trạng nóng do sốt. Ngoài ra nước từ lá dứa còn được đánh giá làm giảm đau tức ngực do các cơn ho mang lại.

Đối với trẻ nhỏ có vấn đề về đường tiêu hóa thì bạn nên cho trẻ uống nước lá dứa. Cách này vừa an toàn lại vừa hiệu quả.

Cũng theo nhiều nghiên cứu thì lá dứa giúp giảm đau nhức cơ xương tốt. Vì thế nếu gặp tình trạng này bạn có thể uống trà lá dứa.

Nước nấu từ lá dứa giúp lượng độc tố trong cơ thể được trung hòa. Do đó bạn có thể dùng trà lá dứa hoặc nước nấu từ lá dứa. Để giúp cơ thể giảm độc tố.

Mẹ sau sinh luôn cảm thấy mệt do mất nhiều sức trong quá trình sinh nở. Lúc này hãy nấu trà lá dứa để mẹ dùng. Mẹ sẽ mau chóng hồi sức.

Theo tạp chí Pharmacognosy – Thái Lan, người ta cho rằng lá dứa hay chiết xuất từ lá dứa sẽ làm đường huyết trong máu tụt xuống.

Lấy 1 nắm lá dứa nhỏ rửa sạch rồi cho vào nồi nấu với 600ml nước. Đun sôi rồi chia ra 2 bữa sáng tối uống cho có kết quả. Dùng thường xuyên thần kinh sẽ được bồi bổ.

Nước nấu từ lá dứa ngoài việc tốt cho người thần kinh yếu. Mà nó còn đặc biệt hiệu quả với người cao huyết áp đấy! Mỗi ngày chỉ cần 2 cốc nước lá dứa là mọi thứ giải quyết xong.

Công dụng này của lá dứa chắc chắn là khiến chị em vô cùng hào hứng đấy! Vừa có loại nguyên liệu rẻ tiền để làm đẹp. Vừa có được nguyên liệu chăm sóc sức khỏe an toàn. Thử hỏi có chị em nào chối từ được cơ chứ!

7 lá dứa rửa sạch rồi đem thái nhỏ. Cho vào nồi đun sôi lên. Cứ để nước đun như thế đến đặc lại. Sau đó để 1 đêm. Sáng hôm sau lấy đúng 3 thìa trái màu hòa cùng với nước này. Rồi bôi hỗn hợp lên tóc. Giữ trên da đầu 30p rồi mới đi gội lại. Làm thường xuyên sẽ có kết quả tốt.

Người xưa khi chưa có dầu gội đầu trị gàu như bây giờ họ sẽ dùng lá dứa để đánh bay gàu. Đầu tiên lấy 10 lá dứa nghiền nát ra rồi thêm 100ml nước sạch vào hòa đều. Đổ hỗn hợp lên tóc rồi ủ trong 30p. Sau đó có thể dùng nước hoặc dầu gội đầu gội lại.

Áp dụng cách này thường xuyên tóc bạn không những sạch gàu mà còn đen bóng nữa. Sẽ không còn tình trạng tóc rụng nữa đâu.

Đầu tiên đun nóng nửa bát dầu dừa lên. Sau đó thì thả 3 cái lá dứa đã làm sạch và thái khúc vào. Đảo đều với dầu dừa. Khi nào hỗn hợp nguội thì đắp hoặc xoa vào chỗ sưng đau là được.

Nếu đắp trực tiếp lá dứa lên chỗ bị đau thì trước khi đắp bôi thêm ít dầu dừa lên lá. Như vậy công dụng sẽ tốt hơn.

Rửa sạch lá dứa đi rồi đem phơi héo là được. Lấy 10 lá đã héo đem thái khúc rồi cho vào nồi nấu với 2500ml. Khi nào còn khoảng 2l thì tắt bếp. Chia ra nhiều lần để uống trong ngày. Tốt nhất là dùng trước ăn 20p. Cứ chia số nước theo số bữa ăn cho hết là được.

Sau 1 tuần bạn sẽ thấy có tiến triển. Áp dụng cách này cần thời gian dài mới có kết quả rõ ràng.

Vì cây lá dứa này có mùi giống hệt gạo nếp nên nó còn được gọi là cây cơm nếp. Khi người ta giã hoặc xay nát lá dứa ra. Rồi chắt lất nước trộn cùng gạo thổi xôi hoặc nấu cơm, gói bánh chưng đều ngon. Nếu bánh chưng làm theo kiểu này thì khi ăn vừa thơm lại có màu đẹp mắt.

3. Những điều cần lưu ý khi dùng lá dứa

Có thể thấy lá dứa rất đa năng. Làm thực phẩm cũng ngon mà làm thuốc cũng tốt. Chính vì thế mà nhiều người nghĩ nó vô hại. Nhưng thực tế thì không đâu. Nó vẫn có những mặt hạn chế nhất định đấy! Ví dụ nếu bạn dùng lâu hay dùng nhiều quá đều không tốt. Hoặc chỉ đơn giản dùng nó cho sai đối tượng thôi cũng là 1 hậu quả nghiêm trọng rồi.

Đối với những bệnh nhân đái tháo đường, có bệnh thận hoặc phổi hay mẹ bầu. Nếu dùng thời gian dài thì cần xin ý kiến bác sĩ.

Theo nghiên cứu nếu dùng nhiều nước lá dứa mỗi ngày. Thì đường huyết sẽ bị giảm. Nên dù nó có là thức uống giải khát ngon mát thì cũng chỉ dùng vừa đủ thôi.

Cùng là cây cơm nếp. Nhưng tên khoa học của chúng lại khác nhau hoàn toàn. 1 loại là Pandanus amaryllifolia Roxb Còn loại thứ 2 lại là trobilanthes acrocephalus T. Anders. Giống cây thứ 2 này là thực vật nằm trong họ ô rô.

Cây cơm nếp trong họ ô rô là cây hoang mọc thành bãi dài. Nó chỉ có trong những khu rừng thưa, độ ẩm cao mà thôi. Người ta không trồng nó để làm thực phẩm.

Cây này thân thảo. Ban đầu nó sẽ mọc bò ra đất rồi sau đó mới đứng thẳng lên. Thân có nhiều thành nhiều đốt. Ở chỗ mấu đốt sẽ phình ra. Lá cây sẽ mọc đối theo cặp dài ngắn khác nhau. Mép lá có răng cưa nhăn. Mặt trên và dưới đều có lông. Chúng có mùi thơm như cơm nếp. Càng héo càng thơm.

Hoa mọc đơn lẻ ở đầu cành hoặc kẽ lá. Hoa và quả của cây mọc từ độ tháng 3, tháng 5 đến tháng 8, tháng 9. Nếu có dùng cây làm thuốc thì người ta chỉ trừ rễ ra mà thôi. Sau đó sẽ đem cây cắt khúc rồi phơi hoặc sấy.

Nhìn chung giống cây này hái lúc nào cũng được. Nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người, thời điểm tốt nhất nên là mùa hè.

Người xưa dùng cây cơm nếp thuộc họ ô rô để nấu cháo lợi sữa, hoặc nấu nước để giúp ngủ ngon, giảm đau đầu. Một số nơi phối hợp lá cơm nếp với 1 vài loại lá khác để bó xương gãy.

Nhưng điều đặc biệt là cây này có độc. Nên người nào không am hiểu chỉ nên đắp bên ngoài thôi.

Nhìn chung hiện tại thì các hiệu thuốc hay các phòng khám Đông y cũng không còn rầm rộ như trước. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không có. Thậm chí vẫn có nhiều cơ sở mọc lên mà chẳng có giấy tờ gì. Các thảo dược được bày bán cũng không rõ nguồn gốc. Chính vì thế để mua được lá dứa tốt và chuẩn thì bạn cần tìm đến nơi uy tín. Đó là điều kiện tiên quyết.

Mặc dù cây lá dứa không quá quý hiếm như nhiều loại khác. Nhưng nó cũng được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Bạn có thể mua lá dứa tươi tại các chợ địa phương. Còn lá dứa khô thì đến nơi uy tín để mua.

4. Kết luận