máy làm sữa đậu nành công suất lớn
Sữa đậu nành luôn được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, thanh mát. Món đồ uống này là tổng hòa của rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Giàu vitamin, chất xơ lại ít béo, ít đường. Nên không chỉ người bình thường mà ngay cả những ai đang thực hiện chế độ ăn nghiêm ngặt để giảm cân cũng có thể sử dụng được. Có thể nói, sữa đậu nành từ lâu đã trở thành một trong những thức uống quen thuộc. Nó được yêu thích và ưa chuộng tại hầu hết các gia đình Việt Nam. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là món đồ uống này tốt trong mọi trường hợp. Nó vẫn tồn tại những tác dụng phụ nhất định. Đặc biệt là khi chúng ta sử dụng nhiều và thiếu hợp lý.
1. Ngăn chặn hấp thu dưỡng chất là một trong những tác hại của sữa đậu nành.
Ở vỏ hạt đậu nành khi không lên men thường có lượng acid phytic không nhỏ. Sữa đậu nành vì thế cũng sẽ có hàm lượng nhất định acid này. Đây là loại acid có thể gây ảnh hưởng không tốt tới khả năng hấp thụ một số loại vitamin và khoảng chất như sắt, kẽm, magie, canxi… qua ruột. Bởi vậy, nếu bạn uống nhiều sữa đậu nành, lượng acid phytic vào cơ thể nhiều hơn. Rất có thể bạn có thể bị thiếu dưỡng chất. Cho dù bạn có thực hiện chế độ ăn đầy đủ như thế nào đi chăng nữa.
Không chỉ thế, trong đậu nành còn cóenzyme inhibitors. Loại enzyme này có thể gây cản trở cho hoạt động của trypsin và một số loại enzyme khác. Khiến cho quá trình hấp thụ protein bị ảnh hưởng, cơ thể của chúng ta, vì vậy, rất dễ bị thiếu đạm. Gây ảnh hưởng tới quá trình hình thành cơ cũng như sức khỏe nói chung. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng các loại sữa đậu nành công nghiệp, thì hiện tượng đạm khó tiêu lại càng dễ gặp hơn. Do các nhà sản xuất thường ngâm đậu nành bằng dung dịch chứa kiềm alkanline. Tiếp sau đó, đậu được đun trong nồi áp suất ở nhiệt độ 115 o C. Khiến cho đạm rất khó hấp thụ.
2. Tác hại của sữa đậu nành là giảm tổng hợp hormone tuyến giáp.
Hoạt chất isoflavone tìm thấy trong đậu nành được cho là gây ức chế và làm cản trở hoạt động của một loại enzyme có tên peroxidase. Một trong những loại enzyme được tuyến giáp sử dụng để oxy hóa iot trong cơ thể tạo ra các hormone tuyến giáp. Chính vì vậy, khi lượng isoflavone tăng lên quá nhiều do quá trình lạm dụng sữa đậu nành có thể ảnh hưởng tới việc tổng hợp hormone tuyến giáp. Về lâu dài, còn có thể gây ra nhiều tình trạng xấu như: rụng tóc, mệt mỏi, trí nhớ bị suy giảm… Thậm chí là cả bệnh bướu cổ, ức chế tiểu cầu, gây đông máu. (Những cục máu đông được cho là thủ phạm gây ra các cơn đau tim cũng như đột quỵ.)
Bên cạnh đó, sữa đậu nành cũng như các chế phẩm khác có nguồn gốc từ đậu nành thường có lượng mangan khá cao. Mangan khi vào cơ thể quá nhiều có thể làm tổn thương hệ thần kinh. Trong khi sữa đậu nành có thể chứa lượng mangan gấp tới 200 lần so với sữa mẹ.
4. Tác hại của sữa đậu nành có thể mang lại cho bệnh nhân gout, dạ dày, sỏi thận.
Tuy là có hương vị thanh đạm, chứa ít đường và chất béo. Song với những bệnh nhân bị gout (viêm khớp), sữa đậu nành cũng không phải lựa chọn tuyệt vời. Thậm chí còn có thể là mỗi nguy hại lớn. Lý do là trong đậu nành có chứa purine, một hoạt chất khiến cho niêm mạc của bệnh nhân gout có thể bị sưng, viêm, kích ứng và đau dữ dội.
Không phải ai cũng phù hợp với sữa đậu nành! Những người có tiền sử bị ung thư vú, buồng chứng tử cung; người có vấn đề về dạ dày, thận hay gout; người thể chất mệt mỏi, suy nhược, hư hàn cũng nên tránh sử dụng.
Không nên pha sữa đậu nành với đường đỏ, sẽ gây mất chất dinh dưỡng, khó tiêu.
Không đựng sữa đậu nành trong bình dữ nhiệt. Môi trường và nhiệt độ bên trong bình có thể khiến các loại vi khuẩn có hại sản sinh mạnh hơn.
Chắc chắn phải đun sôi sữa đậu nành và không đậy vung. Đun sôi mở vung và liên tục khuấy đều không chỉ tránh vón cục, khê đáy. Mà còn giúp các chất độc hại trong sữa có thể bay hơi và tiêu trừ.
Không uống sữa đậu nành khi đang dùng bất cứ một loại kháng sinh nào.
Nếu bạn yêu thích và uống sữa đậu nành quá thường xuyên, phải bổ sung thêm kẽm. Vì chất ức chế saponin hormone và lectin có trong thức uống này có thể khiến cơ thể hạn chế hấp thụ kẽm. Dẫn đến tình trạng thiếu hụt.
Không uống sữa đậu nành khi bụng đang đói. Nên sử dụng cùng các thực phẩm chứa tinh bột như bánh ngọt hay bánh mỳ.
Tuy rằng thực sự món đồ uống này có thể tạo ra một vài tác dụng phụ nhỏ như trên. Nhưng đùng vì thế mà quan ngại, loại bỏ hoàn toàn thức uống này trong thực đơn của gia đình. Bởi sữa đậu nành hay các chế phẩm từ đậu nành chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết. Sử dụng sữa đậu nành đặc biệt tốt cho chị em phụ nữ. Có thể giúp làn da của chị em trở nên sáng khỏe, căng mịn, tránh được những triệu chứng không hay ở độ tuổi tiền mãn kinh. Sữa đậu nành cũng rất có lợi cho người cao tuổi, người đang trong chế độ giảm cân… Và không ít những lợi ích khác nữa.
Từ khóa tìm kiếm:
tác hại của sữa đậu nành tác dụng phụ của sữa đậu nành