Top 3 # Xem Nhiều Nhất Tác Dụng Của Lá Giang Với Bà Bầu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Tác Dụng Của Lá Vối Với Bà Bầu

Lá vối có chứa các thành phần rất có lợi cho sức khỏe, giúp chữa trị nhiều bệnh tật và đặc biệt rất tốt cho các mẹ bầu. Dân gian hay lưu truyền rằng trong thời kỳ mang thai nếu uống nước lá vối tươi thì con sinh ra sẽ trắng trẻo, da dẽ tươi tắn, hồng hào. Tuy nhiên, bà đẻ uống nước vối được không và cách uống như thế nào mới tốt?

Lá vối chứa thành phần gì, có tác dụng gì?

Cây vối là loại thảo dược mọc ở vùng nhiệt đới sử dụng được cả lá, cành và nụ cây để chế biến thành thuốc hoặc hãm trà uống thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Theo các nhà nghiên cứu, lá và nụ vối chứa nhiều các loại vitamin, khoáng chất, tanin cần thiết cho cơ thể, có mùi hương dễ chịu.

Hơn nữa trong thành phần của lá và nụ vối còn chứa các chất kháng sinh giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch cầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis… Thế nên nước lá vối ngoài việc làm đẹp da, còn trị được các bệnh ngoài da như mẩn đỏ, mụn ghẻ.

Tác dụng của lá vối với bà bầu:

Tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu

Đối với những mẹ bầu hay bị các bệnh về đường tiêu hóa như chán ăn, ợ chua, đầy bụng, nên uống nước vối thường xuyên để giảm bớt các triệu chứng này. Vị đắng dịu từ nước lá vối sẽ giúp kích thích dạ dày tiết dịch tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa tránh khó tiêu. Bên cạnh đó chất tanin trong nước vối còn giúp bảo vệ niêm mạc ruột.

Uống nước vối giúp lợi sữa

Phụ nữ sau sinh thường bị mất sức do đó cần có một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng để mang lại đủ nguồn sữa cho con. Và nước vối hoàn toàn có thể giúp cải thiện nguồn sữa mẹ, ngoài ra còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Thế nên mẹ bầu nên có thói quen uống nước vối ngay từ những ngày đầu thai kỳ để giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời lợi sữa khi con được sinh ra.

Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Trong lá vối tươi có chứa hàm lượng polyphenol cao, khoảng 128mg/gram trọng lượng khô và hoạt chất ức chế alpha-glucosidase có tác dụng hạn chế sự hình thành của hàm lượng đường trong máu, giảm mỡ máu. Đồng thời, lá vối tươi còn giúp ổn định lượng đường huyết, phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra ở những người mắc bênh tiểu đường. Vì vậy, đối với bà bầu có triệu chứng mắc bệnh tiểu đường trong suốt thời kỳ mang thai thì nên uống nước vối vừa tự nhiên, lại rất an toàn và hiệu quả.

Chống ô-xy hóa cho cơ thể

Trong lá vối lại chứa chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Nụ vối chứa chất có khả năng ngăn ngừa quá trình oxy hóa, điều này giúp chống bị lão hóa như rạn da, vết nhăn… ở các mẹ sau khi sinh.

Giải độc, thanh lọc cơ thể

Vào mùa hè, uống nước vối rất cần thiết vì nó cung cấp lượng lớn muối khoáng và vitamin nhằm tránh tình trạng mất nước ở bà bầu. Bên cạnh đó nếu mẹ bầu bị nóng trong người thì uống nước vối giúp thanh lọc, giải nhiệt, lợi tiểu, làm mát cơ thể và đào thải độc tố ra bên ngoài.

Sát khuẩn, làm đẹp da

Khi uống nước vối sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da, hỗ trợ sự phát triển bên trong da, giúp da trở nên tươi tắn, hồng hào, mịn màng cho bà bầu. Thêm nữa, một số chất trong lá vối giúp tiêu diệt những vi khuẩn có hại cho da, tránh bị nhiễm trùng, viêm da, nấm mốc cho cơ thể.

Ngoài ra loại nước này còn hiệu quả trong việc giảm mỡ thừa, làm săn chắc cơ, hạn chế bị béo phì đem lại dáng hình thon thả, xinh xắn cho phụ nữ sau khi sinh. Đây được xem là cách làm đẹp vừa đơn giản, lại dễ làm và hiệu quả ngay tại nhà.

Bà bầu uống nước vối như thế nào cho đúng cách?

Lá vối khô đem rửa sạch rồi đun đến khi sôi, uống nóng hoặc uống lạnh đều được. Nước vối từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh. Khi uống sẽ có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái. Nên uống khoảng 1 ấm nước lá vối/ 1 ngày hoặc một ly nước lá vối/ 1 ngày là được. Mẹ bầu chỉ nên uống nước vối nấu trong ngày, không để qua đêm. Không nên lạm dụng uống quá nhiều nước vối sẽ không tốt cho hệ bài tiết.

0/5

(0 Reviews)

About admin

Bà Bầu Ăn Lá Giang Có Sao Không? Những Lợi Ích Tuyệt Vời Từ Lá Giang Cho Mẹ Bầu

Bà bầu ăn lá giang có sao không?

Trong thời gian mang thai nhiều mẹ bầu sẽ thèm chua. Tuy ăn nhiều món chua tuy khiến mẹ dễ chịu hơn nhưng lại gây hại cho sức khỏe. Mẹ cần lựa chọn cho mình những món có vị chua để thỏa mãn vị giác nhưng vẫn ngon bổ, an toàn cho mình và cho con.

Cây lá giang hay lá giang là một loại rau rất tốt cho cơ thể. Có nhiều lợi ích khi mẹ bầu ăn lá giang. Mẹ bầu ăn lá giang hoàn toàn tốt và an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Thành phần dinh dưỡng trong lá giang

Thành phần dinh dưỡng xác định trong 100 g lá giang gồm

Những thành phần này rất có ích cho mẹ trong quá trình mang thai.

Lợi ích khi mẹ bầu ăn lá giang

Kích thích vị giác, giảm cảm giác chán ăn ở bà bầu

Khi mang thai mẹ bầu thường chán ăn, ăn không ngon. Lá giang có vị chua giúp kích thích vị giác giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn, giảm cảm giác chán ăn.

Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn

Lá giang có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn. Chất saponin trong lá giang có tính kháng sinh với các chủng khuẩn bảo vệ cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong quá trình mang thai.

Giải độc, lợi tiểu

Thân cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bài thạch, giúp mẹ hạn chế được những biến chứng thai kì.

Ngoài ra, lá giang còn có thể chữa bệnh: Chữa sỏi đường tiết niệu, chữa ăn không tiêu, bụng trướng đầy, chữa đau nhức xương khớp, đau dạ dày,…

Gợi ý chế biến món ăn từ lá giang tốt cho bà bầu

Lá giang dùng làm rau sống, bóp gỏi. Đọt và lá giang non được dùng để ăn sống hay bóp gỏi, có vị chua nhẹ rất hợp khẩu vị.

Lá giang dùng để xào. Đọt và lá giang non được dùng để xào với thịt trâu, bò, gà, vịt..

Lá giang dùng để nấu canh chua, nhúng lẩu. Đọt và lá giang non được dùng để nấu canh chua với cá đồng, tôm, cua và để nhúng lẩu chua ăn rất hấp dẫn. Nhiều mẹ sử dụng lá giang để nấu món canh gà lá giang.

Nước ép lá giang dùng để giải nhiệt, giải độc. Người ta cho là lá giang có tác dụng giải nhiệt tốt. Cũng có thể giã nát, lấy nước uống. Có nơi người ta dùng lá giang giã lẫn với lá khoai lang, chế nước uống chữa ngộ độc sắn (mì).

Bà bầu nên ăn lá giang khi nào?

Bà bầu ăn lá giang hoàn toàn an toàn với sức khỏe, bởi đây là một thực phẩm lành tính. Tuy nhiên, bất kỳ thực phẩm nào, dù an toàn đến đâu cũng không được lạm dụng. Đối với lá giang cũng vậy. Mẹ có thể dùng lá giang trong suốt thai kỳ của mình, nhưng nên dùng với lượng vừa phải. Nên dùng 1-2 lần/tuần. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn tăng hàm lượng sử dụng.

Lưu ý khi chế biến món ăn từ lá giang cho mẹ bầu

Không sử dụng nồi nhôm khi nấu lá giang

Nấu lá giang, cũng như các loại canh chua khác không nên sử dụng nồi nhôm. Vì chất chua có thể ăn mòn nhôm và làm nồng độ nhôm trong canh chua tăng cao, có thể gây ngộ độc. Mẹ nên dùng các loại nồi như inox, tráng men không rỉ.

Lựa chọn lá tươi, loại bỏ những lá vàng úng

Để đảm bảo độ ngon của món ăn mẹ bầu cần lựa chọn những lá tươi, còn non loại bỏ những lá vàng úng tránh gây hại cho sức khỏe.

Rửa thật sạch trước khi chế biến món ăn

Rửa thật sạch phòng tránh thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi khi sử dụng lá giang.

Nguồn: Tổng hợp

Tác Dụng Không Ngờ Của Lá Tía Tô Với Bà Bầu

Tía tô có nhiều công dụng đối với bà bầu tuy nhiên trước khi sử dụng, mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm.

Tía tô là một trong những loại cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Ngoài tác dụng gia tăng thêm hương vị cho các món ăn thì tía tô còn được các thầy thuốc Đông y sử dụng như một “thần dược” chữa bệnh hiệu quả.

Bộ phận dùng làm thuốc là lá (tô diệp), cành (tô ngạnh), quả (tô tử). Theo Đông y, tía tô mùi thơm, chứa tinh dầu có tác dụng phát hãn, trừ ôn dịch, lý khí tiêu đờm, dùng chữa ho hen, cảm cúm, đau đầu sổ mũi, viêm họng, chống dị ứng, trị nôn, đau trướng bụng, bí đại tiện. Đối với bà bầu, nó còn là vị thuốc an thai, dưỡng thai hiệu quả.

1. Chữa cảm lạnh, giải cảm cho bà bầu

Suốt thời gian mang thai, khi bị cảm lạnh, cảm cúm, các bà bầu thường không dám dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai nên sử dụng lá tía tô để nấu cháo ăn sẽ giúp giải cảm rất tốt.

Bên cạnh đó, mẹ có thể lấy vỏ quýt, gừng và một nắm lá tía tô rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 1 chén nước. Với cách này, thai phụ nên uống khi còn nóng, sau đó đắp chăn để ra mồ hôi. Chỉ sau một lần áp dụng, mẹ bầu sẽ thấy triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm giảm thiểu đáng kể.

Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý chỉ nên dùng tía tô trong vòng 2-3 ngày để chữa cảm cúm, tuyệt đối không sử dụng dài ngày và không dùng thay nước uống hằng ngày vì có thể dẫn đến tăng huyết áp.

2. Giảm sưng phù

Sưng phù là hiện tượng hầu hết chị em phụ nữ đều gặp phải trong thời gian mang thai, đặc biệt là thời điểm những tháng cuối thai kỳ. Khi đó, để giảm tình trạng này, các mẹ hãy ra chợ mua ngày lá tía tô về rửa sạch, bỏ vào nước sôi nấu khoảng 5 phút sau đó thêm muối hạt làm nước ngâm chân.

Ngâm chân với nước lá tía tô sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ độc tố, thư giãn, quan trọng là hạn chế tình trạng sưng phù chân và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.

3. Giảm cảm giác ốm nghén khó chịu cho bà bầu

Ốm nghén là tình trạng thường xuất hiện trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, hay buồn nôn… Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể sắc 20g tía tô kết hợp với ngải diệp, bạch truật, đương quy, hoài sơn, phục long can (16g mỗi loại); phòng sâm, cẩu tích, liên nhục, liên kiều, cam thảo (12g mỗi loại); 10g các loại đỗ trọng, sơn trà; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang sẽ giúp an thai, bổ tỳ, hết nôn.

4. Giúp mẹ bầu có làn da sáng mịn

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến mẹ bầu bị nổi mụn trên mặt. Với trường hợp này, thay vì sử dụng các loại kem trị mụn, các mẹ có thể tin tưởng vào khả năng làm đẹp của lá tía tô bởi lượng tinh dầu có trong nó có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm sạch, sáng da rất tốt.

Mẹ bầu hãy dùng lá tía tô rửa sạch, để ráo sau đó cho vào cối giã nát rồi chắt lấy nước. Tiếp đến, mẹ rửa sạch vùng da bị mụn rồi lấy tăm bông thấm nước lá tía tô thoa đều lên da. Để khoảng 20 – 30 phút để tinh chất lá tía tô thấm sâu và da rồi rửa lại thật sạch với nước ấm.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể vò nát lá tía tô, pha với nước để rửa mặt hoặc tắm cũng giúp trị mụn, đồng thời làm săn chắc da.

Khuyến cáo của bác sĩ khi bà bầu dùng lá tía tô

Tía tô kết hợp với một số dược liệu khác có thể chữa chứng đau bụng, đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên nếu sử dụng lá tía tô như một bài thuốc, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm. Các loại thuốc, kể cả bài thuốc dân gian nếu không được dùng đúng cách, đúng liều có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn cho cả mẹ và bé.

Theo lời truyền miệng, mẹ bầu uống nước lá tía tô sẽ giúp chuyển dạ nhanh chóng, tuy nhiên đến nay chưa thấy nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này.

“Nếu có trường hợp uống lá tía tô mà dễ sinh thật thì cần phải có nghiên cứu và số liệu cụ thể. Và không phải ai uống lá tía tô cũng đều có tác dụng, có thể phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với cơ địa của người kia”, Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết.

Bên cạnh đó, Lương y Bùi Hồng Minh – Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình khuyến cáo mọi người khi mang thai, không nên dùng nước lá hay cành tía tô uống hàng ngày thay nước. Tía tô có tính ấm, dùng thường xuyên và nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, bà bầu có nguy cơ bị tăng huyết áp. Tía tô là một vị thuốc, khi không có bệnh chỉ nên dùng như một gia vị. Mọi người không nên tự ý dùng bừa bãi.

Theo Thanh Loan (TH) (Khám Phá)

Tìm Hiểu 6+ Tác Dụng Của Lá Vối Đối Với Bà Bầu

Có nhiều quan điểm cho rằng tác dụng của lá vối với bà bầu là rất tốt vì trong nó có chứa tanin, nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Trong đó tanin là một hợp chất polyphenol có công dụng ngăn ngừa bệnh tim, khử các gốc sinh học tự do, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư…

Câu hỏi của bạn đọc

Hỏi: Xin chào Cây Thuốc Dân Gian, tôi năm nay 26 tuổi mang thai lần đầu đã 5 tháng. Khi biết trong cơ thể mình có một sinh linh bé nhỏ đang lớn lên hàng ngày, cảm giác rất hạnh phúc và tự hào. Tuy nhiên thời gian mang thai cũng thật đầy gian nan và vất vả, da mặt ngày một tối sạm, mọc nhiều mụn làm mất tự tin.

Hiện tại tôi vẫn sử dụng thực phẩm bổ sung đều đặn để đảm bảo dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, tôi không có cảm giác thèm ăn, thậm chí là chán ăn, không muốn ăn gì cả. Nghe nói dùng lá vối có thể giúp làm đẹp da, ăn ngon miệng, lại vừa có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn cho con. Nay tôi muốn hỏi Cây Thuốc Dân Gian xem dùng lá vối có thực sự tốt không và với người đang mang thai cần có những lưu ý gì.

Trả lời: Chào chị, Cây Thuốc Dân Gian rất vui khi nhận được câu hỏi của chị. Lá vối quả thực là vị thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Xưa các cụ ta chỉ cần uống nước vối và trà xanh tươi mỗi ngày mà da đẹp hồng hào, ít nếp nhăn. Tuy nhiên, đối với bà bầu vẫn có những lưu ý nhất định trong quá trình sử dụng.

Bà bầu có nên uống nước lá vối không

Vối là loại thảo dược ưa sống khí hậu nhiệt tới, ở nước ta trải dài khắp các miền. Được dùng để chế biến thuốc hoặc hãm trà uống các bộ phận nụ, lá và cành.

Lá vối tươi hãm lấy nước uống có vị hơi đắng, hơi chát, mùi ngai ngái dễ uống, nhấm nháp lâu thấy ngọt. Nước lá vối chứa tanin, các vitamin và khoáng chất đều cần cho cơ thể.

Tại Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản, các nhà khoa học đã phát hiện nụ vối có tác dụng hạn chế tăng đường huyết sau ăn, khả năng giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm lipit máu, phòng chống biến chứng do đái tháo đường.

Các nhà khoa học còn khẳng định, bà bầu uống nước lá vối tươi với lượng vừa đủ sẽ rất tốt cho sức khỏe. Dân gian có mẹo, nước lá vối có thẻ giúp sinh con da trắng hồng và vóc dáng đẹp.

Tác dụng của lá vối với bà bầu

Do chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, nên việc uống nước lá vối sẽ giúp bà bầu ngăn ngừa được bệnh tiêu đường thai kỳ, thanh lọc, giải độc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa. Một số công dụng của lá vối với bà bầu cụ thể như sau:

Tại Đại học OhiO, người ta đã tiến hành nghiên cứu nụ vối và phát hiện ra đặc tính chống lại sự oxy hóa hàng loạt các bộ phận, ngăn ngừa tổn thương tuyến tụy ở phụ nữ giai đoạn mang bầu. Nước lá vối giúp hạn chế tình trạng rụng tóc, hở chân răng, chống nhăn da (giống nước lá trà xanh).

Vào mùa nóng lá vối càng thể hiện mạnh mẽ công dụng của nó. Uống một cốc nước lá vối giúp bổ sung lượng lớn vitamin và muối khoáng cho bà bầu. Khả năng thanh lọc, giải độc cơ thể giúp hạn chế tối đa tình trạng nhiệt miệng và nóng trong người.

Nước vối là bí quyết tuyệt vời giúp giảm thiểu các triệu chứng chán ăn, ợ hơi, đầy bụng ở bà bầu. Vào thời kỳ mang thai, cơ thể chị em có những thay đổi lớn về dinh dưỡng, nội tiết nên thường xảy ra tình trạng trên.

Đông y cho rằng nước lá vối có vị đăng nhẹ, khả năng kích thích dạ dày tiết dịch, mang tới cảm giác ăn ngon miệng, tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Bên cạnh đó, tanin còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống oxy hóa và tiêu diệt các gốc tự do.

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng xảy ra phổ biến trong thời kỳ mang thai, cần có chế độ ăn uống phù hợp và biện pháp phòng tránh sớm để không gây ảnh tới sức khỏe thai nhi.

Nụ vối chính là giải pháp hữu hiệu bởi trong nó chứa hợp chất polyphenol và alpha – glucosidase có khả năng làm giảm mỡ máu, giảm lượng đường trong máu, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.

Một số nghiên cứu cho thấy trong nước lá vối chứa nhiều vitamin và khoáng chất, vì vậy có thể thúc đẩy phát triển tuyến sữa. Các mẹ bầu thường rỉ tai nhau về việc uống nước lá vối sau sinh giúp có nhiều sữa hơn.

Lá vối cũng như lá trà xanh, uống lượng vừa đủ, đều đặn thời gian dài sẽ giúp da dẻ trắng đẹp, hồng hào hơn. Thỉnh thoảng, có bắt gặp các cụ ở quê đã 70-80 tuổi mà da dẻ vẫn hồng hào, ít nếp nhăn,.. hỏi ra mới biết là do uống nước lá vối và trà xanh tươi.

Bà bầu được uống bao nhiêu nước lá vối mỗi ngày

Mỗi ngày, mẹ bầu chỉ cần uống 1 ly nước lá vối hoặc nụ vối là đủ, không nên nhiều hơn, tránh lúc đói quá hoặc ngay sau ăn. Cách pha rất đơn giản, dùng lá vối tươi hoặc khô cho vào ấm đun cùng nước, uống khi ấm. Với nụ vối có thể đun hoặc hãm trà đều được.

Bà bầu có thể uống nước lá ở tất cả các tháng mang thai, kể cả sau mang thai sẽ giúp lợi sữa. Vì là nguồn gốc tự nhiên nên an toàn và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, về liều lượng uống cần tham khảo ý kiến bác sĩ, hoặc phải trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh lý hiện tại để có lời khuyên tốt nhất trong sử dụng lá vối.