Top 8 # Xem Nhiều Nhất Tác Dụng Của Cây Lá Gai Với Bà Bầu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Củ Gai Tươi Tác Dụng Gì Đối Với Bà Bầu

Cây gai: Được mọc hoang được người dân sử dụng lấy sợi đánh cá, hay lấy rễ làm thuốc, lấy lá để làm bánh ăn, và làm thuốc chữa thanh nhiệt, lợi tiểu, tán ứ, an thai,…

Nhiều người hay gọi cây gai là trữ ma sống rất là lâu năm, cây cao khoảng 1 – 2 cm, lá có hình tim và lớn rộng 4 – 8 cm, dài 7 – 15 cm mép có răng cưa, mặt dưới lá là trắng bạc có nhiều lông, cuống lá cũng có lông màu đỏ, cụm hoa như chùm nho dày đặc dưới cánh lá.

Củ gai: Có hình con queo dài 8 – 25 cm, hình trụ đường kính 0,8 – 2 cm màu xám hoặc nâu diển hình có vết nhăn dọc theo chiều dài dựa dựa giống củ sắn người dân hay đào củ gai lên để phơi khô để làm thuốc chữa bệnh.

Củ gai tươi tác dụng gì đối với bà bầu

Củ gai tươi được mọi người biết đến làm thuốc an thai đối với các mẹ bào nào cơ địa kém ra huyết âm đạo đau bụng hay sa dạ con thì nên sử dụng vì đây như là thuốc vàng để dành cho các chị em vậy.

Củ gai có tính lành lên mọi người hãy yên tâm dùng nó không có độc vì nó có chứa Axit cloroenix, có công dụng tuyệt vời đối với cơ thể con người là chống viêm hiệu quả và chống oxy hóa làm mạnh tác dụng của aderenlin sẽ làm lợi tiểu và gây kích thích bài tiết mật ở gan và ức chế tác dụng của pepsin và trypsin.

Theo các chuyên gia về sức khỏe thì chúng ta sử dụng củ gai tươi và khi củ gai được phơi khô thì những chất trên hàm lượng vô cùng cao, hơn nữa Axit cloroenix còn có tác dụng lưu thông máu giúp máu hoạt động tốt hơn khi về tim. Chính vì vậy người dân hay sử dụng củ gai tươi là 1 thuốc bổ thần kỳ chữa bệnh tả hay thông tiểu,…Và còn tiêu diệt nấm và chống vi trùng.

Đối với bà bầu dùng củ gai tươi để an thai nên uống 2 – 3 ngày rất là bổ dưỡng khi chế biến nấu với gà ác, móng giò, bồ câu,…hay các mẹ bầu có thể luộc ăn, hay đun sắc thành nước uống hàng ngày sẽ tốt cho sức khỏe. mà không có tác dụng phụ các mẹ có thể yên tâm dùng sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi.

Khi mẹ bầu có biểu hiện ra huyết âm đạo, đái ra máu, đái đục, bong nhau thai, bong màng nuôi, tụ dịch màng nuôi. Nên sử dụng củ gai tươi giúp các triệu chứng này giảm đi rõ rệt và nhanh chóng.

Nhất là các trường hợp: mẹ bầu đau bụng hay bị bệnh trĩ, khi bị sa dạ con, viêm nhiễm tử cung, biểu hiện đi tiểu ra máu. Thì cần sử dụng thường xuyên trong 1 tuần là sẽ khỏi, nếu nặng các chị em nên đến bệnh viện để khám và điều trị kết hợp với củ gai tươi để hỗ trợ loại trừ bệnh nhanh chóng.

#1 Tác Dụng Của Lá Vối Với Bà Bầu

Lá vối có chứa các thành phần rất có lợi cho sức khỏe, giúp chữa trị nhiều bệnh tật và đặc biệt rất tốt cho các mẹ bầu. Dân gian hay lưu truyền rằng trong thời kỳ mang thai nếu uống nước lá vối tươi thì con sinh ra sẽ trắng trẻo, da dẽ tươi tắn, hồng hào. Tuy nhiên, bà đẻ uống nước vối được không và cách uống như thế nào mới tốt?

Lá vối chứa thành phần gì, có tác dụng gì?

Cây vối là loại thảo dược mọc ở vùng nhiệt đới sử dụng được cả lá, cành và nụ cây để chế biến thành thuốc hoặc hãm trà uống thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Theo các nhà nghiên cứu, lá và nụ vối chứa nhiều các loại vitamin, khoáng chất, tanin cần thiết cho cơ thể, có mùi hương dễ chịu.

Hơn nữa trong thành phần của lá và nụ vối còn chứa các chất kháng sinh giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch cầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis… Thế nên nước lá vối ngoài việc làm đẹp da, còn trị được các bệnh ngoài da như mẩn đỏ, mụn ghẻ.

Tác dụng của lá vối với bà bầu:

Tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu

Đối với những mẹ bầu hay bị các bệnh về đường tiêu hóa như chán ăn, ợ chua, đầy bụng, nên uống nước vối thường xuyên để giảm bớt các triệu chứng này. Vị đắng dịu từ nước lá vối sẽ giúp kích thích dạ dày tiết dịch tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa tránh khó tiêu. Bên cạnh đó chất tanin trong nước vối còn giúp bảo vệ niêm mạc ruột.

Uống nước vối giúp lợi sữa

Phụ nữ sau sinh thường bị mất sức do đó cần có một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng để mang lại đủ nguồn sữa cho con. Và nước vối hoàn toàn có thể giúp cải thiện nguồn sữa mẹ, ngoài ra còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Thế nên mẹ bầu nên có thói quen uống nước vối ngay từ những ngày đầu thai kỳ để giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời lợi sữa khi con được sinh ra.

Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Trong lá vối tươi có chứa hàm lượng polyphenol cao, khoảng 128mg/gram trọng lượng khô và hoạt chất ức chế alpha-glucosidase có tác dụng hạn chế sự hình thành của hàm lượng đường trong máu, giảm mỡ máu. Đồng thời, lá vối tươi còn giúp ổn định lượng đường huyết, phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra ở những người mắc bênh tiểu đường. Vì vậy, đối với bà bầu có triệu chứng mắc bệnh tiểu đường trong suốt thời kỳ mang thai thì nên uống nước vối vừa tự nhiên, lại rất an toàn và hiệu quả.

Chống ô-xy hóa cho cơ thể

Trong lá vối lại chứa chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Nụ vối chứa chất có khả năng ngăn ngừa quá trình oxy hóa, điều này giúp chống bị lão hóa như rạn da, vết nhăn… ở các mẹ sau khi sinh.

Giải độc, thanh lọc cơ thể

Vào mùa hè, uống nước vối rất cần thiết vì nó cung cấp lượng lớn muối khoáng và vitamin nhằm tránh tình trạng mất nước ở bà bầu. Bên cạnh đó nếu mẹ bầu bị nóng trong người thì uống nước vối giúp thanh lọc, giải nhiệt, lợi tiểu, làm mát cơ thể và đào thải độc tố ra bên ngoài.

Sát khuẩn, làm đẹp da

Khi uống nước vối sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da, hỗ trợ sự phát triển bên trong da, giúp da trở nên tươi tắn, hồng hào, mịn màng cho bà bầu. Thêm nữa, một số chất trong lá vối giúp tiêu diệt những vi khuẩn có hại cho da, tránh bị nhiễm trùng, viêm da, nấm mốc cho cơ thể.

Ngoài ra loại nước này còn hiệu quả trong việc giảm mỡ thừa, làm săn chắc cơ, hạn chế bị béo phì đem lại dáng hình thon thả, xinh xắn cho phụ nữ sau khi sinh. Đây được xem là cách làm đẹp vừa đơn giản, lại dễ làm và hiệu quả ngay tại nhà.

Bà bầu uống nước vối như thế nào cho đúng cách?

Lá vối khô đem rửa sạch rồi đun đến khi sôi, uống nóng hoặc uống lạnh đều được. Nước vối từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh. Khi uống sẽ có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái. Nên uống khoảng 1 ấm nước lá vối/ 1 ngày hoặc một ly nước lá vối/ 1 ngày là được. Mẹ bầu chỉ nên uống nước vối nấu trong ngày, không để qua đêm. Không nên lạm dụng uống quá nhiều nước vối sẽ không tốt cho hệ bài tiết.

Bất Ngờ Với 6+ Tác Dụng Của Lá Vối Với Bà Bầu

Có nhiều quan điểm cho rằng tác dụng của lá vối với bà bầu là rất tốt vì trong nó có chứa tanin, nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Trong đó tanin là một hợp chất polyphenol có công dụng ngăn ngừa bệnh tim, khử các gốc sinh học tự do, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư…

Có nhiều quan điểm cho rằng tác dụng của lá vối với bà bầu là rất tốt vì trong nó có chứa tanin, nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Trong đó tanin là một hợp chất polyphenol có công dụng ngăn ngừa bệnh tim, khử các gốc sinh học tự do, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư…

Hỏi: Xin chào Cây Thuốc Dân Gian, tôi năm nay 26 tuổi mang thai lần đầu đã 5 tháng. Khi biết trong cơ thể mình có một sinh linh bé nhỏ đang lớn lên hàng ngày, cảm giác rất hạnh phúc và tự hào. Tuy nhiên thời gian mang thai cũng thật đầy gian nan và vất vả, da mặt ngày một tối sạm, mọc nhiều mụn làm mất tự tin.

Hiện tại tôi vẫn sử dụng thực phẩm bổ sung đều đặn để đảm bảo dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, tôi không có cảm giác thèm ăn, thậm chí là chán ăn, không muốn ăn gì cả. Nghe nói dùng lá vối có thể giúp làm đẹp da, ăn ngon miệng, lại vừa có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn cho con. Nay tôi muốn hỏi Cây Thuốc Dân Gian xem dùng lá vối có thực sự tốt không và với người đang mang thai cần có những lưu ý gì.

Trả lời: Chào chị, Cây Thuốc Dân Gian rất vui khi nhận được câu hỏi của chị. Lá vối quả thực là vị thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Xưa các cụ ta chỉ cần uống nước vối và trà xanh tươi mỗi ngày mà da đẹp hồng hào, ít nếp nhăn. Tuy nhiên, đối với bà bầu vẫn có những lưu ý nhất định trong quá trình sử dụng.

Bà bầu có nên uống nước lá vối không

Vối là loại thảo dược ưa sống khí hậu nhiệt tới, ở nước ta trải dài khắp các miền. Được dùng để chế biến thuốc hoặc hãm trà uống các bộ phận nụ, lá và cành.

Lá vối tươi hãm lấy nước uống có vị hơi đắng, hơi chát, mùi ngai ngái dễ uống, nhấm nháp lâu thấy ngọt. Nước lá vối chứa tanin, các vitamin và khoáng chất đều cần cho cơ thể.

Tại Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản, các nhà khoa học đã phát hiện nụ vối có tác dụng hạn chế tăng đường huyết sau ăn, khả năng giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm lipit máu, phòng chống biến chứng do đái tháo đường.

Các nhà khoa học còn khẳng định, bà bầu uống nước lá vối tươi với lượng vừa đủ sẽ rất tốt cho sức khỏe. Dân gian có mẹo, nước lá vối có thẻ giúp sinh con da trắng hồng và vóc dáng đẹp.

Tác dụng của lá vối với bà bầu

Do chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, nên việc uống nước lá vối sẽ giúp bà bầu ngăn ngừa được bệnh tiêu đường thai kỳ, thanh lọc, giải độc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa. Một số công dụng của lá vối với bà bầu cụ thể như sau:

Chống oxy hóa

Tại Đại học OhiO, người ta đã tiến hành nghiên cứu nụ vối và phát hiện ra đặc tính chống lại sự oxy hóa hàng loạt các bộ phận, ngăn ngừa tổn thương tuyến tụy ở phụ nữ giai đoạn mang bầu. Nước lá vối giúp hạn chế tình trạng rụng tóc, hở chân răng, chống nhăn da (giống nước lá trà xanh).

Giải độc, thanh lọc cơ thể

Vào mùa nóng lá vối càng thể hiện mạnh mẽ công dụng của nó. Uống một cốc nước lá vối giúp bổ sung lượng lớn vitamin và muối khoáng cho bà bầu. Khả năng thanh lọc, giải độc cơ thể giúp hạn chế tối đa tình trạng nhiệt miệng và nóng trong người.

Hỗ trợ chức năng tiêu hóa

Nước vối là bí quyết tuyệt vời giúp giảm thiểu các triệu chứng chán ăn, ợ hơi, đầy bụng ở bà bầu. Vào thời kỳ mang thai, cơ thể chị em có những thay đổi lớn về dinh dưỡng, nội tiết nên thường xảy ra tình trạng trên.

Đông y cho rằng nước lá vối có vị đăng nhẹ, khả năng kích thích dạ dày tiết dịch, mang tới cảm giác ăn ngon miệng, tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Bên cạnh đó, tanin còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống oxy hóa và tiêu diệt các gốc tự do.

Phòng chống tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng xảy ra phổ biến trong thời kỳ mang thai, cần có chế độ ăn uống phù hợp và biện pháp phòng tránh sớm để không gây ảnh tới sức khỏe thai nhi.

Nụ vối chính là giải pháp hữu hiệu bởi trong nó chứa hợp chất polyphenol và alpha – glucosidase có khả năng làm giảm mỡ máu, giảm lượng đường trong máu, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.

Lợi sữa

Một số nghiên cứu cho thấy trong nước lá vối chứa nhiều vitamin và khoáng chất, vì vậy có thể thúc đẩy phát triển tuyến sữa. Các mẹ bầu thường rỉ tai nhau về việc uống nước lá vối sau sinh giúp có nhiều sữa hơn.

Sát khuẩn và làm đẹp da

Lá vối cũng như lá trà xanh, uống lượng vừa đủ, đều đặn thời gian dài sẽ giúp da dẻ trắng đẹp, hồng hào hơn. Thỉnh thoảng, có bắt gặp các cụ ở quê đã 70-80 tuổi mà da dẻ vẫn hồng hào, ít nếp nhăn,.. hỏi ra mới biết là do uống nước lá vối và trà xanh tươi.

Bà bầu được uống bao nhiêu nước lá vối mỗi ngày

Mỗi ngày, mẹ bầu chỉ cần uống 1 ly nước lá vối hoặc nụ vối là đủ, không nên nhiều hơn, tránh lúc đói quá hoặc ngay sau ăn. Cách pha rất đơn giản, dùng lá vối tươi hoặc khô cho vào ấm đun cùng nước, uống khi ấm. Với nụ vối có thể đun hoặc hãm trà đều được.

Bà bầu có thể uống nước lá ở tất cả các tháng mang thai, kể cả sau mang thai sẽ giúp lợi sữa. Vì là nguồn gốc tự nhiên nên an toàn và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, về liều lượng uống cần tham khảo ý kiến bác sĩ, hoặc phải trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh lý hiện tại để có lời khuyên tốt nhất trong sử dụng lá vối.

Tim Hiểu Tác Dụng Của Lá Tía Tô Với Bà Bầu

5 tác dụng của lá tía tô với bà bầu

Phương Tây cũng có nghiên cứu về lá tía tô, và kết luận ngắn gọn rằng đây là thảo dược nên tránh khi mang thai, nhưng không nói rõ vì sao. Đông y có cái nhìn đầy đủ hơn về loại thảo mộc này và cho rằng lá tía tô an toàn đối với bà bầu trong một số trường hợp sau đây:

1. Lá tía tô giúp bà bầu giảm tình trạng phù chân

Nguyên nhân phù chân là do cơ thể tích trữ nước nhiều hơn bình thường khi bạn mang thai. Suốt cả ngày, nước sẽ tập trung ở phần thấp nhất của cơ thể, đặc biệt khi thời tiết nóng. Bào thai lớn hơn cũng ảnh hưởng đến lưu lượng máu tuần hoàn đến chân, khiến dịch thể tích tụ ở bắp chân, bàn chân và mắt cá.

Vào 3 tháng cuối thai kỳ, tình trạng phù chân sẽ nặng nề hơn. Mẹ bầu có thể đun lá tía tô để ngâm chân. Bạn hái một nhúm lá tía tô rồi rửa sạch. Bắc một nồi nước lên bếp đun sôi, cho lá tía tô vào đun thêm 5 phút nữa, rắc thêm tí muối hạt.

Sau đó bạn đổ nước tía tô ra thau, cho thêm nước lạnh vào pha cho đỡ nóng, rồi dùng nước này ngâm chân. Cách thức dân gian này sẽ giúp máu huyết lưu thông, loại bỏ độc tố trong cơ thể, giảm sưng phù. Nên ngâm chân vào buổi tối sẽ giúp mẹ giảm đau nhức về đêm, tâm trạng thanh nhàn hơn và giấc ngủ cũng ngon hơn.

2. Lá tía tô giúp mẹ bầu trị cảm cúm

Các chị em nên tiêm phòng cúm trước khi chuẩn bị mang thai vì đây là căn bệnh có thể gây biến chứng cho bà bầu, đặc biệt ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ khi hệ miễn dịch suy yếu.

Mẹ bị cúm có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, trẻ sinh ra bị dị tật và nhẹ cân. Do đó ngay cả khi đã mang thai ở 3 tháng đầu, thì mẹ vẫn nên đi tiêm phòng cúm nếu vẫn chưa làm việc này trước đó.

Cách nấu cháo tía tô trứng gà ta: Bạn vo một nhúm gạo rồi bắc lên bếp nấu cháo. Có thể dùng nước vo gạo này để rửa rau tía tô, sau đó rửa lại bằng nước sạch và đem thái nhỏ. Khi cháo sôi, bạn cho hành tím băm nhỏ vào, nêm gia vị cho vừa ăn. Đập 2-3 quả trứng gà ta vào, khuấy đều nồi cháo trứng. Cuối cùng là thêm lá tía tô vào, nêm nếm lại và tắt bếp. Ăn cháo này khi còn nóng để ra mồ hôi giải cảm.

Sắc nước tía tô giải cảm: Ngoài cách nấu cháo, mẹ bầu có thể sắc lá tía tô với vỏ quýt và vài lát gừng. Bạn cho tất cả nguyên liệu này vào ấm, thêm 2 bát nước. Đun sôi rồi sau đó đun liu riu cho tới khi chỉ còn một bát nước thì uống nóng giải cảm. Đắp chăn cho ra mồ hôi.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn nhiều canh, ngậm nước muối nếu thấy cổ họng bị sưng. Song song với các phương pháp dân gian, mẹ bầu cũng cần đi khám bác sĩ để xin tư vấn.

3. Lá tía tô giúp mẹ bầu bớt ốm nghén

Ốm nghén thường xuất hiện trong 3 tháng đầu nhưng một số mẹ bầu khó chịu buồn nôn suốt cả thai kỳ. Nhiều người ốm nghén nặng đến nỗi mất nước hoặc sụt giảm tới 5% trọng lượng cơ thể. Nếu bị nặng, bạn có thể phải nhập viện truyền dịch, tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là bồi bổ cơ thể thông qua đường ăn uống.

Bạn đến quầy thuốc Đông y, mua thang thuốc có thể sắc chung với lá tía tô, dùng cho bà bầu bồi bổ, an thai, giảm ốm nghén. Thuốc này bao gồm nhiều loại thảo mộc như ngải diệp, đương quy, hoài sơn, long can, bạch truật, phòng sâm, liên nhục, liên kiều, cam thảo, cẩu tích, đỗ trọng, sơn trà, sinh khương, đại táo… Mỗi ngày 1 thang thuốc, uống trong vài ngày mẹ bầu sẽ bớt ốm nghén.

4. Lá tía tô giúp mẹ bầu trị mụn, nám

Khi mang thai, cơ thể thay đổi hormone nên mẹ có thể bị nám ở trán và hai bên má. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, mụn thì có thể không biến đi mà càng nặng nề hơn do bạn khó ngủ, ngủ không đủ giấc khiến hormone rối loạn. Lúc này, các tuyến dầu trên mặt (và cả ở trước ngực, lưng) sẽ tiết nhiều dầu hơn, gây bít lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn. Mẹ không thể dùng bất kỳ loại thuốc trị mụn, trị nám nào vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi hoặc sữa mẹ.

Lời khuyên tốt nhất là mẹ bầu không cần bận tâm gì nhiều tới ngoại hình vào lúc này, tuy nhiên nếu muốn cải thiện làn da của mình, bạn vẫn có thể tin tưởng vào công dụng làm đẹp của lá tía tô.

Tinh dầu trong lá tía tô có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp da sạch dầu nhờn. Bạn rửa sạch một nhúm lá tía tô rồi đem giã nát lấy nước. Sau đó dùng tăm bông thoa đều nước lá tía tô lên da. Chờ 20-30 phút cho tinh chất tía tô thấm sâu vào da rồi sau đó rửa mặt bằng nước ấm.

Bạn cũng có thể đun nước lá tía tô để rửa mặt và tắm. Dùng khi nước còn nóng để đem lại hiệu quả, giúp cơ thể thoáng mát sạch sẽ, vô cùng thoải mái.

5. Lá tía tô trị đau bụng, đau lưng

Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu có thể bị đau bụng nhẹ, đó là do các dây chằng giãn ra và mềm đi khi bụng bầu lớn lên. Cũng có thể mẹ bị táo bón hoặc chướng bụng. Việc giãn dây chằng cũng gây áp lực lên các khớp ở lưng dưới và xương chậu, gây đau lưng. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ có thể cảm giác như bị đau bụng kinh.

Nếu tình trạng không nghiêm trọng, bạn có thể sắc thuốc với lá tía tô uống để giảm đau (cần hỏi ý kiến bác sĩ). Bạn sắc thuốc với 20g lá tía tô. Bạch truật, sa sâm, thục địa, phục long can mỗi thứ 16g. Ngải diệp, hoàng cầm, đương quy, bạch thược mỗi thứ 12g. A giao, gừng nướng cháy mỗi thứ 6g, thêm 10g cam thảo nữa là đủ thành phần. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống vài ngày giúp giảm đau, nhuận huyết và an thai.

Những lưu ý khi bà bầu ăn lá tía tô

Lá tía tô có vị cay, tính ấm, bà bầu không nên uống nước lá tía tô thay nước lọc hàng ngày vì có thể bị tăng huyết áp.

Tía tô có nhiều đặc tính của một vị thuốc dân gian, vì vậy không thể dùng tùy tiện, cũng không nên ăn thường xuyên.

Bà bầu bị cảm nóng (do say nắng hoặc sốc nhiệt) hoặc cơ địa ra nhiều mồ hôi thì cũng không nên ăn lá tía tô.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể ăn cháo tía tô để giải cảm, tiêu đờm, ho khan, đầy bụng, giải độc tôm cua, giải độc mật cá… nhưng tuyệt đối không nên dùng lâu hơn 2-3 ngày. Dùng nhiều hơn có thể gây mỏi mệt, chán ăn, khó thở, hoa mắt, váng đầu, tiểu tiện đỏ…

Thực hư bà bầu ăn lá tía tô giúp dễ sinh

Trước khi sinh uống nước lá tía tô sẽ giúp bà bầu dễ sinh, hoặc sinh con không đau là kinh nghiệm được rất nhiều mẹ truyền tai nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không có một nghiên cứu hay bằng chứng cụ thể nào chứng minh tác dụng này của lá tía tô. Một số ý kiến cũng cho rằng, việc sử dụng lá tía tô giúp dễ sinh còn tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu. Không phải ai áp dụng cũng có hiệu quả. Nếu không có vấn đề sức khỏe, mẹ bầu chỉ nên xem tía tô như một loại thực phẩm tốt cho bà bầu.

Khi sử dụng lá tía tô, mẹ bầu cũng nên cẩn thận. Đã có nhiều trường hợp bà bầu dùng lá tía tô liên tục trong một thời gian dài dẫn đến cao huyết áp, gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Xuân Thảo