Top 11 # Xem Nhiều Nhất Tác Dụng Cây Xuyên Khung Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Cây Xuyên Khung Nam ,Tác Dụng Của Xuyên Khung

CÂY XUYÊN KHUNG NAM LÀ GÌ?

Tác dụng của xuyên khung nam

Xuất xứ

Cây xuyên khung (còn có nhiều tên gọi khác, chẳng hạn: cây Hồ khung, Tây Khung, Dược Cần,…), tên khoa học đầy đủ Ligusticum striatum, thuộc họ Tán và có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Tây Bắc Vân Nam ở Trung Quốc.

Phân bố

Tại Việt Nam cũng bắt gặp cây xuyên khung ở một số ít tỉnh ở miền Bắc nước ta như: Hà Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc. Cây này được nhập từ Trung Quốc, được đưa vào trồng ở nước ta năm 1960 và được đánh giá là “thảo dược quý hiếm” chữa nhiều bệnh trong các bài thuốc Đông Y.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu khoa học, trồng cây xuyên khung sẽ đem lại giá trị sản sinh ra củ. Theo nghiên cứu, trong củ có những thành phần: alcaloid, alkaloid, 4 hydroxy, một số loại acid amin,…và đặc biệt tinh dầu thơm, những yếu tố kết hợp đặc biệt quan trọng giúp chữa bệnh nhiều bệnh phổ biến hiện nay.

ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG CÂY XUYÊN KHUNG

Chúng chỉ sống được trong khí hậu mát lạnh và đây là cây lâu năm. Thông thường, có thể thấy cây xuyên khung rất cao to, lên tận khoảng 40cm – 120cm. Chúng có đặc điểm đây là loại thảo dược thân đơn, lá mọc rất dày đặc và đối xứng nhau.

Thân ít khi có phân nhánh thành các cành, lá có hình dạng như lông chim và có màu xanh, có mùi thơm đặc trưng.

Vào tháng 7 – 9, chúng sẽ bắt đầu nở hoa định kỳ, bắt gặp những dải hoa màu trắng tinh trông rất đẹp mắt. Ngoài ra, cây xuyên khung còn có quả, có hình tròn giống quả trứng.

Theo ước tính, người dân sẽ thu hoạch củ cây xuyên khung từ tháng 10 đến tháng 12 và được các chuyên gia đánh giá cao trong phát huy công dụng tốt nhất, cây xương khung sống có tuổi thọ ít nhất 2 năm, đồng thời chúng để càng lâu sẽ càng có giá trị về kinh tế cũng như đạt được kết quả chữa bệnh nhanh chóng – hiệu quả.

VẬY, TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CÂY XUYÊN KHUNG LÀ GÌ?

Tác dụng của xuyên khung nam

Trong các bài thuốc Đông Y, cây xuyên khung luôn được “cây thuốc đặc biệt quý hiếm” và có thể kết hợp với bài thuốc khác, có tác dụng bất ngờ chữa nhiều bệnh lý. Vậy, cụ thể cây xuyên khung chữa được bệnh gì?

Nghiên cứu cho thấy, cây xuyên khung mang lại kết quả bất ngờ và như tin vui cho người bệnh và chữa cực hiệu quả ở các bệnh sau đây:

Chữa các bệnh về đau đầu, nhức nửa đầu.

Chữa hiệu quả đau nhức toàn thân.

Chữa tốt bệnh hạ huyết áp.

Cải thiện bệnh hôi miệng hiệu quả.

Trị những cơn đau căng tức ngực sườn.

Chữa các bệnh phụ nữ sau khi sinh đẻ: bị hậu sản, sót nhau thai, chảy sản dịch,…

Trị các bệnh về kinh nguyệt ở nữ giới: rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh,…

Hơn thế, chúng còn có tác dụng trong chữa bệnh tai biến mạch máu não, các chứng bệnh về đau xương khớp, viêm cột sống, gai gót chân, nôn ói,…

Có thể nói, cây xuyên khung có thể chữa nhiều bệnh khác nhau, cũng tùy vào cụ thể chữa bệnh nên sử dụng ở các dạng uống hoặc ăn ở tỉ lệ khác nhau. Cho nên người bệnh không tùy tiện sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những biến chứng không may xảy ra.

CÁCH TRỒNG CÂY XUYÊN KHUNG NAM

Cây xuyên khung thích hợp trồng trên đất mùn có độ màu mỡ cao và có độ dốc vừa phải.

Nên lựa chọn những cây to khỏe, đảm bảo có nhiều đốt, không mắc sâu bệnh sau khi thu hoạch xuyên khung (khoảng tháng 11, 12) và bảo quản tốt, sau khoảng 2 tháng mới bắt đầu trồng.

Theo ước tính: khoảng 1 thân sẽ cho kết quả lựa chọn trong khoảng từ 3 – 5 mầm và có thể gieo trồng trên 1ha cần khoảng 400 – 500kg mầm giống.

Sau khi cày bừa trên đất, sẽ bắt đầu đánh luống nhiều hàng, đảm bảo khoảng cách chiều rộng của mặt luống trong khoảng 80 – 90cm, cao có khoảng trên 20 – 25 cm để đảm bảo cây sinh trưởng tốt. Cách trồng cũng khá đơn giản, chỉ cần lấy cây mầm trồng xuống và lấp đất lại. Sau khoảng thời gian gần 1 tháng, tính từ khi gieo mầm sẽ bắt đầu bón phân urê và kali.

CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG XUYÊN KHUNG NAM ( XUYÊN TAM THẤT )

Tác dụng của xuyên khung nam

Bảo quản cây giống trong điều kiện thoáng mát và có độ ẩm vừa phải để tránh mầm dễ chết.

Tránh trồng quá sớm sẽ khiến trời sẽ còn lạnh rét sẽ gây cây dễ chết.

Không nên trồng quá muộn cũng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây.

Nên chú ý tưới ẩm cho cây phát triển nhanh chóng.

Cần làm cỏ sạch sẽ và phun thuốc sâu nếu có.

Nếu nước mưa lớn thì nên chú ý thoát nước sớm hoặc tránh nhiệt độ cao sẽ làm thối củ.

Cây Xuyên Khung: Thành Phần, Tác Dụng &Amp; Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Cây xuyên khung (tên khoa học Ligusticum striatum) là loại cây được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau: Khung Cùng (theo Bản Kinh), Hương Thảo (theo Ngô phổ bản thảo), Sơn Cúc Cùng (theo Tả truyền), Hồ Cùng, Mã Hàm khung cùng (theo Biệt lục), Tước não khung, Kinh Khung (theo Bản thảo đồ kinh), Qúy cùng (theo Trân châu nang), Phủ Khung (theo Đan khê tâm pháp)… Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng Xuyên khung là tên gọi phổ biến của vị thuốc này.

Cây xuyên khung dược liệu là loại cây thảo, sống lâu năm. Thân mọc thẳng, giữa ruột rỗng, mặt ngoài có đường gân dọc. Lá mọc so le, kép 2-3 lần, lá chét có 3-5 đôi, cuống dài, phiến lá rách sâu, khi dùng tay vò ra có mùi thơm, cuống lá dài 9-17cm, phía dưới ôm lấy thân. Hoa họp thành tán kép, cuống tán phụ ngắn chừng 1cm, hoa nhỏ, màu trắng.

Xuyên khung dược liệu có thể mọc tốt khi khí hậu mát, ẩm thấp, lạnh nên phân bố tập trung chủ yếu ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Vì thế loại cây này rất thân thuộc với những người dân tại Lào Cai, Hà Giang hay Tam Đảo thuộc Vĩnh Phúc.

Cây thuốc xuyên Khung dược liệu được thu hoạch vào mùa thu, mùa đông trong khoảng tháng 10 đến tháng 12 của năm. Từ khi trồng cho đến khi thu hoạch cần ít nhất hai năm thì cây mới mang lại giá trị kinh tế cũng như công dụng chữa bệnh tốt.

Cây có thành phần hóa học của bài thuốc từ xuyên khung dược liệu gồm alcaloid bay hơi và tinh dầu. Trong đó có ferulic acid, senkyunolide, ligustilide, tetramethylpyrazine, 4-hydroxy -3- butylphthalide, chuanxiongol, sedanic acid.

Tinh dầu thơm là thành phần chủ yếu trong cây xuyên khung. Và nếu được phối hợp với một số loại thảo dược khác nữa, thì sẽ có thể phát huy hết tác dụng từ xuyên khung và được sử dụng rộng rãi trong đông y như bài thuốc “tứ vật thang” và là một trong những bài thuốc không thể thiếu của những chị em phụ nữ.

Người ta thường dùng thân rễ hay còn gọi là củ của cây Xuyên khung để làm thuốc. Xuyên khung thường được thu hoạch khoảng tháng 10 – 12 trong năm bằng hình thức đào sau đó lấy củ và bỏ đi phần trên cổ rễ cùng các rễ con.

Để Xuyên khung được bảo quản tốt nhất, người ta thường để chúng ở khô ráo, mát mẻ, có ánh nắng thì càng tốt. Đặc biệt lưu ý tránh để Xuyên khung ở những nơi ẩm ướt để tránh bị mốc.

Một số bài thuốc có thành phần là cây xuyên khung

Sắc 20g xuyên khung, 40g tần quy cùng với 8g giả tô (kinh giới) đã được sao đen. Mỗi ngày uống một thang.

Sắc 8g trà diệp với 4g xuyên khung lấy 200ml nước, chia làm 3 phần. Mỗi lần 1 phần, uống hết 3 phần trong ngày.

Lấy 25g xuyên khung ngâm với 250ml nước lọc và 20ml rượu trắng trong vòng 1 tiếng. Sau đó tiềm hỗn hợp đã ngâm trên lửa nhỏ rồi chắt nước chia làm 2 lần uống. Uống đến khi máu đã được cầm thì bắt đầu giảm liều tượng và tiếp tục duy trì uống từ 8-18 ngày để trị dứt điểm bệnh.

Đem 1 nắm xuyên khung nấu với nước, sau khi nước nguội thì lấy ngậm và súc miệng vài lần/ngày.

Đem 12g xuyên khung, 32g vân quy, 2g cầm kê thiệt thảo, 14 nhân hạt đào, 2g hoắc hương đun cùng với 1 lít nước. Sau khi đun uống hết lượng thuốc trên trong ngày.

Sắc 8g xuyên khung, 10g vân quy và bạch thược, 6g thoát hạch nhân và hồng hoa uống mỗi ngày 1 thang trong kỳ hành kinh để giảm bớt tình trạng đau bụng.

Nếu bạn đang bị các bệnh về viêm khớp, đau khớp có thể dùng 100g xuyên khung dược liệu tán thành bột mịn đắp vài lần sẽ thấy triệu trứng giảm nhẹ.

Bạn hãy dùng một quả xuyên khung đã được nghiền nhỏ đem trộn với tế tân. Rồi bôi lên chổ đau thì bạn sẽ thấy cơn đau nhức giảm nhanh.

Đặc biệt xuyên khung dược liệu còn rất nhiều tác dụng tốt với các chị em phụ nữ như: trị đau bụng kinh, đau đầu do khí hư, đau ngực, đau bụng sau sinh, xuất huyết tử cung,… Đặc biệt còn rất nhiều tác dụng tốt từ cây xuyên khung nếu kết hợp với bài thuốc tứ vật thang.

Tác dụng của cây xuyên khung trong bài thuốc Tứ Vật Thang

Trong các bài thuốc Y học cổ truyền, Xuyên khung, bạch thược, thục địa, và đương quy là những vị chính. Của bài thuốc bổ huyết Tứ vật thang nổi tiếng.

Theo nội dung trang329, Sách YHCT – Trường ĐH Y Hà Nội – NXB Y học: Cho thấy rõ công dụng của bài thuốc tứ vật thang. Mà bạn có thể áp dụng theo cách sau.

Chuẩn bị: Thực địa, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung mỗi vị 12g

Cách dùng: Sắc uống hoạc làm viên, cách uống mỗi ngày 12g

Tác dụng lâm sàng: Chữa chứng huyết hư, huyết trệ, gây kinh nguyệt không đều, thống kinh, nhạt miệng, mạch tế, chữa chứng thiếu máu, dị ứng nổi ban

Phân tích bài thuốc: Thục địa tư âm, bổ huyết là quân; Đương quy bổ huyết là can, hòa huyết điều kinh là thần; Bạch thược dưỡng huyết, hòa âm; Xuyên khung hoạt huyết, hành khí thông xương khí huyết là tà và sứ.

Chú thích: Bài thuốc tứ vật thang thêm Đằng sâm, Hoàng bì bổ khí huyết; thêm Đào nhân, Hồng hoa để chữa ứ huyết; thêm Đại hoàng, Mang tiêu chữa táo bón; cầm máu thêm Tiêu kế, huyết dư,…

Nếu là phụ nữ có thai thì khi sử dụng cây xuyên khung cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không thận trọng bạn có thể gặp nguy cơ bị sảy thai.

Những người khi đến kỳ kinh mà kinh nguyệt quá nhiều thì cũng không nên dùng vì có thể dẫn tới việc mất máu.

Đặc biệt những người có kinh nguyệt quá nhiều, âm hư hỏa vượng, các chứng bệnh có khả năng xuất huyết dưới da và nội tạng hãy cẩn trọng khi dùng.

Những người mắc các chứng bệnh về nội tạng hoặc xuất huyết biểu hiện dưới da thì cũng phải thận trọng khi dùng, tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách sử dụng cây xuyên khung bạn cần biết:

Vị thuốc này tuyệt đối không dùng phối hợp với các loại thuốc như Hoàng kỳ, hoàng liên, Sơn tù du vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Bạn cũng có thể dùng vị thuốc này sắc lên thành nước uống, súc miệng mỗi ngày, hoặc tạo thành dạng bột sánh đắp lên chỗ đau khi cần thiết để trị một số bệnh nói trên.

Không nên dùng độc vị cùng với cây xuyên khung vì nó có thể gây ra nguy cơ sụt kém trí nhớ nếu chúng ta sử dụng trong thời gian dài.

Để giúp bổ sung nội tiết tố nữ cho các chị em, đồng thời điều hòa khí huyết, đem đến diện mạo tươi trẻ, khí huyết tươi nhuận, sức khỏe dồi dào. Nắm bắt được điều đó Công ty Nam Dược đã kết hợp cây Xuyên khung và bài thuốc Tứ vật thang cùng các thành phần như Vitamin E thiên nhiên, Collagen từ cá biển sâu, Nhân sâm, Vitamin D, Canxi gnuconat để tạo lên thương hiệu của viên uống bảo xuân.

Nguồn: https://maithanhxuan.com/

Cây Xuyên Khung Là Gì? Những Tác Dụng Chữa Bệnh Hiệu Quả

Trong thời đại hiện đại như ngày nay thì người ta thường nghĩ đến các loại thuốc tây. Các cách chữa bệnh khoa học, nhưng lại quên đi những bài thuốc nam của ông bà ta ngày trước vẫn thường dùng.

Ví dụ như khi đau đầu, hay đau nhức xương khớp. Thì người ta sẽ hay có xu hướng khám bác sĩ, sau đó sẽ được phát cho các loại thuốc tây. Nhưng lại quên mất rằng có một loại thần dược như cây xuyên khung có thể giúp người bệnh chữa được nhiều bệnh như thế. Và ngay sau đây, Bacsicare xin mời các bạn cùng tìm hiểu về cây Xuyên Khung. Và những tác dụng chữa bệnh của nó đối với sức khỏe con người.

Cây xuyên khung là một loại cây có nguồn gốc từ Tứ Xuyên, Trung Quốc. Thế nhưng ngày nay,khi biết được công dụng của chúng thì nó được trồng rất nhiều tại nước ta.

Xuyên khung là 1 loại cây thảo, sống lâu năm. Thân mọc thẳng, giữa ruột lại rỗng, thế nhưng mặt ngoài có đường gân dọc. Lá mọc so le, kép 2-3 lần, lá chét có 3-5 đôi, cuống dài. Phiến lá rách sâu, khi dùng tay vò ra có mùi thơm, cuống lá dài 9-17cm, phía dưới ôm lấy thân.

Thành phần dùng làm thuốc: Củ (thân rễ) phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung (Rhizoma ligustici Wallichi). Lựa củ to, vỏ ngoài đen vàng, thái lát ra thấy vàng trắng. Mùi thơm đặc biệt, không thối nát, chắc, nặng là tốt.

Cây xuyên khung có tác dụng như thế nào?

Đầu tiên về công dụng không thể thiếu của cây Xuyên khung giúp điều trị bệnh đau đầu: Nếu bạn lấy khoảng 6g vị thuốc này kết hợp với các vị thuốc khác như: khương hoạt, phòng phong, bạc hà, cam thảo, bạch chỉ. Theo liều lượng qui định rồi sắc lấy nước uống hàng ngày. Thì bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

2. Chữa bệnh đau nhức xương khớp

Thứ hai, đây là một bài thuốc Chữa bệnh đau nhức xương khớp: Bạn hãy kết hợp 12g củ Xuyên khung với bạch chỉ, ngưu tất theo cùng tỉ lệ và một lượng hoàng đằng ít hơn đem rửa sạch. Sắc thành nước uống cũng giúp bệnh thuyên giảm.

3. Rất tốt cho phụ nữ sau sinh

Thứ ba, ngoài những công dụng trên nó còn rất tốt cho phụ nữ sau sinh: Củ của cây Xuyên khung kết hợp với đương quy. Sao đen để nấu nước uống sẽ có tác dụng đẩy sản huyết ra ngoài một cách an toàn, hiệu quả. Ngoài ra còn điều trị kinh nguyệt cho phụ nữ.

Thứ tư, nó giúp làm sạch máu bầm: Lấy 12g xuyên khung cùng các vị thuốc đương quy, hoắc hương, chích thảo, hạt đào nhân pha trộn theo tỉ lệ hướng dẫn. Sắc thành nước uống sẽ giúp phụ nữ thấy sạch sẽ hơn sau khi sinh.

Thứ sáu, cho bạn hơi thở thơm tho: Hôi miệng rất khó chịu và khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Hãy lấy củ của cây xuyên khung nấu nước để súc miệng hàng ngày thì bạn sẽ thấy công hiệu bất ngờ.

Thứ bảy, giúp đẩy nhau thai ra sau sinh: Có rất nhiều mẹ bầu sau khi sinh gặp phải hiện tượng nhau thai ứ lại trong cơ thể gây đau đớn, viêm nhiễm.

Nếu dùng 10g xuyên khung với đương quy, ích mẫu, bạch thược, sung úy tử với liều lượng chỉ dẫn. Thì nhau thai sẽ ra ngoài nhẹ nhàng, an toàn.

8. Và rất nhiều công dụng khác

Cuối cùng, cây xuyên khung còn có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nữa. Như bệnh phong nhiệt, trị xuất huyết tử cung, đau nửa đầu sau khi sinh…

Ai không nên sử dụng cây xuyên khung ?

Nếu là phụ nữ có thai thì khi sử dụng cây xuyên khung cần tuân theo chỉ dẫn của Bác sĩ. Nếu không thận trọng bạn có thể gặp nguy cơ bị sảy thai.

Những người mắc các chứng bệnh về nội tạng hoặc xuất huyết biểu hiện dưới da. Thì cũng phải thận trọng khi dùng, tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của Bác sĩ.

Vị thuốc này tuyệt đối không dùng phối hợp với các loại thuốc như Hoàng kỳ, hoàng liên. Vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Cây xuyên khung có thể tán thành bột cùng với một số thảo dược khác nữa. Để tạo thành hỗn hợp uống cùng nước sôi, uống với rượu để trị một số bệnh.

Một lưu ý cùng bạn nữa là không dùng độc vị cùng với cây xuyên khung. Vì nó có thể gây ra nguy cơ sụt kém trí nhớ nếu chúng ta sử dụng trong thời gian dài.

Cây xuyên khung là một bài thuốc không phải ai cũng biết đến. Tại sao ông cha ta có thể sử dụng những cây thuốc nam như một bài thuốc quý. Nhưng đến chúng ta lại xem nó như một sự lãng quên.

Ở đây ta không phải bãi bỏ công dụng của những loại thuốc tây mà ta thường dùng mà chúng ta nên biết làm thế nào để hài hòa công dụng của những bài thuốc một cách thông minh để mang một chiều hướng tốt nhất cho sức khỏe.

Xuyên Khung Và 26 Tác Dụng Tuyệt Vời Trong Chữa Bệnh

Còn có tên gọi khác là hương thảo, hồ cùng, kinh khung, phù khung, đài khung, kinh khung, giả mạc gia,…Tên khoa học là Ligusticum wallichii Franch, thuộc họ Hoa tán (Apiaceae).

Đặc điểm của xuyên khung

Theo đông y, xuyên khung là một trong 50 vị thuốc cơ bản. Nó thuộc loài thực vật thân thảo, sống lâu năm, cao 30-120cm. Rễ trụ. Thân mọc thẳng, ít phân cành, mặt ngoài có đường gân dọc, ở giữa ruột rỗng.

Lá kép lông chim với 3-5 đôi lá chét, mọc so le, cuống lá dài 9-17cm, ôm lấy thân. Phiến lá rách sâu, khi vò nát lá có mùi thơm. Hoa hợp thành tán kép, cuống tán phụ ngắn khoảng 1cm, hoa nhỏ, màu trắng. Quả bế, hình trứng thuôn dài, kích thước 3-4mm.

Dược liệu: Củ có đường kính 3-6cm hoặc to hơn, mặt ngoài có màu nâu vàng, có nhiều mấu vòng tròn hơi lồi, lõm và có nhiều vết bướu nhỏ vết của rễ. Chất cứng, vết vỏ không nhẵn, có màu trắng xám hoặc hơi ngà, có vằn tròn và chấm điểm đầu nhỏ màu vàng. Mùi thơm đặc biệt hơi nồng.

Phân bố và thu hái xuyên khung

Cây phân bốchủ yếu ở tây bắc Vân Nam (Trung Quốc), Ấn Độ, Nepal. Tại Việt Nam cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi, nơi có khí hậu mát mẻ như Lào Cai, Hà Giang, Tam Đảo, Phú Thọ,…

Sau 2 năm trồng mới bắt đầu thu hoạch, thường là màu thu đông, khoảng tháng 10-12. Đào lấy củ, bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, rửa sạch đất cát, ngâm nước 1 giờ, ủ kín độ 12 giờ cho mềm, sau đó thái lát dày khoảng 1mm rồi sấy nhẹ hoặc phơi khô.

Thành phần hóa học của xuyên khung

Trong xuyên khung có alkaloid dễ bay hơi và tinh dầu, trong đó có acid feluric, 4 hydroxy -3 – butylphthalide, senkyunolide, ligustilide, chuanxiongol, sedanic acid,…

Theo đông y, xuyên khung có vị cay, trị huyết máut, ính ôn, có tác dụng hoạt huyết, trừ phong, giảm đau, phong thấp và các bệnh tim mạch. Ngoài ra, tinh dầu có tác dụng an thần.

Tác dụng của xuyên khung

1. Chữa đau đầu do khí hư

Lấy một lượng vừa đủ xuyên khung nghiền nhỏ, mỗi lần uống 6g với nước trà.

2. Làm giảm đau nhức cơ thể

Dùng 6g xuyên khung, 6g bạc hà, 8g khương hoạt, 12g phòng phong, 12g kinh giới, 12g bạch chỉ, 4g tế tân, 4g cam thảo, đun nước uống trong ngày.

3. Hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương

Lấy 100g xuyên khung tán bột mịn, dùng đắp nóng tại chỗ, đắp vài lần sẽ thấy triệu chứng giảm nhẹ.

4. Chữa ung nhọt sưng đau

Dùng xuyên khung tán bột hòa với khinh phấn và trộn với dầu mè. Bôi hỗn hợp lên chỗ đau.

5. Chữa đau nửa đầu

Lấy xuyên khung tán nhỏ, mỗi lần uống 4-6g với nước chè, ngày uống 2 lần.

6. Chữa hôi miệng

Dùng xuyên khung đun lấy nước, để nguội, ngậm và xúc miệng hàng ngày.

7. Chữa kinh nguyệt không đều, nhau thai không ra

Dùng 10g xuyên khung, 15g ích mẫu, 10g đương quy, 10g bạch thược, 8g sung úy tử, đun lấy nước uống trong ngày.

8. Trị đau bụng kinh

Lấy 8g xuyên khung, 10g đương quy, 10g bạch thược, 6g đào nhân và 6g hồng hoa, sắc lấy nước uống trong những ngày hành kinh sẽ làm giảm cơn đau bụng khó chịu.

9. Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Lấy 10g xuyên khung sắc lấy nước uống hàng ngày, có tác dụng chữa bệnh động mạch vành, huyết áp tăng và tắc mạch máu não.

10. Làm sạch máu bầm sau sinh

Dùng 12g xuyên khung, 32g đương quy, 14 hạt đào nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn), 2g chích thảo, 2g hoắc hương, sắc lấy nước uống trong ngày.

11. Chữa đau răng

Lấy 1 quả xuyên khung sấy khô, thêm tế tân rồi nghiền nhỏ xát vào răng.

12. Trị sốt ở trẻ nhỏ, mắt sưng đỏ

Nghiền nhỏ 6g xuyên khung, 6g bạc hà, 6g xuyên khung, 6g phác tiêu. Mỗi lần lấy một lượng vừa đủ cho trẻ hít vào qua đường mũi.

13. Chữa hoa mắt, chóng mặt

Lấy 31g xuyên khung và 31g hòe tử, đem nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 9g với nước trà.

14. Chữa đau ngực, đau bụng sau sinh

Dùng 40g xuyên khung, 40g quế tâm, 40g mộc hương, 40g đương quy, 40g đào nhân, tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 4g với rượu nóng.

15. Trị đau đầu sau khi sinh hoặc do khí hành ngược

Lấy một lượng vừa đủ xuyên khung và thiên thai ô dược, nghiền nhỏ. Mỗi lần lấy 6g uống với nước chế từ cây hành. Hoặc thêm vị bạch truật sắc lấy nước uống trong ngày.

16. Chữa ngực sườn đầy tức

Bài thuốc 1: Lấy mỗi vị một lượng bằng nhau gồm xuyên khung, thương truật, hương phụ, lục khúc, sơn chi tử (sao), đem tất cả tán bột, trộn với hồ vê thành viên. Mỗi lần uống 8-10g với nước ấm.

Bài thuốc 2: Dùng 6g xuyên khung, 6g hồng hoa, 10g chỉ xác, 10g quy vĩ, 8g hương phụ, 8g thanh bì, 8g đào nhân, cho vào đun cùng 1 nửa nước và 1 nửa rượu, sắc uống trong ngày.

Bài thuốc 3: Lấy xuyên khung, hồng hoa với lượng bằng nhau chế thành phiến, 12 phiến chứa 20g xuyên khung và hồng hoa. Mỗi lần uống 4 phiến, ngày uống 3 lần. Liệu trình 4-6 ngày.

17. Thai động không yên

Lấy 100g xuyên khung, 80g quy vĩ, 50g quế tâm, 100g ngưu tất, tất cả tán bột uống cùng với rượu.

18. Điều trị xuất huyết tử cung do rối loạn chức năng

Cho 25g xuyên khung ngâm vào 30ml rượu trắng và 250ml nước trong 1h. Sau khi ngâm cho lên bếp đun với lửa nhỏ để tiềm, chắt lấy nước chia 2 lần uống trong ngày. Trường hợp không uống được rượu có thể tiềm với mình nước. Sau 3-5 ngày sẽ có thể cầm máu, sau đó giảm liều, dùng tiếp trong 8-12 ngày để có kết quả tốt.

19. Trị bệnh động mạch vành, ngực đau thắt

Dùng xuyên khung chiết xuất 20mg Acid Ferulic (A ngùy), cho vào Glucosa 5% – 250ml. Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 1 lần, liên tục trong 10 ngày.

20. Chữa đau đầu, chóng mặt, sợ gió, ra mồ hôi nhiều, ngực có đàm ẩm

Dùng 640g xuyên khung và 160g thiên ma, tán bột mịn, luyện mật thành viên. Mỗi lần uống 8-12g với nước trà.

21. Trị phong nhiệt, đầu đau

Lấy 4g xuyên khung và 8g trà diệp sắc lấy nước uống trong ngày.

22. Trị tai biến mạch máu não

Lấy xuyên khung, bạch thược, đương quy, sanh địa, đào nhân, hồng hoa, chỉ xác, sài hồ, cát cánh, ngưu tất, cam thảo, tất cả đem tán bột mịn. Mỗi lần uống 1-1,5g với nước đun sôi để nguội.

23. Chữa đau đầu

Bài thuốc 1: Lấy 6g xuyên khung, 3g tế tân, 12g phòng phong, 12g kinh giới, 12g bạch chỉ, 8g khương hoạt, 6g bạc hà và 4g cam thảo, đem tất cả tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy 4g trộn với nước chè để uống hoặc sắc lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Lấy 6g xuyên khung, 12g hoa cúc, 12g thạch cao sống và 6g cương tằm, đem tán bột mịn uống hoặc sắc lấy nước uống trong ngày.

24. Trị gai xương gót chân và viêm cột sống phì đại

Dùng xuyên khung tán bột, cho vào bọc, đắp vào chỗ đau hoặc cho vào lót giày, thay mỗi ngày 1 lần, sau 5-10 ngày sẽ giảm đau.

25. Trị hậu sản huyết vận

Lấy 20g xuyên khung, 40g đương quy, 8g kinh giới huệ (sao đen), sắc lấy nước uống trong ngày.

26. Chữa phong thấp viêm khớp phát sốt ớn lạnh, đau nhức

Lấy 12g xuyên khung, 12g ngưu tất, 12g bạch chỉ, 8g hoàng đằng, sắc lấy nước uống trong ngày.

Lưu ý khi dùng xuyên khung

Phụ nữ có thai nên chú ý khi dùng xuyên khung.

Không dùng một mình xuyên khung trong thời gian dài vì có thể gây trí nhớ kém hay quên.

Những người có kinh nguyệt quá nhiều, âm hư hỏa vượng, các chứng bệnh có khả năng xuất huyết dưới da và nội tạng nên cẩn trọng khi dùng.

Không kết hợp xuyên khung với hoàng liên, hoàng kỳ và sơn thù du.

Ngoài những công dụng trên, xuyên khung còn được dùng để dệt làm ruột gối giúp người đau đầu và mất ngủ cảm thấy dễ chịu hơn.

Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng.