Top 10 # Xem Nhiều Nhất Lợi Ích Và Tác Hại Của Sữa Đậu Nành Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Lợi Ích Và Tác Hại Ít Được Biết Của Sữa Đậu Nành

(phunutoday) – Hầu hết các mẹ đã quen với các loại sữa có nguồn gốc từ động vật như sữa bò hoặc sữa dê, nhưng có một loại sữa cũng có lợi ích to lớn đối với sự phát triển của trẻ đó là sữa đậu nành mà cho đến nay, nhiều bậc cha mẹ không biết rằng sữa đậu nành cũng cung cấp những lợi ích tương tự và thậm chí tốt hơn so với sữa bò đối với sự sinh trưởng của cơ thể trẻ.

Công dụng không phải ai cũng biết

Thế giới đã thống kê được trên 1.000 loại đậu nành gồm đủ cỡ (to nhỏ) và sắc màu (đỏ, vàng, xanh, nâu và cả đen). Đậu nành ít chất bột, nhiều đạm và dầu, giá rất rẻ được dùng làm thực phẩm chế biến đủ loại thực phẩm như đậu phụ, dầu đậu nành, tương sữa đậu nành, bột đậu nành, sốt đậu nành và miso… Đậu nành còn được chế biến thành bơ margarines, kể cả xà bông và plastic. Nước Mỹ hiện dẫn đầu thế giới về xuất cảng, sản xuất và chế biến đậu nành. Trước đây các nhà khảo cứu đã chỉ ra lợi ích của đậu nành như làm giảm cholesterol trong máu do có 4 chất là: chất xơ, chất saponins, chất phytosterols và cả chất lecithin cùng lượng nhỏ vitamine E, đậu nành còn là chất chống ung thư nhờ các chất như: protease inhibitors, trypsin inhibitor, isoflavones, polyphenols, phytate, và methionine.

Mô tả ảnh.

Đối với nam giới, sữa đậu nành thường được cho là không có lợi, nhưng đối với phụ nữ và đặc biệt là trẻ em thì sữa đậu nành có tác dụng rất tốt. Sữa đậu nành được coi như một loại thực phẩm lành mạnh dành cho trẻ nhỏ. Sữa đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não trẻ. Thành phần chính trong sữa là Protein có hàm lượng rất cao khiến cho loại thực phẩm này trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng trong cuộc sống.

Hầu hết các mẹ đã quen với các loại sữa có nguồn gốc từ động vật như sữa bò hoặc sữa dê, nhưng có một loại sữa cũng có lợi ích to lớn đối với sự phát triển của trẻ đó là sữa đậu nành mà cho đến nay, nhiều bậc cha mẹ không biết rằng sữa đậu nành cũng cung cấp những lợi ích tương tự và thậm chí tốt hơn so với sữa bò đối với sự sinh trưởng của cơ thể trẻ.

Trong sữa đậu nành có chứa protein thực vật, đây là loại protein không gây ra phản ứng dị ứng ở những trẻ có dị ứng với sữa bò và loại protein này có thêm một lợi thế nổi trội bởi nó có thể làm mất một lượng canxi nhất định trong thận. Sữa đậu nành còn là loại sữa không chứa lactose trong khi khoảng 25% dân số thế giới không thể ngăn chặn đường lactose khi lactose không hề tốt cho sức khỏe.Các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành tương đương với sữa bò. Sữa công thức làm từ sữa đậu nành cho em bé của bạn đáp ứng đầy đủ tương đương với tỷ lệ dinh dưỡng có trong sữa công thức làm từ sữa bò và như vậy sữa đậu nành có thể hoàn toàn bảo đảm hoàn thành việc đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng và vi chất cho em bé của bạn.

Mô tả ảnh.

Như vậy nếu phân tích kĩ thì lợi ích của sữa đậu nành cho trẻ em là rất tốt để con yêu của bạn “đối phó” với bệnh dị ứng sữa bò và hơn thế nó cũng cho dinh dưỡng tốt tương đương với sữa bò. Vì vậy, nếu bạn có con không thích hoặc bị dị ứng với sữa bò, sữa đậu nành là một sản phẩm rất tốt để các mẹ cân nhắc thay thế.

Tiềm ẩn nhiều độc hại nếu không sử dụng đúng cách

Bên cạnh những tác dụng có lợi thì đậu nành cũng có độc hại, nhất là đậu phụ và tàu hũ (óc đậu) hoặc các sản phẩm làm đông đặc theo phương pháp Tây Âu ví dụ: enzyme inhibitors làm ngăn cản hoạt động của trypsin và các enzymes khác cần cho hấp thu chất protein, làm thiếu hụt chất đạm nghiêm trọng có thể gây viêm tụy (trên súc vật) và ung thư(?) Nó còn có hóa chất hemaglutinin làm cho hồng cầu bị vón và giảm hấp thu dưỡng khí. Đậu nành còn có lượng phytic acids cao, thường có ở vỏ hạt làm cản trở sự hấp thu các chất khoáng rất quan trọng như: calcium, mangesium, sắt, kẽm qua ruột (thường thấy ở những người ăn chay trường)

Trong khi chế biến, các nhà sản xuất thường ngâm đậu nành trong dung dịch kiềm (alkaline) sau đó đun ở 115oC trong nồi áp suất. Cách này làm chất đạm khó tiêu hóa được và chất phytate trong sữa đậu nành ngăn cản các chất khoáng vào máu, nguy hiểm hơn là chất kiềm dùng để ngâm còn có mầm ung thư lysinealine, giảm chất cystine trong đậu nành đưa đến vô dụng các chất đạm nếu không ăn thêm các chất thịt, cá, trứng và sản phẩm làm từ sữa động vật.

Mô tả ảnh.

Sữa đậu nành cho trẻ em cùng với chất trypsin inhibitors có chứa lượng cao nhất phytate khiến cho trẻ bị thiếu kẽm. Còn chất nhôm lại cao hơn gấp 10 lần so với sữa thường và 100 lần so với sữa chưa chế biến. Tình trạng dị ứng do ăn đậu nành rất thường gặp vả lại trong sữa đậu nành cho trẻ em còn thiếu chất cholesterol là chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ và hệ thống thần kinh.

Cách khử độc sữa đậu nành

1. Đun sôi trước khi chế biến Sữa đậu nành được làm theo kiểu truyền thống là thức ăn có giá trị cao và an toàn. Từ lâu đậu nành đã trở nên quen thuộc với mọi người. Hạt đậu sống có chứa độc tố. Nếu ăn nhiều hạt đậu nành chưa nấu chín thì có thể bị bướu cổ, tổn thương gan, cơ thể chậm phát triển. Trong hạt đậu nành sống có một loại enzym chống lại sự hoạt động của trypsin (men có tác dụng tiêu hóa protein) và soyin (anbumin có tính độc trong đậu nành). Hai tác nhân này kìm hãm sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, nếu hạt đậu nành được xử lý bằng nhiệt thì các độc tố đó sẽ bị phá hủy. Đặc biệt, nếu trong môi trường bão hòa nước (luộc, ninh, nấu…) thì vừa tránh được những tác hại nói trên, vừa làm tăng thêm hiệu quả sử dụng.

Mô tả ảnh.

2. Đừng quên bỏ vỏ sữa đậu nành

Ngoài ra, trong vỏ hạt đậu còn chứa những chất đường mà cơ thể con người không tiêu hóa được. Nếu ăn nhiều hạt đậu nành để cả vỏ sẽ dễ bị đầy hơi vì khi đậu vào đến đại tràng, các vi khuẩn ruột sẽ ăn các chất đường này và sản sinh ra sản phẩm phụ là khí. Sữa đậu nành là thức ăn tuyệt vời vì cách chế biến thông thường đã loại bỏ hết vỏ và xơ bã. Hơn nữa, đậu được đun sôi nên đã loại trừ được độc tố vừa tiệt trùng. Đây là loại thực phẩm rất an toàn, giàu chất đạm, dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa. Bạn cứ yên tâm sử dụng bình thường

3. Không nên chỉ uống sữa đậu nành không

Nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: bánh ngọt, bánh mì, bánh chúng tôi các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.

Mô tả ảnh.

4. Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc

Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

5. Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.

Lợi Ích Và Tác Hại Của Sữa Đậu Nành: Những Điều Ít Người Nói Với Bạn

Sữa đậu nành là loại sữa hạt được dùng phổ biến nhất

Lợi ích của sữa đậu nành

Sữa đậu nành giàu protein và cũng chứa calci. Cả calci và protein đều cần thiết cho sức khỏe. Một trong những lợi ích chính của việc uống sữa đậu nành là loại sữa hạt này không có lactose – đường sữa. Lactose là đường tự nhiên có trong sữa bò. Nhiều người không thể tiêu hóa được đường sữa, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, đầy bụng.

Ngoài ra, sữa bò có chứa một loại protein gọi là casein. Loại protein đặc biệt này được biết là làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng, tăng chất nhầy và các vấn đề về hệ miễn dịch. Đây là lý do tại sao nhiều chuyên gia khuyên nên cắt giảm sữa bò ở trẻ hay bị viêm tai, cảm lạnh hoặc viêm phế quản mạn tính. Ngoài ra, trẻ em mắc bệnh hen suyễn hoặc xoang cũng được khuyên không nên uống sữa bò vì loại protein này. Tuy nhiên, protein vẫn cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Do đó, sữa đậu nành có thể trở thành sự thay thế tuyệt vời.

Sữa đậu nành thường được dùng thay thế sữa bò với người bị dị ứng sữa hoặc người ăn chay

Ngoài việc có hàm lượng dinh dưỡng cao, những “điểm cộng” của sữa đậu nành gồm: Không có cholesterol, chất béo bão hòa thấp, hàm lượng chất xơ cao, hàm lượng natri thấp, mangan và thiamin cao.

Hàm lượng natri thấp trong sữa đậu nành có lợi cho những người bị tăng huyết áp vì họ cần duy trì lượng natri thấp. Mangan là dưỡng chất cần thiết cho nhiều enzyme của cơ thể hoạt động đúng. Thiamin, còn được gọi là vitamin B1 là một dưỡng chất cần thiết cho cơ bắp, hệ thần kinh hoạt động đúng, đồng thời cung cấp carbohydrate để tạo năng lượng cần thiết cho các tế bào trong cơ thể. Chất xơ từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp ngăn ngừa bệnh đường tiêu hóa và táo bón.

Tác hại của sữa đậu nành

Nên đọc

Nhiều người không thích mùi vị của sữa đậu nành. Đây là một vấn đề lớn ở trẻ nhỏ khi thay thế sữa bò bằng sữa đậu nành. Hơn nữa, sữa đậu nành không chứa nhiều calci. Do đó, nếu bạn có ý định chuyển từ sữa bò sang sữa đậu nành, bạn cũng nên chọn một thương hiệu sữa đậu nành có bổ sung thêm calci.

Sữa đậu nành đôi khi được làm đặc bằng một dẫn xuất của rong biển. Phụ gia từ rong biển có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa ở một số người. Uống nhiều sữa đậu nành cũng gây đầy bụng, khó tiêu.

Sữa đậu nành được thêm hương vị thường chứa nhiều calo hơn so với sữa đậu nành không đường. Do đó, nếu bạn đang có vấn đề về cân nặng, cần chú ý đến điều này.

Vân Anh H+ (Theo everydayhealth)

Lợi Ích Của Sữa Đậu Nành?

Thực phẩm biến đổi gen giúp giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng và lợi nhuận. Với những ưu việt đó, nhiều nơi đã áp dụng vào sản xuất tràn lan, trong đó có cả đậu nành mà chúng ta thường dùng. Vì vậy, điều quan trọng là làm sao để lựa chọn được một sản phẩm sữa đậu nành thích hợp, không có biến đổi gen.

Lợi ích của sữa đậu nành

Không những chứa nhiều loại a-xít amin cần thiết cho cơ thể cùng các khoáng chất như can-xi, sắt, ma-giê, phốt-pho, ka-li… sữa đậu nành là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Sữa đậu nành giúp ngăn ngừa bệnh tim, một số bệnh ung thư và loãng xương. Ngoài ra, sữa đậu nành còn giàu lecithin, vitamin nhóm B và vitamin E giúp duy trì làn da khỏe mạnh. Trung bình đều đặn uống một đến hai ly sữa đậu nành mỗi ngày sẽ giúp chúng ta tăng cường sức khỏe, duy trì vẻ đẹp vóc dáng và làn da.

Tự nhiên vẫn là tốt nhất

Hiện nay, ở một số quốc gia, trong đó có nước ta, người ta vẫn đang áp dụng công nghệ biến đổi gen trong sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày đâu đó vẫn đi từ những nguyên liệu có biến đổi gen. Xuất phát từ mục đích tạo ra những sản phẩm có những tính năng ưu việt, con người đã áp dụng công nghệ sinh học hiện đại vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra những bộ gen như mong muốn.

Dù chưa có báo cáo khoa học nào chứng minh về ảnh hưởng của thực phẩm biến đổi gen đối với con người nhưng các nhà khoa học tại nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới vẫn khuyên người tiêu dùng nên lựa chọn thực phẩm không biến đổi gen, vì những gì đến từ thiên nhiên đều thuần khiết và tốt nhất cho sức khỏe . Người tiêu dùng có quyền lựa chọn

Với những loại trái cây biến đổi gen, người tiêu dùng dễ dàng nhận biết như cam không hạt, thanh long ruột đỏ… nhưng với những sản phẩm đã qua chế biến, người tiêu dùng không thể nhận biết được. Ở nước ta, mặc dù đã có quy định sản phẩm có sử dụng nguyên liệu biến đổi gen với tỷ lệ trên 5% phải ghi rõ trên nhãn mác nhưng việc áp dụng vẫn chưa được thực hiện nên người tiêu dùng vẫn hoàn toàn thiếu thông tin khi lựa chọn thực phẩm.

Khi mặt lợi và mặt hại của thực phẩm biến đổi gen chưa được công bố rõ ràng thì người tiêu dùng có quyền cân nhắc và lựa chọn những thực phẩm an toàn và phù hợp nhất cho sức khỏe của mình. Đối với sữa đậu nành, điều quan trọng nhất là bạn nên chọn mua sữa đậu nành từ thương hiệu uy tín, có cam kết sản phẩm chế biến từ nguyên liệu tự nhiên.

Bà Bầu Uống Sữa Đậu Nành, Lợi Hay Hại?

Bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không?

Nếu uống sữa đậu nành đúng cách, bà bầu có thể thu được những lợi ích từ loại thức uống này bao gồm:

1. Bổ sung protein

Sữa đậu nành cung cấp cho bà bầu một lượng protein đáng kể. Không những vậy, hàm lượng protein trong sữa đậu nành tốt hơn vì không có nhiều cholesterol và chất béo như các nguồn protein từ động vật.

2. Bổ sung vitamin A, D, riboflavin và B12

Mặc dù có nguồn gốc từ thực vật, nhưng những giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành như hàm lượng protein, vitamin A, D, riboflavin và B12 tương đương với sữa bò. Đối với những mẹ bị dị ứng lactose trong sữa bò, sữa đậu nành là một giải pháp thay thế tuyệt vời.

3. Bổ sung canxi

4. Ngăn ngừa táo bón

Chất xơ trong sữa đậu nành giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm bớt nguy cơ bà bầu bị táo bón.

Bà bầu uống sữa đậu nành có ảnh hưởng giới tính con không?

Sữa đậu nành được chế biến từ đậu tương, đây là một trong những thức uống có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không ít phụ nữ nghi ngờ rằng sữa đậu nành không phải là thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu vì có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển giới tính thai nhi.

Năm 1999, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sức khỏe Sinh sản của Mỹ cho thấy, việc tiêu thụ một lượng lớn đậu nành trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và làm tăng khả năng ung thư của mẹ. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tiến hành trên một nhóm nhỏ bà bầu và không có tính bao quát.

Công bố năm 2002 của tạp chí Dinh Dưỡng Mỹ, nghiên cứu trên những trẻ sơ sinh uống sữa đậu nành cho thấy, hoàn toàn không có một biểu hiện nào có hại đến sức khỏe của các bé.

Năm 2003, các nhà khoa học người Anh cũng tiến hành nghiên cứu những tác động của isoflavones đến sự phát triển giới tính của thai nhi. Song không có một bằng chứng nào chứng minh được tác hại của isoflavones đến sức khỏe của bé. Không chỉ vô hại, isoflavones trong sữa đậu nành còn được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa ung thư vú.

Bà bầu uống sữa đậu nành sao cho có lợi cho thai kỳ?

1. Không uống quá nhiều

Theo các chuyên gia, để đảm bảo sức khỏe, bà bầu không nên uống sữa đậu nành quá 500ml sữa/ngày. Đặc biệt, bạn không nên uống một lượng lớn cùng lúc cũng như không nên uống quá nhiều trong thời gian liên tiếp vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất khác. Tốt nhất, mỗi ngày bạn chỉ nên uống 2 lần, mỗi lần khoảng 250ml sữa đậu nành.

2. Đun sôi kỹ trước khi uống

3. Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng

4. Không uống sữa đậu nành cùng với các loại đường nâu

5. Không uống sữa đậu nành lúc đói

Theo các chuyên gia, bà bầu có thể uống sữa đậu nành vào bất cứ lúc nào, trừ lúc đói bụng. Vì lúc này, các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành hầu hết sẽ chuyển thành nhiệt khi đi vào ruột nên cơ thể sẽ không hấp thu được lợi ích gì. Vì vậy, muốn chất dinh dưỡng của sữa đậu nành được bảo toàn tốt nhất thì bà bầu nên dùng kèm với các loại đồ ăn như:

6. Không dùng bình giữ nhiệt để đựng sữa đậu nành

Bình giữ nhiệt là môi trường hoàn hảo để sản sinh vi khuẩn. Nếu đựng trong loại bình này thì chỉ sau 3-4 giờ, sữa đậu nành sẽ biến chất và không thể sử dụng được nữa.

7. Không uống sữa đậu nành cùng lúc với các loại thực phẩm có tính axit cao

Khi dùng sữa đậu nành cùng lúc với các loại thực phẩm có tính axit cao dễ khiến bà bầu bị đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy. Các thực phẩm có tính axit cao như:

8. Không uống sữa đậu nành với các loại thuốc

Những bà bầu không nên uống sữa đậu nành

Bà bầu thuộc nhóm có vấn đề về sức khỏe sau đây không nên uống sữa đậu nành để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Bà bầu bị viêm dạ dày cấp hoặc mãn tính không nên uống sữa đậu nành vì sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, những mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu cũng không nên uống sữa đậu nành.

Bà bầu mắc bệnh thận không nên uống sữa đậu nành. Đậu nành chứa hàm lượng protein cao làm tăng gánh nặng cho thận, có thể làm thận phải hoạt động trong tình trạng quá tải. Ngoài ra, chất oxalat trong sữa đậu nành có thể kết hợp với canxi tạo thành sỏi thận gây hại cho sức khỏe thai kỳ.

3. Hen suyễn, viêm mũi dị ứng

Theo nhiều kết quả nghiên cứu, thành phần phytoestrogen trong đậu nành có thể kích thích estrogen tạo nên sự tương tác, làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Những mẹ bầu có tiền sử ung thư vú, buồng trứng, tử cung không nên uống sữa đậu nành.