Top 9 # Xem Nhiều Nhất Lợi Ích Và Bất Lợi Của Gia Đình Đa Thế Hệ Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Lợi Ích Của Gia Đình Nhiều Thế Hệ

Chị Nguyễn Lan Anh (Minh Khai, Hà Nội) lập gia đình được 5 năm và có hai con. Hiện tại, vợ chồng chị vẫn sống cùng bố mẹ chồng. Có giai đoạn chị Lan Anh rất muốn ra ở riêng do những va chạm cùng nhiều bất tiện nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chưa có điều kiện. Chị Lan Anh tâm sự: Thời gian mới cưới, nhiều lúc chị cảm thấy không thoải mái vì thiếu không gian riêng. Có những ngày cuối tuần muốn ngủ nướng lại sợ bố mẹ chồng cằn nhằn. Cô em chồng ỷ lại, lười làm khiến nhiều khi chị phát cáu. Nhà đông người thành ra phức tạp. Mỗi người một tính, nên không thể làm hài lòng tất cả.

 

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, chị Lan Anh thừa nhận: Nếu không sống cùng bố mẹ chồng, thì khi bí bách chẳng biết trông cậy vào ai, vì bố mẹ đẻ chị ở tận Nam Định, cách Hà Nội cả chục cây số. Nhất là khi sinh đứa con đầu lòng, chị Lan Anh được mẹ chồng chăm bẵm và phụ giúp, chỉ bảo nhiều, nên cũng đỡ vất vả hơn khi nuôi con nhỏ. Chị Lan Anh kể: “Lên facebook thấy nhiều mẹ bỉm sữa than thở về những khó khăn khi chăm con một mình, tôi thấy mình may mắn và hạnh phúc khi có bố mẹ chồng bên cạnh”.

 

Vậy, mô hình gia đình “tam, tứ đại đồng đường” mang lại những lợi ích gì cho các thành viên mà những người như chị Lan Anh lại không muốn từ bỏ, cho dù không ít lần chị có ý định “dứt áo ra đi” do không chịu nổi áp lực từ những mẫu thuẫn, xung đột nảy sinh khi sống trong gia đình nhiều thế hệ.

 

Thắt chặt tình thân

Việc lựa chọn kiểu mẫu gia đình tùy thuộc vào sở thích, nguyện vọng của mỗi người. Mỗi kiểu gia đình: gia đình lớn (nhiều thế hệ) và gia đình nhỏ đều có ưu điểm và hạn chế khác nhau. chúng tôi Lê Thị Quý – Viện trưởng Viện Giới và Phát triển – từng chia sẻ trên Báo Gia đình Việt Nam: Nếu phải đưa ra một vài so sánh, tôi thích mô hình gia đình nhiều thế hệ hơn.

 

 

GS Quý giải thích: Không khí ấm cúng, an toàn mà gia đình nhiều thế hệ mang lại giúp trẻ phát triển nhân cách hài hòa. Do đó, kiểu mẫu gia đình này rất có lợi cho trẻ nhỏ. Trẻ được lớn lên trong vòng tay đầy yêu thương của ông bà, cha mẹ, được chỉ dạy, uốn nắn cặn kẽ từ bé. Vì thế, gia đình thế hệ có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc cũng như những nét đẹp của từng gia đình: từ cách đi đứng, ăn nói, ứng xử, ăn mặc sao cho lễ phép, lịch sự. Có nhiều gia đình rất nguyên tắc trong việc rèn giũa con cái, từ đó hình thành những phẩm chất đáng quý cho trẻ: sự nề nếp, gọn gàng, kỷ luật, biết thông cảm, bao dung…

 

Khác với những gia đình hạt nhân (có 2 thế hệ: cha mẹ và con cái), trẻ sống trong gia đình nhiều thế hệ sẽ không có cảm giác cô đơn khi cha mẹ bận rộn, vì chúng còn có thể vui chơi và tương tác với nhiều thành viên khác trong gia đình: ông bà, cô chú, cậu dì.

 

Nếu gia đình hạt nhân là lựa chọn lý tưởng cho những người hướng đến không gian riêng tư, thì gia đình nhiều thế hệ lại tạo môi trường gần gũi để mọi người quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ nhau nhiều hơn. Chẳng hạn: Ông bà có điều kiện gần gũi con cháu. Con cháu có điều kiện chăm sóc, báo hiếu ông bà, cha mẹ khi về già. Từ đó, mối liên kết giữa các thành viên trở nên bền chặt. Việc chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cũng dễ dàng hơn, khoảng cách thế hệ được kéo gần lại. GS Quý nhấn mạnh: “Tất cả mọi người sẽ cảm nhận được không khí ấm áp của gia đình, không ai bị bỏ rơi hay thiếu hụt tình cảm, đặc biệt những đứa trẻ không bị “nhốt” ở nhà khi bố mẹ đi làm việc”.

 

Sống trong gia đình nhiều thế hệ, trẻ sẽ biết cách kết nối, chia sẻ và dễ dàng xây dựng mối quan hệ gắn bó với nhiều người. Trẻ cũng không có cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi vì luôn được nhiều người quan tâm, che chở và được giáo dục tốt.

 

Cải thiện tính nhút nhát của trẻ

Gia đình giống như xã hội thu nhỏ. So với những gia đình nhỏ chỉ có bố mẹ, ở gia đình nhiều thế hệ, trẻ được tiếp xúc, giao tiếp với nhiều người, “nhận diện” nhiều tính cách khác nhau, nên sẽ tích lũy được kha khá kinh nghiệm giao tiếp và kỹ năng xã hội. Vì thế, trẻ sẽ bớt rụt rè hơn khi ra ngoài gặp gỡ và trò chuyện với người lạ thông qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

 

 

Sự chỉ bảo, hướng dẫn từ những người lớn tuổi ở các thế hệ trong gia đình sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều khi trưởng thành. Việc trẻ có cơ hội chia sẻ ý kiến với nhiều người giúp chúng học được cách trình bày ý kiến và thuyết phục người đối thoại. Việc chia sẻ ý kiến cũng giúp trẻ bớt lo lắng, hoang mang và điều chỉnh hành vi theo hướng tốt hơn.

 

Sống có trách nhiệm

Dưới sự uốn nắn, dạy dỗ của các thế hệ lớn tuổi, trẻ sẽ nhận thức được vai trò của mình ở trong từng việc nhỏ nhặt, dần định hình giá trị bản thân (dù theo cách vô thức). Sống trong gia đình nhiều thế hệ, khi có sự tương tác với nhiều người lớn tuổi, các anh chị em, bản thân mỗi người đều có mong muốn khẳng định vai trò của mình và sống có trách nhiệm, chín chắn hơn.

 

 

Chị Thu Ngà (30 tuổi, Cổ Nhuế) chia sẻ: “Tôi bận rộn công việc buôn bán đi từ sáng đến tối mới về. Nhưng may mắn ở nhà có ông bà nội kèm cặp, nên hai con tôi (một đứa 8 tuổi, một đứa 11 tuổi – pv) cũng ngoan ngoãn và biết nghĩ cho mẹ. Mỗi buổi hàng tôi đi về muộn, chúng đều ùa ra giúp mẹ dọn hàng, biết hỏi mẹ đi làm có mệt không, đặc biệt là ít khi đòi hỏi, mè nheo. Không có ông bà nội, tôi không biết phải xoay sở bữa cơm miếng nước, rồi tắm giặt… cho các con thế nào. Nhìn cách ông bà rèn cháu, tôi thấy mình may mắn vì được sống cùng ông bà”.

 

Bỏ qua những rào cản thế hệ về cách nghĩ, nếp sống, nếu biết cách sống chung, tôn trọng và nhường nhịn nhau, thì việc cùng chung sống trong gia đình nhiều thế hệ mang đến nhiều lợi ích hơn. Đó có thể là nguyên do khiến mô hình gia đình nhiều thế hệ tưởng như sẽ mất đi khi ngày càng có nhiều bạn trẻ sống ở thành phố lựa chọn “gia đình hạt nhân” vẫn được nhiều người lựa chọn, thậm chí có xu hướng quay trở lại. Nhất là trong thời buổi vật giá leo thang, chi phí cho cuộc sống ngày càng tăng khiến mua nhà riêng hay thuê người giúp việc trở thành “nhiệm vụ bất khả thi” với các cặp vợ chồng trẻ.

 

Vẫn biết việc nhiều thế hệ cùng sinh sống trong một gia đình sẽ làm nảy sinh nhiều mẫu thuẫn, xung đột. Nhưng nếu mỗi thành viên biết nhẫn nhịn, thông cảm để hiểu nhau hơn thì việc có được sự hòa thuận để cùng chung sức đắp xây gia đình hạnh phúc cũng chẳng phải là điều không thể thực hiện. 

Cách Sống Trong Gia Đình Nhiều Thế Hệ

10:39 16/02/2019 trong Giáo dục con cái

Có nhiều gia đình có 3 thậm chí là 4 thế hệ cùng chung sống với nhau. Việc sống trong gia đình nhiều thế hệ không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, vẫn có những cách để một gia đình đa thế hệ sống hòa thuận và vui vẻ với nhau. Bài viết dưới đây chia sẻ những kinh nghiệm để cuộc sống trong gia đình nhiều thế hệ được hòa thuận và thoải mái.

Hướng dẫn cách sống trong gia đình nhiều thế hệ

Biết TẠI SAO lại có sự sắp xếp này trong cuộc sống

1. Biết TẠI SAO lại có sự sắp xếp này. Mọi sự sắp xếp trong cuộc sống đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó, và để nó có thể hoạt động, những lợi ích phải được công nhận và vượt qua những hạn chế. Khi cuộc sống trở nên khó khăn, ghi nhớ lý do tại sao bạn chọn sống trong một gia đình đa thế hệ sẽ giúp bạn có thể đối mặt với bất cứ xung đột nào phát sinh. Một số lý do mà các gia đình chọn sống cùng nhau là:

Tiền bạc. Thất nghiệp hoặc chi phí phát sinh, như ly hôn hoặc tử vong trong gia đình.

Một động thái lớn, nơi một đơn vị gia đình sống với một đơn vị gia đình hoặc thành viên khác đã ở trong khu vực cho đến khi họ có thể làm quen với khu vực và thiết lập nhà riêng của họ.

Mong muốn sống trong một khu vực có chi phí cao. Bằng cách có nhiều thành viên trong gia đình sống trong một ngôi nhà đơn lẻ, gia đình có thể đủ khả năng một ngôi nhà đẹp hơn, lớn hơn trong một khu phố tốt hơn và với các trường học tốt hơn.

Những bậc cha mẹ làm việc, những người thích có người thân trong gia đình chăm sóc con cái hơn là người lạ.

Người thân cao tuổi cần được chăm sóc gia đình chăm sóc thay vì chăm sóc tại nhà.

Nhấn mạnh vào việc bảo tồn niềm tin và phong tục tôn giáo.

Các trường hợp bất ngờ, chẳng hạn như chấn thương suy nhược, các vấn đề về tim hoặc một căn bệnh nan y. Một tình trạng sống gia đình mở rộng có thể cung cấp một đệm hữu ích nếu và khi hoàn cảnh như vậy phát sinh.

Thảo luận với gia đình của bạn về hoàn cảnh của mình để mọi người cùng hiểu lý do tại sao sống cùng với nhau

2. Thảo luận với gia đình của bạn về hoàn cảnh của mình để mọi người cùng hiểu lý do tại sao sống cùng với nhau. Nếu đó là tính huống tạm thời, hãy cho gia đình biết tình hình của bạn là gì.

Xác định trách nhiệm xung quanh những người cần được chăm sóc.

3. Xác định trách nhiệm xung quanh những người cần được chăm sóc.

Giải quyết những lo ngại của bạn về quyền riêng tư. Có thể khó có sự riêng tư trong hoàn cảnh sống này. Đảm bảo mọi người hiểu tầm quan trọng của quyền riêng tư và có hậu quả đối với bất kỳ ai xâm phạm quyền riêng tư của bất kỳ ai, cho dù đó là Internet, nhật ký của bạn, thông qua đồ dùng cá nhân và thậm chí là nghe các cuộc gọi điện thoại.

Một phần của việc duy trì ranh giới là mỗi thành viên của gia đình biết rằng việc đưa ra lời khuyên, đặc biệt là khi nói đến vấn đề hoặc tranh luận của một cặp vợ chồng trong nhà, chỉ nên được đưa ra “nếu được yêu cầu.” Không bao giờ được tham gia vào cuộc sống của một cặp vợ chồng trừ khi đó là một trường hợp ngoài tầm kiểm soát.

Đặt ranh giới vật lý. Một số người có nhiều tính cách “thể chất” hơn những người khác. Hãy cho gia đình của bạn biết về những lo ngại của bạn về bạo lực thể chất và / hoặc những hành động thân thiết không phù hợp.

Đặt ranh giới âm thanh. Có khả năng ít nhất một người trong nhà sẽ thích nghe nhạc hoặc xem truyền hình với âm thanh lớn. Nói với những người muốn nghe nhạc hay xem tivi với âm thanh lớn, hãy đeo tai nghe.

Đặt quy tắc phòng tắm. Một số người chấp nhận nhiều hơn về việc sử dụng phòng tắm cùng một lúc so với những người khác. Có ổ khóa trên cửa phòng tắm để ngăn chặn sự cố và sự xáo trộn ngẫu nhiên.

Hãy để cha mẹ nuôi con cái. Không tham gia quá mức vào việc nuôi dạy con cái của người khác cũng như hống lại các quy tắc mà họ đã đặt ra cho con của họ.

Hãy để cha mẹ nuôi con cái. Nếu người lớn không lưu tâm đến quyền lợi và trách nhiệm của nhau, bài tập về nhà đôi khi có thể là một nguồn bất hòa trong nhà. Nguyên nhân gây ra vấn đề là ý thức của những người lớn không phải cha mẹ của đứa trẻ về việc họ được phép đi bao xa trong việc quyết định điều gì là tốt nhất cho trẻ em. Điều đặc biệt quan trọng là nói với cha mẹ và ông bà của bạn, cũng như các thành viên khác trong gia đình không chống lại các quy tắc bạn đã đặt ra cho con của bạn.

Quyết định trước ai sẽ là người chịu trách nhiệm thanh toán hóa đơn và tuân thủ nó.

6. Quyết định trước ai sẽ là người chịu trách nhiệm thanh toán hóa đơn và tuân thủ điều này theo khả năng tốt nhất của bạn. Tất nhiên, có những lúc không lường trước được xảy ra. Nếu tất cả các thành viên trao đổi với nhau, hầu hết các vấn đề có thể được giải quyết.

Dành thời gian bên nhau như một gia đình.

8. Dành thời gian bên nhau như một gia đình.

Viết Đoạn Văn Bằng Tiếng Anh .Lợi Ích Của Gia Đình Nhiều Thế Hệ ? Câu Hỏi 796

My beloved family has four people; my parents, my sister and I. My father runs his own shop at our house. His shop sales many different kinds of plants, and I love to help him taking care of them. Every morning, he wakes up early to water the trees before taking me to school. My mother is a teacher, she teaches at our local secodary school. She is an example of a beautiful and strong woman since she can perfectly balance between work and family. She always takes time to make breakfast for us before going to work. Although my father also cook dinner sometimes, I am only in love with her delicious food. My older sister is now studying at university, therefore she lives apart from us. Every weekend, she catch the bus to visit us and stay for one or two nights. We usually do all the things together, so I miss her so much when she first left home for school. I love and treasure every moment that I spend with them, and I always think that my family is the best thing that I could ever have.

Dịch:

Gia đình yêu quý của tôi có bốn người, bố mẹ và chị của tôi. Bố tôi quản lý một cửa hàng ở ngay tại nhà. Của hàng của bố bán nhiều loại cây trồng khác nhau, và tôi rất thích giúp bố chăm sóc chúng. Mỗi buổi sáng, bố dậy sớm để tưới cây trước khi đưa tôi đến trường. Mẹ tôi là một giáo viên, mẹ dạy ở một trường trung học cơ sở tại địa phương. Mẹ là một ví dụ cho người phụ nữ xinh đẹp và mạnh mẽ vì mẹ có thể cân bằng giữa công việc và gia đình một cách hoàn hảo. Mẹ tôi luôn dành thời gian để làm thức ăn sáng cho cả nhà trước khi đi làm. Mặc dù đôi khi bố cũng nấu bữa tối cho chúng tôi, nhưng tôi chỉ yêu những món ăn ngon tuyệt của mẹ. Chị của tôi hiện đang học đại học, vậy nên chị sống xa nhà. Mỗi cuối tuần, chị bắt xe buýt về thăm nhà và ở lại khoảng một hoặc hai đêm. Chúng tôi thường làm mọi việc chung với nhau, nên lúc chị vừa rời nhà để đi học tôi đã nhớ chị rất nhiều. Tôi yêu và quý trọng từng khoảnh khắc được ở cạnh gia đình, và tôi luôn nghĩ rằng gia đình là thứ tuyệt vời nhất mà tôi từng có.

Lợi Ích Của Bhyt Hộ Gia Đình

Việc tham gia BHYT hộ gia đình được đánh giá là đa lợi ích. Trước hết, là nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình, nhất là trong điều kiện tình hình dịch bệnh, ô nhiễm diễn biến phức tạp, mức độ bệnh tật rủi ro dễ gặp phải ngày càng cao như hiện nay. Trong khi nhiều người dân chưa tự giác trong việc chăm sóc sức khỏe thông qua chính sách BHYT, thì việc ràng buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình là giải pháp khả thi để đảm bảo phần lớn người dân được hưởng lợi từ chính sách BHYT. Bên cạnh đó, mục đích của quy định BHYT theo hộ gia đình không chỉ tăng bao phủ BHYT, mà còn là một chính sách nhân văn, đúng tính chất của “lá lành đùm lá rách” khi từng bước thực hiện mục tiêu cộng đồng cùng chia sẻ rủi ro với người bệnh, mà mức độ thấp nhất là các thành viên trong cùng gia đình chia sẻ cho nhau.

Nhân viên BHXH tỉnh kết hợp tuyên truyền về BHYT hộ gia đình khi khách hàng đến làm việc tại đơn vị.

Mang trong mình căn bệnh suy thận từ nhiều năm nay nên trung bình mỗi tháng, chị Nguyễn Thị Huyền, tổ dân phố 6, phường Thanh Trường, TP. Điện Biên Phủ phải chạy thận khoảng 12 lần. Chị Huyền cho biết: với thu nhập bấp bênh từ lao động tự do, nếu không có thẻ BHYT gia đình tôi chắc sẽ không “gánh” được chi phí điều trị. Mọi năm tôi đều mua thẻ BHYT cho mình và con, chỉ có chồng khỏe mạnh là không mua. Nhưng lần này ra đăng kí mua thẻ biết phải mua theo hộ gia đình, tôi vẫn quyết định mua. Tuy cũng “xót” vì chồng khỏe mạnh, ít khi dùng đến BHYT, nhưng thực tế vẫn có lợi vì BHYT chi trả đến vài triệu đồng cho tôi mỗi tháng để chạy thận.

Cũng như suy nghĩ của chị Huyền, sau khi được tuyên truyền về BHYT hộ gia đình, bà Hà Thị Minh, tổ dân phố 2, phường Thanh Bình, TP. Điện Biên Phủ đã quyết định tham gia BHYT hộ gia đình bởi theo bà Minh thì đó là cách để “phòng thân” tốt nhất không chỉ cho bản thân mà cho mọi thành viên trong gia đình khi gặp rủi ro về sức khỏe.