Top 6 # Xem Nhiều Nhất Lợi Ích Tụng Bát Nhã Tâm Kinh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Lợi Ích Của Bát Nhã Tâm Kinh Là Gì?

Bát Nhã Tâm Kinh là gì?

Bát Nhã Tâm Kinh chính là bản kinh thâu tóm những ý nghĩa thâm yếu, cao siêu của Đại tạng Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa. Đây là bộ kinh lớn, đồ sộ nên trong suốt thời kỳ phát triển, các cao tăng của Phật Giáo đã nỗ lực không ngừng trong việc tóm lược để rút gọn bộ kinh này. TRải qua rất nhiều lần, nhiều năm thực hiện, bộ kinh này mới có thể rút gọn được như hiện tại.

Ý nghĩa và lợi ích của Bát Nhã Tâm Kinh là gì?

Ý nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh

Không phải ngẫu nhiên Kinh Bát Nhã được xem là trái tim của Kinh Phật. Hiện tại, bài kinh này đã được dịch sang nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau. Từ đó, nhanh chóng được lan truyền phổ biến trên khắp các nước Đông Nam Á cũng như những khu vực có người theo đạo Phật.

Đó là những căn cứ nơi sjw kiện lịch sử của Đức Phật Thích Ca. Ngài đã chứng ngộ cái Chân Như. Từ đó, trí huệ phát sinh dễ dàng giải thích tất cả những bí ẩn thầm lặng của con người và vũ trụ.

Dù tụng hay nghe Bát Nhã Tâm Kinh, mọi người đều được thừa hưởng rất nhiều lợi ích. Cụ thể như sau:

Mở mang trí tuệ

Trí tuệ con người vốn luôn cần có thêm kiến thức. Và Kinh Phật chính là một kho tàng kiến thức đồ sộ với những điển, tích, những thông tin đúng đắn suốt chiều dài lịch sử. Chính vì vậy, việc tụng kinh Bát Nhã thường xuyên sẽ giúp mọi người thấu hiểu được nhiều kiến thức hơn. Từ đó, có được thật nhiều thông tin để hiểu hơn về cuộc sống, kiếp trước, kiếp sau và cõi nhân sinh.

Lợi ích của Bát Nhã Tâm Kinh – Định tâm

Kinh Bát Nhã có một tác dụng rất tốt khác chính là định tâm. Khi tụng bài kinh này, mọi người sẽ giữ được cho mình tâm bình yên để vượt qua những sóng gió, gian lao trong cuộc đời mình.

Chính vì vậy, Bát Nhã Tâm Kinh đang được rất nhiều người trì tụng mỗi ngày. Từ đó, cảm nhận được sự bình yên, định tâm thật tốt sau những ngày ồn ào, cuộc sống mệt mỏi, ồn ã.

Có thêm công đức

Có được công đức, may mắn bình an chính là điều bất kỳ ai cũng mong muốn có được khi tụng kinh. Và điều này có thể có được khi bạn tụng Kinh Bát Nhã thường xuyên. Từ đó, có thêm công đức sâu dày để cuộc sống kiếp này, kiếp sau được tốt đẹp hơn.

Lời khuyên dành cho bạn

Có thể thấy rằng, Bát Nhã Tâm Kinh mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi người khi trì tụng. Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên tụng bài Kinh này hàng ngày.

Trong trường hợp không có thời gian tụng kinh, bạn có thể đeo nhẫn Bát Nhã Tâm Kinh. Đây là chiếc nhẫn xoay độc đáo với cấu tạo đặc biệt xoay 360 độ. Chính vì vậy, bạn có thể dùng nó xoay nhẹ khi cầu nguyện.

Khi đeo chiếc nhẫn này, mọi người có thể mang lại thật nhiều may mắn, bình yên trong cuộc sống. Đồng thời, mang theo sự linh thiêng cũng như những lợi ích tuyệt vời của kinh Bát Nhã ở bên mình.

Lời kết

Số điện thoại: 0981 331 777;

Địa chỉ: Số 416 đường Trần Hưng Đạo – TP Phan Thiết – Tỉnh Bình Thuận;

Email: Mtrendvietnam@gmail.com;

Giá Trị Thâm Diệu Của Bát Nhã Tâm Kinh

Ý nghĩa thâm diệu Bát Nhã Tâm kinh, cần phải đề cập đến mấy luận điểm cơ bản như lý thuyết duyên sinh, vô ngã, vô thường, tính không, lý thuyết bát bất, văn tự bát nhã, phép quán chiếu bát nhã, lý luân phủ định và khẳng định

LỜI NÓI ĐẦU

Bát Nhã Tâm Kinh là bản kinh thâu tóm mọi ý nghĩa thâm yếu và cao siêu của bộ Đại tạng Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa. Do bộ kinh Đại Bát Nhã này quá lớn, quá đồ sộ, nên các vị Tổ Phật giáo từ xua đã cố gắng tóm lược cho ngắn lại, rút từ 300 quyển với 25.000 câu qua nhiều lần đến mức chỉ còn 260 chữ thành bản Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, tức Bát Nhã Tâm Kinh hiện nay.

Nhưng Bát Nhã Tâm Kinh mà Phật tử Việt thường đọc tụng hằng ngày là bản phiên âm chữ Hán nên có nhiều Phật tử tuy đọc tụng thuộc lòng nhưng chưa hiểu hết ý nghĩa của lời Phật dạy. Có người hiểu thì ứng dụng, còn có người chưa hiểu thì chỉ tụng để tụng mà thôi. Tụng như vậy, tuy có công đức nhưng do chưa hiểu hết giá trị và lợi ích lớn lao của Bát Nhã Tâm kinh, sẽ hạn chế thành tựu công phu tu hành của mình.

Tác giả kính ghi

Trước khi hồi hướng và kết thúc khóa lế tụng kinh, hàng tăng ni và Phật tử thường tụng bản Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Đa số Phật tử, nếu không nói là hầu hết, đều tụng bản Bát Nhã Tâm Kinh bằng bản phiên âm chữ Hán, bản này do Tam tạng Pháp sư đời Nhà Đường là Ngài Huyền Trang (595 – 664) dịch từ thế kỷ thứ VII từ chữ Phạn sang chữ Hán. Vì là bản phiên âm chữ Hán (còn gọi là bản Hán Việt), nên một số Phật tử không rõ hết nghĩa từng chữ, dù ngày nào cũng tụng thuộc lòng và vì thế sự am hiểu sâu xa ý nghĩa của bản kinh đó có phần bị hạn chế.

Phật tử thuộc lòng Bát Nhã Tâm Kinh nhưng ứng dụng được lại là điều khác. Có người hiểu thì ứng dụng, còn có người chưa hiểu thì chỉ tụng để tụng mà thôi. Tụng như vậy sẽ không thấy được giá trị và lợi ích lớn lao của Bát Nhã Tâm kinh và sẽ hạn chế thành tựu công phu tu hành của mình.

Do đó tụng Bát Nhã Tâm Kinh cần phải hiểu nghĩa ý nghĩa câu kinh. Đức Phật đã dạy: “Học không cần nhiều, chủ yếu là thực hành những điều đã học. Người đọc tụng nhiều mà không hiểu nghĩa thì chỉ uổng công nhọc trí mà thôi”. Ngoài ra Đức Phật khi còn tại thế, thường dạy các đệ tử của mình rằng: “Các ngươi phải truyền bá đạo Phật bằng chính ngôn ngữ của địa phương mình, của dân tộc mình”. Ở nước ta đã có nhiều bản dịch ra tiếng Việt để nhiều Phật tử Việt Nam tụng, trên cơ sở đó mới hiểu hết ý nghĩa thâm sâu của bản kinh mà hành trì, tuy đã có nhiểu vị sa môn dịch bản kinh đó ra tiếng Việt, nhưng chưa thuần nhất. Có bản dịch chưa lột tả hết nghĩa thâm sâu. Mặt khác lại có nhiều bản dịch sang tiếng Việt khác nhau, nên cuối cùng đa số Phật tử thường tụng bản kinh phiên âm chữ Hán do Ngài Huyền Trang dịch, gồm 260 chữ. Đây là bản phổ biến nhất trong số 13 bản dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. Vả lại trong chương trình đào tạo tăng ni và hướng dẫn Phật tử, Giáo hội Phật giáo Việt cũng chưa hoàn toàn Việt hóa hết các bản kinh chữ Hán.

Bản kinh này gọi đúng là Ma ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Ngày nay chúng ta thường gọi là Bát Nhã Tâm Kinh hay nói gọn hơn là Tâm Kinh. Chữ Tâm ở đây có nghĩa là cốt lõi, là trọng tâm, là toát yếu, là cô đọng. Từ xa xưa, ngay từ khi đạo Phật rất thịnh hành ở nước ta, thời Nhà Trần, bản Tâm Kinh này thường được gọi là Kinh Lòng. Chữ Lòng ở đây, tiếng Việt cổ cũng có nghĩa là lòng ruột, là cốt lõi vậy.

Vị anh hùng dân tộc và là người sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử thuần túy Việt Nam, tức vua Trần Nhân Tông hiệu Trúc Lâm Đầu Đà (1258 – 1308) cũng đã gọi Tâm Kinh là Kinh Lòng như Người đã viết trong Cư trần lạc đạo phú, một bài phú nổi tiếng của Người nói về học Phật, viết bằng chữ Nôm, trong câu sau đây:

Thiền sư Chân Nguyên (1647 – 1726), đời thứ 36 dòng Lâm Tế Đàng Ngoài cũng có bài ca ngợi năng lực thâm diệu của kinh này và cũng gọi là trong tác phẩm Nam Hải Quán Âm của Ngài có các câu sau:

Công chúa thấy thốt thương song Bèn chuyển Kinh Lòng động đến hoàng thiên

Những điều ấy cho ta thấy bản kinh này đã được dân tộc ta từ xa xưa đã gọi là và bản kinh đó đã được chư tôn thiện đức tăng ni, Phật tử đọc tụng rộng khắp như thế nào! Điều này cũng không có gì lạ, vì Tâm Kinh Bát Nhã đã cô kết lại một cách trọn vẹn tất cả giáo nghĩa siêu việt của bộ Đại tạng kinh Bát Nhã là bộ Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh, bộ kinh đầu tiên và chủ yếu của Phật giáo Đại thừa. Muốn hiểu Phật giáo Đại thừa, cũng như muốn thực hành phương pháp tu trì của Phật giáo, ta không thể nào không biết, không tụng, và không hiểu ý nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh.

Tài liệu khảo cứu này sẽ giúp cho những ai có cơ duyên đọc đến, có thể tìm hiểu thâm sâu ý nghĩa vi diệu của Bát Nhã Tâm Kinh, nhằm thực hiện việc hành trì tu tập được thuận lợi.

Phần thứ Nhất.

Từ đó, tư tưởng Bát Nhã hay Ngũ uẩn giai không đồng quyện với giáo lý Tứ Thánh Đế và Duyên Khởi, Tính Không…khi ẩn khi hiện suốt khắp mọi thời thuyết pháp của Đức Thế Tôn, kể từ vườn Lộc Uyển đến núi Linh Thứu và lan khắp các lưu vực sông Hằng đến ngay cả rừng Sa La song thọ tại Kusinara, nơi Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn.

Ta biết rằng sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, các đệ tử của Phật đã tiếp tục sự nghiệp của Người, đi khắp nơi hoằng truyền giáo lý của Đức Phật, và tư tưởng Bát Nhã luôn luôn được đề cập đến, thể hiện qua các thời kỳ kết tập kinh điển nhằm tập hợp lại những lời dạy của Đức Phật giảng dạy khi người còn tại thế. Trong khoảng 600 năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, có đến 4 lần kết tập kinh điển khác nhau, thể hiện sự phát triển của Phật giáo nói chung và của Phật giáo Đại thừa nói riêng. Trong đó 3 kỳ kết tập kinh điển đầu tiên vẫn chưa có văn kinh Đại thừa ra đời.

được tổ chức vào khoảng bốn tháng sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn do Ngài Ma Ha Ca Diếp là đệ tử thứ nhất của Đức Phật đứng ra triệu tập. Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ nhất có khoảng 500 đại đệ tử họp ở thành Vương Xá (Rajagrika), khoảng năm 544 trước Công nguyên, nhằm tụng lại những giáo lý mà Đức Phật đã dạy, và chỉ tụng hai tạng là tạng kinh do Ngài A Nan tụng và tạng luật do Ngài Ưu Bà Ly tụng, chứ chưa có đầy đủ ba tạng kinh điển là kinh, luật, luận. Ta cũng cần biết rằng trong kho tàng kinh điển giáo lý Phật giáo có ba phần hay còn gọi là ba tạng: tạng Kỳ kết tập kinh điển thứ nhất kinh ghi những lời Đức Phật và Bồ Tát nói ra, tạng luật ghi những giới luật nghiêm cấm trong các hàng tăng ni Phật tử và tạng luận những văn bản ghi những điều mà các Tổ luận bàn, nghiên cứu trình bày cho rõ nghĩa những giáo lý của Đức Phật.

được tổ chức vào khoảng 100 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, tức vào khoảng năm 444 trước Công nguyên. Thời kỳ này do có sự xâm nhập về tư tưởng của ngoại đạo từ bên ngoài và có sự phân hóa về tư tưởng trong tăng đoàn, nên kỳ kết tập kinh điển lần này ngoài việc ôn tụng lại những lời Phật dạy trong đó có phần nói về Bát Nhã thì chủ yếu là giải quyết sự phân chia thành hai bộ phái: phái Kỳ kết tập kinh điển lần thứ hai Nguyên Thủy hay Thượng tọa bộ và phái Tiến thủ hay Đại chúng bộ. Việc kết tập kinh điển cũng phân chia theo bộ phái và cũng chỉ tụng ôn lại mà chưa có văn tự kinh điển.

Kỳ kết tập kinh điển lần thứ ba sảy ra vào khoảng hơn hai thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt, vào năm 274 trước Công nguyên. Kỳ kết tập này do Hoàng đế A Dục, một vị vua rất sùng kính đạo Phật đã triệu tập 1.000 vị Đại trưởng lão uyên thâm. Sau chín tháng làm việc, ngoài việc tụng ôn lại những kinh điền về kinh, luật, hội nghị còn đạt được việc thanh lọc trong tăng đoàn, loại trừ những phần tử ngoại đạo lợi dụng tăng đoàn làm mất đi thể thống cao thượng của tăng đoàn. Đến thời kỳ này cũng chưa có văn tự kinh điển ra đời và văn tự Bát Nhã chưa hình thành. Cả 3 lần kết tập kinh điển nói trên mới chỉ ôn tụng lại những điều giáo lý của Đức Phật dạy ở hai tạng kinh và luật mà cũng chưa có văn tự, nghía là chưa viết thành sách kinh.

sảy ra vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên dưới sự hộ trì của vua Ca Nị Sắc Ca (Kaniska), một vị Đại đế Ấn Độ. Trong kỳ kết tập này, văn tự (chữ Pali và chữ Phạn) đã được dùng để ghi chép kinh điển trên những phiến bằng đồng hoặc trên lá bối, trên gỗ, và cũng từ đây văn học Đại thừa cùng với văn tự Bát Nhã trên văn kinh ra đời. Trong thời kỳ này tức là khoảng 100 năm trước Công nguyên, Kỳ kết tập kinh điển lần thứ tư Tiểu phẩm Bát Nhã với 8.000 câu là một bản kinh đầu tiên của văn tự Bát Nhã, tức của văn tự Đại thừa ra đời. Mãi đến hơn 200 năm sau, tức là vào cuối thế kỷ thứ Nhất sau Công nguyên mới có bộ Đại phẩm Bát Nhã (tức bộ Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa) ra đời với 600 quyển, gồm 25.000 câu và một Đại phẩm Bát Nhã khác nữa với 18.000 câu. Như vậy hệ thống tư tưởng Bát Nhã của Phật giáo Đại thừa đã được hoàn thiện trong vòng hơn 200 năm kể tử khi Tiểu phẩm Bát Nhã ra đời. Sau đó. Ngài Long Thọ (Nãgãrjuna), một vị đại luận sư Ấn Độ sống vào khoảng thế kỷ thứ 1 và thứ 2 sau Công nguyên mới luận giải bộ Đại Bát Nhã 600 quyển 25.000 câu thành ra bộ luận đồ sộ nhất trong kho tàng tạng luận của văn học Đại thừa, mở đầu cho kho tạng luận của Bát Nhã Đại thừa. Bộ Đại Trí Độ Luận của Ngài Long Thọ được xem như một Bách khoa toàn thư về văn học Đại thừa.

Tư tưởng Bát Nhã phát triển lên được là do “Nhi thập nhị niên Bát Nhã đàn” mới có, tức là khi còn tại thế, Đức Phật đã thuyết pháp 16 hội trong thời gian 22 năm ở Kỳ Viên tịnh xá và Trúc Lâm tịnh xá về giáo lý bản kinh Bát Nhã này.

Ở nước ta, đến nay đã có 2 bộ kinh Đại Bát Nhã dịch ra tiếng Việt. Bản thứ nhất là bản kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật do Ngài Cưu Ma La Thập (344 -413), một vị đại sư người Ấn Độ sang Trung Hoa hoằng truyền Phật pháp từ năm 401 đến năm 413, dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Bản này do Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch từ chữ Hán ra tiếng Việt từ năm 1963, gồm 3 tập, 30 quyển. Bản thứ hai là bản kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa gồm 24 tập 600 quyển do Ngài Tam tạng Pháp sư Huyền Trang (-) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán, Hòa thượng Thích Trí Nghiêm và Hòa thượng Thích Thiện Siêu dịch từ chữ Hán ra chữ Việt, xuất bản năm 1998.

Do bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Mahà-prajnà-pàramità) quá lớn, quá đồ sộ và tư tưởng bộ Đại Bát Nhã quá thâm yếu và cao siêu, nên các vị Tổ Phật giáo từ xua đã cố gắng tóm lược cho ngắn lại, rút từ 25.000 câu qua nhiều lần đến mức chỉ còn 260 chữ thành bản Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, tức bản Bát Nhã Tâm Kinh hiện nay. Bản Bát Nhã Tâm Kinh này chỉ với 260 chữ mà đã thâu tóm được ý nghĩa nội dung tư tưởng giáo lý cả 600 quyển của bộ Đại Bát Nhã.

Bản Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là bản kinh thu gọn, cô đặc, chọn lấy cái tinh túy, cái cốt lõi của bộ Đại Bát Nhã. Nên nó có một tầm quan trọng đặc biệt và vì vậy nên trong bất cứ một thời kinh nào, trước khi kết thúc và hồi hướng, tăng ni và Phật tử cũng phải tụng Bát Nhã Tâm Kinh.

Nếu chúng ta hiểu thấu được Bát Nhã Tâm Kinh tức là chúng ta đã nắm được phần trọng yếu của hệ tư tưởng Bá Nhã. Vì vậy, chư Tổ luôn luôn khuyên Phật tử đêm nào cũng phải tụng một hay ba biến Bát Nhã Tâm Kinh. Cũng cần nói thêm rằng Bát Nhã Tâm Kinh không phải là kinh bổ khuyết, mà chính là cái cốt lõi của kinh Đại Bát Nhã tức bộ kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa.

Bản Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm kinh, hay còn gọi là Bát Nhã Tâm kinh, đã được nhiều dịch giả Trung Hoa và Ấn Độ dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. Có đến khoảng 13 bản dịch ra chữ Hán khác nhau kể tử năm 402 sau công nguyên đến năm 980 đời Nhà Tống bên Trung Quốc. Nhưng ở Việt Nam ta, bản của Ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang dịch vào năm 649 đời Nhà Đường tức bản có 260 chữ là phổ biến hơn cả. Từ trước tới nay, chư tăng ni, Phật tử vẫn tụng theo bản chữ Hán của Ngài Huyền Trang. Đó là bản dịch hay, gọn và lột tả được tất cả những tư tưởng của Đại thừa trong bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa gồm 600 quyển.

Như vậy lịch sử ra đời của Bát Nhã Tâm Kinh chính là lịch sử phát triển hệ tư tưởng Bát Nhã, tư tưởng Đại thừa từ khi Phật còn tại thế đến nhiều thế kỷ về sau, qua các lần tập kết kinh điển mới hình thành các bộ Đại Bát Nhã và qua nhiều lần thu gọn, giản lược chọn lấy cái cốt yếu, tinh túy nhất mới hình thành bản Bát Nhã Tâm Kinh.

Ở nước ta, tuy bản Bát Nhã Tâm Kinh của Pháp sư Huyền Trang cũng đã được dịch ra tiếng Việt, nhưng hầu như bản phiên âm chữ Hán vẫn được sử dụng một cách rộng rãi nhất.

Giờ đây, sau khi trình bày con đường lịch sử phát triển đi đến bản kinh cốt lõi này, và để hiểu rõ ý nghĩa thâm diệu Bát Nhã Tâm kinh, cần phải đề cập đến mấy luận điểm cơ bản như lý thuyết duyên sinh, vô ngã, vô thường, tính không, lý thuyết bát bất, văn tự bát nhã, phép quán chiếu bát nhã, lý luân phủ định và khẳng định chúng tôi bắt đầu đi sâu vào bản kinh này.

Phạm Đình Nhân

Phạm Đình Nhân

Ý Nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh Không Phải Ai Cũng Biết

Bát Nhã Tâm Kinh là bài kinh viết bằng tiếng Sanskrit là bài kinh quan trọng chủ yếu nên người ta gọi là trái tim (Tâm Kinh), được dịch sang rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, lan truyền khắp các nước Đông Nam Á.

Với mức phổ biến như Kinh Bát Nhã Ba-la-mật-đa mà chúng ta chỉ tụng mà không hiểu ý nghĩa của lời kinh quả là thiếu sót lớn. Theo Phật pháp, trong bất cứ việc gì phải dùng trí tuệ để thấu hiểu, mới đạt được hiệu quả mong muốn.

Nội dung Bát Nhã Tâm Kinh

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc, thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

Ý nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh:

Quán Tự Tại Bồ Tát: Trong Phật học Bồ Tát là danh xưng gọi những người tu tập, có mục tiêu muốn đạt tới quả vị Phật. Ở trong kinh Đức Phật cũng tự xưng mình là Bồ Tát khi ngài đang tu tập khổ hạnh.

Hành thâm: Thực hành ở trong định, sâu sắc trong Trí tuệ kiện toàn

Câu này mang ý nghĩa thường xuyên thực hành quán chiếu một cách tự tại ngày càng uyên thâm Tâm đại thừa trải rộng vô biên (Từ, Bi, Hỉ, Xả)

Bát nhã Ba la mật đa thời: Trí xuyên suốt đến tận cùng, nghĩa là ngài đã đi qua hết chặng đường tu tập, bây giờ đã tới mức cuối cùng, nghĩa là đã qua tới bờ giải thoát, và kết quả là ngài đạt trí tuệ siêu vượt, nhận ra bản thể của Ngũ uẩn là trống không.

Chiếu kiến ngũ uẩn giai không: Kiến là thấy. Chiếu kiến là cái thấy soi sáng, thông hiểu vấn đề, để nhận thức rõ ràng Ngũ uẩn đều là trống không, Bồ Tát nhận biết rõ ràng.

Giai không: Giai là tất cả. Giai không là tất cả đều trống không để soi thấy Danh và Sắc đều Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã)

Ngũ uẩn giai không: Ngũ uẩn gồm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức kết hợp thành con người, Đức Phật giảng rằng mỗi khối đó không thường hằng, không thực chất cố định nên nó trống không, gọi là Vô Ngã.

CHÚ ĐẠI BI: Mọi điều cần biết về Thần chú linh ứng diệu kỳ, nghe nhiều đọc nhiều hưởng vô vàn lợi ích Đọc Chú Đại Bi đầy đủ bản tiếng Việt, tiếng Phạn, hiểu được ý nghĩa và công đức trì chú, hướng dẫn cách trì tụng hàng ngày đúng chuẩn để được hưởng vô vàn lợi

Ý nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh rất quan trọng với chúng sinh

Độ nhất thiết khổ ách: Ách là cái gông buộc ngang đầu con bò, những đau khổ đè nặng lên mình gọi là khổ ách. Chính là con đường duy nhất thiết thực giúp thoát khổ nạn

Xá Lợi Tử (Quảng Trí): Hãy mở rộng Trí ra để nhận biết rằng

Sắc bất dị Không: Sắc (Đất, nước, gió, lửa. Hay là thân) không khác gì Danh (Thọ, tưởng, hành, thức. Hay là không sắc). Cũng có nghĩa rộng là không phải Thân đang xét đều cùng chung tính chất Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã).

Không bất dị Sắc: Danh (Không sắc) chẳng khác gì Thân đang xét hoặc thân khác (Sắc) cũng đều là vô thường và vô ngã như nhau.

Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc: Theo Khoa học, Sắc là vật chất, chúng ta tưởng là nó cứng cỏi, vững bền, nhưng thực ra nó có là do nhiều nguyên tử kết hợp. Theo Phật giáo “Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc” chữ Không của vế đầu là tỉnh từ trống không, trống rỗng. Chữ Không của vế thứ nhì là danh từ Sự Trống Không, Sự Trống Rỗng có nghĩa là “Vật chất không khác với Không, Không cũng không khác với Vật chất”, vì bản thể của vật chất là trống không.

Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị: Thọ, Tường, Hành, Thức cũng đều như vậy

Xá Lợi Tử! (Quảng Trí): Hãy mở rộng Trí ra để nhận biết rằng Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm: Phần ở trên bàn về bản thể, về cái tánh của hiện tượng thế gian.

Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm: Tướng là những cái gì biểu lộ ra bên ngoài gọi là tướng. Chữ tướng hiểu theo tục đế là dấu hiệu bề ngoài, giác quan có thể nhận ra. Để nhận định rõ mọi sự vật hiện tượng đều không cố định (không tướng, do nhân duyên hình thành), không tự sinh, không tự diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức: Cố gắng nhận rõ ra Tính Không để không bị vướng vào Sắc, Không bị vướng vào Danh (Thọ, tưởng, hành, thức)

Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý: không chấp vào lục căn

Vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp: không chấp vào Lục thức

Vô nhãn giới: Không vướng vào sự thấy trong tam giới (Dục, sắc, vô sắc)

Nãi chí vô ý thức giới: cho đến không vướng chấp ý vào tam giới

Vô Vô minh diệc, vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận: Cũng vậy không còn không sáng suốt, chấm dứt vô minh (mê muội) cho đến không còn già chết nữa, tức chấm dứt sự già chết.

Vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo: không còn phải Khổ, không còn những yếu tố gây khổ – Tập đeo bám nữa, không còn phải lo Diệt khổ nữa, không còn phải tu Bát Chánh Đạo nữa

Vô Trí diệc vô Đắc, dĩ vô sở đắc cố: Trí là trí tuệ, cũng không có đạt được cái gì. Nếu nói đạt được cái gì là còn nằm trong Tục đế. Bởi vì khi nói có cái Trí đạt, tức là chưa đạt, là vì còn Ta và đối tượng, còn năng sở, còn cái Ngã, thì làm gì có đạt.không còn vướng vào suy nghĩ (trí) nữa, không còn đắc thành, không còn phải bám vào sự đắc thành nữa

Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố: cố Phát Tâm Bồ Tát tỏa sáng cùng với Trí Bát Nhã đúng đắn đến cùng cực

Tâm vô quái ngại: tâm không còn vướng mắc vào mọi chướng ngại nữa

vô quái ngại cố: không phải cố gắng để vượt chướng ngại nữa

vô sở hữu khủng bố: tâm không còn bị rối loạn nữa

Viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn: vĩnh viễn cắt đứt điên đảo mộng – tưởng, đó là cứu cánh Niết bàn

Tam thế chư Phật: mọi sự tu tập để đạt Giác Ngộ (chư Phật) trong tam giới (tam thế giới)

Y Bát nhã Ba la mật đa cố: Cần cố gắng hành trì đúng đắn hoàn hảo đến cùng cực

Đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề: đạt đến thành tựu được tuệ giác viên mãn

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa: Cố gắng thấu quán tính Bát Nhã đến cùng cực

Thị đại thần chú: bằng cách tập trung (chú) tinh thần rộng khắp

Thị đại minh chú: tập trung tỏa sáng Tâm Bồ Đề rộng khắp

Thị vô thượng chú: nhận thức đúng không còn chấp vào sự tối cao

Thị vô đẳng đẳng chú: tập trung một cách đúng đắn không chấp bình đẳng đó là bình đẳng

Năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư: phát công năng giúp chúng sanh tiêu trừ mọi khổ nạn, đó chính là lẽ thật không hoại

Cố tri Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư: Như vậy phải biết Trí tuệ kiện toàn này giống như linh chú vĩ đại nhất, sáng suốt nhất, cao thượng nhất, không có cái nào cao hơn. Nó trừ tất cả mọi thứ Khổ trong đời, và nó là cái thực tại tối hậu không hư dối.

Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú: cố gắng thuyết giảng Tính Không đến tận cùng.

Tức thuyết chú viết: Nghĩa là

Yết-đế, yết-đế, Ba-la yết-đế. Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha: Đây chỉ là một câu tiếng Phạn bày tỏ niềm vui tán thán của người đã đạt được sự giác ngộ, đã tới được bến bờ bên kia. Chỉ vì câu này viết sau mấy chữ thần chú… nên vô tình người ta tưởng nó huyền bí, chứ nó không có ý nghĩa huyền bí, nó chỉ có nghĩa là: “Đã tới rồi, đã tới rồi, tới bờ bên kia, tới bờ Giác ngộ rồi!”

6 đạo lý cơ bản của việc tụng kinh niệm Phật Tác dụng của tụng kinh niệm Phật là gì? Liệu có phải là càng niệm thì công đức càng dày, xin gì đạt nấy, được đức Phật đáp ứng tất cả tâm nguyện? Nếu nghĩ như

Kinh Bát Nhã tiếng Việt

Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.

Này Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.

Này Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.

Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.

Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.

Không có vô minh, mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.

Không có khổ, tập, diệt, đạo.

Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.

Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.

Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.

Cho nên phải biết rằng Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.

Cho nên khi nói đến Bát Nhã Ba La Mật Đa, tức là phải nói câu chú:

“Yết Đế, Yết Đế, Ba la Yết Đế, Ba la tăng Yết Đế, Bồ Đề tát Bà Ha” (3 lần).

Video trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh có chữ dễ đọc theo, dễ hiểu:

Nguyệt Minh

Ý Nghĩa Thâm Diệu Và Công Đức Của Bát Nhã Tâm Kinh

Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Kinh Phật

Công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

Vì phép tu quán chiếu Bát nhã có công đức to lớn như thế, so với công đức của chú Ðà la ni, hai bên ngang nhau. Ảnh: Internet

Tiếp theo là câu: Cố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư. Nghĩa là : Cho nên biết Bát nhã Ba la mật đa là thần chú lớn, là minh chú lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, nên trừ được tất cả khổ ách, chân thật không hư dối.

Chú là dịch chữ mantra trong tiếng Phạn, ta gọi là mạn trà. Theo nghĩa hẹp, mantra là những lời cầu đảo, nghĩa rất bí hiểm khi đọc lên, có tác dụng biến hóa ra các hiện tượng thiên nhiên, cả lành lẫn dữ. Theo nghĩa rộng, và đích thực của nó, mạntra là cái làm cho ta suy nghĩ, có công năng nắm giữ tóm thâu mọi nghĩa lý, làm tiền đề cho việc tham khảo của ta, từ đó, đẻ ra mọi công đức, mọi diệu dụng. Trong nghĩa này, mạntra thuộc một trong bốn thứ đà la ni, tức: pháp đà la ni, nghĩa đà la ni, nhân đà la ni và chú đà la ni. Chữ chú trong bài kinh này thuộc loại chú đà la ni. Đà la ni là chữ tiếng Phạn là dhàrani, dịch ra là Tổng trì, nghĩa là cái sức giữ gìn không để cho cái thiện pháp bị tán loạn, ngăn che không cho các ác pháp nảy sinh.

Ðại thần chú nghĩa là chú thần lớn, tức có thần lực vĩ đại, có thể chuyển dời, thay đổi mọi việc. Phép tu quán chiếu Bát nhã khêu sáng trí tuệ, Do đó, mà sinh tử trở thành Niết bàn, phiền não chuyển thành Bồ đề, nên nói là đại thần chú. Thần chú trí tuệ ấy chiếu phá vô minh, trừ dứt phiền não nên nói là đại minh chú, nghĩa là chú cực kỳ sáng chói. Cũng nhờ trí tuệ ấy mà chứng được Vô thượng Niết bàn nên nói là vô thượng chú, nghĩa là chú không có gì cao hơn nữa. Lại cũng nhờ trí tuệ ấy mà chứng được vô thượng bồ đề, nên nói là vô đẳng đẳng chú, nghĩa là chú không có gì sánh bằng.

Vì phép tu quán chiếu Bát nhã có công đức to lớn như thế, so với công đức của chú Ðà la ni, hai bên ngang nhau. Vì thế nên đức Phật đã tán thán và tôn xưng phép tu ấy như là thần chú. Và vì có công đức như thế, cho nên trừ được tất cả thống khổ ách nạn. Cũng vì công đức ấy là công đức quả có trên hiện thực, cho nên khẳng định lại một lần nữa rằng nó là chân thật, vì chẳng phải là dối, chẳng phải là hư dối, là lừa gạt.

Ý nghĩa thâm diệu của Bát Nhã Tâm Kinh

Ðiều cốt yếu khi tụng chú, là phải thành tâm. Càng thành tâm thì càng nhiều linh nghiệm, bởi vì công dụng hàng đầu của việc trì chú là diệt niệm. Vọng niệm có diệt được thì thân tâm mới khinh an. Do đó, mới có cảm ứng linh nghiệm bất khả tư nghị.

Câu tiếp theo và cuối cùng của Bát nhã Tâm kinh là: Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề Tát bà ha. Dịch nghĩa là: Vì vậy nói ra bài chú Bát nhã Ba la mật đa liền nói chú rằng: Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú nghĩa là cho nên nói chú Bát Nhã Ba la mật đa, điều ấy cho ta hiểu rằng phép quán chiếu Bát nhã có công đức sánh ngang với công đức của chú đà la ni, tất nhiên tác dụng vi diệu của phép tu này cũng không thể nghĩ bàn được, Cho nên, cần thực hành lời chú Bát nhã Ba la mật đa.

Tức thuyết chú viết, nghĩa đen là liền nói chú rằng. Nhưng để diễn đạt cái tác dụng linh ứng không thể nghĩ bàn ấy, tưởng nên dịch câu ấy là: chú liền ứng rằng thì mới lộ hết ý sâu xa tàng ẩn trong đoạn này, có hô thì lập tức có ứng. Và có như thế mới gọi là linh, là huyền diệu.

Chú vốn là mật ngữ (lời bí mật). Ðã là bí mật, làm sao cắt nghĩa? Tuy nhiên, dựa vào sự cấu tạo, có thể suy đoán một cách thô sơ nghĩa của một số chữ. Chẳng hạn như với câu chú này, nghĩa của nó không đến nỗi khó khăn lắm.

Yết đế, tiếng Hán dịch nghĩa là độ, chữ Phạn vốn đọc là gate, có nghĩa là đi qua, vượt qua. Yết đế lặp lại hai lần có nghĩa là độ cho mình và độ cho người. Ba la yết đế, do chữ pàragate, có nghĩa là đi qua bờ bên kia. Ba la tăng yết đế, là do phiên âm chữ pàrasamgate, nghĩa là đi qua bờ bên kia hoàn toàn. Bồ đề là giác ngộ. Tát bà ha do phiên âm chữ svàha có nghĩa là Ngài khéo nói. Toàn bộ câu đó tiếng Phạm đọc như sau Gate Gate Pàragate Pàrasamgate Bodhi Svaha. Như vậy, ý nghĩa của toàn câu chú có thể tạm dịch như sau: Hãy vượt qua, vượt qua đi, qua bờ bên kia đi, qua bờ bên kia hoàn toàn thì sẽ đạt đến giác ngộ. Ngài khéo nói như vậy.

Đã là Phật tử thì ít nhất cũng biết đến một số kinh chú thường tụng hàng ngày nằm trong cuốn Kinh Chú Nhật tụng, trong đó có ghi các bản kinh như Kinh A Di Đà, kinh Phổ Môn, Kinh Tám Điều, Kinh Bát Nhã, Dinh Kược Sư, Kinh Sám nguyện, Kinh Vu Lan, Kinh Địa tạng v.v…tất cả các bản kinh nhật tụng đó, trước khi tụng phần sám hối hay hồi hướng đều có tụng Bát Nhã Tâm Kinh rồi sau đó có tụng đến chú vãng sinh. Vì sao như vậy ? Vì Đức Phật muốn cho các Phật tử hiểu được con đường tu hành đi đến giải thoát, giác ngộ phải vượt qua nhiều chướng ngại cần phải tụng Bát Nhã Tâm kinh để Hãy vượt qua, vượt qua đi, qua bờ bên kia đi, qua bờ bên kia hoàn toàn đi thì sẽ đạt đến giác ngộ

Có tụng Bát Nhã Tâm Kinh mới mở lối cho ta sám hối những ác nghiệp trước kia và mới có đủ duyên để hồi hướng về chư Thiện Thánh hiền, Già lam Hộ pháp, Long thiên và cho mọi chúng sinh trong tất cả các cõi.

Đối với những người tu theo Pháp Tịnh độ, tức là môn pháp đơn giản nhất và phù hợp với mọi căn cơ của nhiều người, thì thường chuyên về niệm Phật. Các đạo tràng A Di Đà tu theo pháp môn Tịnh độ, thông thường với một khóa công phu tu hành niệm Phật chỉ tụng các nghi thức Kệ tán Phật, Quán tưởng, Lễ Phật rồi niệm Phật, sám hối, hồi hướng, 12 lời nguyện, rồi Tam tự quy là kết thúc. Thiết nghĩ, trong nghi thức này nên có thêm phần tụng Bát Nhã Tâm Kinh và chú Vãng sinh thì đầy đủ hơn, sẽ đạt hiệu quả hơn trên đường tu chứng để đi đến ước nguyện vãng sinh như đã phân tích ở trên.

Tất nhiên là với điều kiện niệm Phật phải đủ tín, nguyện, hạnh, phải chí thiết, chí thành, nhất tâm bất loan. Niệm Phật trong công phu này phải đạt đến mức độ tâm niệm như bất niệm, đúng theo như pháp bất nhị và tính không trong Bát nhã Tâm kinh thì mới đạt được đạo quả. Còn niệm mà đầu óc còn vọng tưởng, suy nghĩ miên man, thì ngược lại với ý nghĩa giáo lý của Đại thừa nói trong Bát Nhã Tâm Kinh, mà mọi tông phái nào kể cả Thiền tông, Tịnh độ tông hay Mật tông cũng đều phải nhắc đến. Tất nhiên bất cứ mọi pháp tu nào cũng phải đạt đến tâm rỗng lặng, đến tâm không, đến vô ngã và thực sự làm thay đổi con ngưởi tu hành.

Trước khi đạt được đến độ có trí tuệ siêu việt để bước sang bờ bên kia, giải thoát và giác ngộ tức thực hiện được Bát nhã Ba la mật đa thì tất nhiên người Phật tử phải đạt được đến sự thay đổi trí tuệ và đạo đức, tính tình, thay đổi cái tâm, phải hiểu rõ lý nhân duyên, luật nhân quả, biết được thân người là hiếm quý, cuộc đời là vô thường, hiểu rõ những khổ đau trong luân hồi, thực hành được mười điều lành tức thập thiện thể hiện trong cuộc sống thường ngày trong đời thường.

Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú và như Đức Thế tôn đã dậy Phật pháp bất ly thế gian pháp..

Phạm Đình Nhân