Tổ yến sào một nguồn thực phẩm quý giá từ thiên nhiên cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất quý hiếm rất tốt cho cơ thể con người, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Đối với phụ nữ có thai yến sào là một bài thuốc rất quý giá chứa nhiều vi chất dinh dưỡng tối quan trọng cần thiết cho sức khoẻ bà bầu và thai nhi trong bụng mẹ. Ngay từ khi còn là thai nhi, cơ thể của bé đã cần một lượng dưỡng chất lớn gấp 3 lần so với người mẹ.
Trong yến sào có chứa rất nhiều vitamin, chất đạm, kẽm và những khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt là từ tháng thai kỳ thứ 3 của bé. Lúc này, cơ thể người mẹ đang trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Yến sào chính là vị cứu tinh, kịp thời bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, cơ thể thay đổi để thích ứng với sự “có mặt” của một sinh linh khiến cơ thể đối mặt với chứng “ốm nghén”. Hệ quả là làm thiếu hụt nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, tổ yến đối với bà bầu như là 1 nguồn cung cấp nguồn năng lượng thiếu hụt chưa kịp bù đắp của người mẹ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng thì các mẹ bầu không nên sử dụng Yến sào trong giai đoạn 3 tháng đầu.
Nguyên nhân vì đây là thời kì thai nhi trong quá trình hình thành các bộ phận quan trọng như tim, ống thần kinh, các bộ phận sinh dục nên việc lạm dụng quá nhiều chất dinh dưỡng là không nên. Tốt nhất là từ tháng thứ 5 trở đi, mẹ bầu nên dùng tổ yến đều đặn.
Mang thai là một trong những thời gian cực kỳ quan trọng đối với cả bà bầu và thai nhi. Trong đó việc bổ sung các dưỡng chất là cực kỳ cần thiết. Cho bà bầu sử dụng yến sào trong giai đoạn này sẽ:
1. Yến sào chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu
Tổ yến sào cung cấp và bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể. Bổ sung sắt và canxi là hai thành phần quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức khỏe cho mẹ bầu, giúp bà bầu luôn cảm thấy thoải mái, không còn mệt mỏi hay ốm nghén.
2. Yến sào giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch
Hoạt chất Aspartic acid có trong tổ yến giúp xúc tác tạo globutin kháng thể và tăng cường khả năng miễn dịch cho phụ nữ mang thai. Bà bầu ăn yến trong suốt thai kỳ sẽ có tỉ lệ biến chứng, bệnh vặt (cảm, ho, viêm mũi,…) thấp hơn nhờ vào hoạt động tích cực của kháng thể. Tổ yến có tác dụng làm sạch phổi cũng như hệ hô hấp, hạn chế bệnh cúm, ốm vặt,…
3. Giúp bà bầu tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng
– Không tăng cân trong thai kỳ là nỗi lo của hầu hết các chị em, vấn đề này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng cân của thai nhi. – Chất xúc tác hreonine sẽ giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé khi bà bầu ăn yến chưng cùng đường phèn, nước dừa từ tháng thứ 6 của thai kỳ.
4. Yến sào hỗ trợ làm đẹp cho mẹ bầu
– Tổ yến có tác dụng giúp bà bầu có làn săn chắc
– Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ khiến cơ thể người phụ nữ đối mặt với tình trạng rạn da, cơ thể sồ sề, kém xinh. Yến sào chính là thực phẩm hỗ trợ làm đẹp hiệu quả. Yến sào bổ sung lượng collagen thiết yếu, tăng cường độ đàn hồi của da, giúp da căng mịn và trắng hồng hơn. Đặc biệt, sản phẩm không chứa đường hóa học, không chất béo, không cholesterol,.. hỗ trợ kiểm soát cân nặng cho mẹ bầu. Giúp mẹ bầu nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, trắng hồng rạng rỡ và làm giảm thâm, mờ vết nám,…
– Chất Alanine có trong yến sào sẽ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu. Tyromsine, Glucosamin hỗ trợ phục hồi sức khoẻ. Đặc biệt, yến sào làm giảm tình trạng nôn ói cho thai phụ nhờ đặc tính thanh mát. Dễ sử dụng và dễ kết hợp với các thực phẩm khác khi ăn.
5. Giảm stress, giải tỏa căng thẳng
– Chất glutamic có trong yến giúp bà bầu giảm stress, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, nhức đầu, mệt mỏi, ù tai, suy nhược… giúp tinh thần mẹ được thư thái và thoải mái hơn. Với hàm lượng Protein chiếm khoảng 45-55%, cùng với khoảng 18 loại axit amin. Các mẹ bầu có thể tin tưởng sử dụng yến sào như một sự lựa chọn thông minh, giúp giải quyết phần nào nỗi trăn trở của mình.
– Đặc biệt chất Glutamic acid có trong Yến Sào là một chất dẫn truyền thần kinh hiệu nghiệm. Có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ các bệnh mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt,… Khắc phục tình trạng mệt mỏi, suy sụp tinh thần, suy nhược cơ thể.
* Hạt sen: Có tác dụng ngăn ngừa mệt mỏi, dưỡng nhan, an thần, giúp giấc ngủ của mẹ bầu sâu hơn. Ngoài ra, hàm lượng protein cao trong hạt sen là nguồn dưỡng chất hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
* Hạt chia: Cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và bé, hạn chế tăng cân mất kiểm soát trong thai kỳ.
* Saffron: Giúp giảm stress, căng thẳng, giảm các triệu chứng của ốm nghén, cải thiện giấc ngủ ngon và sâu hơn, đẹp da, bổ máu, chống lại tình trạng thiếu máu khi mang thai.
Cách chưng yến với hạt sen
Với cách chưng yến với hạt sen cho bà bầu, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
* Tổ yến đã tinh chế sạch lông: 10gr.
* Hạt sen: 50gr (nên chọn hạt sen to, tròn hạt, hạt chắc, không chọn hạt bị hỏng để tránh làm mất vị ngon). * Đường phèn. * 1 chén nước cùng vài lát gừng.
* Bước 1: Đối với tổ yến đã tinh chế, chỉ cần ngâm trong nước từ 20 – 30 phút cho yến mềm thì vớt ra, để ráo nước.
* Bước 2: Đem hạt sen tươi lột vỏ, bỏ màng, thông tim. Nếu bà bầu ăn đắng được thì bạn có thể giữ cả màng và tim hạt sen vì đây là hai thành phần cũng rất tốt cho sức khỏe. Sen sơ chế xong bạn rửa sạch lại với nước lạnh rồi đem hạt sen ngâm trong nước nóng đến khi mềm thì vớt ra. Đối với gừng, bạn thái thành những lát mỏng vừa ăn.
* Bước 3: Cho phần yến sào đã ngâm nở mềm vào thố hoặc nồi chưng yến, thêm hạt sen, gừng cùng một chén nước vào cùng. Đem hấp cách thủy và quan sát bên ngoài đến khi hạt sen chín mềm thì cho đường phèn vừa đủ tạo độ ngọt thanh mát của món ăn. Thông thường thì chỉ cần khoảng 20 phút là tổ yến đã có thể ăn được. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ăn hạt sen thật nhừ thì có thể để thời gian khoảng 60 – 90 phút.
* Bước 4: Món yến chưng hạt sen khi đã hoàn tất bỏ ra từng bát nhỏ. Với cách chưng yến với hạt sen này, bạn có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy khẩu vị của gia đình.
Cách chưng yến với đường phèn và saffron
Cách chưng yến với đường phèn và saffron không khác nhiều so với cách chưng với hạt sen. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị:
* Yến tinh chế: 5gr.
* 10 sợi saffron. * Táo đỏ (nếu thích). * Đường phèn.
Bước 1: Yến tinh chế ngâm nước khoảng 25 – 30 phút cho nở đều. Sau đó cho yến vào thố nhỏ rồi cho vào nồi và chưng cách thủy trong khoảng 20 phút.
Bước 2: Khi yến đã chín, cho tiếp đường phèn và saffron vào chưng thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Múc thành phẩm ra chén và để nguội là có thể sẵn sàng để thưởng thức.
Lưu ý: Không nên dùng quá 20 sợi saffron/ngày. Liều lượng thích hợp là khoảng 10 sợi, chia thành 2 lần ăn trong ngày.
Cách chưng yến với hạt chia cho bà bầu
Thêm một cách chưng yến cho bà bầu mà bạn có thể áp dụng đó là yến chưng hạt chia. Cách thực hiện khá đơn giản chỉ với những nguyên liệu:
* Tổ yến tinh chế: 10gr.
* Hạt chia: 2 muỗng.
* Đường phèn: 2gr.
Bước 1: Ngâm yến tinh chế vào nước khoảng 30 phút cho yến nở đều và có độ mềm, hạt chia cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15 phút cho nở đều.
Bước 2: Cho phần yến đã sơ chế vào thố thủy tinh và chưng cách thủy trong khoảng 20 phút. Sau đó, cho tiếp đường phèn vào chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp.
Bước 3: Múc yến đã chưng ra chén, cho hạt chia đã ngâm nở vào, khuấy nhẹ và đều tay là có thể thưởng thức. Món yến chưng hạt chia này dùng nóng hay lạnh đều ngon và thích hợp cho cả gia đình.
Liều lượng, cách dùng Tổ Yến và Một vài lưu ý cần ghi nhớ khi chế biến. Và sử dụng yến cho phụ nữ mang thai.
Hầu hết ai cũng biết rằng Tổ Yến bồi bổ sức khỏe, bổ hơi và tăng cường sinh lực. Tuy nhiên, tác dụng tổ yến đối với bà bầu như thế nào? Tại sao phụ nữ mang thai nên sử dụng yến sào? Cách sử dụng phù hợp nhất. Đầu tiên, một điều chắc chắn rằng phụ nữ mang thai có thể dùng Tổ Yến được. Điều này đã được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học hiện đại.
– Lưu ý khi chưng yến:
* Do tổ yến sào có tính hàn, do vậy khi chưng yến cho bà bầu nên cho vài lát gừng tươi để trung hòa tính hàn của tổ yến.
* Tuyệt đối không chưng Yến chung với bất kỳ thành phần nào khác. Vì nó sẽ làm mất đi những dược tính, vi chất của yến. Khi chưng xong mới cho đường phèn vào.
* Các thành phần khác ( Sen, Táo tàu, Kỷ tử .. ) phải chưng riêng.
– Khi sử dụng yến:
* Thời điểm cho gừng tốt nhất là lúc gần chưng xong.
* Sau khi ăn xong nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động để cơ thể hấp thu hoàn toàn.
* Ăn khi còn nóng, và thời điểm ăn tốt nhất là vào buổi tối hay buổi sáng. Lúc này, cơ thể sẽ tối đa hoá việc hấp thụ sau 1 đêm dài nên sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Hoặc cũng có thể dùng Yến vào tối trước khi đi ngủ nếu đói bụng.
* Nên chọn mua yến sào tại các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
* Liều lượng sử dụng khoảng 3 đến 5g cho 1 lần uống/ngày. Không quá 3 lần/tuần.
Bên cạnh những lợi ích trên, có nhiều ý kiến cho rằng bà bầu ăn yến chưng thì trẻ sẽ bị hen suyễn sau khi sinh và một số bà bầu bị dị ứng. Đối với những mẹ có thể trạng yếu, nên bắt đầu ăn yến từ tháng thứ 5 thai kì trở đi. Bởi lúc này, thai nhi đã ổn định hơn nên tính hàn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bé.
*Lưu ý: đối với các mẹ Bầu có các bệnh lý hoặc phải dùng thuốc. Nên dùng Yến Theo sự hướng dẫn của bác sỹ.