Top 7 # Xem Nhiều Nhất Lợi Ích Khi Sống Trong Gia Đình Nhiều Thế Hệ Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Cách Sống Trong Gia Đình Nhiều Thế Hệ

10:39 16/02/2019 trong Giáo dục con cái

Có nhiều gia đình có 3 thậm chí là 4 thế hệ cùng chung sống với nhau. Việc sống trong gia đình nhiều thế hệ không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, vẫn có những cách để một gia đình đa thế hệ sống hòa thuận và vui vẻ với nhau. Bài viết dưới đây chia sẻ những kinh nghiệm để cuộc sống trong gia đình nhiều thế hệ được hòa thuận và thoải mái.

Hướng dẫn cách sống trong gia đình nhiều thế hệ

Biết TẠI SAO lại có sự sắp xếp này trong cuộc sống

1. Biết TẠI SAO lại có sự sắp xếp này. Mọi sự sắp xếp trong cuộc sống đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó, và để nó có thể hoạt động, những lợi ích phải được công nhận và vượt qua những hạn chế. Khi cuộc sống trở nên khó khăn, ghi nhớ lý do tại sao bạn chọn sống trong một gia đình đa thế hệ sẽ giúp bạn có thể đối mặt với bất cứ xung đột nào phát sinh. Một số lý do mà các gia đình chọn sống cùng nhau là:

Tiền bạc. Thất nghiệp hoặc chi phí phát sinh, như ly hôn hoặc tử vong trong gia đình.

Một động thái lớn, nơi một đơn vị gia đình sống với một đơn vị gia đình hoặc thành viên khác đã ở trong khu vực cho đến khi họ có thể làm quen với khu vực và thiết lập nhà riêng của họ.

Mong muốn sống trong một khu vực có chi phí cao. Bằng cách có nhiều thành viên trong gia đình sống trong một ngôi nhà đơn lẻ, gia đình có thể đủ khả năng một ngôi nhà đẹp hơn, lớn hơn trong một khu phố tốt hơn và với các trường học tốt hơn.

Những bậc cha mẹ làm việc, những người thích có người thân trong gia đình chăm sóc con cái hơn là người lạ.

Người thân cao tuổi cần được chăm sóc gia đình chăm sóc thay vì chăm sóc tại nhà.

Nhấn mạnh vào việc bảo tồn niềm tin và phong tục tôn giáo.

Các trường hợp bất ngờ, chẳng hạn như chấn thương suy nhược, các vấn đề về tim hoặc một căn bệnh nan y. Một tình trạng sống gia đình mở rộng có thể cung cấp một đệm hữu ích nếu và khi hoàn cảnh như vậy phát sinh.

Thảo luận với gia đình của bạn về hoàn cảnh của mình để mọi người cùng hiểu lý do tại sao sống cùng với nhau

2. Thảo luận với gia đình của bạn về hoàn cảnh của mình để mọi người cùng hiểu lý do tại sao sống cùng với nhau. Nếu đó là tính huống tạm thời, hãy cho gia đình biết tình hình của bạn là gì.

Xác định trách nhiệm xung quanh những người cần được chăm sóc.

3. Xác định trách nhiệm xung quanh những người cần được chăm sóc.

Giải quyết những lo ngại của bạn về quyền riêng tư. Có thể khó có sự riêng tư trong hoàn cảnh sống này. Đảm bảo mọi người hiểu tầm quan trọng của quyền riêng tư và có hậu quả đối với bất kỳ ai xâm phạm quyền riêng tư của bất kỳ ai, cho dù đó là Internet, nhật ký của bạn, thông qua đồ dùng cá nhân và thậm chí là nghe các cuộc gọi điện thoại.

Một phần của việc duy trì ranh giới là mỗi thành viên của gia đình biết rằng việc đưa ra lời khuyên, đặc biệt là khi nói đến vấn đề hoặc tranh luận của một cặp vợ chồng trong nhà, chỉ nên được đưa ra “nếu được yêu cầu.” Không bao giờ được tham gia vào cuộc sống của một cặp vợ chồng trừ khi đó là một trường hợp ngoài tầm kiểm soát.

Đặt ranh giới vật lý. Một số người có nhiều tính cách “thể chất” hơn những người khác. Hãy cho gia đình của bạn biết về những lo ngại của bạn về bạo lực thể chất và / hoặc những hành động thân thiết không phù hợp.

Đặt ranh giới âm thanh. Có khả năng ít nhất một người trong nhà sẽ thích nghe nhạc hoặc xem truyền hình với âm thanh lớn. Nói với những người muốn nghe nhạc hay xem tivi với âm thanh lớn, hãy đeo tai nghe.

Đặt quy tắc phòng tắm. Một số người chấp nhận nhiều hơn về việc sử dụng phòng tắm cùng một lúc so với những người khác. Có ổ khóa trên cửa phòng tắm để ngăn chặn sự cố và sự xáo trộn ngẫu nhiên.

Hãy để cha mẹ nuôi con cái. Không tham gia quá mức vào việc nuôi dạy con cái của người khác cũng như hống lại các quy tắc mà họ đã đặt ra cho con của họ.

Hãy để cha mẹ nuôi con cái. Nếu người lớn không lưu tâm đến quyền lợi và trách nhiệm của nhau, bài tập về nhà đôi khi có thể là một nguồn bất hòa trong nhà. Nguyên nhân gây ra vấn đề là ý thức của những người lớn không phải cha mẹ của đứa trẻ về việc họ được phép đi bao xa trong việc quyết định điều gì là tốt nhất cho trẻ em. Điều đặc biệt quan trọng là nói với cha mẹ và ông bà của bạn, cũng như các thành viên khác trong gia đình không chống lại các quy tắc bạn đã đặt ra cho con của bạn.

Quyết định trước ai sẽ là người chịu trách nhiệm thanh toán hóa đơn và tuân thủ nó.

6. Quyết định trước ai sẽ là người chịu trách nhiệm thanh toán hóa đơn và tuân thủ điều này theo khả năng tốt nhất của bạn. Tất nhiên, có những lúc không lường trước được xảy ra. Nếu tất cả các thành viên trao đổi với nhau, hầu hết các vấn đề có thể được giải quyết.

Dành thời gian bên nhau như một gia đình.

8. Dành thời gian bên nhau như một gia đình.

Lợi Ích Của Gia Đình Nhiều Thế Hệ

Chị Nguyễn Lan Anh (Minh Khai, Hà Nội) lập gia đình được 5 năm và có hai con. Hiện tại, vợ chồng chị vẫn sống cùng bố mẹ chồng. Có giai đoạn chị Lan Anh rất muốn ra ở riêng do những va chạm cùng nhiều bất tiện nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chưa có điều kiện. Chị Lan Anh tâm sự: Thời gian mới cưới, nhiều lúc chị cảm thấy không thoải mái vì thiếu không gian riêng. Có những ngày cuối tuần muốn ngủ nướng lại sợ bố mẹ chồng cằn nhằn. Cô em chồng ỷ lại, lười làm khiến nhiều khi chị phát cáu. Nhà đông người thành ra phức tạp. Mỗi người một tính, nên không thể làm hài lòng tất cả.

 

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, chị Lan Anh thừa nhận: Nếu không sống cùng bố mẹ chồng, thì khi bí bách chẳng biết trông cậy vào ai, vì bố mẹ đẻ chị ở tận Nam Định, cách Hà Nội cả chục cây số. Nhất là khi sinh đứa con đầu lòng, chị Lan Anh được mẹ chồng chăm bẵm và phụ giúp, chỉ bảo nhiều, nên cũng đỡ vất vả hơn khi nuôi con nhỏ. Chị Lan Anh kể: “Lên facebook thấy nhiều mẹ bỉm sữa than thở về những khó khăn khi chăm con một mình, tôi thấy mình may mắn và hạnh phúc khi có bố mẹ chồng bên cạnh”.

 

Vậy, mô hình gia đình “tam, tứ đại đồng đường” mang lại những lợi ích gì cho các thành viên mà những người như chị Lan Anh lại không muốn từ bỏ, cho dù không ít lần chị có ý định “dứt áo ra đi” do không chịu nổi áp lực từ những mẫu thuẫn, xung đột nảy sinh khi sống trong gia đình nhiều thế hệ.

 

Thắt chặt tình thân

Việc lựa chọn kiểu mẫu gia đình tùy thuộc vào sở thích, nguyện vọng của mỗi người. Mỗi kiểu gia đình: gia đình lớn (nhiều thế hệ) và gia đình nhỏ đều có ưu điểm và hạn chế khác nhau. chúng tôi Lê Thị Quý – Viện trưởng Viện Giới và Phát triển – từng chia sẻ trên Báo Gia đình Việt Nam: Nếu phải đưa ra một vài so sánh, tôi thích mô hình gia đình nhiều thế hệ hơn.

 

 

GS Quý giải thích: Không khí ấm cúng, an toàn mà gia đình nhiều thế hệ mang lại giúp trẻ phát triển nhân cách hài hòa. Do đó, kiểu mẫu gia đình này rất có lợi cho trẻ nhỏ. Trẻ được lớn lên trong vòng tay đầy yêu thương của ông bà, cha mẹ, được chỉ dạy, uốn nắn cặn kẽ từ bé. Vì thế, gia đình thế hệ có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc cũng như những nét đẹp của từng gia đình: từ cách đi đứng, ăn nói, ứng xử, ăn mặc sao cho lễ phép, lịch sự. Có nhiều gia đình rất nguyên tắc trong việc rèn giũa con cái, từ đó hình thành những phẩm chất đáng quý cho trẻ: sự nề nếp, gọn gàng, kỷ luật, biết thông cảm, bao dung…

 

Khác với những gia đình hạt nhân (có 2 thế hệ: cha mẹ và con cái), trẻ sống trong gia đình nhiều thế hệ sẽ không có cảm giác cô đơn khi cha mẹ bận rộn, vì chúng còn có thể vui chơi và tương tác với nhiều thành viên khác trong gia đình: ông bà, cô chú, cậu dì.

 

Nếu gia đình hạt nhân là lựa chọn lý tưởng cho những người hướng đến không gian riêng tư, thì gia đình nhiều thế hệ lại tạo môi trường gần gũi để mọi người quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ nhau nhiều hơn. Chẳng hạn: Ông bà có điều kiện gần gũi con cháu. Con cháu có điều kiện chăm sóc, báo hiếu ông bà, cha mẹ khi về già. Từ đó, mối liên kết giữa các thành viên trở nên bền chặt. Việc chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cũng dễ dàng hơn, khoảng cách thế hệ được kéo gần lại. GS Quý nhấn mạnh: “Tất cả mọi người sẽ cảm nhận được không khí ấm áp của gia đình, không ai bị bỏ rơi hay thiếu hụt tình cảm, đặc biệt những đứa trẻ không bị “nhốt” ở nhà khi bố mẹ đi làm việc”.

 

Sống trong gia đình nhiều thế hệ, trẻ sẽ biết cách kết nối, chia sẻ và dễ dàng xây dựng mối quan hệ gắn bó với nhiều người. Trẻ cũng không có cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi vì luôn được nhiều người quan tâm, che chở và được giáo dục tốt.

 

Cải thiện tính nhút nhát của trẻ

Gia đình giống như xã hội thu nhỏ. So với những gia đình nhỏ chỉ có bố mẹ, ở gia đình nhiều thế hệ, trẻ được tiếp xúc, giao tiếp với nhiều người, “nhận diện” nhiều tính cách khác nhau, nên sẽ tích lũy được kha khá kinh nghiệm giao tiếp và kỹ năng xã hội. Vì thế, trẻ sẽ bớt rụt rè hơn khi ra ngoài gặp gỡ và trò chuyện với người lạ thông qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

 

 

Sự chỉ bảo, hướng dẫn từ những người lớn tuổi ở các thế hệ trong gia đình sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều khi trưởng thành. Việc trẻ có cơ hội chia sẻ ý kiến với nhiều người giúp chúng học được cách trình bày ý kiến và thuyết phục người đối thoại. Việc chia sẻ ý kiến cũng giúp trẻ bớt lo lắng, hoang mang và điều chỉnh hành vi theo hướng tốt hơn.

 

Sống có trách nhiệm

Dưới sự uốn nắn, dạy dỗ của các thế hệ lớn tuổi, trẻ sẽ nhận thức được vai trò của mình ở trong từng việc nhỏ nhặt, dần định hình giá trị bản thân (dù theo cách vô thức). Sống trong gia đình nhiều thế hệ, khi có sự tương tác với nhiều người lớn tuổi, các anh chị em, bản thân mỗi người đều có mong muốn khẳng định vai trò của mình và sống có trách nhiệm, chín chắn hơn.

 

 

Chị Thu Ngà (30 tuổi, Cổ Nhuế) chia sẻ: “Tôi bận rộn công việc buôn bán đi từ sáng đến tối mới về. Nhưng may mắn ở nhà có ông bà nội kèm cặp, nên hai con tôi (một đứa 8 tuổi, một đứa 11 tuổi – pv) cũng ngoan ngoãn và biết nghĩ cho mẹ. Mỗi buổi hàng tôi đi về muộn, chúng đều ùa ra giúp mẹ dọn hàng, biết hỏi mẹ đi làm có mệt không, đặc biệt là ít khi đòi hỏi, mè nheo. Không có ông bà nội, tôi không biết phải xoay sở bữa cơm miếng nước, rồi tắm giặt… cho các con thế nào. Nhìn cách ông bà rèn cháu, tôi thấy mình may mắn vì được sống cùng ông bà”.

 

Bỏ qua những rào cản thế hệ về cách nghĩ, nếp sống, nếu biết cách sống chung, tôn trọng và nhường nhịn nhau, thì việc cùng chung sống trong gia đình nhiều thế hệ mang đến nhiều lợi ích hơn. Đó có thể là nguyên do khiến mô hình gia đình nhiều thế hệ tưởng như sẽ mất đi khi ngày càng có nhiều bạn trẻ sống ở thành phố lựa chọn “gia đình hạt nhân” vẫn được nhiều người lựa chọn, thậm chí có xu hướng quay trở lại. Nhất là trong thời buổi vật giá leo thang, chi phí cho cuộc sống ngày càng tăng khiến mua nhà riêng hay thuê người giúp việc trở thành “nhiệm vụ bất khả thi” với các cặp vợ chồng trẻ.

 

Vẫn biết việc nhiều thế hệ cùng sinh sống trong một gia đình sẽ làm nảy sinh nhiều mẫu thuẫn, xung đột. Nhưng nếu mỗi thành viên biết nhẫn nhịn, thông cảm để hiểu nhau hơn thì việc có được sự hòa thuận để cùng chung sức đắp xây gia đình hạnh phúc cũng chẳng phải là điều không thể thực hiện. 

Nhiều Lợi Ích Khi Tham Gia Bhyt Theo Hộ Gia Đình

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT: BHYT là hình thức bắt buộc, được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định để chăm sóc sức khỏe không vì mục đích lợi nhuận, trong đó có quy định tham gia BHYT theo hộ gia đình. Vậy tham gia BHYT theo hộ gia đình được lợi gì?

Trong điều kiện hiện nay dịch bệnh, ô nhiễm diễn biến hết sức phức tạp, ốm đau, bệnh tật luôn đe dọa chúng ta, vì vậy mọi người dân phải tham gia BHYT để được hưởng các ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta về chăm sóc sức khỏe. Ngoài các nhóm đối tượng được ngân sách đóng BHYT và các đối tượng được ngân sách hỗ trợ mức đóng, nhóm đối tượng nhân dân tham gia BHYT hộ gia đình sẽ hưởng được nhiều quyền lợi thiết thực.

Khi tham gia BHYT theo hộ gia đình, tất cả các thành viên trong hộ gia đình sẽ được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Chúng ta đã biết sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là tài nguyên của quốc gia, là vấn đề rất nhiều rủi ro, không ai có thể lường trước được đau bệnh xảy ra lúc nào. Do vậy phải tham gia BHYT để được bảo vệ sức khỏe và ổn định kinh tế gia đình.

Thực tế nhiều trường hợp người không tham gia, khi bị bệnh trở thành thảm họa với gia đình bởi chi phí y tế quá lớn mà không có BHYT chi trả nên trở thành người nghèo. Đơn cử như trường hợp bà Lê Thị Thủy, cư ngụ ấp Bình An, xã Song Bình (Chợ Gạo), nhà có 4 công vườn, thu nhập ổn định nên ỷ lại không tham gia BHYT, đến khi phát hiện bị hư thận, phải bán đất vườn điều trị bệnh, từ hộ khá giả đã trở thành hộ nghèo, Nhà nước phải hỗ trợ thẻ BHYT để bà điều trị bệnh (chạy thận nhân tạo), được BHYT thanh toán chi phí điều trị.

Như vậy có thể khẳng định tham gia BHYT theo hộ gia đình là tự trang bị “phao cứu sinh” cho bản thân và gia đình, vì quỹ BHYT đã chi trả phần lớn kinh phí trong quá trình điều trị cho những người bệnh có thẻ BHYT.

Tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ góp phần giảm gánh nặng tài chính cho các thành viên trong hộ gia đình về mức đóng BHYT. Nếu như tham gia BHYT theo quy định trước đây thì mọi người đều đóng 1 mức như nhau bằng 621.000 đồng (4,5% x 1.150.000 đồng x 12 tháng), quy định mới về tham gia BHYT theo hộ gia đình thì chỉ người đầu tiên đóng bằng số tiền trên, mức đóng BHYT được giảm dần theo số lượng thành viên tham gia theo mức bằng 70%, 60%, 50% và 40% so với người đầu tiên.

Hộ gia đình có 5 người tham gia BHYT theo cá nhân độc lập như trước đây thì tổng mức đóng BHYT là: 621.000 đồng x 5 người = 3.105.000 đồng. Theo quy định mới, tham gia BHYT theo hộ gia đình thì mức đóng cho 5 thành viên trong hộ sẽ là 621.000 + 434.700 + 372.600 + 310.500 + 248.400 = 1.987.200 đồng (lợi hơn 1 triệu đồng).

Mặc dù được ưu đãi giảm dần mức đóng nhưng quyền lợi về BHYT đảm bảo theo quy định, nếu trong hộ gia đình có 1 người mắc bệnh nặng thì số tiền tham gia BHYT nói trên của hộ gia đình không thể bù đủ chi phí khám, chữa bệnh cho thành viên bị bệnh, mà phải cần sự bù đắp của cộng đồng.

Theo thống kê của Phòng Giám định BHYT – BHXH tỉnh Tiền Giang, trong quý III – 2015 nhiều trường hợp tham gia BHYT hộ gia đình có chi phí điều trị cao được BHYT thanh toán, đơn cử như: Ông Trần Văn Chí, sinh năm 1945, cư ngụ tại xã Song Bình, huyện Chợ Gạo, bị bệnh nhồi máu cơ tim cấp, điều trị bệnh được BHYT thanh toán 68,8 triệu đồng; ông Trần Văn Chiến, sinh năm 1948, cư ngụ xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, bị bệnh suy hô hấp cấp, điều trị bệnh được BHYT thanh toán 64,8 triệu đồng; ông Đặng Trương Anh Khoa, sinh năm 1989, cư ngụ xã Điềm Hy, huyện Châu Thành, bị bệnh van 2 lá do thấp, điều trị bệnh được BHYT thanh toán 64,8 triệu đồng;…

Ngoài những lợi ích nêu trên, tham gia BHYT theo hộ gia đình còn nhằm từng bước thực hiện mục tiêu cộng đồng cùng chia sẻ rủi ro với người bệnh. Ở mức độ thấp là các thành viên trong cùng gia đình chia sẻ cho nhau, mức độ cao hơn là cùng chia sẻ trong cộng đồng xã hội. Vì vậỵ, tham gia BHYT hộ gia đình vừa bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình mình, vừa góp phần cộng đồng trách nhiệm với xã hội chăm lo sức khỏe toàn dân.

Những Lợi Ích Khi Tham Gia Bhyt Hộ Gia Đình

Bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình là loại hình bảo hiểm mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Việc tham gia BHYT theo hộ gia đình không những để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, mà còn góp phần giảm gánh nặng tài chính khi không may bị ốm đau, bệnh tật.

BHYT là cách tốt nhất để mọi người giúp nhau chia sẻ rủi ro khi bị ốm đau, bệnh tật. Tham gia BHYT là cách đóng góp khi lành để dành khi ốm đau, bệnh tật, như trường hợp anh Lê Minh Đ., sinh năm 1963, ngụ ấp Mỹ Chánh, xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tham gia BHYT hộ gia đình từ ngày 1-10-2016. Ngày 6-5-2020, anh Đ. nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy với chẩn đoán: Phình động mạch chủ ngực – bụng, không vỡ. Đến ngày 22-5-2020, anh Đ. ra viện, tổng chi phí cho đợt điều trị là 483.835.168 đồng; trong đó tiền thuốc là 155.961.077 đồng, tiền vật tư y tế 142.810.176 đồng, chi phí phẫu thuật thay động mạch chủ và quai động mạch chủ trên 18 triệu đồng. Số tiền BHYT đã thanh toán cho anh Đ. sau 16 ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy là 376.359.334 đồng.

Người bệnh lọc máu tại Khoa Thận nhân tạo.

Khám, chữa bệnh (KCB) bằng thẻ BHYT giúp người nghèo và cận nghèo bớt đi gánh nặng chi tiêu cho gia đình khi ốm đau, bệnh tật, đó là hoàn cảnh của cô Nguyễn Thị T., sinh năm 1943, ngụ ấp Láng Biển, xã Mỹ Phước Tây, TX. Cai Lậy. Con dâu cô T. tâm sự: “Năm 2018, mẹ tôi được Bệnh viện Chợ Rẫy chẩn đoán suy thận mãn giai đoạn 4 phải lọc thận chu kỳ, mỗi tuần 2 lần đến Bệnh viện Quân y 120 để lọc máu theo lịch hẹn của bác sĩ, gia đình phải chi trả hơn 1 triệu đồng vì không có thẻ BHYT. Tại bệnh viện, chúng tôi mới được biết đến thẻ BHYT, nhờ có BHYT mà gia đình bớt gánh nặng viện phí; nếu không có BHYT thì chúng tôi sẽ không đủ khả năng để chữa bệnh cho mẹ chúng tôi đến ngày hôm nay”.

Ung thư vốn được coi là một trong bệnh nan y, là mối lo lắng, quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Thẻ BHYT được xem như thẻ “cứu cánh” cho người bệnh hiểm nghèo. Đây cũng chính giải pháp hỗ trợ đắc lực trong bài toán viện phí với nhiều người bệnh, đặc biệt là những người bệnh ung thư, giúp họ yên tâm hơn trong quá trình điều trị. Chị Phạm Thị B., sinh năm 1956, mã thẻ BHYT GD482822320XXXX, ngụ ấp Ninh Đồng, xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây, tham gia BHYT hộ gia đình liên tục từ ngày 21-5-2015, thời gian đủ 5 năm liên tục của chị B. kể từ ngày 28-5-2020.

Tháng 2-2020 chị B. được Bệnh viện Chợ Rẫy kết luận mắc bệnh bạch cầu dạng tủy cấp, chi phí cùng chi trả cho những lần điều trị bệnh của chị từ ngày 28-5-2020 đến 17-8-2020 là 10.778.223 đồng, vượt 6 tháng lương cơ sở (mức hiện tại là 8.940.000 đồng). BHXH Tiền Giang đã cấp giấy xác nhận không cùng chi trả cho chị B., có giá trị từ ngày 23-6-2020 và chi trả trực tiếp cho chị B. 1.848.223 đồng phần chênh lệch chi phí cùng chi trả (10.788.223 – 8.940.000 = 1.848.223). Kể từ ngày được cấp giấy xác nhận không cùng chi trả đến hết ngày 31-12-2020, chị B. sẽ được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí KCB BHYT đúng tuyến, góp phần san sẻ đồng hành cùng chị trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư quái ác.

BÙI XUÂN HIỆP