Top 7 # Xem Nhiều Nhất Lợi Ích Của Việc Ủy Quyền Trong Quản Trị Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Ủy Quyền (Ủy Thác Công Việc) Trong Quản Trị

Ủy quyền (delegation) là giao phó quyền hạn và trách nhiệm cho người khác để họ thay quyền thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt.

Uỷ quyền giúp cho người quản lý:

– Đưa ra những quyết định sáng suốt hơn

– Tận dụng tối đa quỹ thời gian

– Quản lý được một nhóm có đông thành viên

– Nâng cao hiệu quả công việc

2. Qui trình ủy quyền

Qui trình ủy quyền bao gồm những bước cơ bản sau:

– Xác định kết quả mong muốn. Việc giao quyền là nhằm cho người khác có khả năng thực hiện được công việc. Nếu việc giao quyền mà người được giao không thể thực hiện được thì công việc ủy quyền này là vô nghĩa. Do đó cần phải ủy quyền tương xứng với công việc và tạo điều kiện cho họ thực hiện công tác được giao.

– Chọn người và giao nhiệm vụ

– Giao quyền hạn để thực hiện các nhiệm vụ đó

– Yêu cầu người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm

– Giám sát và đánh giá

3. Nguyên tắc ủy quyền

Để việc ủy quyền thật sự có giá trị và mang lại hiệu quả, khi ủy quyền cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:

(1) Trong hệ thống tổ chức, việc ủy quyền thường là ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp, nghĩa là cấp trên ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp mà không được vượt cấp

(2) Sự ủy quyền không làm mất đi hay thu nhỏ trách nhiệm của người được ủy quyền

(3) Quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm của người ủy quyền và người được ủy quyền phải bảo đảm và gắn bó với nhau. Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo sự tương xứng giữa nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm

(4) Nội dung, ranh giới của nhiệm vụ được ủy quyền phải xác định rõ ràng

(5) Ủy quyền phải tự giác không áp đặt.

(6) Người được ủy quyền phải có đầy đủ thông tin trước khi bắt tay vào việc

(7) Luôn luôn phải có sự kiểm tra trong quá trình thực hiện sự ủy quyền

Trong nhiều công trình nghiên cứu về những thất bại của công tác quản trị hầu như đều chỉ ra nguyên nhân là giao quyền không đúng mức hoặc thô thiển. Nói cách khác, về phương diện nào đó, ủy quyền là nghệ thuật của quản trị. Ủy quyền là tạo được cho cấp dưới được rèn luyện trong nhiệm vụ mới, đó là cơ sở để lựa chọn, bề bạt những người có năng lực vào những vị trí cần thiết trong bộ máy quản trị.

Hình7.11. Tiến Trình Ủy Thác Công Việc Hiệu Quả

Sự ủy quyền phải được tiến hành một cách có ý thức từ cả hai phía. Do vậy nhà lãnh đạo phải tin cậy vào cấp dưới, sẵn sàng hướng dẫn, chia sẻ và cho phép cấp dưới có những sai sót ở mức độ nhất định, đồng thời phải có sự kiểm tra đôn đốc thường xuyên cấp dưới khi được ủy quyền phải thấy được trách nhiệm và những giới hạn trong quyền lực để không trở thành người lạm quyền gây thiệt hại cho tổ chức.

nhung cong viec phai uy quyen

quy trình ủy quyền

ủy quyền trong quản trị học

,

Những Lợi Ích Của Kỹ Năng Giao Việc, Ủy Quyền

Theo khảo sát năm 2013 của Gallup với 14 triệu nhân viên từ 50.000 công ty, nhờ có giao việc, uỷ quyền mà 22% doanh nghiệp tăng lợi nhuận, 21% doanh nghiệp tăng năng suất lao động.

Theo các chuyên gia quản trị hàng đầu, việc đặt đúng người vào đúng vị trí là yếu tố quan trọng, quyết định 50% thành công trong công việc, 50% thành công còn lại phụ thuộc vào sự nỗ lực của người được đặt.

Ngược lại, nếu ta không đặt đúng người cũng như không giao đúng việc, 99% công việc đó sẽ thất bại, tiềm năng nhân sự đó sẽ hao tổn, ý chí và niềm tin bị sụt giảm. Nói cách khác, giao việc, uỷ thác đúng người, đúng việc tạo được hiệu quả cao trong công việc.

Giao việc và ủy quyền là kỹ năng quan trọng của bất kỳ nhà lãnh đạo, quản lý nào, chỉ có trong tay một vài nhân viên hay điều hành cả doanh nghiệp với hàng nghìn nhân sự. Khi nhà lãnh đạo biết giao quyền là lúc họ làm vai trò quản lý con người của mình. Kỹ năng giao việc ủy quyền mang nhiều lợi ích quan trọng cho nhà quản lý.

Cụ thể, nếu giao việc tốt, nhà lãnh đạo cải thiện hiệu quả sử dụng thời gian của mình cũng như doanh nghiệp. Việc giao quyền cũng thể hiện lòng tin của sếp với nhân viên, lòng tin đến từ 2 chiều. Ngoài ra người lãnh đạo biết giao quyền tốt nghĩa là họ biết tạo cầu nối tích cực trong công việc hàng ngày, điều đó càng làm tăng lòng tin của nhân viên.

Kỹ năng giao việc, ủy quyền còn tạo ra đội ngũ kế cận. Thông qua giao việc, chúng ta có thể phát hiện, đánh giá được năng lực của nhân viên, biết được ai tốt ai chưa, từ đó có kế hoạch phát triển đội ngũ nhân sự tiềm năng. Kỹ năng này cũng giúp tăng hiệu quả sử dụng thời gian. Việc uỷ quyền và giao việc giúp nhà lãnh đạo có nhiều thời gian hơn để giải quyết những công việc quan trọng mang tính chiến lược, kế hoạch, không mất thời gian cho những công việc nhỏ nhặt mà giá trị lại không cao.

Chưa kể, giao việc và uỷ quyền thể hiện sự tin tưởng mà người quản lý dành cho nhân viên, tạo động lực cho nhân viên. Khi cảm thấy được tín nhiệm, nhân viên sẽ tích cực hơn trong công việc. Kỹ năng này cũng giúp nhà lãnh đạo sử dụng hiệu quả nguồn lực, đảm bảo tất cả nhân sự được giao việc một cách công bằng, các nhiệm vụ đều có người thực hiện. Thông qua đó, giao quyền là hình thức phát triển nhân viên tốt nhất. Nếu biết sử dụng nghệ thuật này, nhân viên sẽ thay đổi, phát triển từng ngày.

Hợp Đồng Ủy Quyền Là Gì? Tính Pháp Lý Của Giấy Ủy Quyền ?

You are here

Hợp đồng ủy quyền là gì? Tính pháp lý của giấy ủy quyền ?

Giải đáp từ việt Luật:Khi nhắc đến hợp đồng ủy quyền thì về cơ bản những thông tin trên hợp đồng ủy quyền bao như sau:

Bên ủy quyền – họ và tên, căn cước, địa chỉ, thông tin liên hệ

Bên nhận ủy quyền – họ và tên, căn cước, địa chỉ, thông tin liên hệ

Nội dung và phạm vi ủy quyền: ủy quyền về việc gì? quyền hạn và nghĩa vụ của người nhận ủy quyền.

Thời hạn ủy quyền: trong thời gian bao lâu?

Việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền: những tình huống chấm dứt hợp đồng ủy quyền.

Thù lao ủy quyền (nếu có).

Cam kết và chữ ký của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền về việc ủy quyền.

Hợp đồng ủy quyền được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015, theo đó, khái niệm hợp đồng ủy quyền được hiểu như sau:“Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”Ngoài ra, còn quy định thêm về thời hạn ủy quyền, đó là: “Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”Theo quy định trên, có thể thấy trong hợp đồng ủy quyền phải ghi thời hạn cụ thể (có thể là 2 năm, 5 năm,…). Thời hạn ủy quyền là do các bên thỏa thuận, trừ các trường hợp pháp luật có quy định cụ thể. Nếu như giữa các bên không có thỏa thuận và pháp luật cũng không có quy định về thời hạn thì hợp đồng đó sẽ có hiệu lực 1 năm kể từ ngày xác lập.Như vậy, không tồn tại hợp đồng ủy quyền nào là hợp đồng ủy quyền vĩnh viễn. Tất cả các loại hợp đồng ủy quyền đều phải thỏa thuận, quy định rõ thời hạn. Nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại điều 563 Bộ luật dân sự. Do đó việc ban muốn ủy quyền cho một người bằng hợp đồng ủy quyền vĩnh viễn là không phù hợp với các quy định của pháp luật. Thay bằng việc ủy quyền bằng hợp đồng vĩnh viễn không được phù hợp bạn có thể ủy quyền cho người đó bằng hợp đồng ủy quyền có thời hạn, thời hạn dài hay ngắn là do sự thỏa thuận giữa hai người. Nếu muốn ủy quyền trong thời gian dài, bạn có thể thỏa thuận thời hạn ủy quyền là 20 năm, 30 năm,…

Trích dẫn thông tin về hợp đồng ủy quyền trong bộ luật dân sự hiện nay: Mục 13. HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Điều 563. Thời hạn ủy quyền Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. 2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. 3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu. 1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó. 2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền. 3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền. 4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền. 5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này. 1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền. 2. Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

Nếu bạn còn vướng mắc về mặt pháp lý về hợp đồng ủy quyền trong khi thực hiện các hoạt động thường ngày có thể liên hệ trực tiếp với Việt Luật để được giải đáp nhanh chóngTổng đài hỗ trợ 24/7 – 1900 6199 – Hotline – 0965 999 345

7 Lợi Ích Của Việc Học Quản Trị Khách Sạn

Một môn học sẽ trở nên hấp dẫn hơn một khi bạn biết được các lợi ích mà nó mang lại. Nếu bạn vẫn phân vân không biết có nên học Quản trị Khách sạn hay không thì bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Cùng điểm qua các lợi ích của việc học ngành này.

1.Tư duy sáng tạo

Quản trị Khách sạn là công việc mà bạn sẽ tương tác với rất nhiều khách hàng và bạn có thể gặp phải những vấn đề khác biệt cần phải được giải quyết ngay lập tức. Qua những gì bạn học được từ chương trình Quản trị Khách sạn, tâm trí bạn sẽ được mở rộng, tự quyết định nhanh hơn và sẽ suy nghĩ độc đáo hơn. Với những bài tập trí não như thế, bạn sẽ dần dần sở hữu một tư duy sáng tạo.

2. Trải nghiệm toàn cầu

3. Đảm bảo công việc

4. Những lợi ích tuyệt vời

Không phải công việc nào trong ngành này cũng có thu nhập cao, nhưng nếu bạn nỗ lực tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kiến thức, bạn sẽ có nhiều cơ hội nhận được những vị trí xứng đáng với mức lương cao.

5. Vô vàn cơ hội

Công việc trong ngành này chưa bao giờ là tẻ nhạt. Có rất nhiều sự đa dạng trong công việc, bạn sẽ được đi đến nhiều nơi và cũng có nhiều cơ hội thử thách bản thân. Thực tế cho thấy, những công việc trong ngành này là những công việc thú vị nhất thế giới.

6. Phát triển bản thân

Theo Tạp chí Kinh doanh Harvard, “cơ hội phát triển” nên trở thành một yếu tố khi bạn cân nhắc chọn công việc. Công việc trong ngành Quản trị Khách sạn sẽ giúp bạn phát triển cả trong công việc lẫn cá nhân. Làm trong ngành này, bạn sẽ phát triển được kỹ năng xã hội và mạng lưới quan hệ, cũng như cơ hội phát triển trong chính nơi bạn làm việc.

7. Khả năng làm việc cao

Ngành công nghiệp Khách sạn mang đến rất nhiều việc làm và lợi nhuận. Điều đó cũng ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế thế giới và tỉ lệ việc làm. Học Quản trị Khách sạn sẽ cho bạn một lợi thế lớn hơn khi học các ngành khác vì tính linh hoạt và sự rộng lớn của nó.

Khách sạn là một trong những ngành tốt nhất bạn có thể làm việc và thu nhập cũng rất khả quan. Nếu bạn đang lên kế hoạch để học về Quản trị Khách sạn thì đừng chần chừ nữa mà hãy bắt tay vào thực hiện ngay và luôn. Đến cuối cùng thì điều tốt đẹp nhất sẽ đến với những ai dám ước mơ.

Tác giả: Anisa Choudhary

Nguồn: Toronto School of Management

https://www.torontosom.ca/blog/scope-and-future-of-hospitality-management

Trở thành sinh viên trường Đại học công lập quốc tế tại VNUK

Năm học 2019-2020, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng (mã trường: DDV) mở chuyên ngành mới thuộc Ngành Quản trị và Kinh doanh quốc tế (mã ngành: 7340124) là ngành Du lịch và Khách sạn quốc tế.

Tên tiếng Anh của ngành: International Business and Management (IBM) được in trên bằng tốt nghiệp.

Tên tiếng Anh của chuyên ngành: International Tourism and Hospitality Management (ITH) được in trên bảng điểm của sinh viên.

Lợi thế khi học tập tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh (VNUK)

Là trường Đại học công lập Quốc tế duy nhất tại miền Trung

Tọa lạc tại Trung tâm thành phố Đà Nẵng, địa điểm du lịch hàng đầu Việt Nam.

Sinh viên có cơ hội được chuyển tiếp theo chương trình 2+2 hoặc 3+1 (3 năm học tại VNUK và 1 năm chuyển tiếp đến các trường đại học liên kết với VNUK tại Anh Quốc).

Trường đảm bảo chương trình thực tập 6 tháng cho sinh viên tại các tổ chức du lịch chuyên nghiệp hoặc các khách sạn, resort tiêu chuẩn 4*-5*).