Top 5 # Xem Nhiều Nhất Lợi Ích Của Việc Sống Trong Gia Đình Đa Thế Hệ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Cách Sống Trong Gia Đình Nhiều Thế Hệ

10:39 16/02/2019 trong Giáo dục con cái

Có nhiều gia đình có 3 thậm chí là 4 thế hệ cùng chung sống với nhau. Việc sống trong gia đình nhiều thế hệ không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, vẫn có những cách để một gia đình đa thế hệ sống hòa thuận và vui vẻ với nhau. Bài viết dưới đây chia sẻ những kinh nghiệm để cuộc sống trong gia đình nhiều thế hệ được hòa thuận và thoải mái.

Hướng dẫn cách sống trong gia đình nhiều thế hệ

Biết TẠI SAO lại có sự sắp xếp này trong cuộc sống

1. Biết TẠI SAO lại có sự sắp xếp này. Mọi sự sắp xếp trong cuộc sống đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó, và để nó có thể hoạt động, những lợi ích phải được công nhận và vượt qua những hạn chế. Khi cuộc sống trở nên khó khăn, ghi nhớ lý do tại sao bạn chọn sống trong một gia đình đa thế hệ sẽ giúp bạn có thể đối mặt với bất cứ xung đột nào phát sinh. Một số lý do mà các gia đình chọn sống cùng nhau là:

Tiền bạc. Thất nghiệp hoặc chi phí phát sinh, như ly hôn hoặc tử vong trong gia đình.

Một động thái lớn, nơi một đơn vị gia đình sống với một đơn vị gia đình hoặc thành viên khác đã ở trong khu vực cho đến khi họ có thể làm quen với khu vực và thiết lập nhà riêng của họ.

Mong muốn sống trong một khu vực có chi phí cao. Bằng cách có nhiều thành viên trong gia đình sống trong một ngôi nhà đơn lẻ, gia đình có thể đủ khả năng một ngôi nhà đẹp hơn, lớn hơn trong một khu phố tốt hơn và với các trường học tốt hơn.

Những bậc cha mẹ làm việc, những người thích có người thân trong gia đình chăm sóc con cái hơn là người lạ.

Người thân cao tuổi cần được chăm sóc gia đình chăm sóc thay vì chăm sóc tại nhà.

Nhấn mạnh vào việc bảo tồn niềm tin và phong tục tôn giáo.

Các trường hợp bất ngờ, chẳng hạn như chấn thương suy nhược, các vấn đề về tim hoặc một căn bệnh nan y. Một tình trạng sống gia đình mở rộng có thể cung cấp một đệm hữu ích nếu và khi hoàn cảnh như vậy phát sinh.

Thảo luận với gia đình của bạn về hoàn cảnh của mình để mọi người cùng hiểu lý do tại sao sống cùng với nhau

2. Thảo luận với gia đình của bạn về hoàn cảnh của mình để mọi người cùng hiểu lý do tại sao sống cùng với nhau. Nếu đó là tính huống tạm thời, hãy cho gia đình biết tình hình của bạn là gì.

Xác định trách nhiệm xung quanh những người cần được chăm sóc.

3. Xác định trách nhiệm xung quanh những người cần được chăm sóc.

Giải quyết những lo ngại của bạn về quyền riêng tư. Có thể khó có sự riêng tư trong hoàn cảnh sống này. Đảm bảo mọi người hiểu tầm quan trọng của quyền riêng tư và có hậu quả đối với bất kỳ ai xâm phạm quyền riêng tư của bất kỳ ai, cho dù đó là Internet, nhật ký của bạn, thông qua đồ dùng cá nhân và thậm chí là nghe các cuộc gọi điện thoại.

Một phần của việc duy trì ranh giới là mỗi thành viên của gia đình biết rằng việc đưa ra lời khuyên, đặc biệt là khi nói đến vấn đề hoặc tranh luận của một cặp vợ chồng trong nhà, chỉ nên được đưa ra “nếu được yêu cầu.” Không bao giờ được tham gia vào cuộc sống của một cặp vợ chồng trừ khi đó là một trường hợp ngoài tầm kiểm soát.

Đặt ranh giới vật lý. Một số người có nhiều tính cách “thể chất” hơn những người khác. Hãy cho gia đình của bạn biết về những lo ngại của bạn về bạo lực thể chất và / hoặc những hành động thân thiết không phù hợp.

Đặt ranh giới âm thanh. Có khả năng ít nhất một người trong nhà sẽ thích nghe nhạc hoặc xem truyền hình với âm thanh lớn. Nói với những người muốn nghe nhạc hay xem tivi với âm thanh lớn, hãy đeo tai nghe.

Đặt quy tắc phòng tắm. Một số người chấp nhận nhiều hơn về việc sử dụng phòng tắm cùng một lúc so với những người khác. Có ổ khóa trên cửa phòng tắm để ngăn chặn sự cố và sự xáo trộn ngẫu nhiên.

Hãy để cha mẹ nuôi con cái. Không tham gia quá mức vào việc nuôi dạy con cái của người khác cũng như hống lại các quy tắc mà họ đã đặt ra cho con của họ.

Hãy để cha mẹ nuôi con cái. Nếu người lớn không lưu tâm đến quyền lợi và trách nhiệm của nhau, bài tập về nhà đôi khi có thể là một nguồn bất hòa trong nhà. Nguyên nhân gây ra vấn đề là ý thức của những người lớn không phải cha mẹ của đứa trẻ về việc họ được phép đi bao xa trong việc quyết định điều gì là tốt nhất cho trẻ em. Điều đặc biệt quan trọng là nói với cha mẹ và ông bà của bạn, cũng như các thành viên khác trong gia đình không chống lại các quy tắc bạn đã đặt ra cho con của bạn.

Quyết định trước ai sẽ là người chịu trách nhiệm thanh toán hóa đơn và tuân thủ nó.

6. Quyết định trước ai sẽ là người chịu trách nhiệm thanh toán hóa đơn và tuân thủ điều này theo khả năng tốt nhất của bạn. Tất nhiên, có những lúc không lường trước được xảy ra. Nếu tất cả các thành viên trao đổi với nhau, hầu hết các vấn đề có thể được giải quyết.

Dành thời gian bên nhau như một gia đình.

8. Dành thời gian bên nhau như một gia đình.

Lợi Ích Của Gia Đình Nhiều Thế Hệ

Chị Nguyễn Lan Anh (Minh Khai, Hà Nội) lập gia đình được 5 năm và có hai con. Hiện tại, vợ chồng chị vẫn sống cùng bố mẹ chồng. Có giai đoạn chị Lan Anh rất muốn ra ở riêng do những va chạm cùng nhiều bất tiện nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chưa có điều kiện. Chị Lan Anh tâm sự: Thời gian mới cưới, nhiều lúc chị cảm thấy không thoải mái vì thiếu không gian riêng. Có những ngày cuối tuần muốn ngủ nướng lại sợ bố mẹ chồng cằn nhằn. Cô em chồng ỷ lại, lười làm khiến nhiều khi chị phát cáu. Nhà đông người thành ra phức tạp. Mỗi người một tính, nên không thể làm hài lòng tất cả.

 

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, chị Lan Anh thừa nhận: Nếu không sống cùng bố mẹ chồng, thì khi bí bách chẳng biết trông cậy vào ai, vì bố mẹ đẻ chị ở tận Nam Định, cách Hà Nội cả chục cây số. Nhất là khi sinh đứa con đầu lòng, chị Lan Anh được mẹ chồng chăm bẵm và phụ giúp, chỉ bảo nhiều, nên cũng đỡ vất vả hơn khi nuôi con nhỏ. Chị Lan Anh kể: “Lên facebook thấy nhiều mẹ bỉm sữa than thở về những khó khăn khi chăm con một mình, tôi thấy mình may mắn và hạnh phúc khi có bố mẹ chồng bên cạnh”.

 

Vậy, mô hình gia đình “tam, tứ đại đồng đường” mang lại những lợi ích gì cho các thành viên mà những người như chị Lan Anh lại không muốn từ bỏ, cho dù không ít lần chị có ý định “dứt áo ra đi” do không chịu nổi áp lực từ những mẫu thuẫn, xung đột nảy sinh khi sống trong gia đình nhiều thế hệ.

 

Thắt chặt tình thân

Việc lựa chọn kiểu mẫu gia đình tùy thuộc vào sở thích, nguyện vọng của mỗi người. Mỗi kiểu gia đình: gia đình lớn (nhiều thế hệ) và gia đình nhỏ đều có ưu điểm và hạn chế khác nhau. chúng tôi Lê Thị Quý – Viện trưởng Viện Giới và Phát triển – từng chia sẻ trên Báo Gia đình Việt Nam: Nếu phải đưa ra một vài so sánh, tôi thích mô hình gia đình nhiều thế hệ hơn.

 

 

GS Quý giải thích: Không khí ấm cúng, an toàn mà gia đình nhiều thế hệ mang lại giúp trẻ phát triển nhân cách hài hòa. Do đó, kiểu mẫu gia đình này rất có lợi cho trẻ nhỏ. Trẻ được lớn lên trong vòng tay đầy yêu thương của ông bà, cha mẹ, được chỉ dạy, uốn nắn cặn kẽ từ bé. Vì thế, gia đình thế hệ có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc cũng như những nét đẹp của từng gia đình: từ cách đi đứng, ăn nói, ứng xử, ăn mặc sao cho lễ phép, lịch sự. Có nhiều gia đình rất nguyên tắc trong việc rèn giũa con cái, từ đó hình thành những phẩm chất đáng quý cho trẻ: sự nề nếp, gọn gàng, kỷ luật, biết thông cảm, bao dung…

 

Khác với những gia đình hạt nhân (có 2 thế hệ: cha mẹ và con cái), trẻ sống trong gia đình nhiều thế hệ sẽ không có cảm giác cô đơn khi cha mẹ bận rộn, vì chúng còn có thể vui chơi và tương tác với nhiều thành viên khác trong gia đình: ông bà, cô chú, cậu dì.

 

Nếu gia đình hạt nhân là lựa chọn lý tưởng cho những người hướng đến không gian riêng tư, thì gia đình nhiều thế hệ lại tạo môi trường gần gũi để mọi người quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ nhau nhiều hơn. Chẳng hạn: Ông bà có điều kiện gần gũi con cháu. Con cháu có điều kiện chăm sóc, báo hiếu ông bà, cha mẹ khi về già. Từ đó, mối liên kết giữa các thành viên trở nên bền chặt. Việc chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cũng dễ dàng hơn, khoảng cách thế hệ được kéo gần lại. GS Quý nhấn mạnh: “Tất cả mọi người sẽ cảm nhận được không khí ấm áp của gia đình, không ai bị bỏ rơi hay thiếu hụt tình cảm, đặc biệt những đứa trẻ không bị “nhốt” ở nhà khi bố mẹ đi làm việc”.

 

Sống trong gia đình nhiều thế hệ, trẻ sẽ biết cách kết nối, chia sẻ và dễ dàng xây dựng mối quan hệ gắn bó với nhiều người. Trẻ cũng không có cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi vì luôn được nhiều người quan tâm, che chở và được giáo dục tốt.

 

Cải thiện tính nhút nhát của trẻ

Gia đình giống như xã hội thu nhỏ. So với những gia đình nhỏ chỉ có bố mẹ, ở gia đình nhiều thế hệ, trẻ được tiếp xúc, giao tiếp với nhiều người, “nhận diện” nhiều tính cách khác nhau, nên sẽ tích lũy được kha khá kinh nghiệm giao tiếp và kỹ năng xã hội. Vì thế, trẻ sẽ bớt rụt rè hơn khi ra ngoài gặp gỡ và trò chuyện với người lạ thông qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

 

 

Sự chỉ bảo, hướng dẫn từ những người lớn tuổi ở các thế hệ trong gia đình sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều khi trưởng thành. Việc trẻ có cơ hội chia sẻ ý kiến với nhiều người giúp chúng học được cách trình bày ý kiến và thuyết phục người đối thoại. Việc chia sẻ ý kiến cũng giúp trẻ bớt lo lắng, hoang mang và điều chỉnh hành vi theo hướng tốt hơn.

 

Sống có trách nhiệm

Dưới sự uốn nắn, dạy dỗ của các thế hệ lớn tuổi, trẻ sẽ nhận thức được vai trò của mình ở trong từng việc nhỏ nhặt, dần định hình giá trị bản thân (dù theo cách vô thức). Sống trong gia đình nhiều thế hệ, khi có sự tương tác với nhiều người lớn tuổi, các anh chị em, bản thân mỗi người đều có mong muốn khẳng định vai trò của mình và sống có trách nhiệm, chín chắn hơn.

 

 

Chị Thu Ngà (30 tuổi, Cổ Nhuế) chia sẻ: “Tôi bận rộn công việc buôn bán đi từ sáng đến tối mới về. Nhưng may mắn ở nhà có ông bà nội kèm cặp, nên hai con tôi (một đứa 8 tuổi, một đứa 11 tuổi – pv) cũng ngoan ngoãn và biết nghĩ cho mẹ. Mỗi buổi hàng tôi đi về muộn, chúng đều ùa ra giúp mẹ dọn hàng, biết hỏi mẹ đi làm có mệt không, đặc biệt là ít khi đòi hỏi, mè nheo. Không có ông bà nội, tôi không biết phải xoay sở bữa cơm miếng nước, rồi tắm giặt… cho các con thế nào. Nhìn cách ông bà rèn cháu, tôi thấy mình may mắn vì được sống cùng ông bà”.

 

Bỏ qua những rào cản thế hệ về cách nghĩ, nếp sống, nếu biết cách sống chung, tôn trọng và nhường nhịn nhau, thì việc cùng chung sống trong gia đình nhiều thế hệ mang đến nhiều lợi ích hơn. Đó có thể là nguyên do khiến mô hình gia đình nhiều thế hệ tưởng như sẽ mất đi khi ngày càng có nhiều bạn trẻ sống ở thành phố lựa chọn “gia đình hạt nhân” vẫn được nhiều người lựa chọn, thậm chí có xu hướng quay trở lại. Nhất là trong thời buổi vật giá leo thang, chi phí cho cuộc sống ngày càng tăng khiến mua nhà riêng hay thuê người giúp việc trở thành “nhiệm vụ bất khả thi” với các cặp vợ chồng trẻ.

 

Vẫn biết việc nhiều thế hệ cùng sinh sống trong một gia đình sẽ làm nảy sinh nhiều mẫu thuẫn, xung đột. Nhưng nếu mỗi thành viên biết nhẫn nhịn, thông cảm để hiểu nhau hơn thì việc có được sự hòa thuận để cùng chung sức đắp xây gia đình hạnh phúc cũng chẳng phải là điều không thể thực hiện. 

Lợi Ích Của Việc Tham Gia Bhxh Tự Nguyện, Bhyt Hộ Gia Đình

(CAO) Người tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình sẽ được hưởng những quyền lợi gì?. Đó là những câu hỏi mà nhiều người dân quan tâm khi tham gia BHXH.

LỢI ÍCH KHI THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN

BHXH tự nguyện là chế độ bảo hiểm của Đảng và Nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, vì quyền lợi của người lao động và Nhân dân, được Nhà nước bảo hộ, do cơ quan BHXH thực hiện. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Tham gia BHXH tự nguyện bạn sẽ

1. Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia.

2. Được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân.

3. Được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già, để đảm bảo cuộc sống.

4. Lương hưu được điều chỉnh theo Chỉ số giá tiêu dùng.

5. Được cấp thẻ BHYT trong suốt thời gian hưởng lương hưu để chăm sóc sức khỏe.

6. Thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng (10 lần lương cơ sở) và chế độ tuất khi người tham gia qua đời.

Rủi ro khi không tham gia BHXH tự nguyện

1. Mất cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng và cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt quá trình hưởng lương hưu.

2. Phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh để chăm sóc sức khoẻ khi về già- độ tuổi thường gặp bất trắc về sức khỏe.

3. Vẫn phải tiếp tục mưu sinh hoặc sống phụ thuộc vào con cái/ người thân.

4. Thân nhân không được hưởng chế độ tử tuất nếu chẳng may bạn qua đời.

Tham gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay, để được hưởng lương hưu hàng tháng và được cấp thẻ BHYT miễn phí chăm sóc sức khỏe trong suốt thời gian hưởng lương hưu. Liên hệ số hotline 1900.9068 hoặc đến các đại lý thu BHXH, BHYT nơi gần nhất (UBND xã/phường/thị trấn, Bưu điện, …) để được tư vấn, hỗ trợ.

LỢI ÍCH KHI THAM GIA BHYT HỘ GIA ĐÌNH

BHYT là chế độ bảo hiểm của Đảng và Nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, vì quyền lợi của Nhân dân, được Nhà nước bảo hộ, do cơ quan BHXH thực hiện.

Tham gia BHYT hộ gia đình:

1. Người tham gia BHYT trong cùng một hộ gia đình ừ người thứ hai trở đi được giảm trừ mức đóng khi tham gia.

2. Được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế có ký Hợp đồng khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc.

3. Được quỹ BHYT chi trả từ 80-100% chi phí khi khám chữa bệnh theo quy định.

4. Quỹ BHYT chi trả: 18.000 dịch vụ kỹ thuật y tế bao gồm cả những dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn như can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật nội soi, MRI, CT, PET-CT…; trên 1.000 hoạt chất, sinh phẩm tân dược bao gồm cả các thuốc tim mạch, điều trị ung thư đắt tiền…; hàng trăm vị thuốc đông y, thuốc từ dược liệu; hàng ngàn loại vật tư y tế bao gồm cả vật tư y tế thay thế như máy tạo nhịp tim, stent mạch vành, khớp nhân tạo…

5. Giúp bạn và gia đình giảm gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh khi ốm đau, tai nạn.

6. Góp phần chia sẻ rủi ro, phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” giữa những người tham gia.

Rủi ro khi không có thẻ BHYT

1. Kinh tế gia đình sa sút khi không may mắc bệnh hiểm nghèo.

2. Khó có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao và thuốc đắt tiền.

3. Luôn lo lắng vì giá dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng tăng cao.

4. Phải tự chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh.

Bạn có biết?

– Hàng năm có hàng nghìn người được quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh với chi phí hơn 1 tỷ đồng.

– Người được quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh cao nhất là gần 13 tỷ đồng.

Tham gia BHYT hộ gia đình ngay hôm nay, để được chăm sóc, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình. Liên hệ số hotline 1900.9068 hoặc đến các đại lý thu BHXH, BHYT nơi gần nhất (UBND xã/phường/thị trấn, Bưu điện, …) để được tư vấn, hỗ trợ./.

Lợi Ích Của Việc Tham Gia Bảo Hiểm Y Tế Hộ Gia Đình

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) hiện nay quy định đối tượng tham gia BHYT gồm 05 nhóm đối tượng, trong đó quy định về nhóm đối tượng hộ gia đình tham gia BHYT được xem là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu BHYT toàn dân mà Đảng và Nhà nước xác định

Ý nghĩa, lợi ích của việc tham gia BHYT theo hộ gia đình :

1.Về đối tượng tham gia

Luật bảo hiểm y tế quy định hộ gia đình tham gia BHYT bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (trừ các thành viên đã tham gia theo các nhóm đối tượng BHYT và người đã khai báo tạm vắng với chính quyền địa phương).

Để tham gia BHYT hộ gia đình, hộ gia đình có trách nhiệm kê khai chính xác toàn bộ thành viên trong hộ gia đình vào Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (mẫu DK01) theo hướng dẫn của đại lý thu (UBND xã, phường, thị trấn, …).

Người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình 1 năm đóng BHYT một lần thông qua đại lý thu (UBND xã, phường,).

Bằng 4,5% mức lương cơ sở tại thời điểm đăng ký tham gia, tham gia theo hộ gia đình thì được giảm trừ mức đóng. Cụ thể như sau:

Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Về thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế

Người tham gia lần đầu, hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên (tính theo năm tài chính) thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng tiền mua bảo hiểm y tế. Người tham gia liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước.

Để thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng liên tục và không bị gián đoạn, trước khi thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng 10 ngày, hộ gia đình phải đóng tiền cho đại lý thu.

Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Người tham gia BHYT được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ BHYT; được lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi gần nơi công tác hoặc nơi cư trú theo hướng dẫn của cơ quan Bảo hiểm xã hội để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, được đổi nơi đăng ký ban đầu vào đầu mỗi quý; được cơ quan bảo hiểm xã hội giải thích cung cấp thông tin về BHYT; được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.

Khi khám bệnh, chữa bệnh đúng nơi đăng ký ban đầu ghi trên thẻ hoặc theo tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện trong phạm vi cả nước được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán theo mức:

– 100% chi phí khi khám chữa bệnh tại tuyến xã.

– 100% chi phí khám chữa bệnh khi tổng chi phí của một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu ở mọi tuyến điều trị.

– 100% chi phí khám chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

– 80% chi phí khi khám chữa bệnh trong các trường hợp còn lại.

Trường hợp khám chữa bệnh vượt tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức sau: khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh mức thanh toán là 60% chi phí điều trị, tại bệnh viện trung ương mức thanh toán là 40% chi phí điều trị.

Trường hợp cấp cứu người tham gia BHYTđược khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào đồng thời phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ tùy thân có ảnh trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi BHYT.

Trường hợp khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT được thanh toán tối đa không vượt quá mức sau.

– Ngoại trú: tại cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương là 60.000 đồng.

– Nội trú: tuyến huyện và tương đương: 500.000 đồng; tuyến tỉnh và tương đương: 1.200.000 đồng; tuyến trung ương và tương đương: 3.600.000 đồng.

Từ năm 2017, giá dịch vụ y tế đã tính đầy đủ các yếu tố cấu thành (bao gồm cả lương của cán bộ y tế), do vậy nếu không có thẻ BHYT thì người bệnh phải thanh toán viện phí với số tiền rất lớn, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.

Tham gia BHYT được xem là một chiếc phao cứu hộ, là một hình thức tiết kiệm “đóng góp khi lành để dành khi ốm” nhằm giảm bớt gánh nặng về kinh tế khi không may bị ốm đau, bệnh tật; đồng thời chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng xã hội, cũng là thể hiện đạo lý truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam ta. Tham gia bảo hiểm y tế vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi. Vì lợi ích của bản thân, gia đình và cộng đồng, mọi người hãy tích cực tham gia bảo hiểm y tế để được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Người dân chưa tham gia bảo hiểm y tế liên hệ với đại lý thu bảo hiểm y tế các xã, phường, thị trấn hoặc đại lý thu bảo hiểm y tế của hệ thống Bưu điện để được hướng dẫn, lập thủ tục đăng ký, nộp tiền và nhận thẻ bảo hiểm y tế . Hoặc liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội huyện, thành phố để được tư vấn, hướng dẫn.

Ban biên tập.