Top 8 # Xem Nhiều Nhất Lợi Ích Của Việc Sống Thử Trước Hôn Nhân Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Quan Điểm Về Sống Thử Trước Hôn Nhân

Bàn về vấn đề sống thử với nhau trước hôn nhân:

Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một cụm từ thường được báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo mạng, dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp nam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng không tổ chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn. So với những cặp vợ chồng thực thụ, Chung sống phi hôn nhân không được pháp luật cũng như xã hội thừa nhận, do đó các cặp đôi tham gia không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào với nhau về nghĩa vụ gia đình cũng như trách nhiệm trước các quy định của luật Hôn nhân.

Có nhiều nguyên nhân để các đôi lựa chọn đi đến việc sống thử trong đó có một nguyên nhân mà nhiều bạn trẻ ngày nay đang suy nghĩ. Đó là: Do ảnh hưởng của “yêu nhanh sống gấp”, một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu “rất hiện đại” hay còn gọi “tình yêu tốc độ”, rằng yêu thì cần “hết mình”. Họ bị thúc đẩy bởi nhu cầu tình dục cần được thỏa mãn mà không cần phải suy tính cho tương lai. Họ thích một cuộc sống hưởng thụ, không cần tôn trọng chuẩn mực đạo đức của cộng đồng, không coi trọng giá trị của đời sống gia đình. Có yêu nhau thật hay không? Bằng sống thử liệu có chứng minh được hay không? Hay đấy chỉ là cái cớ cho lối sống “sợ trách nhiệm”. Lợi ích của việc này chưa thấy đâu nhưng nhìn nhận từ quan điểm luân lý và những rủi ro của việc “thử” này thì chỉ thấy “hại” mà thôi.

Rủi ro xã hội:

Những cặp nam nữ “sống thử” có tỉ lệ ngoại tình cao gấp 4 lần so với những cặp vợ chồng thực sự, chất lượng đời sống thể chất và tình cảm cũng thấp hơn. Họ thường đến nhanh theo kiểu “tình yêu gấp gáp”, tình dục là lý do chính thôi thúc họ sống thử. Vì vậy nếu xảy ra xung đột hoặc vỡ mộng, họ sẵn sàng chia tay, nên nó không có tính bền vững.

Tại Hoa Kỳ, nghiên cứu của đại học Columbia cho biết chỉ có 14% các cặp đi đến hôn nhân chính thức sau sống thử. Số 14% này cũng thường bất hòa, không có hạnh phúc. Tờ Psychology Today công bố kết quả nghiên cứu của nhà xã hội học Neil Bennett, đại học Yale cho biết những đôi kết hôn sau thời gian sống thử có tỷ lệ ly dị trong 5 năm đầu cao hơn 80% so với những đôi kết hôn mà trước đó không sống thử. Quá trình chung sống cũng ít hạnh phúc hơn, bởi họ thường phàn nàn về người bạn đời thay đổi quá nhiều từ khi chuyển sang “sống thật”. Những phụ nữ đã sống thử trung bình chỉ 3,3 năm sau khi kết hôn đã có ngoại tình với người khác. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Tâm lý học gia đình (Anh) cho thấy tỷ lệ ly hôn ở các cặp vợ chồng từng sống thử là 19%, so với 10% ở các cặp không sống thử trước khi kết hôn.

Một khảo sát khác với hơn 1.000 người đã kết hôn ở Mỹ, hỏi về sự thoả mãn, sự hy sinh vì người khác, mức độ quan hệ tình dục và một số yếu tố khác. Sau nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra kết luận những người sống thử thường có kết cục hôn nhân không bền vững. 2/3 số người nói rằng họ cũng đã từng bàn về đám cưới, nhưng sau đó lại để mặc kệ chuyện gì xảy đến thì đến. Chỉ có 1/3 nói họ nghĩ chắc chắn sẽ tiến đến hôn nhân nên muốn sống thử trước. Tuy nhiên, sau thời gian sống thử nhiều cặp mới vỡ mộng vì cho rằng tìm sai người và chia tay. Có những cặp, thời gian sống thử thì chưa biết, nhưng đến khi sống thật mới bàng hoàng nhận ra bạn đời không như những gì mình mong ước và kết quả là chia tay.

Về hậu quả xã hội lâu dài, con cái của các cặp sống thử do thiếu sự giáo dục đầy đủ từ cả cha và mẹ nên có tỷ lệ ly hôn cao hơn trung bình tới 170%, và gặp nhiều vấn đề xã hội và tình cảm (lạm dụng ma túy, trầm cảm bỏ học, yêu đương sớm), nguy cơ bị lạm dụng tình dục hoặc tình cảm cao gấp 3 lần. Viền giá trị Hoa Kỳ kết luận: “Việc sống thử gia tăng là mối đe dọa tiềm ẩn đối với chất lượng và tính ổn định của đời sống con cái trong các gia đình ngày nay”.

Ở Anh, hơn ¾ các cặp thích sống thử với nhau trước khi sống chính thức và đó là lý do nhiều đứa trẻ được sinh ra trước khi có đám cưới bố mẹ hoặc có những đứa trẻ phải chịu cảnh có mẹ mà không có bố. Nhà tâm lý học Galena Rhoades nói “Có một tập hợp con những người sống thử quyết định lấy nhau vì họ đã lỡ sống với nhau chứ không phải vì họ thực sự muốn sống cùng nhau trọn đời. Những cặp đôi sống thử thường không có trách nhiệm rõ ràng nên hậu quả sau hôn nhân là điều dễ hiểu”.

Theo thống kê tại Việt Nam thì sống thử trước hôn nhân, đặc biệt là ở sinh viên, có trên 90% các cặp đôi tan vỡ, bởi họ chưa có khả năng tự quyết định cuộc sống của mình, chưa có công ăn việc làm ổn định. Khảo sát năm 2006 cho thấy, 56% sinh viên cho biết hiện đang có người yêu, nhưng chỉ có 26% trong số họ cho biết mức độ yêu là nghiêm túc để có thể dẫn đến hôn nhân, do vậy khi gặp vấn đề trở ngại thì khả năng tan vỡ mối tình là rất cao.

Số liệu của Trung tâm chăm sóc sức khỏe Ánh Sáng cho biết, chỉ 10-15% các cặp sống thử đi đến hôn nhân, và cuộc hôn nhân cũng thật mong manh. Bởi khi sống thử, các bạn trẻ đã cống hiến cho nhau hết, chẳng còn khoảng cách, chẳng giấu giếm điều gì, nên sự mặn nồng trong đời sống vợ chồng là không còn.

Rủi ro cá nhân:

Phần lớn các cặp sống thử không lường trước (hoặc có lường trước nhưng không thể tránh khỏi) những hậu quả để lại nên sau khi tan vỡ, hậu quả phần lớn thuộc về các bạn nữ. Về sức khỏe, họ có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như AIDS, giang mai… các viêm nhiễm đường sinh sản, nạo thai dẫn đến tai biến như vô sinh, ung thư… Về tâm lý, sau cú sốc họ sẽ trở nên chai sạn, mất niềm tin vào tình yêu và hôn nhân. Nhiều người khác thì trở nên buông thả, vì không còn trinh tiết để giữ gìn nữa nên họ sẵn sàng quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người khác.

Một thống kê cho thấy 85,7% sinh viên khi được hỏi đều nhận định sống thử ảnh hưởng đến chuẩn mực văn hóa, đạo đức của người Việt; 96% cho rằng sẽ gây hậu quả về sức khỏe, tâm lý, kết quả học tập, đôi khi khá nặng nề, nhất là đối với nữ.

Khảo sát ở Đại Đại học Y dược Thái nguyên, 100% sinh viên sống thử có quan hệ tình dục, nhưng chỉ có 48% có sử dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai 43% chọn giải pháp nạo phá thai, chỉ có 36% sẽ cưới. Thậm chí nhiều trường hợp chàng trai sẽ “bỏ của chạy lấy người”, tìm cách bỏ rơi bạn gái và cái thai.

Ngay cả khi có sử dụng các biện pháp an toàn tình dục thì khả năng rủi ro mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, các viêm nhiễm đường sinh sản, mang thai ngoài ý muốn vẫn hiện hữu. Ví dụ, mỗi lần sử dụng bao cao su, tỉ lệ rủi ro lây nhiễm bệnh hoặc mang thai vẫn vào khoảng 5% (tỉ lệ rách bao cao su là từ 0,4% đến 2,3%, tỉ lệ tuột là 0,6% và 1,3%. Mặc dù nếu bao cao su không bị rách hoặc tuột, 1-2% phụ nữ được kiểm tra là vẫn có tinh dịch sau khi quan hệ tình dục dùng bao cao su. Hoặc việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp tuy có hiệu quả trước mắt nhưng sẽ để lại nhiều di chứng lâu dài, khiến niêm mạc tử cung bị teo lại, trứng không làm tổ được, dẫn tới mang thai ngoài dạ con, vô sinh.

Theo Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới. Đáng chú ý hơn là vị thành niên, thanh niên chiếm 22% số vụ nạo phá thai và đang có xu hướng tăng. Thống kê của Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương cho thấy, trong hơn 5.000 ca nạo phá thai mỗi năm có tới 30% thai phụ dưới 24 tuổi. Tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, số phụ nữ dưới 20 tuổi nạo phá thai chiếm khoảng 18%.

Bà Ngô Lợi Lợi, Trưởng Phòng Nhân sự Công ty Freetrend, cho biết hàng tháng, công ty giải quyết chế độ thai sản cho 600 nữ công nhân. Trong đó, 1/2 giấy khai sinh nộp cho công ty không có tên cha của đứa bé, có rất nhiều đứa con là kết quả của những cuộc tình sống thử. Vì sống không hôn thú nên khi đối mặt với những cực khổ, nhọc nhằn, mấy anh chồng hờ bỏ đi, để lại người vợ không có giá trị về mặt pháp lý phải cực nhọc vừa làm việc vừa nuôi con nhỏ, còn đứa trẻ sẽ phải lớn lên mà không có cha. Quen nhanh yêu vội, tình cảm không sâu đậm nên sống thử được một thời gian là những mối tình công nhân phần lớn đều tan vỡ.

Hồng Huệ

#1 Có Nên Sống Thử Trước Hôn Nhân Hay Không?

Chưa có quy định cấm hai người đã trưởng thành mà chưa có vợ, có chồng, chung sống cùng nhau và cư trú ở một nơi ở hợp pháp.

Việc bạn có lựa chọn có nên sống thử hay không là tùy thuộc vào hoàn cảnh và quan điểm của mỗi người.

Hiện nay những bạn sinh viên, bạn trẻ có cuộc sống xa gia đình, tự lập nơi đất khách quê người thường có xu hướng cùng chung sống với người yêu để vun đắp tình cảm, chia sẻ áp lực về học hành, công việc, kinh tế hay đơn giản là nhằm tìm hiểu về đối phương để tránh việc kết hôn sai lầm. Việc sống thử trước diễn ra rất phổ biến tuy nhiên những hệ lụy mà sống thử đem đến cũng nên được chúng ta xem xét và cân nhắc. Hiểu được vấn đề này, Luật Quang Huy chúng tôi xin gửi tới bạn các thông tin về vấn đề có nên sống thử trước hôn nhân hay không?

Cơ sở pháp lý

Sống thử là gì?

Hiện nay không có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể sống thử là gì? Tuy nhiên có thể hiểu sống thử là việc nam nữ về sống chung với nhau như các cặp vợ chồng mà không tổ chức hôn lễ và không tiến hành đăng ký kết hôn. Việc chung sống như vợ chồng này diễn ra trước hôn nhân giữa những người đang độc thân trên cơ sở tự nguyện nhằm mục đích tìm hiểu đối phương trước khi đưa ra quyết định về chung một nhà.

Đối với những người trong cuộc, việc sống thử là phù hợp, là lựa chọn mà họ cho là tốt nhất. Tuy nhiên cũng bởi vì những chuẩn mực xã hội, thuần phong mỹ tục của nền văn hóa nước ta và cả những hậu quả mà vấn đề sống thử trước hôn nhân đem đến sau này nên việc sống thử luôn nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người.

Sống thử trước hôn nhân có vi phạm pháp luật không?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cấm hai người đã trưởng thành mà chưa có vợ, có chồng, chung sống cùng nhau và cư trú ở một nơi ở hợp pháp.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có quy định về trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Sống thử trước hôn nhân không phải là hành vi bị cấm nếu cả hai bên nam nữ còn đang độc thân, không tồn tại quan hệ hôn nhân. Nếu hai người chỉ chung sống với nhau như vợ chồng mà không thực hiện đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Có thể thấy pháp luật không cấm nhưng cũng không khuyến khích việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Việc sống thử trước hôn nhân mà không đăng ký kết hôn có thể phát sinh những hậu quả pháp lý về sau ảnh hưởng đến quyền lợi của cả hai bên nam nữ. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích của mình một cách tốt nhất, cần suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định sống thử trước hôn nhân.

Có nên sống thử trước hôn nhân hay không?

Thực trạng sống thử hiện nay diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi có nhiều trường đại học hoặc các doanh nghiệp, khu công nghiệp. Tuy nhiên trước khi đưa ra quyết định có nên sống thử trước hôn nhân không, chúng ta cần cân nhắc những mặt tích cực và hạn chế mà vấn đề sống thử đem đến.

Mặt tích cực của việc sống thử

Nhiều người lo lắng rằng nguyên nhân dẫn đến ly hôn là do cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, vợ chồng chung sống không hợp nhau nên họ quyết định sống thử trước khi đăng ký kết hôn để tìm hiểu đối phương. Họ cho rằng đây là một biện pháp hữu hiệu để xác định có tiến tới hôn nhân được hay không, đây được xem như cuộc sống tiền hôn nhân. Qua giai đoạn sống thử này họ sẽ quyết định nên hay không xác lập một mối quan hệ vợ chồng hợp pháp.

Thực trạng sống thử trước hôn nhân của sinh viên hiện nay nói riêng và giới trẻ nói chung diễn ra khá phổ biến. Việc sống thử đặc biệt lại diễn ra trong giai đoạn kinh tế chưa ổn định, chưa có sự nghiệp nên các cặp nam nữ có nhu cầu sống chung với nhau để chia sẻ gánh nặng về kinh tế, những mối lo, bận tâm trong học tập cũng như cuộc sống.

Có thể thấy đây là giai đoạn giúp cho những bạn trẻ yêu nhau có không gian, thời gian để tìm hiểu về đối phương, để thấu hiểu những tâm tư tình cảm của nhau cũng như có thể dễ dàng vun đắp tình cảm.

Một điều không thể phủ nhận rằng sống chung với nhau trước khi kết hôn chính là cơ hội để những người trong cuộc có thể thực tập, có thể trải nghiệm trước những vấn đề của cuộc hôn nhân như: Tài chính, công việc, sinh hoạt, gia đình,… để việc chung sống sau khi kết hôn sẽ thuận lợi hơn, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thách thức của cuộc sống hôn nhân.

Mặt tiêu cực của việc sống thử

Người dân nước ta từ trước đến nay luôn có quan niệm rằng việc nam nữ kết hôn danh chính ngôn thuận thì mới có thể về chung sống cùng nhau. Việc sống trước khi kết hôn là đi ngược lại với những giá trị văn hóa truyền thống xưa nay của dân tộc.

Hơn nữa hiện nay nhiều người vẫn còn định kiến, có cái nhìn khắt khe đối với những người sống thử, đặc biệt là với nữ giới. Họ cho rằng việc người phụ nữ chưa kết hôn mà về chung sống cùng với một người đàn ông khác là quá dễ dãi, làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ.

Trên thực tế xảy ra không ít trường hợp nam nữ sống chung cùng nhau, rồi xuất hiện những xung đột, mâu thuẫn không thể giải quyết êm đẹp dẫn đến xô xát, đánh đập. Đây chính là nguyên nhân cũng như cơ hội khiến các hành vi phạm tội được hình thành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tâm lý những người trong cuộc.

Trong trường hợp sống thử, người phụ nữ dễ gặp phải những tổn thương khó hàn gắn. Nếu sống thử tan vỡ, hai bên không thể cùng nhau bước đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc thì họ sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc về tinh thần và sức khỏe. Đặc biết đối với những trường hợp mang thai hoặc có con thì gánh nặng, sức ép đặt lên đôi vai người phụ nữ là quá lớn.

Thực ra, nếu đôi bên cùng nhận ra họ không hợp nhau, quyết định đường ai nấy đi trong êm đẹp, thanh thản thì không có gì cần bàn cãi. Tuy nhiên, nếu một bên nam nữ quá bi lụy, quá phụ thuộc vào người còn lại thì hậu quả của việc sống thử là đáng lo ngại.

Rõ ràng việc sống thử trước hôn nhân sẽ làm gia tăng các trường hợp phá thai vì có thai ngoài ý muốn, vì mới chỉ là sống thử, chưa sẵn sàng làm cha, làm mẹ và vô vàn lý do khác. Không chỉ có thế, việc này còn dẫn đến sức khỏe của người phụ nữ bị suy giảm, nhiều trường hợp có thể dẫn đến vô sinh sau này.

Như đã nói ở trên, pháp luật hiện nay không cấm nhưng cũng không khuyến khích việc nam nữ sống thử trước hôn nhân. Việc chung sống với nhau như vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn có thể tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các hành vi phạm tội, vấn đề về con cái, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con (trong trường hợp có con), giải quyết các quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng,…

Bất kì một vấn đề gì của xã hội đều có hai mặt tốt xấu, sống thử cũng vậy. Việc bạn có lựa chọn có nên sống thử hay không là tùy thuộc vào hoàn cảnh và quan điểm của mỗi người. Nếu bạn quyết định sống thử thì bạn phải xác định, lường trước được hệ lụy mà nó đem lại cũng như sẵn sàng chịu trách nhiệm trước lựa chọn của mình. Hãy cân nhắc và đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp nhất cho riêng bản thân mình để có được cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Trân trọng ./.

Ích Lợi Của Việc Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân

Gọi đến tổng đài 024.37.152.152, phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, bạn Trần Thanh Th (22 tuổi, Hà Nội) có hỏi: “Em và bạn trai yêu nhau cũng hơn 2 năm, đang tính cuối năm nay cưới nhau. Em muốn cùng người yêu đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, nhưng anh ấy không muốn, em cũng đã giải thích nhiều lần nhưng không được. Vì vậy, mong bác sĩ có thể cung cấp thêm một số ích lợi của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân để bạn trai em hiểu rõ hơn. Cảm ơn bác sĩ.”

Thời gian qua, tổng đài 024.37.152.152 phòng khám nhận được hàng trăm cuộc gọi khi hỏi về những ích lợi của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân. Bác sĩ Trần Thúy Vân, người có hàng chục năm kinh nghiệm tư vấn, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ trực tiếp mang đến thông tin, mời các bạn theo dõi.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân thường bắt đầu khi các bé gái đến tuổi dậy thì cho đến trước khi hôn nhân khoảng 6 tháng.

Ích lợi của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân

Bạn Th thân mến, việc bạn muốn cùng người yêu đi khám sức khỏe tiền hôn nhân là điều hoàn toàn hợp lý. Nếu bạn trai không đồng ý, bạn có thể đưa ra một số ích lợi của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân như:

– Đi khám sức khỏe sẽ giúp cả nam và nữ giới phát hiện cũng như điều trị kịp thời các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà, thậm chí HIV/AIDS.

– Các cặp đôi sắp cưới sẽ được đánh giá khả năng sinh sản, hỗ trợ điều trị các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, gây vô sinh, hiếm muộn.

– Giúp đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản của nam và nữ giới nhằm tránh nguy cơ thai nhi dị tật hoặc lây nhiễm bệnh từ người mẹ.

– Cả bạn trai và bạn gái sẽ được tư vấn phương pháp kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát mang thai, tránh mang thai ngoài ý muốn và phá thai.

– Tạo tâm lý thoải mái hơn trong đời sống tình dục giúp các bạn có những “cuộc yêu” viên mãn.

– Khám sức khỏe tiền hôn nhân còn giúp chúng ta phòng tránh và phát hiện các bệnh tim mạch, gan thận…

Do đó, bạn Th nên giải thích rõ ràng với bạn trai về những ích lợi của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân. Từ đó giúp các bạn chuẩn bị tốt hơn cho việc “chung một nhà” trong tương lai sắp tới.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là khám những gì

Thông thường, khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm:

– Khám tổng quát: Chiều cao, cân nặng, huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu.

– Kiểm tra bệnh lây nhiễm: Xét nghiệm và chẩn đoán các bệnh sùi mào gà, lậu, giang mai, bệnh viêm nhiễm, viêm gan B…

– Bệnh truyền nhiễm: Kiểm tra có mắc các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, sởi, thủy đậu…

– Tiền sử bệnh: Thăm khám và hỏi về tiền sử bệnh thông qua các câu hỏi “đã từng mắc bệnh gì?”, “thực hiện thủ thuật nào chưa”, “có sống trong môi trường độc hại”….

– Bệnh sử gia đình: Các bạn cần cho bác sĩ biết người thân trong gia đình có ai mắc bệnh và mắc bệnh gì, rối loạn tâm thần, tim mạch…

– Bệnh di truyền: Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh ung thư, rối loạn đông máu, dị tật bẩm sinh…

Ngoài ra, các bạn sẽ thực hiện nội dung khám và kiểm tra sức khỏe sinh sản:

– Nữ giới: Tiến hành siêu âm tử cung, buồng trứng nhằm phát hiện các bất thường như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, tắc vòi trứng… Thực hiện các kiểm tra để tầm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, tránh ảnh hưởng sức khỏe và chức năng sinh sản.

– Nam giới: Làm tinh dịch đồ nhằm đánh giá chất lượng tinh trùng, điều trị xuất tinh sớm, liệt dương, rối loạn cương dương…

Khám sức khỏe tiền hôn nhân tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

Bạn Th có thể cùng người yêu đến phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội để thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho đời sống vợ chồng sắp tới.

Những lý do chọn phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội:

– Được cấp phép: Phòng khám được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động các dịch vụ khám chữa bệnh xã hội, nam-phụ khoa, chăm sóc sức khỏe sinh sản tại địa chỉ 152 Xã Đàn (Q.Đống Đa, Hà Nội).

– Hợp tác quốc tế: Phòng khám hợp tác với tập đoàn St.Stamford-Singapore trong đào tạo nhân lực, quản lý hệ thống chăm sóc bệnh nhân, hỗ trợ cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới nhằm tạo dựng một thương hiệu y tế chất lượng cao với đẳng cấp quốc tế.

– Hiện đại: Phòng khám nhập khẩu hoàn toàn trang thiết bị y tế từ Mỹ, Anh, Đức…phòng thủ thuật, phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn để thực hiện thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó làm căn cứ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

– Bác sĩ trình độ cao: Phòng khám là nơi làm việc của nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ trình độ chuyên môn cao, có hàng chục năm kinh nghiệm khám chữa bệnh xã hội, nam-phụ khoa…

– Niêm yết giá công khai: Phòng khám niêm yết giá công khai, không gây phát sinh chi phí. Đặc biệt, người bệnh thường xuyên nhận được những ưu đãi như miễn phí sổ khám, xét nghiệm, hỗ trợ giảm chi phí thủ thuật.

– Bảo mật thông tin: Mọi thông tin của người bệnh sẽ được bảo mật và lưu trữ trong thời gian dài.

Để đặt lịch hẹn khám sức khỏe tiền hôn nhân, các bạn có thể gọi 0969.668.152 hoặc để lại SĐT tại [tư vấn trực tuyến], tư vấn viên hoạt động 24/24 giờ sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Phòng khám làm việc từ 8 giờ đến 20 giờ tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ và lễ.

Địa chỉ: 152 Xã Đàn, Q.Đống Đa, Hà Nội.

Những Lợi Ích Của Việc Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân

Tại các nước phát triển, khám sức khỏe tiền hôn nhân là một việc làm bắt buộc. Bởi đây là một việc làm mang lại lợi ích lớn không chỉ về sức khỏe sinh sản nói riêng mà còn cả thể chất lẫn tinh thần cho cuộc sống vợ chồng nói chung.

Giúp phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh tật trong đó có các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới đời sống tình dục của các cặp đôi

Dự phòng và điều trị những bệnh lý tiềm ẩn, giúp cho việc mang thai và sinh nở về sau được suôn sẻ hơn.

Kiểm tra khả năng sinh sản ở cả vợ và chồng, điều trị sớm một số bệnh có khả năng gây ảnh hưởng tới việc mang thai và sinh con.

Giúp tránh được một số dị tật bẩm sinh cho con cái trong tương lai.

Giúp giữ gìn hạnh phúc gia đình, chuẩn bị cho các cặp đôi sắp cưới những kiến thức cần thiết và tâm lý vững vàng cho đời sống tình dục, tránh được tình trạng rối loạn cảm xúc, lo lắng, nghi ngờ nhau hay không thỏa mãn trong quan hệ vợ chồng.

Bạn sẽ được hướng dẫn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp nhất, kiểm soát việc mang thai và sinh nở, tránh tình trạng nạo phá thai do mang thai ngoài ý muốn.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân, bệnh viện ĐKQT Bắc Hà ưu đãi đặc biệt cho các cặp đôi khi tham gia sự kiện Triển Lãm Cưới Tình Son diễn ra trong ngày 28 – 29/07/2018 tại khách sạn Sheraton, 11 Xuân Diệu, Tây Hồ Hà Nội.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0982319129

*************************************************************

Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Bắc Hà 137 – Nguyễn Văn Cừ – Long Biên – Hà Nội Hotline: 1900 8083/ 098.262.7733 Gọi cấp cứu: 024. 2220.7744 Đặt lịch hẹn khám: 024. 2220.7733 Email CSKH: info@benhvienbacha.vn Facebook: https://www.facebook.com/BenhvienBacHa/ Website: https://benhvienbacha.vn/