Top 14 # Xem Nhiều Nhất Lợi Ích Của Trái Dừa Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Thành Phần Và Lợi Ích Của Trái Dừa

Cây dừa, tên khoa học là coco nucifera, có mặt trên trái đất từ thời tiền sử tại miền Melanesie, rồi sau đó trôi nổi dọc theo các bờ biển đến những vùng đất nhiệt đới mới. Dừa được Marco Polo mang về Châu Âu, được đặt tên là “trái quả của Pharaon”…

Cùi dừa và nước dừa mà chúng ta sử dụng thực chất là thuộc về “hạt” chứ không phải thuộc “trái”. Là một loại cây ưa nắng, dừa có thể vươn tới chiều cao 20 mét, ra trái quanh năm kết thành từng chùm lớn. Người ta thường thu hoạch dừa “non” hoặc “bánh tẻ” để lấy nước giải khát và lấy cùi (cơm dừa) để ăn chơi. Trái dừa càng “già” thì cùi càng cứng và nước càng ngọt. Dừa sau khi hái có thể bảo quản được 10 ngày ở nhiệt độ và môi trường bình thường, trái càng “già” càng để được lâu.

Dừa là một loại trái có thành phần độc đáo bởi hàm lượng lipid vưột trội, hơn 35% của phần cơm ăn được, khi được sử dụng tươi (chứa khoảng 45% nước). Các glucid và protid chiếm ít hơn giữa 5,9 và 3,4% của tổng trọng lượng. Như vậy các chất béo cung cấp năng lượng thiết yếu là 353 Kcal – 1457 kjoule/100g (giá trị rất cao, cao hơn trái bơ). Chất béo trong dừa có thành phần đa số – khoảng 90% – là acid béo bão hòa. Trong số này có acid lauric, công thức C12.0 là trội hơn gần phân nửa tổng lượng chất béo của trái dừa. Các acid béo không bão hòa đơn (đặc biệt là acid oleic) chiếm 6-7% tổng lượng, các acid béo không bão hòa đa (đặc biệt là acid linoleic) chiếm khoảng 2-4%. Đặc biệt là dừa không chứa cholesterol.

Hàm lượng glucid của dừa không vượt quá 6 g/100g. Đa số là đường không chất khử (đặc biệt là saccharose) và một phần ít polyol (sorbitol, inositol…). các protein và thành phần azote (3-4 g/100g) được nhận định bởi một phần acid amin tự do quan trọng, như trong đa số các loại thực vật.

Tỷ lệ khoáng chất cao: dẫn đầu về potassium (380mg) và phosphor (104mg); là một trong những trái cung cấp magnesium tốt nhất (nước dừa chứa 23 mg/100g); sắt thì đạt đươc mức độ trung bình với 2,6mg/100g và sodium thì tương đối cao (22mg/100g) đối với một thực phẩm nguồn thực vật. Chúng ta cũng có thể ghi nhận thêm sự hiện diện của một số khoáng chất vi lượng khác và chỉ với 50g dừa chúng ta có thể phủ đầy 15% manganese, 8% đồng, 5% kẽm, 6% molybden, iốt và selenium cho nhu cầu hàng ngày của một người lớn.

Có sự khác biệt với các loại trái cây khác là hàm lượng viatamin C thấp (không vượt quá 3mg/100g); các vitamin nhóm B rất đa dạng và có thể cung cấp ngang hàng với những loại trái cây tươi khác; vitamin E có thể lên đến 0,7mg. Cơm dừa rất trắng, chắc chắn không có chứa sắc tố họ carotenoid. Dừa cũng là loại trái có nhiều chất xơ nhất: 9,5 g dạng tươi và 17g khi khô.

Các lipid có thành phần có ích cho sức khỏe con người có nhiều trong dầu dừa (chiết xuất từ cơm dừa) hay còn gọi là dầu coprah. Ở nhiệt độ 25-27oC, từ dầu lỏng sẽ hình thành một lớp rắn trắng gần như trung tính, ít nhạy cảm với oxy hóa.

Nước dừa rất mát, dùng để chế biến các thức uống giải khát (có nơi còn làm rượu vang) hoặc cho vào các món kho, om… Nước cốt dừa (ép từ cơm dừa xay nhỏ)có độ béo và thơm được sử dụng nhiều trong chế biến các món mặn (cà ri, hầm, canh) lẫn món ngọt (chè, kem, bánh). Đối với một người lớn thì chỉ cần 50g nước cốt dừa là có thể cung cấp khoảng 7-9% calori tổng quát trong ngày. Cơm dừa có thể bổ xung rất tốt nhu cầu về chất xơ (nhất là dừa nạo) và do dễ dàng hấp thụ nên rất có hiệu quả trong việc kích thích hoạt động của đường ruột.

Nước dừa tươi là thức uống giải khát quen thuộc. Nhưng có một số người gặp hiện tượng bải hoải, rũ người, khó chịu sau khi uống. Do vậy, cần phải biết uống nước dừa đúng cách, không nên lạm dụng (ngày uống hơn 3 – 4 trái và uống liên tục nhiều ngày). Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa không đúng cách sẽ bị một số phản ứng như:

– Đi ngoài trời nắng nóng, đến khi về nhà, vì khát nước nên uống quá nhiều nước dừa sẽ bị “trúng” với các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.

– Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều, sẽ làm cho tay chân “rũ nước”, giảm sức dẻo dai và phản xạ lanh lẹ cần thiết.

Khi uống nước dừa để giải khát, nên thêm ít muối để điều hoà. Nước dừa ép với rau má cũng là một thức uống giải khát, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận gan rất tốt.

7 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Trái Dừa Mà Bạn Nên Biết

Giữ cơ thể bạn đủ nước

Nước dừa giúp cơ thể giải khát trong mùa hè nắng nóng. Trong nước dừa, chứa vitamin, khoáng chất và chất điện phân. Nước dừa không béo và ngọt tự nhiên, rất giàu chất dinh dưỡng, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất bằng cách cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể.

Hơn nữa nước dừa cung cấp năng lượng nhanh chóng và cải thiện hiệu suất thể thao và thể chất.

Trái dừa giúp cơ thể bạn chống lại tác hại của vi khuẩn

Trong trái dừa chứa axit lauric, khi được tiêu hóa tạo thành một chất gọi là monolaurin. Những chất này giúp cơ thể chống lại nấm, vi rút và vi khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng. Có nghiên cứu chứng minh rằng chất monolaurin còn giúp tiêu diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus và nấm men Candida albicans – một nguồn lây nhiễm nấm men phổ biến ở người.

Giúp răng và xương chắc khỏe

Lợi ích của việc sử dụng trái dừa hàng ngày là hỗ trợ sự phát triển của răng và xương khỏe mạnh hơn.Sử dụng dừa, bạn sẽ cải thiện khả năng hấp thụ mangan và canxi của cơ thể. Đây là điều rất cần thiết cho sự phát triển của xương, thậm chí có thể giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người già. Dừa cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho những người không ăn đường, sữa.

Loại bỏ nhiễm trùng da đầu, giúp tóc chắc khỏe

Vì các đặc tính chống nấm và kháng khuẩn khi sử dụng trái dừa nên sẽ bảo vệ da đầu khỏi chấy, gàu và ngứa da đầu- nguyên nhân làm giảm sự phát triển của tóc. Chính vì vậy, khi sử dụng dừa thường xuyên, bạn sẽ sở hữu mái tóc dày, chắc khỏe và mượt mà.

Ngoài những lợi ích trên thì trái dừa còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bảo vệ chống nhiễm trùng bàng quang và bệnh thận; phục hồi và duy trì chức năng tuyến giáp, cải thiện làn da, ngăn ngừa các đốm đồi mồi, da chảy xệ và nếp nhăn. Hãy sử dụng nước dừa đúng cách để đảm bảo sức khỏe tốt hơn.

Phương Nhàn (Theo Health Journal)

(https://www.thehealthjournals.com/7-benefits-coconuts/)

Lợi Ích Của Trái Kiwi

Một nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp của các chất chống oxy hóa trong kiwi giúp bảo vệ ADN khỏi quá trình oxy hóa. Thêm vào đó, kiwi còn có khả năng ngăn chặn ung thư.

Theo Fitnea, trái kiwi không chỉ trông hấp dẫn bởi màu sắc bắt mắt và mùi vị ngon lành mà còn rất tốt cho sức khỏe. Do đó hãy thêm loại trái cây này vào thực đơn ăn uống của bạn.

Kiwi chứa một số enzim tốt cho hệ tiêu hóa

Kiwi chứa actinidain, là loại enzim có khả năng phân hủy protein và cải thiện hệ tiêu hóa (giống như bromelin trong dứa hoặc papain trong đu đủ).

Giúp điều chỉnh huyết áp

Trong trái kiwi chứa hàm lượng cao kali, giúp cân bằng electron trong cơ thể nhờ vào cơ chế làm trung hòa hàm lượng natri.

Bảo vệ ADN

Một nghiên cứu đã chứng minh, sự kết hợp của các chất chống oxy hóa trong kiwi giúp bảo vệ AND khỏi quá trình oxy hóa. Bên cạnh đó, kiwi còn có khả năng ngăn chặn ung thư.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hàm lượng cao vitamin C cùng các hợp chất chống oxy hóa trong trái kiwi đã được chứng minh có khả năng tăng cường hệ miễn dịch.

Giúp giảm cân

Chỉ số glycemic thấp và hàm lượng chất xơ cao trong kiwi không làm tăng đột ngột lượng insulin như một số loại trái cây chứa nhiều glucose khác. Vì vậy dù có ăn nhiều kiwi bạn cũng không bị béo phì. Hơn nữa, những người đang trong thời kỳ ăn kiêng giảm béo nên thêm loại trái cây này vào thực đơn.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Kiwi là nguồn chất xơ tuyệt vời, có thể ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy cũng như những vấn đề về ruột khác.

Giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể

Hàm lượng chất xơ trong kiwi có tác dụng loại độc tố ra khỏi hệ thống đường ruột.

Chống lại bệnh tim

Ăn 2/3 trái kiwi mỗi ngày có tác dụng làm giảm nguy cơ đông máu đến 19% và giảm hàm lượng chất béo đến 16%. Nhiều người dùng aspirin để giảm đông máu nhưng chính loại thuốc này lại gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng, chẳng hạn chứng viêm và chảy máu đường ruột. Trong thành phần trái kiwi chứa chất chống đông máu, vừa không có bất kỳ ảnh hưởng nào mà còn tốt cho sức khỏe.

Thích hợp cho những bệnh nhân tiểu đường

Với hàm lượng thấp glycemic, kiwi không làm tăng lượng đường trong máu một cách đột ngột. Hàm lượng glycemic phù hợp trong loại trái cây này luôn an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Có thể chống thoái hóa hoàng điểm

Thoái hóa hoàng điểm trong mắt là nguyên nhân chính của bệnh quáng gà ở nhóm người lớn tuổi. Một nghiên cứu chỉ ra rằng ăn 3 trái kiwi mỗi ngày (hoặc nhiều hơn) có tác dụng làm giảm thoái hóa hoàng điểm đến 35%. Hàm lượng cao lutein và zeaxanthin trong kiwi cũng là hóa chất tự nhiên được tìm thấy trong mắt người.

Tạo sự cân bằng kiềm

Kiwi đứng đầu danh sách trái cây chứa kiềm. Điều này có nghĩa là nó chứa lượng khoáng chất dồi dào để thay thế những thực phẩm có vị chua quá mức.

Dinh dưỡng tuyệt vời cho da

Nguồn vitamin E trong kiwi được biết đến như chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ da khỏi tình trạng thoái hóa.

Nguồn dinh dưỡng phong phú

Kiwi trông đẹp mà lại ngon, trẻ em thích loại trái cây này bởi trông nó thật khác biệt. Với nguồn dưỡng chất cân bằng, kiwi thật sự tốt cho cơ thể mọi người, mọi lứa tuổi, mọi chế độ ăn uống.

Là nguồn hữu cơ tự nhiên

Kiwi nằm trong danh sách thực phẩm an toàn trước nhiều loại thuốc trừ sâu. Năm 2011, nó được nằm trong top 10 loại thực phẩm an toàn nhất thế giới.

(Nguồn: http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/14-ly-do-nen-an-trai-kiwi-2943260.html)

Lợi Ích Của Dầu Dừa Phân Đoạn

Nó giàu một số axit béo chuỗi trung bình và có những tác động mạnh mẽ tới quá trình trao đổi chất

Dầu dừa phân đoạn là sản phẩm làm từ dầu dừa, và chứa chủ yếu hai loại axit béo chuỗi trung bình.

Đây là một bài đánh giá chi tiết về dầu dừa phân đoạn và các tác dụng của nó với sức khỏe.

Dầu dừa phân đoạn là dầu được làm từ dầu dừa thông thường.

Cả hai loại dầu dừa thường và dầu dừa phân đoạn đều là các nguồn giàu chất béo trung bình chuỗi trung bình (MCT), cung cấp các axit béo có từ 6-12 nguyên tử carbon.

Tuy nhiên, thành phẩn axit béo của chúng rất khác nhau.

Trong khi axit béo chính trong dầu dừa là axit lauric chứa 12 nguyên tử carbon (C12), thì hầu hết hoặc tất cả các loại axit béo này đã được loại bỏ khỏi dầu dừa phân đoạn.

Các axit béo chuỗi dài trong dầu dừa cũng đã được loại bỏ.

Các axit béo chuỗi trung bình (MCFA) trong dầu dừa phân đoạn là:

C8: Axit caprylic hoặc axit octanoic

C10: Axit capric hoặc axit decanoic.

MCFA được chuyển hóa khác với các chất béo khác.

Chúng được chuyển trực tiếp vào gan từ đường tiêu hóa, nơi chúng có thể được dùng làm một nguồn năng lượng tức thì. Chúng cũng có thể trở thành dạng ketone, các hợp chất có thể có tác dụng trị liệu động kinh ( 1).

Dầu dừa phân đoạn không có vị, không mùi, và đắt hơn dầu dừa thông thường.

Nó khá giống hoặc tương đồng với dầu MCT, mà chúng tôi đã nhắc đến bên trên trong bài viết này.

Tóm lại: Dầu dừa phân đoạn được làm từ dầu dừa thường và chủ yếu chứa các axit béo chuỗi trung bình như axit caprylic (C8) và axit capric (C10).

Dầu dừa phân đoạn được làm ra như thế nào?

Dầu dừa phân đoạn được sản xuất qua quá trình gọi là phân đoạn.

Phân đoạn được dùng để phân biệt các loại chất béo khác nhau được tìm thấy tự nhiên trong một số loại dầu. Nó thường được thực hiện để tạo ra các sản phẩm mới cho khách hàng ( 2).

Sự phân đoạn có thể xảy ra bởi độ nóng chảy khác nhau của các loại chất béo.

Ví dụ, axit lauric và 1 số axit béo chuỗi dài có độ nóng chảy cao hơn axit caprylic và axit capric. Vì vậy chúng sẽ rắn lại khi được làm mát.

Việc phân đoạn dầu dừa được thực hiện bằng cách đun nóng dầu ở trên điểm nóng chảy. Sau đó, để nguội và phần rắn lại của dầu được tách ra khỏi chất lỏng.

Toàn bộ quá trình phân đoạn có thể mất khoảng vài giờ

Tóm lại: Quá trình phân đoạn thường được dùng để sản xuất dầu dừa phân đoạn. Phương pháp này dùng các điểm nóng chảy khác nhau của chất béo để tách chúng ra.

Dầu dừa phân đoạn có thể giúp giảm cân

Chế độ ăn giàu MCT – thành phần chính của dầu dừa phân đoạn, có thể giúp giảm cân.

Hầu hết các nghiên cứu về chất béo trong chế độ ăn thành MCT.

MCT có thể giúp bạn giảm cân vì chúng:

Tuy nhiên, trọng lượng bị mất nói chung khá khiêm tốn.

Một bảng tổng kết của 13 nghiên cứu cho thấy MCT so với các loại chất béo khác đã giảm trọng lượng cơ thể trung bình 0.5 kg trong 3 tuần ( 10).

Tóm lại: Ăn một chế độ ăn uống giàu MCT có thể giúp giảm cân phần nào, giúp bạn ăn ít hơn và đốt cháy nhiều chất béo hơn. MCT cũng ít có khả năng bị tích trữ dưới dạng chất béo.

Các lợi ích tiềm ẩn khác cho sức khỏe

Cải thiện hoạt động thể dục: MCT được tuyên bố là cung cấp nguồn năng lượng thay thế trong thời gian tập thể dục dài, để dành glycogen trong cơ bắp. Nhưng nhìn chung, tác dụng là khá yếu (11, 12, 13, 14).

Giảm sự đề kháng insulin: Một nghiên cứu nhỏ cho thấy dùng MCT có thể giảm kháng insulin và cải thiện các nguy cơ khác ở các bệnh nhân tiểu đường thừa cân. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định việc này (15).

Điều trị bệnh động kinh: Trẻ em bị mắc chứng động kinh có thể cải thiện khi áp dụng chế độ ăn kiêng ketogenic với MCT. Thêm MCT vào có thể giúp chúng ăn nhiều carb và protein hơn, làm cho chế độ ăn uống dễ dàng hơn (16, 17).

Chức năng não tốt hơn: Một nghiên cứu báo cáo rằng ở một số người mắc bệnh Alzheimer ở mức độ nhẹ đến trung bình, MCT có thể cải thiện chức năng của não. Tuy nhiên, điều này cần được nghiên cứu sâu hơn (18).

Tóm lại: MCT trong dầu dừa phân đoạn làm tăng cường hoạt động thể dục và cải thiện nhiều tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn trong lĩnh vực này.

Hầu hết các loại dầu dừa phân đoạn không chứa axit lauric

Axit lauric là thành phần chính của dầu dừa. Thực tế, nó chứa khoảng 50% là axit lauric và là nguồn giàu chất béo này nhất trên thế giới.

Hầu hết các loại dầu dừa phân đoạn không chứa axit lauric, hoặc chỉ có một lượng rất nhỏ.

Vì không chứa axit lauric nên dầu dừa phân đoạn có thể không có tất cả các lợi ích sức khỏe như dầu dừa thường.

Dầu dừa phân đoạn được bán ra với 3 cái tên khác nhau.

Dầu dừa phân đoạn: Chủ yếu được dùng trong việc chăm sóc cá nhân và gia đình, như một loại dưỡng ẩm, dầu dưỡng tóc và dầu massage.

Dầu MCT: Thường được dùng như một chất bổ sung cho chế độ ăn uống, dùng từ 1-3 thìa canh mỗi ngày là lượng khuyến cáo nên dùng.

Tóm lại: Dầu dừa phân đoạn cũng được bán trên thị trường như dầu MCT và dầu dừa lỏng, nhưng về cơ bản tất cả đều là một loại sản phẩm. Nó được dùng để chăm sóc da và nấu ăn.

Độ an toàn và tác dụng phụ

Việc dùng dầu dừa phân đoạn xem ra an toàn cho hầu hết mọi người.

Tuy nhiên, có một số báo cáo về một số người gặp các triệu chứng về tiêu hóa.

Bao gồm đau dạ dày, tiêu chảy và nôn mửa, và khá phổ biến ở trẻ em với chế độ ăn ketogenic giàu MCT ( 22)

Mặc dù trường hợp này khá hiếm, nhưng cũng có một số người dị ứng với dừa và dầu dừa ( 23, 24, 25, 26).

Những người này có thể có những phản ứng bất lợi khi dùng dầu dừa phân đoạn.

Tóm lại: Dầu dừa phân đoạn được dung nạp tốt bởi hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa ở một vài trường hợp, cũng như là triệu chứng bất lợi ở người bị dị ứng với các sản phẩm từ dừa.

Dầu dừa phân đoạn được làm bằng cách tách các loại chất béo khác nhau trong dầu dừa thường.

Những gì còn lại là hai axit béo chuỗi trung bình, có thể giúp giảm cân phần nào và cung cấp một số lợi ích cho sức khỏe.

Dầu dừa phân đoạn có một số tác dụng, nhưng nó được xử lý nhiều hơn các loại thông thường. Và axit lauric – một loại chất béo có lợi nhất, thì lại bị loại bỏ.

Cá nhân mà nói, tôi thích dùng các loại dầu dừa tự nhiên, dầu dừa nguyên chất – đây là nguồn thực phẩm nguyên chất và có thể cung cấp nhiều lợi ích bổ sung khác.