Top 6 # Xem Nhiều Nhất Lợi Ích Của Mạng Máy Tính Là Gì Tin 9 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Mạng Máy Tính Là Gì? Lợi Ích? Vì Sao Cần Mạng Máy Tính

Mạng máy tính là một hệ thống gồm nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối với nhau bởi đường truyền vật lý theo một kiến trúc (Network Architecture) nào đó nhằm thu thập, trao đổi dữ liệu và chia sẽ tài nguyên cho nhiều người sử dụng.

-Các máy tính, máy chủ Server, tường lửa, các switch, máy in…-Các thiết bị, linh kiện, dây mạng,… kết nối cả hệ thống lại với nhau;-Phần mềm cho phép thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các máy tính.

Dù bạn là ai? thì bạn cũng phải Sử dụng mạng máy tính để tìm kiếm những thông tin khi cần thiết, vì vậy rủi ro Virus kèm theo trong các file tài liệu khi chúng ta tải xuống máy tính là điều khó tránh khỏi.

Vậy bạn có biết Cách ngăn chặn virus tấn công vào máy tính của mình hay không?

Để trả lời được câu hỏi này bạn cần phải hiểu Virus là gì?

Virus máy tính là một chương trình phần mềm nhỏ phát tán vào máy tính của bạn, chúng có thể phá hỏng hoặc xóa dữ liệu trên máy tính, sử dụng một chương trình email để phát tán virus tới các máy tính khác hoặc thậm chí là xóa mọi thứ trên ổ cứng. Có những Virus nó mã hóa toàn bộ dữ liệu và bắt bạn phải đóng tiền vào số tài khoản của họ để họ mở khóa cho bạn. (Không cam kết là họ có mở ra cho mình hay ko sau khi đã nhận tiền). Điều này rất nhiều các công ty lớn bị gặp phải như các bài viết sau, ngay cả như: Google tại Mỹ, tấn công vào tất cả các CTY xuất nhập khẩu, tấn công luôn cả toàn cầu….

Vậy cách nào để ngăn chặn Virus tấn công vào máy tính của mình?

Bạn muốn biết hãy xem bài viết về: Cách ngăn chặn virus tấn công vào máy tính.

Lợi ích của mạng máy tính ngày nay như thế nào?

Tạo một mạng chung và tất cả mọi người có thể dùng chung tài nguyên với nhau.

Đây là lợi ích to lớn mang lại của mạng máy tính cho người dùng, nhờ mạng máy tính người dùng có thể sử dụng mọi tài nguyên như các dữ liệu mọi người ở nhiều bộ phận có thể truy cập và dùng chung nhau.

Sử dụng chung 1 máy in cho tất cả các phòng ban đều đươc. Tiết kiệm tiền khi mua máy in.

Tăng hiệu suất làm việc của nhóm

Dùng chung mạng dữ liệu trên máy tính có thể điều chỉnh các thông tin cần thiết để tiết kiệm thời gian, gửi các file báo cáo một cách nhanh chóng, gửi mail cho Khách hàng không ngại khoảng cách xa xôi, bất cứ nơi đâu cũng chỉ cần qua 1 nốt nhạc.

Vậy để cho mạng máy tính luôn hoạt động trơn tru bạn cần phải làm gì?

Để cho mạng máy tính trong công ty cũng như tại gia đình luôn hoạt động trơn tru bạn cần: Biết cách sử dụng máy tính để Virus khỏi tấn công gây nhiều thiệt hại cho bạn.như:

Trong quá trình làm việc của Windows như soạn thảo văn bản, cài phần mềm, sửa hay xóa file thì máy tính sẽ tự động tạo ra các tập tin rác, lâu ngày nó sẽ làm máy tính của bạn trở nên chậm chạp và chiếm nhiều tài nguyên hơn. Do đó mà công việc đầu tiên là xóa tập tin rác định kỳ.

Khi bạn cài đặt hoặc tải về các phần mềm xuống máy tính, có một số chương trình sẽ tự động kích hoạt chế độ khởi động cùng hệ thống. Đây là nguyên nhân khiến chiếc máy tính của bạn khởi động chậm và tắt máy lâu vì vậy bạn cần phải biết vô hiệu hóa 1 số chức năng trên máy tính của mình.

Công việc cần thực hiện tiếp theo là bạn nên gỡ những phần mềm không cần thiết để giải phóng ổ cứng làm trống đi dung lượng của ổ cứng nhằm sử dụng nhanh hơn

Cài đặt phần mềm diệt virus Kaspersky cho máy tính của mình sẽ giúp ngăn chặn các nguy hại từ internet đến máy tính của bạn. Các phần mềm này không làm tăng tốc độ máy tính của bạn nhưng nó sẽ giữ cho chiếc máy tính luôn ổn định, tránh sự xâm nhập của các loại virus từ môi trường internet.

Bạn nên vệ sinh máy tính của mình, đây là cách giúp máy tính luôn hoạt động ổn định. Theo các chuyên gia của CTY bên mình thì bạn nên vệ sinh máy tính laptop 6 tháng 1 lần, máy tính bàn thì 3 tháng 1 lần… để làm sạch bụi bẩn bám ở quạt làm mát, thay keo tản nhiệt (keo làm mát), giúp máy tính luôn thoát khí và bảo vệ các linh kiện bên trong.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ HKC

Tin Học 9 Bài 1: Từ Máy Tính Đến Mạng Máy Tính

Tóm tắt lý thuyết

Người dùng có nhu cầu trao đổi dữ liệu hoặc các phần mềm

Với các máy tính đơn lẻ, khó thực hiện khi thông tin cần trao đổi có dung lượng lớn

Nhu cầu dùng chung các tài nguyên máy tính như dữ liệu, phần mềm, máy in,… từ nhiều máy tính

a. Mạng máy tính là gì?

Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau cho phép dùng chung các tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, các thiết bị phần cứng…

Các kiểu kết nối của mạng máy tính:

Kết nối kiểu hình sao (Star): mạng máy tính được nối với nhau chung quang một máy tính nào đó được gọi là mạng hình sao

Kết nối kiểu đường thẳng (Line): mạng máy tính được nối liên tiếp nhau trên một đường thẳng

Kết nối kiểu vòng (Ring): máy tính được nối liên tiếp nhau trên một đường tròn

Hình 1. Các kiểu kết nối mạng cơ bản

b. Các thành phần chủ yếu của mạng

Các thiết bị đầu cuối: Máy in, máy tính… kết nối với nhau tạo thành mạng

Môi trường truyền dẫn: Cable hay sóng

Các thiết bị kết nối mạng: Vỉ mạng, hub, Switch, modem, router… Cùng với môi trường truyền dẫn có nhiệm vụ kết nối các thiết bị đầu cuối trong phạm vi mạng

Giao thức truyền thông (Protocol): Là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng

Hình 2. Một số thiết bị kết nối mạng thường dùng

Mạng máy tính được phân loại theo các tiêu chí sau:

a. Mạng có dây và mạng không dây

Mạng có dây sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây dẫn (cáp xoắn, cáp quang)

Hình 3. Mạng có dây

Mạng không dây sử dụng môi trường truyền dẫn không dây (sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại)

Hình 4 Mạng không dây

b. Mạng cục bộ và mạng diện rộng

Mạng cục bộ (Lan – Local Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi hẹp như một văn phòng, một tòa nhà

Hình 5. Mạng LAN của một văn phòng

Mạng diện rộng (Wan – Wide Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng như khu vực nhiều tòa nhà, phạm vi một tỉnh, một quốc gia hoặc toàn cầu

Hình 6. Mạng WAN kết nối các mạng LAN

Mô hình mạng máy tính phổ biến hiện nay là mô hình khách – chủ (client – server):

Máy chủ (Server): Là máy có cấu hình mạnh, được cài đặt các chương trình dùng để điều khiển toàn bộ việc quản lí và phân bổ các tài nguyên trên mạng với mục đích dùng chung

Máy trạm (Client, Workstation): Là máy sử dụng tài nguyên của mạng do máy chủ cung cấp

Hình 7. Mô hình khách – chủ (client – server)

Dùng chung dữ liệu: Có thể sao chép dữ liệu từ máy này sang máy khác hoặc lưu dữ liệu tập trung ở máy chủ, từ đó người dùng trên mạng có thể truy cập đến khi cần thiết

Dùng chung các thiết bị phần cứng như máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa,…

Dùng chung các phần mềm: Ta có thể cài đặt phần mềm lên máy tính để người dùng trên mạng dùng chung. Nó sẽ giúp tiết kiệm đáng kể

Trao đổi thông tin: Ta có thể trao đổi thông tin giữa các máy tính thông qua thư điện tử (e-mail) hoặc phần mềm trò chuyện trực tuyết (chat)

Mạng Máy Tính Là Gì? Mang Lại Những Lợi Ích Gì Cho Cuộc Sống?

1. Khái niệm mạng máy tính là gì?

Mạng máy tính là gì? Đây thực ra là một hệ thống gồm nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối với nhau bởi đường truyền vật lý theo một kiến trúc (Network Architecture) nào đó nhằm thu thập, trao đổi dữ liệu và chia sẽ tài nguyên cho nhiều người sử dụng.

Các máy tính được kết nối với nhau có thể trong cùng một phòng, một tòa nhà, một thành phố hoặc trên phạm vi toàn cầu.

Mạng máy tính bao gồm ba thành phần chính:

Các máy tính;

Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau;

Phần mềm cho phép thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các máy tính.

2. Phân loại mạng theo chức năng

Xét theo chức năng của các máy tính trong mạng, có thể phân mạng thành 3 mô hình chủ yếu sau:

Mô hình mạng ngang hàng (Peer – to – Peer)

Trong mô hình này, tất cả các máy tính tham gia đều có vai trò giống nhau. Mỗi máy vừa có thể cung cấp trực tiếp tài nguyên của mình cho các máy khác, vừa có thể sử dụng trực tiếp tài nguyên của các máy khác trong mạng. Mô hình này chỉ thích hợp với mạng có quy mô nhỏ, tài nguyên được quản lý phân tán, chế độ bảo mật kém.

Mô hình khách – chủ (Client – Server)

Trong mô hình này, một hoặc vài máy sẽ được chọn để đảm nhận việc quản lý và cung cấp tài nguyên (chương trình, dữ liệu, thiết bị,…) được gọi là máy chủ (Server), các máy khác sử dụng tài nguyên này được gọi là máy khách (Client).

Máy chủ là máy tính đảm bảo việc phục vụ các máy khách bằng cách điều khiển việc phân phối tài nguyên nằm trong mạng với mục đích sử dụng chung. Máy khách là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp. mạng máy tính là gì

Mô hình khách – chủ có ưu điểm là dữ liệu được quản lý tập trung, bảo mật tốt, thích hợp với các mạng trung bình và lớn.

Mô hình dựa trên nền Web

Ngày nay, do sự phát triển của Internet nên có rất nhiều công ty và cá nhân sử dụng Internet như một mạng “xương sống” và kết nối với mọi người trên toàn cầu. Mạng trên phạm vi Internet được gọi là mạng liên kết nối và ngày càng trở nên phổ biến. Người dùng chỉ cần trình duyệt Web và một kết nối Internet để chia sẻ các tập tin, tải các ứng dụng, xem video hoặc tham gia học tập trực tuyến.

Cùng tìm hiểu lịch sử hình thành mạng máy tính là gì

Máy tính của thập niên 1940 là các thiết bị cơ-điện tử lớn và rất dễ hỏng. Sự phát minh ra transistor bán dẫn vào năm 1947 tạo ra cơ hội để làm ra chiếc máy tính nhỏ và đáng tin cậy hơn.

Năm 1950, các máy tính lớn mainframe chạy bởi các chương trình ghi trên thẻ đục lỗ (punched card) bắt đầu được dùng trong các học viện lớn. Điều này tuy tạo nhiều thuận lợi với máy tính có khả năng được lập trình nhưng cũng có rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra các chương trình dựa trên thẻ đục lỗ này.

Vào cuối thập niên 1950, người ta phát minh ra mạch tích hợp (IC) chứa nhiều transistor trên một mẫu bán dẫn nhỏ, tạo ra một bước nhảy vọt trong việc chế tạo các máy tính mạnh hơn, nhanh hơn và nhỏ hơn. Đến nay, IC có thể chứa hàng triệu transistor trên một mạch.

Vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, các máy tính nhỏ được gọi là minicomputer bắt đầu xuất hiện.

Năm 1977, công ty máy tính Apple Computer giới thiệu máy vi tính còn được gọi là máy tính cá nhân (personal computer – PC).

Năm 1981, IBM đưa ra máy tính cá nhân đầu tiên. Sự thu nhỏ ngày càng tinh vi hơn của các IC đưa đến việc sử dụng rộng rãi máy tính cá nhân tại nhà và trong kinh doanh.

Đặc biệt giữa thập niên 1980, người dùng máy tính độc lập bắt đầu chia sẻ các tập tin bằng cách dùng modem kết nối với các máy tính khác.

Cách thức này được gọi là điểm nối điểm, hay truyền theo kiểu quay số. Khái niệm này được mở rộng bằng cách dùng các máy tính là trung tâm truyền tin trong một kết nối quay số. Các máy tính này được gọi là sàn thông báo (bulletin board). Các người dùng kết nối đến sàn thông báo này, để lại đó hay lấy đi các thông điệp, cũng như gửi lên hay tải về các tập tin.

Hạn chế của hệ thống là có rất ít hướng truyền tin, và chỉ với những ai biết về sàn thông báo đó. Ngoài ra, các máy tính tại sàn thông báo cần một modem cho mỗi kết nối, khi số lượng kết nối tăng lên, hệ thống không thề đáp ứng được nhu cầu.

Qua các thập niên 1950, 1970, 1980 và 1990, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát triển các mạng diện rộng WAN có độ tin cậy cao, nhằm phục vụ các mục đích quân sự và khoa học. Công nghệ này khác truyền tin điểm nối điểm. Nó cho phép nhiều máy tính kết nối lại với nhau bằng các đường dẫn khác nhau. Bản thân mạng sẽ xác định dữ liệu di chuyển từ máy tính này đến máy tính khác như thế nào.

Thay vì chỉ có thể thông tin với một máy tính tại một thời điểm, nó có thể thông tin với nhiều máy tính cùng lúc bằng cùng một kết nối. Sau này, WAN của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã trở thành Internet. mạng máy tính là gì

Thống kê các loại trong hệ thống mạng máy tính

1. Mạng LAN

Mạng LAN thường được sử dụng trong một doanh nghiệp để cung cấp kết nối Internet cho tất cả những người cùng ở một không gian với một kết nối Internet duy nhất. Tất cả các thiết bị Internet có khả năng được cấu hình như các nút trong một mạng LAN và có thể được kết nối với Internet thông qua một máy tính riêng. Các máy tính trong mạng LAN cũng được sử dụng để kết nối các máy trạm văn phòng để cấp quyền truy cập vào máy in.

2. Mạng WAN

khi mà mạng LAN có mức độ phủ sóng trong một phạm vi rất nhỏ chỉ ở 1 tòa nhà thì mạng WAN có thể bao gồm một khu vực địa lý rộng lớn, vượt biên giới quốc gia hay quốc tế. Một mạng WAN được thực hiện bằng cách sử dụng đường dây thuê bao được cung cấp bởi một nhà cung cấp dịch vụ hoặc bằng cách sử dụng các gói mạng chuyển mạch về truyền dữ liệu.

3. Mạng INTRANET

là một mạng nội bộ mở rộng về cơ bản là một mạng máy tính mà người dùng từ bên trong công ty có thể tìm thấy tất cả các nguồn lực của mình mà ko phải ra ngoài công ty khác, mạng INTRANET có thể bao gồm các mạng LAN, WAN và MAN

4. Mạng SAN

Mạng SAN hay còn được gọi là mạng lưu trữ cung cấp một cơ sở hạ tầng tốc độ cao để di chuyển dữ liệu giữa các thiết bị lưu trữ và máy chủ tập tin. Hiệu suất của mạng SAN rất nhanh, có sẵn các tính năng dự phòng, khoảng cách giữa các máy trong mạng SAN có thể lên đến 10 km đồng thời sở hữu một mức chi phí thấp, nhà quản trị có thể sử dụng mạng SAN vô cùng hiệu quả.

Những lợi ích mà mạng máy tính mang lại cho cuộc sống

Mạng máy tính mang lại cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều lợi ích khác nhau. Tuy nhiên để có thể hiểu được những lợi ích mà mạng máy tính mang lại trước hết bạn cần hiểu được mạng Internet là gì?

Internet là một hệ thống mạng gồm nhiều máy tính kết nối với nhau giúp cho mọi người có thể truy cập thông tin trên toàn thế giới một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất. Hệ thống này gồm nhiều các máy tính nhỏ của các công ty, các cá nhân hay cơ quan chính phủ truyền thông tin bằng các thức chuyển các gói dữ liệu.

Lợi ích của mạng máy tính là gì?

Bạn có thể tưởng tượng một thế giới bây giờ mà KHÔNG có email, báo trực tuyến , blog, trò chuyện và các dịch vụ khác được cung cấp bởi internet hay không?

Thiết lập mạng máy tính là một cách thực hiện nhanh chóng và là nơi đáng tin cậy để chia sẻ thông tin và tài nguyên trong doanh nghiệp. Nó có thể giúp bạn tận dụng tối đa các hệ thống và thiết bị CNTT .

Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp bạn sẽ hiểu rằng các giải pháp CNTT rất quan trọng đối với hiệu quả trong mọi hoạt động của công ty. Và mạng máy tính là một trong những giải pháp CNTT hiện nay không thể thiếu.

Mạng máy tính có thể giúp doanh nghiệp của bạn phát triển, cho phép bạn lưu trữ dữ liệu kinh doanh quan trọng ở một vị trí tập trung. Điều này cho phép các máy tính khác nhau trong mạng truy xuất dữ liệu từ vị trí chính.

Mạng máy tính cho phép nhân viên chia sẻ ý tưởng dễ dàng hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Làm tăng năng suất công việc và tạo thêm thu nhập cho công ty. Quan trọng hơn, mạng máy tính giúp cho rất nhiều công ty cung cấp sản phẩm của họ cho cả thế giới.

Chia sẻ tài nguyên – Có thể chia sẻ tài nguyên như máy in, máy fax, máy tính Thiết bị lưu trữ (HDD, FDD và ổ đĩa CD), Webcam, Máy quét, Modem và nhiều thiết bị khác.

Chia sẻ Chương trình – Cũng như bạn có thể chia sẻ các tập tin trên một mạng , bạn có thể thường xuyên chia sẻ chương trình trên một mạng.

mạng máy tính là gì tin học 9

mạng máy tính là gì tin học 10

thông lượng mạng máy tính là gì

sơ đồ mạng máy tính

mạng internet là gì

để kết nối các máy tính người ta

tóm tắt mạng máy tính

truyền dẫn có dây có các trường hợp phổ biến nào

Bài 1: Từ Mạng Máy Tính Đến Mạng Máy Tính

Mạng máy tính là gì? Hãy nêu các lợi ích của mạng máy tính?

Trả lời:

* Mạng máy tỉnh là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau cho phép dùng chung các tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, các thiết bị phần cứng,…

* Các lợi ích cùa mạng máy tính, đó là:

– Dùng chung dữ liệu: có thề sao chép dữ liệu từ máy này sang máy khác hoặc lưu dữ liệu tập trung ở máy chủ, từ đó người dùng trên mạng có thể truy cập đến khi cần thiết;

– Dùng chung các thiết bị phần cứng: Chia sẻ máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa và nhiều thiết bị khác để người dùng trên mạng có thề dùng chung;

– Dùng chung các phần mềm: Có thể cài đặt phần mềm lên máy tính để người dùng trên mạng dùng chung. Nó sẽ giúp tiết kiệm đáng kể;

– Trao đổi thông tin: Có thể trao đổi thông tin giữa các máy tính thông qua thư điện từ (e-mail) hoặc phần mềm trò chuyện trực tuyến (chat).

Câu 2. Trang 10 Sách Giáo Khoa (SGK) Tin Học 9

Mạng máy tính có mấy thành phần cơ bản? Các thành phần đó là gì?

Trả lời:

Các thành phần cơ bản cỉa mạng máy tính:

– Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in,… kết nối với nhau tạo thành mạng;

– Môi trường truyền dẫn (các loại dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh,…) cho phép các tín hiệu truyền qua đó;

– Các thiết bị kết nối mạng (hay gọi là thiết bị mạng: môđem, hub, switch,…) cùng môi trường truyền dẫn có nhiêmh vụ kết nối các thiết bị đầu cuối trong phạm vi mạng

– Giao thức truyền thông (protocol) là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.

Câu 3. Trang 10 Sách Giáo Khoa (SGK) Tin Học 9

Tiêu chí nào được dùng để phân biệt mạng Lan và Wan?

Trả lời:

Các tiêu chí được dùng để phân biệt mạng LAN và mạng WAN đó là:

– Dựa trên phạm vi địa lí

+ Mạng LAN là mạng mà hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi hẹp như một văn phòng, tòa nhà,…

+ Mạng WAN là mạng mà hệ thống máy tính được kết nói trong phạm vi rộng như phạm vi một tỉnh, khu công nghiệp, một quốc gia hay có quy mô toàn cầu.

Câu 4. Trang 10 Sách Giáo Khoa (SGK) Tin Học 9

Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa mạng có dây và mạng không có dây

Trả lời:

– Giống nhau:

Mạng LAN và WAN đều là hai mạng được phân loại theo phạm vi địa lí. Từ đó ta nhận thấy rằng, mạng LAN là mạng kết nối những máy tính ở gần nhau, còn WAN kết nối những máy tính ở cách xa nhau một khoảng cách lớn và thông thường liên kết các mạng LAN.

– Khác nhau

Khoảng cách Địa lí

Các máy tính và thiết bị gần như trong cùng một căn phòng, tòa nhà,.. (khoảng cách < 200m trở lại)

Các máy tính và thiết bị có thể ở các thành phố, đất nước khác nhau, khắp lục địa kết nối với nhau (khoảng cách hàng nghìn km)

Số lượng máy

Vài chục máy tính và thiết bị được kết nối với nhau

Hàng chục nghìn máy tính và thiết bị được kết nối với nhau

Công nghệ truyền thông

Thực hiện công nghệ truyền thông cao cấp, đó là công nghệ tương tự, công nghệ số, công nghệ chuyển mạch gói,…

Câu 5. Trang 10 Sách Giáo Khoa (SGK) Tin Học 9

Hãy nêu một số thiết bị có thể kết nối vào mạng để trở thành tài nguyên dùng chung?

Trả lời:

Một số thiết bị có thể kết nối vào mạng để trở thành tài nguyên dùng chung đó là: máy in mạng, bộ nhớ, các ổ đĩa,…

Câu 6. Trang 10 Sách Giáo Khoa (SGK) Tin Học 9

Hãy cho biết sự khác nhau về vai trò của máy chủ và máy trạm trong mạng máy tính

Trả lời:

Sự khác nhau về vai trò của máy chủ với máy trạm trên mạng máy tính:

Máy chủ ( Server): Là máy có cấu hình mạnh, được cài đặt các chương trình dùng để điều khiển toàn bộ việc quản lí và phân bổ các tài nguyên trên mạng với mục đích dùng chung

Máy trạm (Client, Workstation ): Là máy sử dụng tài nguyên của mạng do máy chủ cung cấp

a) Năm máy tính cá nhân và một máy in trong một phòng được nối với nhau bằng dây cáp mạng để dùng chung máy in.

b) Một máy tính ở Hà Nội kết nối với một máy tính ở Thành phố Hồ Chí Minh để có thể sao chép các tệp và gửi thư điện tử.

c) Hơn 100 máy tính ở ba tầng liền nhau của một tòa nhà cao tầng, được nối với nhau bằng dây cáp mạng để chia sẻ dữ liệu và máy in.

Trả lời:

a, Mạng Lan

b, Mạng Wan

c, Mạng Wan

chúng tôi