Top 11 # Xem Nhiều Nhất Lợi Ích Của Ăn Quả Lựu Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Lợi Ích Khi Ăn Quả Lựu

Từ xưa, quả lựu đã trở thành một trong những thành phần trong phương pháp Ayurveda – khoa học y tế có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo.Thêm nữa, lựu là loại quả rẻ tiền và có ở bất cứ đâu.

1. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Nước ép quả lựu rất giàu polyphenol và chất chống oxy hóa cùng với chất xơ và các hợp chất có giá trị khác có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim.Thúc đẩy lưu lượng máu lưu thông tốt hơn: Giảm nguy cơ bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.

2. Phòng chống ung thư

Cácnghiên cứu cho biết hàm lượng cao chất chống oxy hóa và polyphenol trong lựu ngoài khả năng bảo vệ tim còn có đặc tính chống ung thư hiệu quả. Thường xuyên uống nước ép lựu là điều rất tốt. Việc này có thể ức chế sự tăng trưởng và phát triển của khối u, tế bào ung thưvà cũng thúc đẩy tác dụng của phương pháp điều trị chống ung thư hoặc các phương pháp điều trị bệnh khác.

3.Tốt cho phụ nữ mang thai

Trong quá trình mang thai, phụ nữ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể: Chất xơ, sắt, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, các bà bầu cũng cần bổ sung hàm lượng cao niacin và axit folic, hai hợp chất này đóng một vai trò rất quan trọng cho quá trình phát triển của thai nhi. Quả lựu là thứ trái cây chứa nhiều hàm lượng trên.Ngoài ra, quả lựu cũng giúp cải thiện lưu lượng máu cho em bé.

4. Ngăn xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ, đau tim và huyết áp cao, nhưng may mắn thay, bạn có thể ngăn chặn các bệnh nguy hiểm này bằng cách ăn lựu hoặc uống nước ép lựu. Hợp chất trong quả lựu có khả năng kiểm soát cholesterol.

5. Hỗ trợ chuyển hóa, sạch răng

Một lợi ích khác từ quả lựu mà ít người biết đó là khả năng điều chỉnh insulin, điều tiết lượng đường trong máu. Điều này, có lợi cho việc ngăn ngừa sự tấn công của bệnh tiểu đường loại 2, và tác dụng đáng kể với ai muốn giảm cân.

Bên cạnh tác dụng kháng viêm, quả lựu còn làm sạch răng, đánh bật các mảng bám, loại bỏ vi khuẩn gây nên các bệnh răng lợi.

6. Phòng chứng liệt dương

“Liệt dương” là vấn đề khá phổ biến của nam giới ngày nay và ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều thanh niên trẻ. Nước ép lựu không chỉ giúp ngăn ngừa hoặc ức chế tình trạng xơ vữa động mạch, ung thư tuyến tiền liệt mà còn giúp phòng ngừa chứng liệt dương. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những cặp vợ chồng đang mong mỏi có con.

7. Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Một lợi ích quan trọng của quả lựu là có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer, một bệnh nguy hiểm và phổ biến. Một lần nữa, hợp chất chống oxy hóa tự nhiên vốn rất phong phú trong nước ép quả lựu sẽ giúp làm giảm lượng protein có hại gây ra bệnh Alzheimer.

8. Ức chế bệnh ung thư

Dưỡng chất trong quả lựu có khả năng ức chế nhiều loại ung thư trong đó phải kể đến là ung thư tuyến tiền liệt và ức chế sự phát triển của các khối u. Cơ chế đơn giản: Các chất chống oxy hóa dồi dào và các hợp chất khác trong quả lựu có thể sửa chữa các DNA của cơ thể để ngăn chặn tăng trưởng của các tế bào ung thư, thậm chí là tiêu diệt chúng, thúc đẩy sự phát triển của cơ thể.

10. Giúp làn da tươi sáng

Ngoài các giá trị chữa bệnh, quả lựu còn đóng vai trò trong việc tái tạo tế bào da, cải thiện lưu lượng máu từ đó cải thiện chất lượng da.Hơn nữa, nước ép quả lựu cũng có thể ngăn ngừa các đốm đồi mồi và tăng sắc tố, làm chậm phần nào quá trình lão hóa và oxy hóa, nuôi dưỡng cơ thể từ trong ra ngoài. Nếu bạn có làn da khô hãy ăn lựu để cải thiện tình hình này.

11. Chống viêm khớp

Vào năm 2005, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y Cape Western Reserve phát hiện ra một loại enzyme trong quả lựu có thể làm giảm sự suy thoái của sụn dẫn đến viêm xương khớp.

Nên thường xuyên ăn lựu để nâng cao sức khỏe và trẻ hóa làn da. Có rất nhiều cách để chế biến món lựu cho bớt nhàm chán: Ăn trực tiếp, làm salad, sinh tố…

Theo chúng tôi

Bà Bầu Ăn Lựu Có Tốt Không? Lợi Ích Tuyệt Vời Của Quả Lựu

1. Bà bầu ăn lựu có tác dụng gì?

Chắc hẳn đâu đó, bạn đã từng nghe: Bà bầu ăn lựu con sinh ra sẽ có má lúm đồng tiền. Tuy nhiên, điều này chưa thật chính xác, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được điều đó là sự thật. Tuy nhiên, khi ăn lựu, bà bầu lại nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời như:

Ăn lựu hoặc uống nước ép lựu sẽ làm giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch, giảm xơ vữa động mạch. Từ đó, bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh mỗi ngày.

Thiếu máu là tình trạng hay gặp ở bà bầu. Việc bổ sung lựu vào thực đơn mỗi ngày giúp bù đắp lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể, tăng cường sản xuất hồng cầu, cấp máu đi nuôi cơ thể và nuôi thai.

Lựu là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa polyphenol, giúp cơ thể bảo vệ các gốc tự do gây ra hiện tượng lão hóa. Cùng với đó, hàm lượng vitamin C cao làm tăng tính kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Bà bầu ăn lựu giúp tăng cườnghệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút

Ăn lựu giúp cải thiện bệnh viêm đường tiết niệu, điều hòa nhu động ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời, chất chống oxy hóa trong quả lựu còn có tác dụng bảo vệ gan khỏi các chất độc gây hại.

Trong lựu chứa hàm lượng kali lớn – một dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ, giúp ngăn chặn tình trạng chuột rút ở chân, giảm cơn đau bụng khi mang thai. Đặc biệt, kali còn khuyến khích các hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh, hạn chế đau nhức xương, giảm thiểu nguy cơ loãng xương sau sinh.

Nhờ hàm lượng oxy hóa dồi dào, lựu có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư, khiến tế bào ung thư tự hủy họa chính mình. Đàn ông ăn lựu sẽ ngăn ngừa được bệnh ung thư tuyến tiền liệt, phụ nữ ăn lựu hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Lựu chính là phương thức tái tạo làn da, giúp chị em ngăn ngừa tình trạng lão hóa, khô da, da thâm nám, sạm đen. Đồng thời chữa lành vết thương nhanh hơn, ngăn ngừa hình thành sẹo.

2. Bà bầu ăn lựu có tốt không?

Khi biết tin mang thai, cuộc sống của bạn bắt đầu thay đổi, chuyển sang bước ngoặt lớn. Bạn cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt hơn. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện. Theo đó. Các chuyên gia khuyên bà bầu nên ăn lựu. Lựu có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của bà bầu và sự phát triển trí não của thai nhi.

Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 của thai kỳ là khoảng thời gian tốt nhất để bà bầu bổ sung lựu vào thực đơn mỗi ngày. Việc ăn lựu giúp mẹ bảo vệ hệ tim mạch tốt hơn, phòng tránh nguy cơ tiền sản giật ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Vitamin C trong lựu rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút.

Lựu chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, cao hơn hẳn so với việt quất, trà xanh giúp da căng sáng, mịn màng, xóa tan mọi vết nám, tàn nhang. Từ đó, trả lại vẻ đẹp tự nhiên nhất cho chị em phụ nữ.

Ngoài ra, dầu hạt quả lựu còn có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư, nhanh liền vết mổ cho mẹ sinh mổ, nhanh liền vết may tầng sinh môn cho mẹ sinh thường.

Bà bầu ăn lựu rất tốt, bạn nên bổ sung lựu thường xuyên vào thực đơn mỗi ngày

3. Hướng dẫn bà bầu ăn lựu đúng cách

Cách 1: Bổ trái lựu thành đôi, tách từng hạt lựu ra khỏi vỏ. Dùng một muỗng lớn ép hạt lựu ra nước. Phần nước ép lựu này, mẹ có thể ăn kèm với sữa chua hoặc uống kèm với các loại sinh tố khác.

Cách 2: Rắc từng hạt lựu lên món salad để làm món khai vị trước mỗi bữa ăn hoặc dùng là món trái cây trái miệng sau bữa ăn để cung cấp thêm các dưỡng chất cho cơ thể.

Cách 3: Trộn nước ép lựu với nước sốt nướng thịt để chấm thịt nướng cũng rất ngon, kích thích vị giác.

4. Lưu ý cho bà bầu khi ăn lựu

Mua lựu tại các cửa hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Trong vỏ lựu có chứa chất làm co thắt tử cung, gây nên tình trạng chuyển dạ sớm.

Nước ép lựu có hàm lượng calo cao, bà bầu nên uống với lượng vừa phải, tránh tình trạng uống quá nhiều gây đầy bụng, khó chịu, buồn nôn,…

5. Trường hợp mẹ bầu nên hạn chế ăn lựu

Bà bầu đang bị bệnh viêm dạ dày.

Bà bầu bị sâu răng hay đang gặp các vấn đề về răng miệng. Nếu muốn ăn lựu thì khi ăn xong phải đánh răng ngay.

Bà bầu bị bệnh đái tháo đường. Lựu có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu nên bà bầu không nên ăn quá nhiều và ăn thường xuyên.

Quả lựu cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao cho cơ thể nên khi được hỏi: Bà bầu ăn lựu có tốt không? Một câu trả lời chắc chắn là bà bầu ăn lựu rất tốt, các bạn nên bổ sung thường xuyên vào thực đơn mỗi ngày để mẹ luôn khỏe, con thông minh, sáng giá.

Lợi Ích Sức Khỏe Bất Ngờ Khi Ăn Quả Lựu

1. Ngăn ngừa thiếu máu

Bạn bị thiếu máu khi cơ thể gặp phải một hoặc nhiều vấn đề sau: thiếu chất sắt, giảm sản xuất máu tại tủy xương, thiếu vitamin B12, thiếu acid folic, do tán huyết miễn dịch… Hiểu đơn giản thì thiếu máu xuất hiện khi cơ thể không có đủ các tế bào máu đỏ. Ăn lựu sẽ giúp bạn bổ sung lượng sắt dồi dào cho máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

2. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Trong lựu chứa nhiều polyphenol – chất hóa học giúp làm giảm quá trình sưng phù ở bệnh tim. Polyphenol xuất hiện nhiều ở rau củ quả và các loại hạt, sở dĩ ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp chúng ta tươi trẻ hơn là nhờ vi chất này. Các hợp chất polyphenols có khả năng làm chậm lại quá trình oxy hóa nhờ vào sự kết hợp với các enzyme có trong thực vật. Lựu còn có thể làm giảm độ dày thành động mạch, giảm việc hình thành mảng bán và giảm cholesterol xấu trong cơ thể.

3. Ngừa và chống ung thư

Theo Tạp chí Dân tộc học (Journal of Ethnopharmacology), nước ép áo hạt lựu và vỏ lựu có tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống viêm và chống ung thư. Kết quả cho thấy chiết xuất áo hạt lựu có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư vú ở người. Vitamin C trong lựu sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ các tế bào của cơ thể chống lại các tác nhân gây ung thư. Chất polyphenol và các chất chống oxy hóa trong lựu sẽ cản trở sự hình thành các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài quả lựu, bạn có thể ăn các loại trái cây sau nếu muốn bổ sung polyphenol: Cam, táo, nho, đào, nước ép bưởi, anh đào, quả việt quất, quả mâm xôi, hoa anh đào đen, mận, dâu tây, mơ.

4. Chống béo phì

Trong lựu có nhiều chất xơ giúp bạn no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn. Trong một nghiên cứu năm 2016, các nhà nghiên cứu từ Đại học Queen Margaret, Edinburgh, Scotland đã cho các tình nguyện viên ăn trái lựu mỗi ngày, sau 3 tuần các tình nguyện viên uống 1 cốc nước ép lựu trước mỗi bữa ăn. Nhóm ăn lựu mỗi ngày ít cảm giác đói, thèm ăn hơn so với nhóm dùng giả dược.

5. Tốt cho hệ tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng

Lựu chứa vitamin C, chất xơ, kali giúp cơ thể chống lại cảm lạnh và giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn mới bị bệnh dạ dày hay vừa mới bị kiết lỵ, táo bón, tiểu đường thì không nên ăn quả lựu. Ngoài ra, bổ sung lựu vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn chống lại một số loại vi khuẩn. Lựu cũng chứa nhiều canxi, vitamin A, vitamin E và acid folic có lợi trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

6. Chống ung thư tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là tuyến có ở nam giới và là hệ thống sinh sản. Tuyến này nằm quanh niệu đạo ở lối ra từ bàng quang của nam giới. Tuyến tiền liệt vô cùng quan trọng bởi vì giúp sản sinh chất dịch là tinh dịch nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Các nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm cho thấy hợp chất chiết xuất từ ​​quả lựu có thể làm chậm quá trình phân chia tế bào ung thư, thậm chí tiêu diệt các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, hàm lượng oxy hóa trong lựu có thể ngăn ngừa các gốc tự do gây ức chế lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục. Tin đồn ăn lựu gây vô sinh đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được cả.

7. Tốt cho bà bầu

ong lựu sẽ giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng. Ăn lựu cũng tốt cho hệ xương của cả mẹ lẫn con. Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa nên sẽ giúp bạn có làn da tươi sáng, trắng trẻo. Hợp chất phytochemical trong lựu tốt cho hệ tim mạch của bà bầu. Nguy cơ tiền sản giật do huyết áp tăng vào 3 tháng cuối thai kỳ sẽ được hạn chế tối đa khi bà bầu ăn lựu.

8. Tốt cho trẻ em

Lựu giúp tạo ra hồng cầu trong cơ thể, làm tăng lượng haemoglobin trong máu, bổ sung chất xơ, vitamin, kali hàng ngày cho trẻ. Nhưng ăn nhiều lựu sẽ làm trẻ bị nóng trong người và đen răng. Bạn nên cho con súc miệng sau khi ăn lựu để không làm răng bị tổn thương. Khi con bị viêm phế quản cũng không được cho ăn lựu. Con sẽ bị ho nặng hơn, sinh điều đờm làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Nước sắc hoa lựu được dùng để điều trị thổ huyết. Đắp hoa lựu đã được phơi khô, tán bột sẽ giúp bạn cầm máu. Vỏ lựu tính ấm, có tác dụng cầm máu, điều trị lỵ, tiêu chảy. Bạn có thể sắc uống khoảng 3-6g mỗi ngày. Giã nát, ép lấy nước của vỏ lựu dùng để điều trị khí hư, lòi dom cũng rất tốt. Vỏ rễ cây lựu có vị đắng và chát, tính ấm, có tác dụng ức chế trực khuẩn gây ra bệnh lỵ, thương hàn. Nước sắc vỏ rễ có tác dụng sát trùng, trừ giun sán, chữa sâu răng.

Lựu rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn chỉ nên ăn tối đa 3-4 quả lựu một tuần. Bởi vì trong lựu có chứa nhiều đường, sẽ làm bạn bị nổi mụn hoặc nóng trong. Người mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn lựu. Ép lựu thành nước sẽ giúp bạn hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng từ thịt và hạt của quả, sau khi ép hãy loại bỏ cặn cứng. Một quả lựu ngon, ngọt nước, hạt mẩy sẽ có vỏ hơi rám, cầm chắc tay, có hạt lồi lên lớp vỏ (không bị trơn nhẵn).

Ăn Quả Lựu Có Tác Dụng Gì?

Quả lựu không chỉ là loại trái cây với vị ngon hấp dẫn được nhiều người yêu thích mà ăn lựu còn có rất nhiều tác dụng trong làm đẹp và chữa bệnh không phải ai cũng biết.

Lựu là trái cây được dùng phổ biến trong làm đẹp. Hạt lựu rất giàu vitamin như vitamin như A, vitamin C và đặc biệt vitamin E -loại vitamin rất tốt cho da, có tác dụng ngăn ngừa lão hóa da hiệu quả. Bên cạnh đó nước ép của lựu cũng có tác dụng rất tốt trong việc trị các vết thâm trên da.

Lựu có tác dụng bảo vệ và phục hồi gan thận.

Các nghiên cứu đã chỉ ra sử dụng một lượng nhất định quả lựu có thể ngăn chặn được những hư tổn của gan, thận và bảo vệ chúng khỏi những độc tố mà cơ thể hằng ngày vẫn hấp thu và giúp phục hồi sau khi bị hư tổn.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Các nhà khoa học cho biết ăn lựu có tác dụng cải thiện được khả năng giúp cơ thể tổng hợp cholesterol và tiêu huỷ các phân tử gốc tự do trong hệ thống các mạch máu (điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim).

Cải thiện chuyện phòng the

Nghiên cứu mới của Đại học Queen Margaret (Edinburgh) khẳng định, lựu không chỉ là siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe nói chung, mà còn là một món quà tự nhiên dành cho những người có nhu cầu “cải thiện phong độ”.

Ăn lựu giúp tăng cường hệ miễn dịch

Lựu và nước ép lựu có chứa rất nhiều Vitamin C, được biết đến như một chất cần thiết và rất nhanh bị thiếu hút. Vì vậy chất vitamin C cần phải được bổ sung liên tục và lựu là lựa chọn hàng đầu một.

Ăn quả lựu giảm nguy cơ mắc ung thư vú.

Các nhà hoa học tại một trường đại học đã nghiên cứu về những ảnh hưởng của nước ép lựu và những thành phần hợp thành chất dinh dưỡng có thể chống lại bệnh ung thư ngực. Họ kết luận rằng, nước ép lựu là một phương thức điều trị rất có tiềm năng trong công cuộc phòng chống ung thư.

– Những người bị bệnh viêm dạ dày.

– Những người bị nóng trong người, đặc biệt là trẻ em.

– Những người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng. Nếu vẫn muốn thưởng thức loại quả này, sau khi ăn bạn phải đánh răng ngay lập tức.

– Bệnh nhân bị đái tháo đường, vì lựu có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng không phải là loại quả lý tưởng để ăn thường xuyên.

Ăn quả lựu tốt nhất nên bỏ hạt

Hạt lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên thực tế đã có trường hợp trẻ em nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu. Vì vậy, khi ăn không nên nuốt hạt lựu, với người lớn thì cần nhai kỹ trước khi nuốt.

Để tận dụng hết được những dưỡng chất có trong quả lựu, bạn có thể cho lưu ép lấy nước, hoặc có thể kết hợp với một số hoa quả khác như: lê, sơ-ri, xoài hoặc quýt để được cốc nước ngon thơm ngon như ý.